Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Định kiến giới trong ca dao việt nam...

Tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam

.PDF
86
1
83

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH -------------------------------- PHÙNG THỊ VÂN ANH ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG CA DAO VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sư phạm Ngữ văn Phú Thọ, năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH -------------------------------- PHÙNG THỊ VÂN ANH ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG CA DAO VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sư phạm Ngữ văn Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng Phú thọ, năm 2020 i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm đạo đức trong học thuật. Tôi cam kết nghiên cứu này là do tôi thực hiện đảm bảo trung thực, không vi phạm yêu cầu về đạo đức trong học thuật. Tác giả Nhận xét của GVHD ii LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Trường Đại Học Hùng Vương, Lãnh đạo Khoa Khoa học Xã hội và Văn Hóa Du Lịch, các thầy giáo, cô giáo trong khoa đã giúp em trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo, TS.Nguyễn Thị Thúy Hằng - Người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Để hoàn thành khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh trường THPT Việt Trì đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình thực tập để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, tôi nhận được sự quan tâm, sự động viên, tạo mọi thuận lợi cả về vật chất và tinh thần của gia đình và bạn bè. Thông qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phú Thọ, ngày 30 tháng 05, năm 2020 Tác giả Phùng Thị Vân Anh iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT.................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................ii MỤC LỤC..........................................................................................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết đề tài ........................................................................................................ 1 2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 6 4. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................... 6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 7 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 7 7. Đóng góp của khóa luận ................................................................................................ 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 9 1.1. Khái quát về giới, định kiến, định kiến giới.............................................................. 9 1.1.1. Thuật ngữ giới, định kiến, định kiến giới............................................................... 9 1.1.2. Đặc điểm và biểu hiện của định kiến giới............................................................13 1.2. Nho giáo và vấn đề “định kiến” trong cái nhìn về giới nữ ....................................17 1.2.1. Nho giáo và ảnh hưởng tích cực của Nho giáo trong xã hội Việt Nam ............17 1.2.2. Từ mặt trái đến cái nhìn mang tính định kiến về giới nữ trong xã hội Việt .....19 1.3. Khái quát về ca dao Việt Nam .................................................................................23 1.3.1. Thuật ngữ ca dao ....................................................................................................23 1.3.2. Những phương diện nội dung chủ yếu của ca dao..............................................23 1.3.3. Ý nghĩa xã hội của ca dao......................................................................................29 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................................38 CHƯƠNG 2. ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG CA DAO VIỆT NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ........................................................................................39 2.1. Định kiến về dung tướng (ngoại hình) ....................................................................39 2.2. Định kiến về phẩm chất người mẹ, người vợ trong gia đình ................................41 2.2.1. Người phụ nữ với “Tam tòng”..............................................................................41 iv 2.2.2. Người Phụ nữ với “Tứ đức”..................................................................................43 2.3. Định kiến về vị thế, năng lực, vai trò xã hội của người phụ nữ ............................48 2.3.1. Người phụ nữ không có quyền lựa chọn, không được chủ động trong cuộc sống. ............................................................................................................................................48 2.3.2. Người phụ nữ tự coi mình là vật thể được cho, gả, bán .....................................51 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................54 CHƯƠNG 3. ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG CA DAO VIỆT NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT..................................................................................55 3.1. Định kiến giới thể hiện qua nghệ thuật so sánh. .....................................................55 3.1.1. Tô đậm thân phận bé nhỏ, hẩm hiu, nổi trôi. .......................................................55 3.1.2. Thể hiện bi kịch của người phụ nữ trong tình yêu. .............................................58 3.1.3. Khẳng định giá trị của bản thân ............................................................................59 3.2. Định kiến giới thể hiện qua nghệ thuật ẩn dụ .........................................................60 3.2.1. Hình tượng “con cò” - ẩn dụ của những nhọc nhằn song kiêu hãnh.................60 3.2.2. Hình tượng “con bống” - ẩn dụ về phẩm hạnh....................................................63 3.2.3. Hình tượng con “con cuốc” - ẩn dụ của thân phận đắng cay. ............................64 3.3. Định kiến giới thể hiện qua nghệ thuật Phóng đại .................................................66 3.3.1. Lối nói phóng đại thể hiện tâm trạng đau đớn của người con gái trong tình yêu ............................................................................................................................................66 3.3.2. Lối nói phóng đại để gây cười, giảm bớt áp lực định kiến cho nữ giới ............68 3.4. Định kiến giới thể hiện qua ngôn từ ........................................................................71 3.4.1. Hình thức sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại ...........................................71 3.4.2.Ngôn từ ca dao mang tính khẩu ngữ .....................................................................72 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................................76 PHẦN KẾT LUẬN ..........................................................................................................77 1. Kết luận .........................................................................................................................77 2. Kiến nghị .......................................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................79 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài 1.1. Giới và định kiến giới đang là vấn đề luôn được quan tâm trong xã hội từ xưa đến nay. Sự tồn tại của định kiến giới có từ rất lâu, định kiến giới đã xuất hiện và tồn tại trong lịch sử loài người từ xa xưa, trong hầu hết các nền văn hoá, nó ăn sâu vào tư tưởng, tiềm thức, len lỏi vào mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Mặc dù thực tế xã hội đã có nhiều đổi thay, tuy nhiên định kiến giới không hề mất đi mà còn được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Định kiến giới gây ra những hậu quả nặng nề đối với sự phát triển xã hội như: kéo lùi sự tiến bộ của loài người, là nguyên nhân của bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử theo giới, đặc biệt đối với phụ nữ, làm giảm sự phát triển năng lực của người phụ nữ, giảm sự tham gia đóng góp của họ vào nền kinh tế, chính trị, xã hội, gia đình, là nguyên nhân sâu xa của bạo lực đối với phụ nữ, tệ buôn bán phụ nữ, bóc lột tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái, làm tổn thương nghiêm trọng đến tâm lý của họ,.... Chính vì vậy, định kiến giới gây áp lực cho cả nam lẫn nữ, đặc biệt là phụ nữ. Định kiến giới tạo ra những giới hạn khó vượt qua và hình thành hố sâu ngăn cách giữa nam và nữ bằng sự khác biệt trong cách nhìn nhận, đánh giá, ứng xử và thậm chí cả hưởng thụ. Sự bất bình đẳng này đã chi phối việc trao quyền cho phụ nữ dẫn đến hạn chế vai trò của người phụ nữ trong việc tham gia các hoạt động xã hội trong khi họ có rất nhiều tiềm năng. Không chỉ trong môi trường xã hội, định kiến giới còn tồn tại trong các mối quan hệ gia đình, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nữ giới. Việc phân công lao động cũng bị ảnh hưởng bởi định kiến giới. Cho rằng, việc của đàn bà, rửa bát, quét nhà, nuôi con, chợ búa…là những việc đàn ông không thể và không được động tay bởi đàn ông cần làm những việc lớn lao hơn. Vì vậy, một lần nữa, gánh nặng định kiến lại đè lên vai người phụ nữ. Sự bất bình đẳng ấy đến nay vẫn còn tồn tại và thậm chí còn nặng nề hơn bởi phụ nữ ngày nay, ngoài công việc nội trợ họ còn phải lao động kiếm sống và tham gia các công việc xã hội 2 1.2. Việc đấu tranh xóa bỏ định kiến giới đã và đang được thực hiện. Trên thế giới, trong thời gian qua ở phạm vi toàn cầu, các tổ chức quốc tế đã có những biện pháp để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới: Ngày 18/12/1979, Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ CEDAW được Liên Hợp Quốc phê chuẩn. Đến ngày 3/9/1981, Công ước CEDAW bắt đầu có hiệu lực như một hiệp ước quốc tế. Hội nghị phụ nữ Quốc tế lần thứ IV của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995 nhằm mục đích đẩy mạnh sự tiến bộ và tạo quyền cho phụ nữ trên toàn thế giới. Tháng 6/2000, khoá họp đặc biệt lần thứ XXIII của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ tiếp tục đặt ra mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ trong thế kỷ XXI. Những tư tưởng chống định kiến giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ đã trở thành trách nhiệm và lương tâm của các quốc gia trên thế giới vì sự tiến bộ của nhân loại. Ở Việt Nam: từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã chú ý đến vấn đề bình đẳng giới, xoá bỏ định kiến giới, thể hiện ở việc ban hành các luật bình đẳng ngay từ trong hiến pháp đầu tiên năm 1946, là nước thứ 6 trên thế giới ký công ước CEDAW (ngày 29/7/1980). Tuy nhiên, đứng từ góc độ lý luận, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây vấn đề bình đẳng giới mới bắt đầu được quan tâm và phải đến Nghị quyết thứ 23 của Đảng (3/2003) thì vấn đề này mới được đưa vào thực tiễn và mang ý nghĩa khoa học giới. Năm 2019, tại hội nghị “Tổng kết 10 năm thi hành pháp luật bình đẳng giới và lễ ký kết chương trình phối hợp công tác giữa bộ lao động – Thương binh và xã hội và trung ương hội lien hiệp phụ nữ Việt Nam” Bộ đưa ra nghị quyết sẽ thực hiện lồng ghép giới vào các hoạt động, chương trình, dự án, đề án của ngành, đơn vị, địa phương. Phấn đấu đến năm 2030 hoàn thiện hệ thống chính sách về bình đẳng giới và triển khai cung cấp các dịch vụ công về bình đẳng giới trên phạm vi toàn quốc. Những đấu tranh này đã khá triệt để và ngày một mạnh mẽ hơn.Bên cạnh những kết quả tích cực, trên thực tế, Luật Bình đẳng giới cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Nổi lên là các quy định trong Luật còn chung chung, mang tính định hướng, khó triển khai trong thực tiễn, có quy định đến nay vẫn chưa thể hướng 3 dẫn thi hành; Chưa có sự thống nhất giữa Luật Bình đẳng giới và các luật chuyên ngành. Hơn nữa, điều này chưa hẳn được thấm nhuần và trở thành suy nghĩ của mọi thế hệ, vì vậy đâu đó vẫn diễn ra, vẫn tồn tại định kiến này trong xã hội Việt Nam hiện đại. 1.3. Định kiến giới là một nội dung tồn tại như một hệ ý thức xã hội trong ca dao Việt Nam. Một phần nó giúp ta hình dung được xã hội Việt Nam một giai đoạn xa xưa, một phần là tiếng nói cảnh báo về những nhận thức đã được tồn tại hàng nghìn năm mà chưa hẳn đã thực sự thay đổi. Ở đâu ta cũng có thể tìm thấy tư tưởng mang định kiến giới.Và ca daoViệt Nam là một trong những hình thức chứa đựng định kiến giới. Ca dao là một bộ phận của văn học dân gian Việt Nam, phản ánh nền văn hoá dân tộc. Trong kho tàng văn học dân gian đồ sộ ấy, có một số lượng nhất định các câu ca dao hàm chứa những nội dung định kiến giới, phản ánh tư tưởng, quan niệm, hay những ứng xử giới của nhân dân ta. Trải qua biết bao nhiêu thế hệ, các câu ca dao đó vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay, trong các chương trình sách giáo khoa, các tạp chí, trong cuộc sống hàng ngày, trong các phương tiện truyền thông đại chúng…Nhưng thực tế là trong nhiều trường hợp ta chấp nhận những định kiến giới đó một cách đương nhiên. 1.4. Ca dao lưu truyền trong dân gian hêt sức tự nhiên. Ca dao thấm vào tâm hồn con người không gò bó, công thức. Ca dao được đưa vào chương trình các cấp học với những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật. Những nhắc nhở về định kiến giới trong ca dao cần được nhìn nhận một cách tỉnh táo, có ý thức hơn nhằm tạo ra cái nhìn đối sánh cần thiết về sự phát triển của xã hội cũng như nêu cao tinh thần đấu tranh cho lẽ công bằng của bình đẳng giới. Ngày nay, khi vai trò của người phụ nữ đã thay đổi trong gia đình và xã hội thì những định kiến giới, những khuôn mẫu về giới xưa không còn phù hợp, thậm chí còn là vật cản chống lại những nỗ lực vượt thoát số phận và khẳng định năng lực bản thân của người phụnữ. Vì những lý do trên, chúng ta cần có những biện pháp để hạn chế và tiến tới xoá bỏ định kiến giới. Chúng tôi chọn đề tài: “Định kiến giới trong ca dao Việt Nam” mong muốn tìm hiểu thực trạng định kiến giới qua ca dao Việt Nam, 4 nghiên cứu rõ hơn về giá trị của ca dao. Trên cơ sở đó, có những cách đánh giá, nhìn nhận khoa học về vấn đề giới, đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của định kiến giới trong giai đoạn hiện nay và để đấu tranh vì một xã hội bình đẳng giới.Tìm hiểu nội dung định kiến giới cũng là cách thức tìm hiểu giá trị văn hóa, tư tưởng, giá trị lịch sử, triết học, tâm lí học của ca dao… 2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Khái lược những nghiên cứu về định kiến giới Lịch sử nghiên cứu về giới và định kiến giới có từ những năm 70, 80 của thế kỷ XX. Khi đó các phong trào nữ quyền trên thế giới phát triển mạnh mẽ dẫn đến cuộc đấu tranh bình đẳng giới, diễn ra trên một phạm vi rộng lớn. Các nhà khoa học đã đi tìm giải pháp cho những bài toán về định kiến giới. Ở Việt Nam từ xưa đến nay người phụ nữ luôn đóng vai trò nhất mực quan trọng trong gia đình và xã hội, thế nhưng họ vẫn bị định kiến, bị phân biệt đối xử. Ngay từ khi đất nước ta còn là nô lệ và là thuộc địa của thực dân Pháp, trong tư tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn đấu tranh cho sự bình đẳng giới giữa nam và nữ. Thời điểm đó Bác Hồ đã lên tiếng tố cáo chế độ thực dânphong kiến đã chà đạp và làm nhục người phụ nữ. Tại hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, năm 1946 đã khẳng định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa” (điều 6) và “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (điều 9). Tuy nhiên, việc làm thay đổi định kiến về giới không phải là một điều dễ dàng. Vấn đề này vẫn luôn được nhà nước ta quan tâm và cho đến sau năm 1946, nhà nước ta cũng mới có những hiến pháp đề cập đến quyền bình đẳng nam - nữ. Cho đến năm 2007 thì luật bình đẳng giới của nước ta mới chính thức ban hành. Xét ở góc độ tâm lý học thì các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về định kiến giới ở nước ta đến nay chưa nhiều, có thể nêu ra một số nghiên cứu sau: - Đầu tiên phải kể tới công trình “Định kiến giới và các hình thức khắc phục” của tác giả Trần Thị Vân Anh, in trên báo khoa học về phụ nữ - số 5/2000. Đã đưa ra khái niệm, nguyên nhân, các hình thức khắc phục định kiến giới trên 5 cơ sở lý thuyết. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Những định kiến giới với người phụ nữ đã làm cho họ trở nên tự ti, tự đánh giá thấp về khả năng của mình, họ thường nghĩ rằng mình kém hơn nam giới, tự coi thường bản thân mình [3, tr.3-10]. - Thứ hai phải kể đến công trình “Một sự duy trì định kiến giới về vai trò của nữ và nam trên báo hiện nay”, tác giả Trần Thị Minh Đức, Đỗ Hoàng , in trên tạp chí Tâm lý học, số 6/2004. Đã đề cập tới một số vấn đề lý luận liên quan đến định kiến giới, các hình thức biểu hiện của định kiến giới trên phương diện lý luận và thực tiễn ở nước ta. Bên cạnh đó họ đã phân tích và chứng minh sự duy trì các khuôn mẫu giới truyền thống về vị trí, vai trò, năng lực, tính cách, đại vị của người phụ nữ, nam giới trong gia đình và xã hội trên các báo in hiện nay. Các tác giả cũng đưa ra một số các giải pháp để tránh tình trạng vô hình chung, báo in lại trở thành một công cụ tuyên truyền và duy trì định kiến giới [5, tr.14-18]. - Tiếp theo đó là công trình nghiên cứu của Trần Thị Minh Đức, Hoàng Thị Xuân Dung, Đỗ Hoàng - “Định kiến giới và phân biệt đối xử theo giới” (lý thuyết và thực tiễn), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2006. Đã đề cập tới một số vấn đề lý luận lien quan đến định kiến giới, các hình thức biểu hiện của định kiến giới trên phương diện lý luận và thực tiễn ở nước ta. 2.2. Những nghiên cứu về định kiến giới trong ca dao Ca dao đã và đang được nhiều người quan tâm từ hai góc độ: Lý luận và nghiên cứu ứng dụng. Cho đến nay đã có không ít công trình với tính chất và quy mô khác nhau đã nghiên cứu về ca dao. Tuy nghiên để nghiên cứu về định kiến giới trong ca dao Việt Nam thì không nhiều. Có thể kể đến một công trình tiêu biểu duy nhất là: Công trình nghiên cứu “Định kiến giới trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam”của tác giả Nguyễn Thị Thịnh, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2008. Công trình đã chỉ ra cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, những biểu hiện cơ bản của định kiến giới trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam.Tác giả cũng đã đưa ra cái nhìn về định kiến như sau: “Định kiến là sự nhìn nhận, phán xét, đánh giá mang tính tiêu cực và bất hợp lý được hình thành trên cơ sở những nhận thức thiếu căn cứ, phiến diện, một chiều mà chủ thể mang định kiến áp đặt thành 6 thuộc tính của đối tượng bị định kiến” [9, tr.23]. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ nghiên cứu định kiến giới ở một số khía cạnh như: Ngoại hình, tính cách, năng lực để làm rõ định kiến của xã hội đối với người phụ nữ chứ chưa hề đi sâu tìm hiểu riêng về định kiến giới trong ca dao. Như vậy, nghiên cứu về “Định kiến giới trong ca dao Việt Nam” còn rất hạn chế và mới chỉ được đề cập trên cơ sở lý luận. Công trình nghiên cứu trên chính là thành quả để tôi tiếp tục nghiên cứu. Với đề tài này tôi mong muốn được tìm hiểu những định kiến giới đối với người phụ nữ được thể hiện qua ca dao Việt Nam thông qua nội dung và nghệ thuật. Trên cơ sở đó, để có thể đề ra được những giải pháp, kiến nghị trong quá trình tuyên truyền , giáo dục cho học sinh, sinh viên… để nhằm giảm thiểu những tác động của định kiến giới và kìm hãm sự phát triển năng lực của giới nữ. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là định kiến giới thể hiện trong ca daoViệt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Trong khuôn khổ có hạn nên luận văn chỉ nghiên cứu định kiến giới đối với nữ giới, không nghiên cứu định kiến đối với nam giới. - Phạm vi ngữ liệu khảo sát là tập Ca dao dân ca Việt Nam chọn lọc, nhà xuất bản Văn Học, 2014 và tập Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt nam, nhà xuất bản Văn học, 2017. Đối với những phân tích, đối sánh cần thiết, ngữ liệu có thể được mở rộng đến các bài ca dao được in trong các bộ sưu tập khác, tuy nhiên, sẽ được chú thích nguồn đầy đủ. 4. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tôi hướng đến mục tiêu sau: - Khai thác định kiến về giới (giới nữ) trong ca dao Việt Nam - Thấy được giá trị của ca dao Việt Nam từ góc nhìn văn hóa. 7 - Đề xuất những kiến nghị, giải pháp trong quá trình tuyên truyền, giáo dục nhằm xóa bỏ những định kiến giới lạc hậu cản trở sự phát triển của người phụ nữ trong xã hội hiện đại. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá một số vấn đề lí luận về định kiến giới (khái niệm, đặc điểm…); Khái quát về ca dao Việt Nam. - Nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của định kiến giới được phản ánh trong ca dao Việt Nam dưới hình thức nội dung và nghệ thuật. 6. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết tốt những vấn đề đặt ra, tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên sự vận dụng, kết hợp những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp văn hóa học: là tập hợp các phương thức, thao tác và biện pháp được sử dụng để phân tích văn hóa, ở mức độ nhất định, tạo nên đối tượng của nghiên cứu văn hóa; - Phương pháp xã hội học: Là phương pháp tiếp cận chính để nhìn nhận quan niệm xã hội về vị thế, vai trò của người phụ nữ, đồng thời cũng là công cụ quy chiếu đánh giá, đối sánh, lí giải định kiến về người phụ nữ trong một giai đoạn lịch sử nhất định. - Phương pháp liên ngành: Là nghiên cứu liên khoa học, là sự kết hợp các môn học, các ngành học với nhau”. Đó là sự tổng hợp tri thức của nhiều lĩnh vực và nhiều ngành học, là quá trình liên kết, thiết lập các mối quan hệ qua lại, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa những phương pháp và quy trình của nhiều chuyên gia khác nhau. Bởi vậy, nghiên cứu liên ngành khác với tiếp cận chuyên ngành là sử dụng các phương pháp và quy trình của nhiều chuyên ngành một cách riêng biệt, độc lập. - Phương pháp nghiên cứu văn học theo đặc trưng thể loại: Là phương pháp có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống lý thuyết và thực tiễn văn học. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và sự tương tác của các thể loại văn học cũng đồng nghĩa với việc nghiên cứu lịch sử văn học. Về phía 8 thực tiễn, thể loại chính là diện mạo, sức sống của một giai đoạn văn học, hay rộng hơn là một nền văn học - Phương pháp thống kê: Là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Thống kê được chia ra làm 2 lĩnh vực, đó là: thống kê mô tả và thống kê suy luận - Các thao tác phân tích, tổng hợp: Là phương pháp nghiên cứu phân tích và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học 7. Đóng góp của khóa luận - Về mặt lý thuyết, khóa luận góp phần nghiên cứu, hệ thống hóa những cơ sở lý luận về định kiến giới, những biểu hiện của định kiến giới trong ca dao qua nội dung và nghệ thuật. - Bên cạnh đó đề xuất một số kiến nghị đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường, truyền thông trong cộng đồng và xã hội nhằm giảm bớt, tiến tới xóa bỏ định kiến giới trong đời sống xã hội nước ta, phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của người phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung khóa luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Định kiến giới trong ca dao Việt Nam - Nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Định kiến giới trong ca dao Việt Nam- Nhìn từ phương diện nghệ thuật 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát về giới, định kiến, định kiến giới 1.1.1. Thuật ngữ giới, định kiến, định kiến giới 1.1.1.1. Giới Giới là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu trên nhiều phương diện. Tùy từng góc độ tiếp cận khác nhau, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về giới: Cuốn “Những khái niệm cơ bản về giới và vấn đề giới ở Việt Nam” của tác giả Trần Thị Quế (chủ biên), Trung tâm nghiên cứu về giới, môi trường và phát triển bền vững, NXB thống kê, Hà Nội, 1999 định nghĩa về giới như sau: “Giới là các qan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tương qan về địa lý xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Nói cách khác, nói đến giới là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ góc độ xã hội” [12, tr.15] Theo các nhà xã hội học, giới là để chỉ sự phân biệt về mặt xã hội và văn hóa. Các nhà hân học xã hội cũng phân biệt, khái niệm giới là sản phẩm của văn hóa liên quan đến những quan niệm và hành vi được xem là phù hợp với mỗi giới tính. Như vậy, từ những nhận định trên tôi có thể rút ra định nghĩa như sau: Giới là để chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ là không thể thay đổi được. Những đặc điểm có thể hoán đổi cho nhau giữa nam và nữ được coi là thuộc về khía cạnh. 1.1.1.2. Định kiến Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, định kiến là: “Xu thế tâm lí (tâm thế) tiêu cực đối với một nhóm xã hội, một cá nhân hay một sự vật, là hiện tượng nhất định có tính chất định hình, khó thay đổi bằng những thông tin, nhận thức duy lí. Có các loại định kiến về chính trị, triết học, tôn giáo, văn hoá, xã hội, quan hệ cá nhân... Nguồn gốc định kiến rất phức tạp nhưng thường hình thành 10 trong một hoàn cảnh xã hội lịch sử cụ thể nào đó (ảnh hưởng của gia đình, của nhóm xã hội, kinh nghiệm bản thân, sách vở...), được củng cố, định hình dần và được biện minh là "hợp lí" trong nội tâm. Những người dễ có định là những người hay lo âu, dao động, bảo thủ... Định kiến thường gây ra những trở lực lớn trong giao tiếp xã hội, quan hệ giữa người với người, nhiều khi dẫn đến những mâu thuẫn xung khắc vô cớ”.Có thể thấy, định nghĩa trên tiếp cận vấn đề định kiến ở tầm khái quát, và mang ý nghĩa chung, chứ không đề cập đến một dạng định kiến cụ thể nào. Công trình “Định kiến, những ghi chú về việc vận hành của những đặc tính bị xói mòn” của Goffman (1963)- một nhà Xã hội học người Canada, được coi như là sự khởi nguồn cho hàng loạt những nghiên cứu sau này về bản chất, căn nguyên và hệ quả của định kiến. Theo Goffman, định kiến là những nhận thức sai lệch về mặt xã hội về một nhóm cộng đồng cụ thể nào đó, là “thuộc tính làm tổn hại một cách sâu sắc đến cộng đồng chịu định kiến, khiến họ bị chuyển dịch từ 1 nhóm bình thường sang nhóm kém vị thế và ít đáng tin hơn” Dưới cái nhìn liên ngành, Ainlay và các cộng sự (1986) cho rằng việc hình thành định kiến không nhất thiết chỉ diễn ra một chiều, giữa những cộng đồng có quyền lực đối với những người có ít quyền lực hơn mà quá trình này mang tính đa chiều. Mỗi cộng đồng đều có định kiến về cộng đồng khác bất kể sự khác biệt về địa vị xã hội, kinh tế, chính trị. Điều này có nghĩa là không chỉ “chúng ta” có định kiến về “họ” mà còn chịu định kiến từ chính “họ”. Quan điểm này được 2 anh em nhà Feagin (1996) phát triển và phân tích khi bàn về mối quan hệ chủng tộc và tộc người. Tuy nhiên, trên thực tế, khi nói về vấn đề kì thị, cả trên bình diện học thuật và thực tiến, khuynh hướng chủ đạo vẫn thường được hiểu theo chiều “chúng ta” và “họ”. Như vậy định kiến là những ý kiến, quan điểm đã được hình thành, trước khi nhận thức các dữ kiện có liên quan hoặc biết rõ những thông tin liên quan của một sự kiện cụ thể. Từ “định kiến” thường được sử dụng để miêu tả những nếp suy nghĩ, quan điểm thường không thuận lợi, đánh giá chủ quan đối với người hoặc một nhóm người, bởi vì giới tính, quan điểm chính trị, quan hệ xã hội, tuổi 11 tác, tôn giáo, chủng tộc/dân tộc, ngôn ngữ, quốc tịch, hình dáng bên ngoài hay đặc điểm cá nhân khác, từ đó dẫn đền việc phân biệt đối xử. Trong trường hợp này, định kiến có thể đề cập đến một đánh giá tích cực hay tiêu cực của một người dựa trên nhận thức của họ trong tư cách thành viên một nhóm hay những quan hệ xã hội của họ, do đó có thể hình thành từ những niềm tin vô căn cứ, và có thể bao gồm "bất kỳ thái độ không hợp lý và bất thường chống lại những ảnh hưởng hợp lý", Gordon Allport định nghĩa định kiến như là một "cảm giác, thuận lợi hay bất lợi, đối với một người hay một vật, trước khi tiếp cận, hoặc không dựa trên kinh nghiệm thực tế". Thường là trong ngôn ngữ dân gian, định kiến và thành kiến thường đi chung với nhau, và đôi khi cùng được sử dụng với ý nghĩa như nhau. Tuy nhiên có thể phân biệt: định kiến là ý nghĩ cố định về người hay vật, xuất phát từ cách nhìn sai lệch hoặc dựa trên cảm tính và thường xuyên có chiều hướng đánh giá thấp; thành kiến là những định kiến (nghĩa là cái "ý kiến" đã "thành" sẵn rồi) xuất hiện trong thời gian dài, thành nếp suy nghĩ cố chấp. Từ đây ta có thể rút ra khái niện về định kiến đối với người phụ nữ như sau: Định kiến xuất phát từ những suy nghĩ, cái nhìn sai lệch hoặc dựa trên cảm tính và thường xuyên có chiều hướng đánh giá thấp. Định kiến của một người có thể hình thành tiệm tiến từ môi trường giáo dục, môi trường sống và sinh hoạt và quan hệ xã hội của người đó. 1.1.1.3. Định kiến giới Có thể nói, định kiến xã hội tạo nên một sự phân biệt xã hội. Đó là sự thay đổi hình ảnh của chính mình hoặc làm méo mó, biến dạng về bản thân khiến chủ thể mang định kiến có sự đánh giá lạc hướng về mình, tạo nên một sự phân biệt ứng xử với người khác; hoặc đánh giá những phẩm chất hay ứng xử của người khác tùy theo những mong đợi của chúng ta và tạo ra sự biện minh xã hội (tạo cho chủ thể mang định kiến sự yên tâm và giúp họ tự bảo toàn, cũng như nâng cao được giá trị của mình). Định kiến giới cũng vậy, nó có thể làm phụ nữ hay nam giới đánh giá không đúng hình ảnh bản thân mình cũng như đánh giá sai người khác. Định kiến giới 12 làm đơn giản hóa quá trình nhận thức của con người về giới khác, ngăn cản hiểu biết chính xác những người không cùng giới tính với mình. Có thể hiểu một cách nôm na, định kiến giới là định kiến xã hội dựa trên cơ sở giới tính (định kiến của xã hội đối với nam giới hoặc nữ giới). Trong một xã hội vẫn còn tồn tại bất bình đẳng đối với phụ nữ thì định kiến giới được hiểu ngầm ẩn là định kiến đối với phụ nữ.Sau đây là một số khái niệm về định kiến giới được đưa ra trong các tài liệu về giới. - Định kiến giới là suy nghĩ mà mọi người có về những gì phụ nữ và nam giới có khả năng và hoạt động mà họ có thể làm. - Định kiến giới là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, cộng đồng cụ thể coi là thuộc tính của phụ nữ hoặc nam giới (ví dụ: nội trợ không phải việc của đàn ông). Các định kiến giới thường không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng giới mà thường giới hạn những gì mà xã hội cho phép hoặc mong đợi các cá nhân thực hiện. - Định kiến giới là các giả định hay lòng tin được thể hiện mà không có nguyên nhân hay công lý hay nói chung là không có lợi và có thể dẫn đến gây hại có thể chất lẫn tâm lý cho phụ nữ và nam giới. - Định kiến giới là việc nhìn nhận không đúng về khả năng của nam giới hoặc nữ giới; về tính cách mà nam hoặc nữ nên có; về loại hình hoạt động, nghề nghiệp mà nam hoặc nữ có thể làm hoặc không thể làm. Định kiến giới chủ yếu tác động tiêu cực tới cơ hội phát triển, thăng tiến của nữ vì các đa phần các định kiến này là các định kiến tiêu cực đối với nữ. Những định kiến này cũng gây ra không ít thiệt thòi cho phụ nữ về tinh thần, vật chất và còn là nguyên nhân tác động tới tình trạng bạo lực gia đình. Tuy nhiên, định kiến giới trong một số trường hợp cũng tác động tiêu cực đến nam giới như định kiến coi nghề làm giáo viên mầm non là nghề của phụ nữ; nghề làm hộ lý trong các bệnh viện là nghề của phụ nữ…đã cản trở và thu hẹp khả năng lựa chọn nghề nghiệp của cả nam giới và phụ nữ. Và nó được thể hiện rõ trong ca dao Việt Nam 13 Như vậy, định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ (nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về khả năng của nam và nữ, về vị trí công tác mà nam, nữ nên đảm nhận trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, về nghề nghiệp mà phụ nữ và nam giới nên làm, về tính cách mà phụ nữ và nam giới nên có…). Các định kiến giới thường là không đúng, không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng người và thường giới hạn những gì mà xã hội cho phép hoặc mong đợi các cá nhân thực hiện. Định kiến giới có thể khác nhau ở các vùng khác nhau, các nước khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán... 1.1.2. Đặc điểm và biểu hiện của định kiến giới 1.1.2.1. Đặc điểm của định kiến giới Thứ nhất, định kiến giới được xây dựng dựa trên một số khái quát hóa về con người và dùng để đánh giá về nam hoặc nữ giới. Mọi hành vi của con người vô cùng phức tạp và khác nhau trong từng trường hợp nên sự khái quát hóa của ta về con người dựa trên cơ sở giới tính của người đó. Cho nên khi dùng định kiến giới để đánh giá về tính cách, khả năng của con người chỉ dựa trên cơ sở giới tính thì có nhiều khả năng đánh giá đó là sai lầm. Thứ hai, trong giao tiếp định kiến giới thường xuyên xuất hiện một cách tự động, ngẫu nhiên mà nhiều khi chúng ta không kiểm soát được. Ngay cả khi ý thức của chúng ta cũng có xu hướng biện minh cho định kiến của mình, đặc biệt là khi định kiến đó lại nhằm vào phụ nữ. Từ định kiến giới chúng ta có thể đánh giá về một cá nhân dựa vào nhận biết giới tính của họ mà không cần tập trung đến những khía cạnh khác của họ. Về lâu dài chúng ta dễ dàng chấp nhận những quan điểm đó và coi rằng đó là cơ sở chắc chắn trên thực tế vì chúng ta không nhận thức rằng định kiến đã góp phần tạo ra các cơ sở đó. Thứ ba, con người thường phản ứng với người đối thoại một cách không chủ ý. Vì định kiến giới là một kiểu thái độ nên không phải định kiến lúc nào được phản ánh công khai trong hành động. Có nhiều trường hợp cá nhân mang định kiến, họ nhận ra rằng mình không thể biểu lộ nó một cách trực tiếp, do đó có nhiều 14 lý do ngăn cản họ thực hiện điều này một cách rộng rãi. Ví dụ như các luật lệ, áp lực xã hội, nỗi sợ hãi bị người khác đánh giá về cá nhân. Những “rào cản” này làm cho không ít người phụ nữ mang định kiến và họ chỉ dám bày tỏ thái độ của mình mà không thể hiện hành vi định kiến đối với đối tượng họ muốn chống đối. Có thể thấy, định kiến giới được xem là một trong những biểu hiện của bất bình đẳng giới. Mặt khác về chức năng định kiến giới có chức năng xác lập và duy trì những bất bình đẳng giới trong thực tế. Định kiến giới ban đầu có thể xuất phát từ một nhận xét hoặc quan niệm về một sự việc, hiện tượng thực tế nào đó. Định kiến giới trở thành sâu sắc hơn khi hiện tượng thực tế đã biến đổi nhưng những niềm tin, khuôn mẫu về giới vẫn giữ nguyên, trở thành những quan niệm hay chuẩn mực cứng nhắc. 1.1.2.2. Những hình thức biểu hiện của định kiến giới Trong kho tàng văn học dân gian, phía sau những giá trị văn hóa là những định kiến giới. Những giá trị văn hóa dân tộc tốt đẹp thường được lưu truyền lại trong văn học dân gian, dưới các hình thức như ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyện cổ tích...Đằng sau những giá trị văn hóa tốt đẹp này vẫn chứa đựng những khuôn mẫu giới và định kiến giới. Trong kho tàng ca dao Việt Nam có nhiều hình mẫu nam giới, trong đó phụ nữ bị nhắc đến với nhiều nét tính xấu hơn nam giới như: lẳng lơ, hay ăn vụng, không chồng mà chửa, lười nhác, không biết đẻ con, không hiếu thuận với cha mẹ chồng... Định kiến giới thể hiện trong mối quan hệ gia đình. Trong các câu ca dao người ta thường ca ngợi vai trò người phụ nữ trong gia đình như biết làm “cơm dẻo, canh ngọt”, biết chăm sóc chồng con chu toàn, lấy chồng thì phải theo chồng…mà hiếm thấy hình ảnh người phụ nữ biết phấn đấu để đạt thành đạt ngoài xã hội. Cũng như vậy, hình mẫu người đàn ông thấy trong các câu ca dao thường là người biết gánh vác các việc lớn trong gia đình, có chí tiến thủ…mà hiếm thấy người chồng biết chia sẻ với vợ trong công việc và trong các quyết định nội trợ ra đình, nói về người phụ nữ, người ta hay nghĩ tới những “thân phận” nhỏ bé, bên lề bởi Việt Nam là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc vốn “trọng nam khinh nữ”, tồn tại những quan niệm bất bình đẳng như: “nam tôn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng