Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ độ tin cậy của thang điểm đánh giá chức năng nhận thức adas – cog phiên bản tiến...

Tài liệu độ tin cậy của thang điểm đánh giá chức năng nhận thức adas – cog phiên bản tiếng việt

.PDF
90
1
114

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------o0o------- LÊ THỊ YẾN VY ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG NHẬN THỨC ADAS – COG PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT Ngành: Nội khoa (Thần Kinh) Mã số: 8720107 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN CÔNG THẮNG Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Lê Thị Yến Vy Thông tin kết quả nghiên cứu . . MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 4 1.1. Sa sút trí tuệ............................................................................................... 4 1.1.1. Lịch sử sa sút trí tuệ ............................................................................... 4 1.1.2. Nguyên nhân sa sút trí tuệ ...................................................................... 5 1.1.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ .................................................. 6 1.2. Thang điểm ADAS – Cog ........................................................................ 11 1.2.1. Lịch sử thang điểm ADAS – Cog ........................................................ 11 1.2.2. Mô tả thang điểm ADAS – Cog ........................................................... 13 1.2.3. Giá trị và ứng dụng của thang điểm ADAS – Cog .............................. 17 1.2.4. Tóm lược một số nghiên cứu gần đây về đánh giá độ tin cậy của thang điểm ADAS – Cog .............................................................................. 18 1.3. Các yếu tố đánh giá độ tin cậy của một thang điểm ............................... 20 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 22 Thông tin kết quả nghiên cứu . . 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 23 2.2.1. Tổ chức nghiên cứu .............................................................................. 23 2.2.2. Cỡ mẫu ................................................................................................. 23 2.2.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu ........................................................... 24 2.2.4. Quy trình Việt hóa thang điểm ADAS – Cog ...................................... 26 2.2.5. Quy trình đánh giá và thu thập số liệu ................................................. 27 2.2.6. Các biến số nghiên cứu ........................................................................ 27 2.2.7. Xử lý số liệu ......................................................................................... 28 2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 29 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 30 3.1. Đặc điểm dịch tễ học của mẫu nghiên cứu ............................................. 30 3.1.1. Giới ....................................................................................................... 30 3.1.2. Tuổi ...................................................................................................... 31 3.1.3. Nơi cư trú ............................................................................................. 32 3.1.4. Trình độ học vấn .................................................................................. 32 3.1.5. Nghề nghiệp ......................................................................................... 34 3.2. Việt hóa thang điểm ADAS – Cog ........................................................... 35 3.2.1. Bản dịch tiếng Việt............................................................................... 35 3.2.2. Mô tả thống kê của thang điểm ADAS – Cog bản Tiếng Việt ............ 36 3.2.3. Tương quan giữa các tiểu thang với tổng điểm ADAS – Cog và tương quan giữa các tiểu thang với nhau....................................................... 37 3.3. Mối liên quan giữa ADAS – Cog và các yếu tố dịch tễ học .................... 39 Thông tin kết quả nghiên cứu . . 3.3.1. Mối liên quan giữa ADAS – Cog và giới tính ..................................... 39 3.3.2. Mối liên quan giữa ADAS – Cog và tuổi............................................. 40 3.3.3. Mối liên quan giữa ADAS – Cog và trình độ học vấn......................... 41 3.3.4. Mối liên quan giữa ADAS – Cog và nơi cư trú ................................... 41 3.3.5. Mối liên quan giữa ADAS – Cog và nghề nghiệp ............................... 42 3.4. Độ tin cậy của thang điểm ADAS – Cog bản Tiếng Việt ........................ 43 3.4.1. Độ tương hợp nội bộ ............................................................................ 43 3.4.2. Độ tin cậy test-retest............................................................................. 45 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................ 47 4.1. Các đặc điểm dịch tễ học và mối tương quan giữa các yếu tố dịch tễ học và tổng điểm ADAS – Cog ...................................................................... 47 4.1.1. Giới tính ............................................................................................... 47 4.1.2. Tuổi ...................................................................................................... 49 4.1.3. Trình độ học vấn .................................................................................. 51 4.1.4. Nơi cư trú ............................................................................................. 53 4.2. Việt hóa thang điểm ADAS – Cog ........................................................... 53 4.2.1. Phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ........................................................ 53 4.2.2. Tính giá trị hội tụ và phân kì của thang điểm ADAS – Cog bản Tiếng Việt ...................................................................................................... 55 4.3. Độ tin cậy của thang điểm ADAS – Cog bản Tiếng Việt ........................ 58 4.3.1. Độ tương hợp nội bộ ............................................................................ 58 4.3.2. Độ tin cậy lặp lại .................................................................................. 59 Thông tin kết quả nghiên cứu . . KẾT LUẬN ................................................................................................... 63 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 Bản thu thập số liệu PHỤ LỤC 2 Hƣớng dẫn sử dụng thang điểm ADAS – Cog bản Tiếng Việt PHỤ LỤC 3 Thang điểm ADAS – Cog bản Tiếng Anh PHỤ LỤC 4 Bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu PHỤ LỤC 5 Giấy phép sử dụng thang điểm ADAS – Cog DANH SÁCH BỆNH NHÂN Thông tin kết quả nghiên cứu . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BẢNG VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CN Công nguyên SSTT Sa sút trí tuệ BẢNG VIẾT TẮT TIẾNG ANH ADAS – Cog Alzheimer's Disease Assessment Scale Cognitive Subscale Thang điểm đánh giá chức năng nhận thức của bệnh Alzheimer CDR Clinical Dementia Rating Thang điểm đánh giá lâm sàng sa sút trí tuệ CDT The Clock Drawing test Test vẽ đồng hồ DSM – 5 Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders Chẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần phiên bản thứ 5 ICC Intraclass Correlation Coefficient Hệ số tương quan nội lớp MCI Mild Cognitive Impairment Suy giảm nhận thức nhẹ MMSE Mini-Mental State Examination Đánh giá trạng thái tâm thần rút gọn MoCA Montreal Cognitive Assessment Đánh giá nhận thức Montreal NIA – AA National Institute on Aging and Alzheimer's Association Viện quốc gia về lão hóa và bệnh Alzheimer Thông tin kết quả nghiên cứu . . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi.......................................... 31 Bảng 3.2 Số đi năm học của đối tượng nghiên cứu ........................................ 32 Bảng 3.3 Đặc điểm thống kê của thang điểm ADAS – Cog bản Tiếng Việt.. 36 Bảng 3.4 Hệ số tương quan Spearman’s rho giữa các tiểu thang và tổng điểm ADAS – Cog ................................................................................... 37 Bảng 3.5 Mối quan hệ giữa số điểm ADAS – Cog và giới tính ..................... 39 Bảng 3.6 Mối quan hệ giữa tổng điểm ADAS – Cog và các nhóm tuổi......... 40 Bảng 3.7 Mối quan hệ giữa điểm ADAS – Cog và trình độ học vấn ............. 41 Bảng 3.8 Mối quan hệ giữa điểm ADAS – Cog và nơi cư trú ........................ 41 Bảng 3.9 Mối quan hệ giữa điểm ADAS – Cog và nghề nghiệp .................... 42 Bảng 3.10 Hệ số Cronbach α của thang điểm ADAS – Cog bản Tiếng Việt . 43 Bảng 3.11 Hệ số tương quan nội lớp của thang điểm ADAS – Cog bản Tiếng Việt................................................................................. 45 Bảng 4.1 Hệ số tương quan giữa tiểu thang và tổng điểm ADAS – Cog ....... 58 Thông tin kết quả nghiên cứu . . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới ..................................... 30 Biểu đồ 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi ........................... 31 Biểu đồ 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú ............................ 32 Biểu đồ 3.4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo cấp học vấn......................... 33 Biểu đồ 3.5 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp ........................ 34 Thông tin kết quả nghiên cứu . . DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Vai trò các tiểu thang trong thang điểm ADAS – Cog cổ điển ....... 12 Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắt quy trình nghiên cứu.................................................. 25 Thông tin kết quả nghiên cứu . 1 . ĐẶT VẤN ĐỀ Sa sút trí tuệ (SSTT) hiện đang là một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu vì tỉ lệ hiện mắc ngày càng tăng, gây nên gánh nặng không chỉ trong lĩnh vực y tế mà còn trong các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, xã hội. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu và chiếm tỉ lệ 60% - 70% nguyên nhân của STTT [35]. Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa thần kinh gây suy giảm dần các chức năng nhận thức theo thời gian và hiện chưa có phương pháp điều trị phòng ngừa và điều trị thay đổi diễn tiến bệnh [35], [4]. Theo báo cáo của hội Alzheimer thế giới năm 2015, trung bình cứ mỗi 3,2 giây sẽ có một người mắc bệnh và có khoảng 46,8 triệu người mắc SSTT trên toàn thế giới. Dự kiến số người mắc bệnh sẽ tăng gấp đôi mỗi 20 năm và có thể đạt đến 75 triệu người trên toàn thế giới vào năm 2030 và 131,5 triệu người vào năm 2050 [18], [44]. Nếu chỉ tính riêng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thì năm 2015 có 23 triệu người mắc SSTT, con số này có thể tăng gấp ba lần và đạt đến 71 triệu người vào năm 2050. Điều này cho thấy hơn một nửa dân số mắc bệnh trên thế giới đang sinh sống tại khu vực này [20]. Theo báo cáo gánh nặng kinh tế của SSTT năm 2017, hệ thống y tế thế giới ước tính chi phí chi trả cho các bệnh SSTT đang gia tăng nhanh chóng, từ 995 triệu đô vào năm 2011 tăng đến 1,6 tỉ đô vào năm 2016 và dự kiến có thể tăng đến hơn 2,7 tỉ đô la vào năm 2030 [6], [41]. Việc chẩn đoán trễ bệnh dẫn đến chậm trễ điều trị gây tăng tỉ lệ tàn phế, tử vong, tạo nên nhiều gánh nặng về y tế - kinh tế - xã hội. Năm 2012, trung bình các nước châu Á chi trả khoảng 1521 đô la Mỹ mỗi năm để chăm sóc cho một bệnh nhân SSTT, trong khi mức thu nhập bình quân đầu người mỗi năm dao động từ 550 đô la Mỹ ở Campuchia đến 6420 đô la Mỹ ở Malaysia và 2182 đô la ở các nước Đông Á [13]. Vì vậy chi Thông tin kết quả nghiên cứu . 2 . phí điều trị bệnh là một vấn đề thử thách cho nhiều nước Châu Á, nhất là đối với các quốc gia kém phát triển trong khu vực này. Trong khi đó SSTT lại có tỉ lệ hiện mắc cao ở các nước thu nhập bình quân đầu người thấp [13]. Chính vì những lí do trên, việc phát hiện sớm, điều trị và đặc biệt là theo dõi đánh giá đáp ứng điều trị các bệnh SSTT cũng như bệnh Alzheimer đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều thang điểm giúp tầm soát sớm cũng như đánh giá mức độ nặng SSTT như MMSE, MoCA, Mini-cog, CDT, CDR,..nhưng các thang điểm này đều không chứng minh được ưu thế trong việc theo dõi diễn tiến các chức năng nhận thức và đánh giá với đáp ứng điều trị bệnh SSTT [48], [45]. ADAS – Cog là thang điểm đánh giá toàn thể các chức năng nhận thức có độ tin cậy cao hiện đang được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và trong thực hành lâm sàng trên thế giới như một tiêu chuẩn vàng để theo dõi sự thay đổi các chức năng nhận thức trong điều trị bệnh SSTT nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng [26]. Hiện nay ADAS – Cog là công cụ đánh giá chức năng nhận thức đang được sử dụng rộng rãi và đã được chuẩn hóa về ngôn ngữ và văn hóa ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Hồng Kông [14], Iceland [18], Nhật Bản [23],… tuy nhiên ở nước ta công cụ này vẫn chưa được chuyển đổi ngôn ngữ để phù hợp với văn hóa của người Việt Nam. Qua những phân tích trên cho thấy việc có thang điểm ADAS – Cog bản Tiếng Việt phù hợp với văn hóa của Việt Nam để đánh giá toàn diện và theo dõi sự thay đổi các chức năng nhận thức trong điều trị các bệnh SSTT là rất cần thiết. Một thang điểm ADAS – Cog được Việt hóa theo quy trình chuẩn của quốc tế có độ tin cậy cao không chỉ có giá trị thực tiễn trên lâm sàng mà còn là tiền đề quan trọng cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn về Thông tin kết quả nghiên cứu . 3 . lĩnh vực SSTT ở nước ta trong thời gian sắp tới. Điều đó đã thúc đẩy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với ba mục tiêu cụ thể sau: 1. Việt hóa thang điểm ADAS – Cog. 2. Đánh giá mối liên quan giữa ADAS – Cog và các yếu tố dịch tễ học. 3. Đánh giá độ tin cậy của thang điểm ADAS – Cog. Thông tin kết quả nghiên cứu . 4 . CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sa sút trí tuệ 1.1.1. Lịch sử sa sút trí tuệ Khoảng năm 2000 trước Công nguyên (CN), người Ai Cập cổ đại cho rằng tuổi tác liên quan đến bệnh mất trí nhớ. Hyppocrates cho rằng suy giảm nhận thức là do tổn thương ở não. Năm 630-560 trước CN, Aristotle và Plato xem sự suy giảm tinh thần là một quá trình tất yếu không thể ngăn cản ở người lớn tuổi. Ngược lại với quan điểm trên, nhà chính trị người La Mã Cicero đã viết trong cuốn De Senetute rằng tuổi già không phải luôn đi kèm với suy giảm tinh thần, sự hoạt động về tinh thần, sự ham học hỏi có thể ngăn chặn bệnh này. Mặc dù quan điểm của Cicero về tuổi già khá tiến bộ nhưng không gây được sự chú ý vì tư tưởng y khoa thời đó bị chi phổi mạnh mẽ bởi các quan điểm của Aristotle và hơn nữa các tài liệu này đều được viết bằng tiếng Hy Lạp không được dịch sang tiếng Latin vì vậy không được truyền sang các nước phương tây [10]. Vào cuối thể kỉ thứ hai sau CN, Aretheus là người đầu tiên chia rối loạn thần kinh và tâm thần thành giai đoạn cấp và mạn tính. Ông gọi giai đoạn cấp là sảng (delirium) và bệnh có khả năng phục hồi, trong khi đó giai đoạn mạn (dùng để chỉ bệnh SSTT ngày nay) gây suy giảm nhận thức nặng hơn và không hồi phục [10]. Đến thế kỉ thứ 18, bác sĩ thần kinh người Pháp Jean Etienne Esquirol đã mô tả các bệnh nhân bị SSTT trong cuốn sách “Des Maladies Mentales” và đưa ra định nghĩa về SSTT là bệnh của não đặc trưng bởi sự suy giảm về trí thông minh, cảm giác và ý chí. Định nghĩa này vẫn còn khá phù hợp cho đến hiện nay. Năm 1797, nhà tâm thần học hiện đại Philippe Pinel là một trong Thông tin kết quả nghiên cứu . 5 . những người đầu tiên sử dụng từ SSTT. Bệnh SSTT đã được nhắc đến tòan bách khoa toàn thư của Pháp và trong bộ luật của Pháp trong khoảng năm 1794 đến 1799 để xem xét giảm tội ở những bệnh nhân bị bệnh này [9], [10]. Năm 1901, Bác sĩ người Đức Alois Alzheimer đã mô tả bệnh nhân Auguste Deter 51 tuổi có những biểu hiện lạ về hành vi. Ông theo dõi bệnh nhân này trong nhiều năm cho đến khi bệnh nhân qua đời và ghi nhận được các triệu chứng về mất trí nhớ, lú lẫn, hoang tưởng và rối loạn ngôn ngữ diễn tiến nặng dần. Ông mổ tử thi và mô tả những cấu trúc lắng đọng bất thường quanh các tế bào neuron [4], [2]. Vào thế kỉ 21, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, chúng ta đã mô tả được thay đổi về cấu trúc đại thể và những biến đổi vi thể và giải thích được sinh bệnh học trong bệnh Alzheimer. Và bệnh Alzheimer chỉ là một trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến SSTT [11]. 1.1.2. Nguyên nhân sa sút trí tuệ SSTT là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, dẫn đến các rối loạn các chức năng nhận thức, rối loạn về hành vi và giảm các hoạt động xã hội và nghề nghiệp [1], [3]. Nguyên nhân phổ biến nhất của SSTT là bệnh Alzheimer chiếm 60% sau đó là SSTT mạch máu chiếm 20%, bệnh thể Lewy chiếm 10 %, SSTT trán thái dương chiếm 5% và các nguyên nhân khác (như bệnh Parkinson, bệnh Huntington, liệt trên nhân tiến triển…) chiếm 5% [35]. Ở nhiều bệnh nhân lớn tuổi bệnh Alzheimer và bệnh SSTT mạch máu có thể cùng tồn tại là nguyên nhân gây ra SSTT. 50% bệnh nhân Alzheimer có tổn thương nhồi máu nhỏ nhiều ổ. Bệnh Alzheimer có thể đồng mắc với SSTT mạch máu, kế đến là Alzheimer phối hợp với SSTT thể Lewy, hoặc Thông tin kết quả nghiên cứu . 6 . Alzheimer kết hợp SSTT mạch máu và SSTT thể Lewy. SSTT mạch máu và SSTT thể Lewy thường ít đi kèm với nhau [5]. Bệnh nhân dưới 45 tuổi thường ít khả năng mắc bệnh Alzheimer và SSTT mạch máu. Ở các bệnh nhân này có thể nghĩ đến các nguyên nhân như di truyền, thoái hóa (bệnh Huntington, thoái hóa vỏ não hạch nền), viêm (xơ cứng rải rác, lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch), nhiễm trùng (bệnh prion). Bệnh SSTT diễn tiến nhanh từ vài tuần đến vài tháng thường do bệnh prion (Creutzfeldt – Jakob) [35], [1]. 1.1.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật giúp chúng ta hiểu rõ hơn cơ chế biểu hiện lâm sàng của SSTT. Chính vì vậy các tiểu chuẩn chẩn đoán bệnh SSTT cũng thay đổi theo thời gian. Có hai tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT được công nhận trong thời gian gần đây là tiêu chuẩn chẩn đoán của viện nghiên cứu người cao tuổi quốc gia và hiệp hội bệnh Alzheimer (National Institute on Aging and the Alzheimer's Association, NIA – AA) vào năm 2011 và tiêu chuẩn của hiệp hội tâm thân Mỹ (DSM – 5) vào năm 2013. Các tiêu chuẩn của NIA – AA và DSM – 5 có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên mục đích của tiêu chuẩn NIA – AA định hướng sử dụng trong các nghiên cứu trong khi đó các tiêu chuẩn của DSM – 5 tập trung dùng để chẩn đoán lâm sàng.  Tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT theo tiêu chuẩn của (NIA – AA) vào năm 2011 [7]: - Không có khả năng làm việc hoặc thực hiện độc lập các hoạt động sống hằng ngày. - Có sự suy giảm các chức năng so với trước đây. Thông tin kết quả nghiên cứu . 7 . - Sự suy giảm không giải thích được bởi các rối loạn tâm thần hoặc trạng thái sảng. - Sự suy giảm nhận thức được xác định bởi sự cung cấp thông tinh bệnh sử từ bệnh nhân, gia đình và hoặc từ các test kiểm tra nhận thực. - Sự suy giảm nhận thức tối thiểu hai trong số các chức năng nhận thức sau:  Suy giảm khả năng tiếp thu và ghi nhớ thông tin mới.  Sự suy giảm khả năng lập luận, khả năng đánh giá và giảm khả năng thực hiện các công việc khéo léo bằng tay.  Giảm khả năng thị giác không gian.  Giảm khả năng ngôn ngữ.  Thay đổi thái độ, hành vi và nhân cách. Tiêu chuẩn chẩn đoán có nhiều khả năng (probable) là Alzheimer - Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT. - Khởi phát âm thầm. Bệnh diễn tiến nặng dần trong nhiều tháng nhiều năm không phải diễn tiến đột ngột trong vài giờ, vài ngày. - Tiền căn rõ ràng về sự suy giảm nhận thức và trí nhớ. - Các dấu hiệu khởi đầu suy giảm nhận thức nổi bật được khai thác thông qua hỏi tiền sử hoặc khám lâm sàng thể hiện qua một trong các trường hợp sau:  Biểu hiện rối loạn trí nhớ: là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh Alzheimer.  Các biểu hiện ngoài trí nhớ: Rối loạn ngôn ngữ : sự suy giảm nổi bật nhất thường là khó tìm từ. Rối loạn thị giác không gian: sự suy giảm nổi bật nhất thường là trong nhận thức không gian như mất nhận diện khuôn mặt, mất nhận thức về đồ vật và mất khả năng đọc. Thông tin kết quả nghiên cứu . 8 . Rối loạn chức năng điều hành: suy giảm khả năng lí luận, đánh giá và kĩ năng giải quyết vấn đề. - Loại trừ chẩn đoán Alzheimer khi có bằng chứng của:  Bệnh lí mạch máu não đi kèm. Nghĩa là bệnh nhân không có đột quỵ mới tạm thời làm xấu đi tình trạng nhận thức, không có nhồi máu não nhiều ổ hoặc nhồi máu não diện rộng hoặc tổn thương tăng tín hiệu nghiêm trọng ở chất trắng.  Các triệu chứng nổi bật của bệnh SSTT thể Lewy.  Các triệu chứng nổi bật về hành vi của bệnh SSTT trán – thái dương.  Các triệu chứng nổi bật về ngữ nghĩa, không trôi chảy, sai ngữ pháp của bệnh mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát (primary progressive aphasia).  Có bằng chứng về đồng mắc bệnh thần kinh khác đang hoạt động hoặc sử dụng các thuốc gây ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức. Tiêu chuẩn chẩn đoán các mức độ nhiều khả năng (levels of probability) Bệnh Alzheimer với các dấu ấn sinh học và hình ảnh học - Bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn từ 1 đến 5 của phần nhiều khả năng bệnh Alzheimer kèm theo các tiêu chuẩn về hình ảnh học và các dấu ấn sinh học trong dịch não tủy:  Có khả năng cao nhất: β-amyloid dương tính (trong dịch não tủy hoặc được xác định bằng hình ảnh học) và và các dấu ấn của tổn thương thần kinh dương tính (tau protein trong dịch não tủy, FDG trên PET scan hoặc MRI).  Có khả năng trung bình: β-amyloid dương tính hoặc các dấu ấn tổn thương thần kinh dương tính Thông tin kết quả nghiên cứu . 9 .  Không xác định: các xét nghiệm dấu ấn sinh học không có sẵn hoặc kết quả không phù hợp. Tiêu chuẩn chẩn đoán có thể (possible) là bệnh Alzheimer - Bệnh nhân được chẩn đoán có khả năng là bệnh Alzheimer khi thỏa một trong hai điều kiện sau:  Diễn tiến không điển hình: bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn từ 1 đến 4 của phần có nhiều khả năng bệnh Alzheimer nhưng có khởi phát suy giảm nhận thức đột ngột hoặc không rõ bệnh sử.  Hiện diện phối hợp nhiều nguyên nhân: mặc dù bệnh nhân thỏa đủ các tiêu chuẩn từ 1 đến 4 của phần có nhiều khả năng bệnh Alzheimer nhưng bệnh nhân có nhiều bệnh đi kèm như: bệnh lí mạch máu não, bệnh lí SSTT thể Lewy, các bệnh lí thần kinh khác hoặc sử dụng các thuốc gây ảnh hưởng đến nhận thức. Tiêu chuẩn chẩn đoán các mức độ có thể bệnh Alzheimer với các dấu ấn sinh học - Bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn chẩn đoán có thể bệnh Alzheimer với các dấu ấn sinh học và hình ảnh học. - Mức độ cao, nhưng không thể loại trừ do nguyên nhân khác: β-amyloid dương tính và các dấu ấn tổn thương thần kinh dương tính. - Không xác định: không có kết quả về các dấu ấn sinh học.  Tiêu chuẩn theo DSM – 5 năm 2013, rối loạn nhận thức thần kinh (neurocognitive disorder) chia làm 2 giai đoạn gồm rối loạn thần kinh nhận thức nhẹ (mild neurocognitive disorder) và rối loạn thần kinh nhận thức chủ yếu (major neurocognitive disorder) [36]. Rối loạn thần kinh nhận thức nhẹ được định nghĩa là: - Bệnh nhân có bằng chứng trong tiền sử hoặc khám lâm sàng biểu hiện sự suy giảm nhận thức nhẹ ở ít nhất một trong các lĩnh vực nhận thức sau: Thông tin kết quả nghiên cứu . 10 .  Học tập và trí nhớ (Learning and memory)  Ngôn ngữ (Language)  Các chức năng điều hành (Executive function)  Tập trung chú ý phức tạp (Complex attention)  Chức năng tiếp nhận – vận động (Perceptual-motor function)  Nhận thức xã hội (Social cognition) - Sự suy giảm nhận thức không ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày. - Sự suy giảm nhận thức không xảy ra trong giai đoạn sảng (delirium). - Các rối loạn nhận thức này không được giải thích tốt hơn bởi các rối loạn tâm thần khác như: rối loạn trầm cảm chủ yếu, tâm thần phân liệt,.. Rối loạn thần kinh nhận thức chủ yếu được định nghĩa là - Bệnh nhân có bằng chứng trong tiền sử hoặc khám lâm sàng biểu hiện sự suy giảm nhận thức đáng kể ở ít nhất một trong các lĩnh vực nhận thức sau:  Học tập và trí nhớ (Learning and memory)  Ngôn ngữ (Language)  Các chức năng điều hành (Executive function)  Tập trung chú ý phức tạp (Complex attention)  Chức năng tiếp nhận – vận động (Perceptual-motor function)  Nhận thức xã hội (Social cognition) - Đây là sự suy giảm nhận thức mắc phải gây giảm đáng kể các hoạt động chức năng, gây trở ngại đến các hoạt động sống hằng ngày so với trước đây. - Sự suy giảm nhận thức không xảy ra trong giai đoạn sảng (delirium). - Các rối loạn nhận thức này không được giải thích tốt hơn bởi các rối loạn tâm thần khác như: rối loạn trầm cảm chủ yếu, tâm thần phân liệt,.. Thông tin kết quả nghiên cứu .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất