Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều trị hẹp ống sống cổ đa tầng bằng phẫu thuật cắt bản sống giải ép và nẹp vít...

Tài liệu điều trị hẹp ống sống cổ đa tầng bằng phẫu thuật cắt bản sống giải ép và nẹp vít khối bên

.PDF
117
12
66

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  TRẦN VŨ HOÀNG DƯƠNG ĐIỀU TRỊ HẸP ỐNG SỐNG CỔ ĐA TẦNG BẰNG PHẪU THUẬT CẮT BẢN SỐNG GIẢI ÉP VÀ NẸP VÍT KHỐI BÊN Chuyên ngành: NGOẠI KHOA (Ngoại Thần kinh & Sọ não) Mã số: 60 72 01 23 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN PHONG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả TRẦN VŨ HOÀNG DƯƠNG . . MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU TRỊ HẸP ỐNG SỐNG CỔ ........... 3 1.1.1. Ngoài nước .............................................................................................. 3 1.1.2. Trong nước .............................................................................................. 5 1.2. GIẢI PHẪU CỘT SỐNG CỔ ....................................................................... 6 1.2.1. Cột sống .................................................................................................. 6 1.2.2. Cấu trúc xương-khớp .............................................................................. 7 1.2.4. Đĩa đệm ................................................................................................. 12 1.2.5. Ống sống, tủy sống và các rễ thần kinh ................................................ 13 1.2.6. Liên quan cột sống cổ với các cấu trúc lân cận .................................... 15 1.3. BỆNH LÝ HẸP ỐNG SỐNG CỔ ............................................................... 17 1.3.1. Bệnh sinh .............................................................................................. 17 1.3.2. Triệu chứng lâm sàng ........................................................................... 20 1.3.3. Hình ảnh học ......................................................................................... 24 1.3.4. Chẩn đoán ............................................................................................. 26 1.3.5. Điều trị .................................................................................................. 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 31 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 31 2.1.1. Dân số chọn mẫu................................................................................... 31 2.1.2. Tiêu chí chọn vào .................................................................................. 31 2.1.3. Tiêu chí loại trừ ..................................................................................... 32 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 32 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 32 2.2.2. Định nghĩa các biến số .......................................................................... 33 2.2.3. Thu thập số liệu..................................................................................... 38 . . 2.2.4. Xử lý số liệu .......................................................................................... 39 2.2.5. Phương pháp phẫu thuật ....................................................................... 39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 46 3.1. DỊCH TỄ...................................................................................................... 46 3.1.1. Giới tính ................................................................................................ 46 3.1.2. Tuổi ....................................................................................................... 46 3.2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG .................................................................... 47 3.2.1. Thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng đến khi nhập viện.................... 47 3.2.2. Lý do nhập viện .................................................................................... 47 3.2.3. Tiền sử chấn thương ............................................................................. 48 3.2.4. Hội chứng bệnh lý................................................................................. 48 3.2.5. Hội chứng tổn thương tủy ..................................................................... 48 3.2.6. Mức độ tổn thương thần kinh trước PT ................................................ 49 3.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH ẢNH HỌC ............................................................. 50 3.3.1. Tư thế cột sống cổ trước PT ................................................................. 50 3.3.2. Tầm vận động cổ trước PT ................................................................... 50 3.3.3. Tình trạng hẹp ống sống ....................................................................... 50 3.3.4. Số tầng hẹp ống sống ............................................................................ 51 3.3.5. Nguyên nhân chính gây hẹp ống sống .................................................. 51 3.3.6. Tình trạng tổn thương tủy trên cộng hưởng từ ..................................... 52 3.4. ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT .......................................................................... 52 3.4.1. Thời gian PT ......................................................................................... 52 3.4.2. Lượng máu mất trong PT ...................................................................... 52 3.4.3. Biến chứng trong PT ............................................................................. 52 3.4.4. Thời gian nằm viện sau PT ................................................................... 53 3.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT ....................................................... 53 3.5.1. Sự cải thiện triệu chứng lâm sàng ......................................................... 53 3.5.2. Tỷ lệ hồi phục thần kinh ....................................................................... 54 3.5.3. Hình ảnh Xquang sau PT ...................................................................... 55 . . 3.5.4. 3.6. Các biến chứng sau PT ......................................................................... 57 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ................ 57 3.6.1. Liên quan giữa tuổi và kết quả PT ........................................................ 57 3.6.2. Liên quan giữa thời gian khởi phát triệu chứng và kết quả PT ............ 58 3.6.3. Liên quan giữa hội chứng tủy và kết quả PT ........................................ 58 3.6.4. Liên quan giữa tiền sử chấn thương và kết quả PT .............................. 59 3.6.5. Liên quan giữa mức độ tổn thương tủy và kết quả PT ......................... 59 3.6.6. Liên quan giữa tình trạng hẹp ống sống và kết quả PT ........................ 60 3.6.7. Liên quan giữa tăng tín hiệu tủy trên T2/MRI và kết quả PT............... 60 3.6.8. Liên quan giữa nguyên nhân gây hẹp ống sống và kết quả PT ............ 61 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 62 4.1. DỊCH TỄ...................................................................................................... 62 4.1.1. Giới tính ................................................................................................ 62 4.1.2. Tuổi ....................................................................................................... 63 4.2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG .................................................................... 64 4.2.1. Thời gian khởi phát triệu chứng ........................................................... 64 4.2.2. Lý do nhập viện .................................................................................... 64 4.2.3. Tiền sử chấn thương ............................................................................. 65 4.2.4. Hội chứng bệnh lý................................................................................. 66 4.2.5. Mức độ tổn thương tủy trước PT .......................................................... 66 4.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH HỌC: .................................................................. 67 4.3.1. Tư thế và tầm vận động cột sống cổ trước PT ...................................... 67 4.3.2. Tình trạng hẹp ống sống ....................................................................... 68 4.3.3. Nguyên nhân chính gây hẹp ống sống .................................................. 69 4.3.4. Thay đổi tín hiệu tủy trên cộng hưởng từ ............................................. 70 4.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT ....................................................... 70 4.4.1. Chọn lựa phương pháp phẫu thuật ........................................................ 70 4.4.2. Thời gian PT và các biến chứng ........................................................... 73 4.4.3. Sự cải thiện triệu chứng lâm sàng sau PT ............................................. 76 . . 4.4.4. 4.5. Thay đổi về hình ảnh học sau PT.......................................................... 78 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ................ 79 4.5.1. Tuổi ....................................................................................................... 79 4.5.2. Thời gian khởi phát triệu chứng ........................................................... 80 4.5.3. Tình trạng tổn thương tủy ..................................................................... 81 4.5.4. Tiền sử chấn thương ............................................................................. 81 4.5.5. Tình trạng hẹp ống sống ....................................................................... 81 4.5.6. Sự thay đổi tín hiệu tủy trên cộng hưởng từ ......................................... 82 4.5.7. Nguyên nhân gây hẹp ống sống ............................................................ 82 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 83 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC BỆNH ÁN MINH HỌA . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BN : Bệnh nhân DCDS : Dây chằng dọc sau DCDT : Dây chằng dọc trước DCV : Dây chằng vàng HOS : Hẹp ống sống PT : Phẫu thuật TK : Thần kinh TVĐĐ : Thoát vị đĩa đệm . . DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT AP Canal Diameter (APD) : Đường kính trước-sau ống sống Axial neck pain : Đau cổ theo trục Brown-Séquard Syndrome : Hội chứng nửa tủy Brown-Séquard Central Cord Syndrome : Hội chứng tủy trung tâm Cervical Curvature Index (CCI) : Chỉ số đường cong của cột sống cổ Cervical Spondylotic Myelopathy : Bệnh lý tủy cổ do thoái hóa Cervical Stenosis : Hẹp ống sống cổ Computerized Tomography Scan (CT-Scan) : Chụp cắt lớp vi tính Congenital Spinal Stenosis : Hẹp ống sống bẩm sinh Degeneration of Intervertebral Disc : Thoái hóa thân sống-đĩa đệm Exact Probability Test (EPT) : Phép kiểm chính xác Fisher Japanese Orthopaedic Association Score : Thang điểm JOA Laminectomy : Cắt bản sống Laminoplasty : Tạo hình bản sống Lateral mass fixation : Làm cứng bằng nẹp vít khối bên Ligamentum Flavum Hypertrophy : Phì đại dây chằng vàng Magnetic Resonance Imaging (MRI) : Hình ảnh cộng hưởng từ Numerical Rating Scale (NRS) : Điểm đau lượng giá theo thang số Nucleotide Pyrophosphatase Gene : Gen NPPS trong bệnh cốt hóa DCDS Ossification of the Ligamentum Flavum (OLF): Cốt hóa dây chằng vàng Ossification of the Posterior Longitudinal Ligament (OPLL) : Cốt hóa dây chằng dọc sau Range of Motion (ROM) : Tầm vận động Recovery Rate (RR) : Tỷ lệ hồi phục Transverse Lesion Syndrome : Hội chứng tủy cắt ngang . . DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá đau cổ ..................................................................... 34 Bảng 2.2. Điểm vào và hướng bắt vít khối bên theo các tác giả ............................... 42 Bảng 3.1. Phân bố giới tính ....................................................................................... 46 Bảng 3.2. Thời gian khởi phát triệu chứng ............................................................... 47 Bảng 3.3. Tiền sử chấn thương ................................................................................. 48 Bảng 3.4. Hội chứng bệnh lý .................................................................................... 48 Bảng 3.5. Hội chứng tổn thương tủy ......................................................................... 48 Bảng 3.6. Điểm JOA trước PT .................................................................................. 49 Bảng 3.7. Điểm Nurick trước PT .............................................................................. 49 Bảng 3.8. Điểm NRS trước PT ................................................................................. 49 Bảng 3.9. Tư thế cột sống trước PT .......................................................................... 50 Bảng 3.10. Đường kính trước-sau ống sống ............................................................. 50 Bảng 3.11. Số tầng hẹp ống sống .............................................................................. 51 Bảng 3.12. Nguyên nhân chính gây hẹp ống sống .................................................... 51 Bảng 3.13. Tình trạng tổn thương tủy trên MRI ....................................................... 52 Bảng 3.14. Biến chứng trong PT ............................................................................... 52 Bảng 3.15. Sự cải thiện triệu chứng lâm sàng........................................................... 53 Bảng 3.16. Tỷ lệ hồi phục thần kinh ......................................................................... 54 Bảng 3.17. Sự thay đổi tư thế cột sống sau PT ......................................................... 55 Bảng 3.18. Sự thay đổi các chỉ số trên hình ảnh học sau PT .................................... 56 Bảng 3.19. Đường kính ống sống trước và sau PT ................................................... 56 Bảng 3.20. Biến chứng sau PT .................................................................................. 57 Bảng 3.21. Liên quan giữa tuổi và kết quả PT .......................................................... 57 Bảng 3.22. Liên quan giữa thời gian khởi phát và kết quả PT.................................. 58 Bảng 3.23. Liên quan giữa hội chứng tủy và kết quả PT .......................................... 58 Bảng 3.24. Liên quan giữa tiền sử chấn thương và kết quả PT ................................ 59 . . Bảng 3.25. Liên quan giữa mức độ tổn thương tủy và kết quả PT ........................... 59 Bảng 3.26. Liên quan giữa tình trạng HOS và kết quả PT ....................................... 60 Bảng 3.27. Liên quan giữa sự thay đổi tín hiệu tủy và kết quả PT ........................... 60 Bảng 3.28. Liên quan giữa nguyên nhân gây HOS và kết quả PT............................ 61 Bảng 4.1. So sánh độ tuổi trung bình ........................................................................ 63 Bảng 4.2. So sánh thời gian khởi phát triệu chứng ................................................... 64 Bảng 4.3. So sánh hội chứng bệnh lý ........................................................................ 66 Bảng 4.4. So sánh mức tổn thương TK trước PT...................................................... 67 Bảng 4.5. So sánh tư thế cột sống trước PT .............................................................. 67 Bảng 4.6. So sánh thời gian PT là lượng máu mất.................................................... 73 Bảng 4.7. So sánh biến chứng PT ............................................................................. 74 Bảng 4.8. So sánh điểm JOA và tỷ lệ hồi phục sau PT ............................................. 76 Bảng 4.9. So sánh CCI và ROM sau PT ................................................................... 78 . . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi ........................................................................ 46 Biểu đồ 3.2. Lý do nhập viện .................................................................................... 47 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hồi phục thần kinh sau PT ........................................................... 55 Biểu đồ 4.1. So sánh phân bố giới tính ..................................................................... 62 Biểu đồ 4.2. So sánh phân bố nhóm tuổi .................................................................. 63 Biểu đồ 4.3. So sánh lý do nhập viện ........................................................................ 65 Biểu đồ 4.4. So sánh tư thế cột sống trước PT .......................................................... 68 Biểu đồ 4.5. So sánh nguyên nhân gây HOS ............................................................ 69 Biểu đồ 4.6. So sánh tình trạng tổn thương tủy trên cộng hưởng từ ......................... 70 Biểu đồ 4.7. So sánh tỷ lệ liệt rễ C5 sau PT .............................................................. 75 Biểu đồ 4.8. So sánh điểm JOA, Nurick và NRS (hoặc VAS) sau PT ..................... 77 Biểu đồ 4.9. So sánh mức hồi phục thần kinh sau PT............................................... 77 . . DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Cột sống. ..................................................................................................... 6 Hình 1.2. Cột sống cổ. ................................................................................................. 7 Hình 1.3. Cấu tạo đốt sống C1. ................................................................................... 8 Hình 1.4. Cấu tạo đốt sống C2 và hệ thống dây chằng. .............................................. 9 Hình 1.5. Cấu tạo đốt sống cổ thấp. .......................................................................... 10 Hình 1.6. Chiều dài vít có thể đi trong khối bên thay đổi theo góc nghiêng. ........... 11 Hình 1.7. Hệ thống dây chằng cột sống cổ. .............................................................. 12 Hình 1.8. Tủy sống. ................................................................................................... 14 Hình 1.9. Vị trí đi ra của thần kinh gai sống cổ. ....................................................... 15 Hình 1.10. Các cơ cạnh sống..................................................................................... 16 Hình 1.11. HOS cổ C4-C5, C5-C6, C6-C7, C7-T1 do cốt hóa DCDS. .................... 18 Hình 1.12. Phân bố cảm giác và vận động theo rễ thần kinh. ................................... 22 Hình 1.13. X quang cột sống cổ cúi – ngửa. ............................................................. 24 Hình 1.14. Cốt hóa DCDS trên cắt lớp vi tính. ......................................................... 25 Hình 1.15. HOS C3-C6 do cốt hóa DCDS trên MRI. ............................................... 25 Hình 1.16. Ảnh hưởng tư thế cột sống lên sự giải ép tủy. ........................................ 29 Hình 2.1. Các thông số trên hình ảnh T2 cộng hưởng từ cắt ngang. ........................ 32 Hình 2.2. Xác định góc Cobb trên X quang cột sống cổ........................................... 36 Hình 2.3. Chỉ số đường cong cột sống và tầm vận động cổ. .................................... 36 Hình 2.4. Xác định tỷ số Torg-Pavlov. ..................................................................... 37 Hình 2.5. Tư thế bệnh nhân. ...................................................................................... 40 Hình 2.6. Bộc lộ bản sống và khối bên ..................................................................... 40 Hình 2.7. Điểm vào và hướng bắt vít khối bên theo các tác giả. .............................. 41 . . Hình 2.8. Kiểm tra trên C-arm. ................................................................................. 42 Hình 2.9. Dụng cụ phẫu thuật nẹp vít cột sống cổ lối sau. ....................................... 43 Hình 2.10. Vít được bắt vào khối bên. ...................................................................... 43 Hình 2.11. Bộ nẹp vít cổ lối sau và thanh dọc. ......................................................... 44 Hình 2.12. Kỹ thuật cắt bản sống giải ép. ................................................................. 44 Hình 2.13. Ống sống sau khi được giải ép. ............................................................... 45 Hình 4.1. K-line trong trường hợp cốt hóa DCDS. ................................................... 72 Hình 4.2. Sử dụng máy mài cao tốc trong phẫu thuật. .............................................. 74 Hình 4.3. Sự thay đổi độ ưỡn của cột sống cổ sau phẫu thuật. ................................. 79 . . 1 MỞ ĐẦU Hẹp ống sống (HOS) cổ là bệnh lý thoái hóa thường gặp, một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tổn thương và rối loạn chức năng của tủy cổ. Bệnh có thể diễn tiến và biểu hiện với nhiều triệu chứng lâm sàng khác nhau, tùy theo mức độ: từ đau cổ, đau vai hoặc đau theo rễ thần kinh; đến giảm cảm giác hoặc dị cảm, yếu hoặc liệt vận động, teo cơ và rối loạn cơ vòng. Điều trị HOS cổ nhằm mục đích phục hồi các chức năng thần kinh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các phương pháp điều trị HOS cổ cũng rất đa dạng, từ điều trị bảo tồn cho đến điều trị bằng phẫu thuật. Trong điều trị bằng phẫu thuật, đối với HOS cổ từ một đến hai tầng, phương pháp tiếp cận lối trước thường được ưu tiên, bằng cách lấy nhân đệm để giải ép trực tiếp hoặc cắt thân sống kết hợp với hàn xương. Trường hợp HOS cổ đa tầng hoặc có chèn ép tủy, phương pháp tiếp cận lối sau cho thấy kết quả tốt và có nhiều ưu điểm. Trong đó, phẫu thuật cắt bản sống giải ép và làm cứng bằng nẹp vít khối bên dần trở thành một lựa chọn. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng lâm sàng bằng cách giải phóng các thành phần gây chèn ép, đồng thời mở rộng đường kính trước-sau của ống sống. Làm cứng bằng nẹp vít khối bên còn giúp giảm biến chứng gù thứ phát sau mổ. Hiện nay, với sự phát triển của những phương tiện hỗ trợ phẫu thuật như máy khoan mài cao tốc, kính vi phẫu; kỹ thuật cắt bản sống giải ép và làm cứng bằng nẹp vít khối bên được thực hiện thuận lợi và an toàn. Ở Việt Nam, hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện đầy đủ và chi tiết đánh giá kết quả điều trị HOS cổ với phương pháp cắt bản sống giải ép và làm cứng bằng nẹp vít khối bên. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Điều trị hẹp ống sống cổ đa tầng bằng phẫu thuật cắt bản sống giải ép và nẹp vít khối bên”, với các mục tiêu sau: . . 2 1. Xác định tỷ lệ hồi phục các triệu chứng thần kinh, dựa theo thang điểm JOA trước và sau phẫu thuật. 2. Đánh giá tư thế và tầm vận động của cột sống cổ sau phẫu thuật, dựa trên hình ảnh X quang. 3. Tìm mối liên quan giữa các yếu tố trước phẫu thuật với sự hồi phục các triệu chứng thần kinh sau phẫu thuật. . . 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU TRỊ HẸP ỐNG SỐNG CỔ 1.1.1. Ngoài nước Năm 1928, Stookey là người đầu tiên mô tả bệnh lý HOS cổ với những hiểu biết ban đầu về cơ chế bệnh sinh. Tuy nhiên đến năm 1952, báo cáo của Brain và cộng sự mới trình bày mối liên hệ giữa tình trạng HOS cổ với những tổn thương tủy [16]. Theo thời gian, nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị HOS cổ ra đời. Trong vài thập kỷ, phẫu thuật cắt bản sống giải ép đơn thuần được xem như tiêu chuẩn vàng điều trị HOS cổ khi chọn tiếp cận lối sau. Tuy nhiên các báo cáo về sau cho thấy tỷ lệ biến chứng gù thứ phát sau mổ cao, nhất là khi giải ép nhiều tầng. Vì vậy việc kết hợp làm cứng sau khi giải ép là một phương pháp được lựa chọn. Năm 1971, Fairbank ứng dụng kỹ thuật cột chỉ thép vào mỏm gai C2 và C7 để làm cứng cột sống cổ sau khi cắt bản sống. Năm 1975, Gonzalez-Feria, báo cáo kết quả qua thời gian theo dõi từ 1 đến 7 năm trên 20 BN HOS cổ được điều trị theo kỹ thuật này, cho thấy tỷ lệ hồi phục các triệu chứng thần kinh theo thang điểm Nurick là 85% nhưng không có các đánh giá về hình ảnh học [16]. Năm 1979, Roy-Camille lần đầu tiên mô tả kỹ thuật làm cứng bằng cách bắt vít vào khối bên và được chấp nhận rộng rãi, với tỷ lệ biến chứng thấp. Sau đó, các tác giả Magerl, Anderson và An đưa ra một số cải tiến cho kỹ thuật này nhằm giúp hạn chế các tai biến và tăng khả năng chịu lực cho vít [29]. Năm 1989, Miyakazi đánh giá 46 BN HOS cổ với thời gian theo dõi trung bình 53 tháng; thực hiện giải ép bằng kỹ thuật cắt bản sống kiểu Pháp và ghép xương; cho thấy tỷ lệ hàn xương là 65% và tỷ lệ cải thiện điểm JOA sau mổ là 89% [16]. Năm 1999, Kumar và cộng sự nghiên cứu 25 BN HOS cổ được phẫu thuật giải ép và làm cứng lối sau với tuổi trung bình 60 tuổi, thời gian theo dõi 48 tháng. . . 4 Kết quả 76% BN hồi phục các triệu chứng thần kinh dựa trên thang điểm Hash cải tiến [60]. Năm 2003, Houten và Cooper nghiên cứu hồi cứu những BN HOS cổ đa tầng được phẫu thuật với phương pháp cắt bản sống giải ép và làm cứng bằng nẹp vít khối bên. Kết quả cho thấy, về lâm sàng tỷ lệ hồi phục các triệu chứng thần kinh là 97%; và không có sự thay đổi tư thế cột sống sau mổ trên hình ảnh học. Tác giả nhận định việc làm cứng qua hệ thống nẹp vít khối bên tỏ ra an toàn và hạn chế biến chứng gù thứ phát sau giải ép [47]. Huang và cộng sự cũng đánh giá phẫu thuật cắt bản sống giải ép và làm cứng bằng nẹp vít khối bên tỏ ra hiệu quả trong điều trị HOS cổ khi thực hiện một nghiên cứu vào năm 2003 trên 32 BN với thời gian theo dõi 15 tháng. Tỷ lệ cải thiện điểm Nurick với sự hồi phục các triệu chứng thần kinh ở mức 1-mức rất tốt là 71% [48]. Năm 2009, thông qua việc phân tích cơ sở dữ liệu từ các nghiên cứu trước đó, Anderson kết luận tỷ lệ hồi phục các triệu chứng thần kinh sau cắt bản sống giải ép và làm cứng lối sau là 70 – 95%. Phương pháp này có hiệu quả giải ép tủy cả do sự chèn ép từ các thành phần phía trước lẫn phía sau của ống sống [16]. Gần đây, rất nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh về hiệu quả điều trị của phương pháp tạo hình bản sống với phương pháp cắt bản sống giải ép và làm cứng bằng nẹp vít. Năm 2011, Highsmith tiến hành nghiên cứu trên 56 BN, trong đó 30 BN được PT tạo hình bản sống và 26 BN được PT giải ép-làm cứng. Tác giả nhận thấy cả hai phương pháp đều mang lại hiệu quả điều trị và tỷ lệ biến chứng tương tự nhau. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được ghi nhận về mức giảm đau cổ dựa trên thang điểm VAS với tình trạng cải thiện tốt hơn ở nhóm được giải ép-làm cứng [45]. Tác giả Barret và cộng sự, năm 2011 nghiên cứu hồi cứu với cỡ mẫu lớn, 185 BN được PT giải ép-làm cứng và 70 BN được PT tạo hình bản sống, trong điều trị HOS cổ đa tầng. Các đánh giá về lâm sàng và hình ảnh học cho thấy cả hai phương pháp đều mang lại hiệu quả điều trị không khác biệt nhau mặc dù nhóm . . 5 được giải ép-làm cứng có tỷ lệ biến chứng, tình trạng đau mạn tính sau mổ và tỷ lệ BN cần phải phẫu thuật trở lại, thấp hơn so với nhóm được tạo hình bản sống [106]. Năm 2014, Chang và cộng sự tiến hành PT cắt bản sống giải ép và làm cứng bằng nẹp vít trên 58 BN HOS cổ. Kết quả cho thấy tỷ lệ cải thiện các triệu chứng thần kinh dựa trên điểm JOA là 85%, với tăng trung bình 2,9 điểm; tất cả các BN đều cho thấy có sự hàn xương trên phim X quang động kiểm tra sau mổ; liệt rễ C5 là biến chứng thường gặp nhất với tỷ lệ 6,9% [21]. Mới nhất, năm 2015 tạp chí Phẫu thuật cột sống Châu Âu đã xuất bản một tập san với chuyên đề HOS cổ. Trong đó, Mayer và cộng sự thông qua việc hồi cứu y văn đã tổng hợp toàn bộ những vấn đề liên quan khi lựa chọn điều trị HOS cổ với kỹ thuật giải ép và làm cứng bằng nẹp vít khối bên. Qua đó, tác giả nhận định đây là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị đáng tin cậy về lâm sàng và hình ảnh học [75]. 1.1.2. Trong nước: Năm 1997, Võ Văn Thành lần đầu tiên mô tả bệnh lý tủy trong HOS cổ do cốt hóa dây chằng dọc sau [9]. Cũng trong năm đó, tác giả đã báo cáo việc áp dụng phẫu thuật giải ép kèm hàn xương lối trước để điều trị HOS cổ và mang lại hiệu quả tốt [10]. Năm 1999, Lê Thị Hồng Liên đã nghiên cứu 30 trường hợp TVĐĐ và HOS cổ trong đó 15 trường hợp điều trị nội khoa và 15 trường hợp điều trị phẫu thuật [4]. Năm 1999, Nguyễn Thị Ánh Hồng thực hiện nghiên cứu về giá trị cộng hưởng từ trong HOS cổ. Tiến hành trên 300 BN, tác giả đã đưa ra một số nhận xét về đặc điểm của bệnh lý này trên hình ảnh học [2]. Năm 2000, Võ Văn Thành và cộng sự tổng kết 100 trường hợp HOS cổ được điều trị với nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau [11]. Năm 2003, Phan Quang Sơn nghiên cứu kỹ thuật cắt bản sống giải ép đơn thuần trong điều trị HOS cổ trên 27 BN, có 2 BN diễn tiến xấu và tử vong [7]. Năm 2012, Phan Quang Sơn báo cáo 32 trường hợp HOS cổ được phẫu thuật tạo hình bản sống theo phương pháp Kurokawa, tỷ lệ hồi phục các triệu chứng thần . . 6 kinh theo điểm JOA là 58,5%, biến chứng gù sau mổ là 6,3% và biến chứng liệt rễ C5 là 12,5% [8]. 1.2. GIẢI PHẪU CỘT SỐNG CỔ 1.2.1. Cột sống Cột sống có từ 33 đến 34 đốt sống xếp chồng lên nhau và chia thành bốn đoạn: - Đoạn cổ lồi ra trước, bao gồm 7 đốt. - Đoạn ngực lồi ra sau, bao gồm 12 đốt. - Đoạn thắt lưng lồi ra trước, bao gồm 5 đốt. - Đoạn cùng cụt lồi ra sau. Cấu trúc này phù hợp với tư thế đứng thẳng của con người [1], [6], [55], [93]. Hình 1.1. Cột sống “Nguồn: Richard L. D., 2015” [93] . . 7 Cột sống cổ có 7 đốt, từ C1 đến C7, được chia thành 2 đoạn: - Cột sống cổ cao: gồm C0 (ụ chẩm) – C1 – C2, có nguồn gốc phôi thai và hình thái khác với các đốt còn lại, được1 xem là thành phần của bản lề chẩm-cổ. - Cột sống cổ thấp: gồm từ C3 đến C7, có hình thái tương tự nhau. Hình 1.2. Cột sống cổ “Nguồn: Netter F., 2013” [5] 1.2.2. Cấu trúc xương-khớp Đặc điểm chung Thân sống dẹt bề ngang, dày phía trước hơn phía sau. Mỏm ngang dính vào thân và chân cung bởi hai mảnh để tạo nên lỗ ngang cho động mạch đốt sống đi qua. Mặt trên của mỏm ngang có rãnh thần kinh gai sống. Mỏm khớp có mặt khớp phẳng nằm ngang. Lỗ đốt sống hình tam giác và rộng hơn so với đoạn ngực và lưng để chứa phình cổ và thích ứng với biên độ di động lớn [1], [6], [96]. Đốt sống cổ C1 Đặc điểm của đốt đội C1 là không có thân đốt sống, hai khối bên tạo thành hình vòng, mặt khớp trên khớp với lồi cầu chẩm giúp thực hiện động tác cúi-ngửa, mặt khớp dưới để khớp với đốt sống cổ C2. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất