Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều trị gãy cột sống ngực do chấn thương bằng phẫu thuật nẹp vít cuống cung...

Tài liệu điều trị gãy cột sống ngực do chấn thương bằng phẫu thuật nẹp vít cuống cung

.PDF
121
2
128

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- LÊ HOÀNG NHÃ ĐIỀU TRỊ GÃY CỘT SỐNG NGỰC DO CHẤN THƯƠNG BẰNG PHẪU THUẬT NẸP VÍT CUỐNG CUNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y KHOA TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2016 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- LÊ HOÀNG NHÃ ĐIỀU TRỊ GÃY CỘT SỐNG NGỰC DO CHẤN THƯƠNG BẰNG PHẪU THUẬT NẸP VÍT CUỐNG CUNG Chuyên ngành: Ngoại khoa (Ngoại thần kinh – Sọ não) Mã số: 60 72 01 23 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y KHOA Hướng dẫn khoa học: TS.BS. NGUYỄN VĂN TẤN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016 . . LỜI CAM ĐOAN ---oOo--- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả LÊ HOÀNG NHÃ . . MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GÃY CỘT SỐNG NGỰC. ......................... 3 1.1.1. Trong nước: .................................................................................................. 3 1.1.2. Ngoài nước: .................................................................................................. 4 1.2. CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU LIÊN QUAN: .......................................... 5 1.2.1. Giải phẫu cột sống ngực: ............................................................................. 5 1.2.2. Giải phẫu cuống cung cột sống ngực: ......................................................... 9 1.2.3. Mạch máu vùng cột sống ngực: ................................................................. 10 1.2.4. Giải phẫu tủy sống ngực: ........................................................................... 11 1.3. CƠ CHẾ GÃY CỘT SỐNG NGỰC: ......................................................... 12 1.3.1. Cơ chế nén ép hoặc dồn dọc trục: ............................................................. 12 1.3.2. Cơ chế gập: ................................................................................................ 12 1.3.3. Cơ chế giằng xé: ........................................................................................ 13 1.3.4. Cơ chế gập – trật: ...................................................................................... 13 1.3.5. Cơ chế duỗi: ............................................................................................... 13 1.3.6. Cơ chế duỗi – xoay: ................................................................................... 13 1.4. PHÂN LOẠI GÃY CỘT SỐNG NGỰC THEO DENIS: ........................ 14 1.5. LÂM SÀNG GÃY CỘT SỐNG NGỰC: ................................................... 16 1.5.1. Triệu chứng lâm sàng: ............................................................................... 16 1.5.2. Các hội chứng tổn thương tủy:................................................................... 17 1.5.3. Phân loại tổn thương thần kinh theo hiệp hội chấn thương cột sống Hoa Kỳ (ASIA: American Spinal Injury Association): ................................................ 18 1.5.4. Tổn thương phối hợp: ................................................................................. 18 1.6. HÌNH ẢNH HỌC: ....................................................................................... 19 . . 1.6.1. X-quang cột sống ngực: ............................................................................. 19 1.6.2. CT-scan cột sống ngực:.............................................................................. 20 1.6.3. MRI cột sống ngực: .................................................................................... 20 1.7. ĐIỀU TRỊ GÃY CỘT SỐNG NGỰC: ...................................................... 21 1.7.1. Điều trị ban đầu: ........................................................................................ 21 1.7.2. Điều trị bảo tồn: ......................................................................................... 21 1.7.2.1. Nắn và cố định bằng bột: ........................................................................ 21 1.7.2.2. Điều trị bất động bằng nẹp không nắn chỉnh: ........................................ 22 1.7.2.3. Điều trị theo chức năng: ......................................................................... 22 1.7.3. Điều trị phẫu thuật: .................................................................................... 22 1.7.3.1.Chỉ định phẫu thuật: ................................................................................ 22 1.7.3.2.Thời điểm phẫu thuật: .............................................................................. 23 1.7.3.3. Các phương pháp phẫu thuật: ................................................................ 24 1.8. VẤN ĐỀ LIỀN XƯƠNG: ........................................................................... 28 1.9. BIẾN CHỨNG: ............................................................................................ 29 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................ 30 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: ............................................................................... 30 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:.................................................................................... 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 30 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:. .................................................................................. 30 2.2.2. Cỡ mẫu:. ..................................................................................................... 30 2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ............................................................ 30 2.2.4. Phương pháp thực hiện: ............................................................................. 31 2.2.4.1. Lấy mẫu:.................................................................................................. 31 2.2.4.2. Xử lý số liệu: ........................................................................................... 38 2.3. Vấn đề y đức: ............................................................................................... 39 . . Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 40 3.1. Hành chánh: ................................................................................................ 40 3.1.1. Tuổi............................................................................................................. 40 3.1.2. Giới............................................................................................................. 41 3.1.3. Nghề nghiệp. .............................................................................................. 41 3.1.4. Lý do vào viện. ........................................................................................... 42 3.2. Bệnh sử:........................................................................................................ 42 3.2.1. Nguyên nhân chấn thương. ........................................................................ 42 3.2.2. Cơ chế chấn thương. .................................................................................. 43 3.2.3. Kiểu chấn thương. ...................................................................................... 43 3.2.4. Thời gian chấn thương đến khi nhập viện. ................................................ 44 3.3. Triệu chứng lâm sàng. ................................................................................ 44 3.3.1. Đau. ............................................................................................................ 44 3.3.2. Triệu chứng và mức độ tổn thương tủy. ..................................................... 45 3.3.3. Tổn thương phối hợp. ................................................................................. 46 3.3.4. Phân loại tổn thương tủy theo ASIA. ......................................................... 48 3.4. Hình ảnh học:............................................................................................... 48 3.4.1. X-quang cột sống ngực............................................................................... 48 3.4.2. CT-scan cột sống ngực. .............................................................................. 50 3.4.3. Phân loại gãy theo Denis. .......................................................................... 51 3.5. Kết quả điều trị phẫu thuật:....................................................................... 52 3.5.1. Thời điểm phẫu thuật. ................................................................................ 52 3.5.2. Các kết quả trong phẫu thuật..................................................................... 53 3.6. Theo dõi sau phẫu thuật: ............................................................................ 54 3.6.1. Thời gian nằm viện..................................................................................... 54 3.6.2. Triệu chứng đau sau phẫu thuật. ............................................................... 55 3.6.3. Phục hồi thần kinh theo ASIA. ................................................................... 55 . . 3.6.4. Độ gù cột sống trên x-quang sau phẫu thuật. ............................................ 57 3.6.5. Hàn xương. ................................................................................................. 58 3.6.6. Biến chứng.................................................................................................. 59 Chương 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 60 4.1. Hành chánh: ................................................................................................ 60 4.1.1. Tuổi: ........................................................................................................... 60 4.1.2. Giới: ........................................................................................................... 60 4.1.3. Nghề nghiệp: .............................................................................................. 61 4.1.4. Lý do vào viện: ........................................................................................... 61 4.2. Bệnh sử: ........................................................................................................ 62 4.2.1. Nguyên nhân chấn thương. ........................................................................ 62 4.2.2. Cơ chế chấn thương. .................................................................................. 63 4.2.3. Kiểu chấn thương. ...................................................................................... 63 4.2.4. Thời gian chấn thương đến khi nhập viện. ................................................ 64 4.3. Triệu chứng lâm sàng: ................................................................................ 65 4.3.1. Đau. ............................................................................................................ 65 4.3.2. Triệu chứng tổn thương tủy........................................................................ 65 4.3.3. Tổn thương phối hợp. ................................................................................. 67 4.3.4. Phân loại tổn thương tủy theo ASIA. ......................................................... 69 4.4. Hình ảnh học:............................................................................................... 70 4.4.1. X-quang cột sống ngực............................................................................... 70 4.4.2. CT-scan cột sống ngực. .............................................................................. 72 4.4.3. Phân loại gãy theo Denis. .......................................................................... 73 4.5. Điều trị phẫu thuật: .................................................................................... 74 4.5.1. Thời điểm phẫu thuật. ................................................................................ 74 4.5.2. Các kết quả trong phẫu thuật..................................................................... 75 4.6. Theo dõi sau mổ:.......................................................................................... 77 . . 4.6.1. Thời gian nằm viện..................................................................................... 77 4.6.2. Triệu chứng đau sau phẫu thuật. ............................................................... 78 4.6.3. Phục hồi thần kinh theo ASIA. ................................................................... 80 4.6.4. Độ gù cột sống trên x-quang sau phẫu thuật. ............................................ 81 4.6.5. Hàn xương. ................................................................................................. 83 4.6.6. Biến chứng.................................................................................................. 83 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO BỆNH ÁN MINH HỌA . . DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 1.1: Cột sống ngực. .............................................................................. 5 Hình 1.2: Cấu tạo một đốt sống ngực. .......................................................... 6 Hình 1.3: Thay đổi thành phần đốt sống T1 đến T12 .................................. 7 Hình 1.4: Cử động của cột sống ngực. ......................................................... 8 Hình 1.5: Đặc điểm riêng cột sống ngực T1, T10, T11. .............................. 8 Hình 1.6: Hình ảnh cắt ngang cuống cung T2. ............................................. 9 Hình 1.7: Hình ảnh cắt ngang cuống cung T6. ............................................. 9 Hình 1.8: Hình ảnh cắt ngang cuống cung T10, T11. ................................ 10 Hình 1.9: Mạch máu vùng cột sống ngực................................................... 10 Hình 1.10: Các con đường dẫn truyền thần kinh của tủy sống .................. 11 Hình 1.11: Cơ chế gãy xương do gập ......................................................... 12 Hình 1.12: Cơ chế gãy do giằng xé ............................................................ 13 Hình 1.13: Cơ chế gãy do gập trật. ............................................................. 13 Hình 1.14: Cơ chế gãy duỗi ........................................................................ 13 Hình 1.15: Cơ chế gãy gập – xoay ............................................................. 13 Hình 1.16: Hình ảnh ba cột của Denis........................................................ 14 Hình 1.17: Phân loại gãy lún theo Denis .................................................... 14 Hình 1.18: Phân loại gãy nhiều mảnh theo Denis ...................................... 15 Hình 1.19: Phân loại gãy dây đai theo Denis. ............................................ 15 Hình 1.20: Phân loại gãy trật theo Denis.................................................... 16 Hình 1.21: Phân bố cảm giác theo đoạn tủy tương ứng ............................. 16 Hình 1.22: Các hội chứng tổn thương tủy .................................................. 17 Hình 1.23: Gãy cột sống ngực trên x-quang cột sống thẳng, nghiêng. ...... 19 Hình 1.24: Hình ảnh gãy trật T5-T6 trên CT-scan. .................................... 20 Hình 1.25: Tổn thương tủy sống trên MRI................................................. 20 Hình 1.26: Điều trị bảo tồn bằng nắn chỉnh và bất động bằng bột............. 21 . . Hình 1.27: Điều trị bằng mang áo nẹp ....................................................... 22 Hình 1.28: Tư thế bệnh nhân ...................................................................... 24 Hình 1.29: Cắt đĩa đệm và thân sống. ........................................................ 25 Hình 1.30: Kỹ thuật bắt vít lối trước. ......................................................... 25 Hình 1.31: Kỹ thuật mổ lối sau gãy cột sống ngực. ................................... 26 Hình 1.32: Điểm vào và hướng bắt vít cuống cung cột sống ngực. ........... 27 Hình 1.33: Kỹ thuật nắn chỉnh bằng dụng cụ trong gãy cột sống nhiều mảnh............................................................................................................ 27 Hình 2.1: Đo góc Cobb (a), góc gù cột sống (b) trước mổ ........................ 36 Hình 2.2: Hình ảnh gãy cột sống: A: gãy lún; B: gãy nhiều mảnh; C: gãy dây đai; D: gãy trật. .................................................................................... 36 Hình 2.3: Đo góc Cobb (a), góc gù cột sống (b) sau mổ. ........................... 37 Hình 3.1: Đo góc Cobb trên (trái), góc gù cột sống (phải) trước mổ. ........ 49 Hình 3.2: Giảm chiều cao thân sống (trái) và hẹp ống sống (phải)............ 50 Hình 3.3: Gãy cuống cung 1 bên (trái) và 2 bên (phải). ............................. 50 Hình 3.4: Số lượng phục hồi thần kinh sau phẫu thuật theo ASIA. ........... 56 Hình 3.5: Đo góc Cobb (trái), góc gù cột sống (phải) sau phẫu thuật. ...... 57 Hình 3.6: Hình ảnh hàn xương trên CT-scan sau 2 năm. ........................... 58 Hình 4.1: Gãy T6 kèm tràn máu màng phổi phải ....................................... 69 Hình 4.2: Gãy T7-T8 trên x-quang ngực thẳng. ......................................... 70 Hình 4.3: Gãy cột sống T9 trên CTscan (bên phải) nhưng trên x-quang ngực thẳng (bên trái) không thấy. ............................................................... 70 Hình 4.4: Gãy lún cột sống T7 trên CT-scan.............................................. 81 . . DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Thang Likert 5 điểm................................................................ 32 Bảng 2.2. Phân loại sức cơ theo lâm sàng. .............................................. 32 Bảng 2.3. Thang điểm Glasgow Coma Scale. ......................................... 33 Bảng 2.4. Ví dụ về tính chỉ số ISS. ......................................................... 34 Bảng 2.5. Bảng chỉ số tổn thương vắn tắt AIS. ....................................... 34 Bảng 2.6. Bảng phân loại tổn thương thần kinh theo ASIA. .................. 35 Bảng 2.7. Phân độ hàn xương theo Bridwell. ......................................... 38 Bảng 3.1. Kết quả mức độ đau. ............................................................... 44 Bảng 3.2. Kết quả triệu chứng tổn thương tủy. ....................................... 45 Bảng 3.3. Các tổn thương phối hợp......................................................... 46 Bảng 3.4. Phân loại Denis với tổn thương tủy. ....................................... 51 Bảng 3.5. Thời điểm phẫu thuật và tổn thương phối hợp. ...................... 52 Bảng 3.6. So sánh chỉ số ISS trung bình. ................................................ 53 Bảng 3.7. Các số liệu trong phẫu thuật ................................................... 53 Bảng 3.8. So sánh thời gian phẫu thuật và lượng máu mất giữa hai nhóm phẫu thuật sớm và muộn.......................................................................... 53 Bảng 3.9. So sánh số ngày nằm viện giữa phẫu thuật sớm và muộn. ..... 54 Bảng 3.10. Mức độ đau sau phẫu thuật ................................................... 55 Bảng 3.11. So sánh điểm Likert trước và sau phẫu thuật........................ 55 Bảng 3.12. Số lượng phục hồi thần kinh theo ASIA giữa phẫu thuật sớm và muộn. .................................................................................................. 57 Bảng 3.13. So sánh góc Cobb, góc gù cột sống trước và sau phẫu thuật. ................................................................................................................. 58 Bảng 4.1. So sánh độ tuổi trung bình. ..................................................... 60 Bảng 4.2. So sánh tỉ lệ nam/nữ. ............................................................... 60 Bảng 4.3. So sánh nguyên nhân chấn thương. ........................................ 62 Bảng 4.4. So sánh kiểu chấn thương. ...................................................... 64 . . Bảng 4.5. So sánh triệu chứng tổn thương tủy. ....................................... 66 Bảng 4.6. So sánh tỉ lệ xảy ra tổn thương phối hợp. ............................... 67 Bảng 4.7. So sánh số tổn thương phối hợp.............................................. 67 Bảng 4.8. So sánh phân loại tổn thương tủy theo ASIA. ........................ 69 Bảng 4.9. So sánh góc Cobb và góc gù cột sống trung bình. .................. 72 Bảng 4.10. So sánh các chỉ số trên CT-scan. .......................................... 72 Bảng 4.11. So sánh phân loại gãy theo Denis. ........................................ 73 Bảng 4.12. So sánh chỉ số ISS trung bình giữa hai nhóm phẫu thuật sớm và muộn. .................................................................................................. 75 Bảng 4.13. So sánh thời gian phẫu thuật giữa phẫu thuật sớm và muộn.76 Bảng 4.14. So sánh thời gian nằm viện trung bình. ................................ 78 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi. .................................................. 40 Biểu đồ 3.2. Phân bố theo giới. ............................................................ 41 Biểu đồ 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp................................................ 41 Biểu đồ 3.4. Lý do nhập viện. .............................................................. 42 Biểu đồ 3.5. Nguyên nhân chấn thương. .............................................. 42 Biểu đồ 3.6. Cơ chế chấn thương. ........................................................ 43 Biểu đồ 3.7. Kiểu chấn thương............................................................. 43 Biểu đồ 3.8. Thời gian chấn thương đến khi nhập viện. ...................... 44 Biểu đồ 3.9. Kết quả thang điểm Likert. .............................................. 45 Biểu đồ 3.10. Mức độ tổn thương tủy. ................................................. 46 Biểu đồ 3.11. Tổn thương phối hợp kèm theo gãy cột sống ngực. ...... 46 Biểu đồ 3.12. Kết quả điểm ISS. .......................................................... 47 Biểu đồ 3.13. Phân loại tổn thương tủy theo ASIA. ............................ 48 Biểu đồ 3.14. Tỉ lệ thấy hình ảnh gãy cột sống ngực trên x-quang. .... 48 Biểu đồ 3.15. Số lượng bệnh nhân / các đốt sống gãy. ........................ 49 Biểu đồ 3.16. Phân loại gãy theo Denis. .............................................. 51 Biểu đồ 3.17. Phân bố thời điểm phẫu thuật. ....................................... 52 Biểu đồ 3.18. Kết quả số ngày nằm viện.............................................. 54 Biểu đồ 3.19. Phân loại tổn thương tủy theo ASIA sau phẫu thuật. .... 56 Biểu đồ 3.20. Tỉ lệ biến chứng. ............................................................ 59 Biểu đồ 4.1. So sánh nghề nghiệp. ....................................................... 61 Biểu đồ 4.2. So sánh thời gian chấn thương đến lúc nhập viện. .......... 64 Biểu đồ 4.3. So sánh mức độ tổn thương tủy. ...................................... 66 Biểu đồ 4.4. So sánh các tổn thương phối hợp..................................... 68 Biểu đồ 4.5. So sánh số bệnh nhân / vị trí đốt sống gãy. ..................... 71 . . Biểu đồ 4.6. So sánh tỉ lệ tổn thương tủy (gãy trật) và tỉ lệ không tổn thương tủy (gãy lún). ............................................................................ 74 Biểu đồ 4.7. So sánh thời điểm phẫu thuật. ......................................... 74 Biểu đồ 4.8. So sánh thời gian phẫu thuật............................................ 76 Biểu đồ 4.9. So sánh lượng máu mất trung bình trong phẫu thuật. ..... 77 Biểu đồ 4.10. So sánh thời gian nằm viện giữa nhóm phẫu thuật sớm và muộn. ............................................................................................... 78 Biểu đồ 4.11. Tỉ lệ đau trước và sau phẫu thuật................................... 79 Biểu đồ 4.12. So sánh phân loại ASIA sau phẫu thuật. ....................... 80 Biểu đồ 4.13. So sánh tỉ lệ có hồi phục thần kinh. ............................... 81 Biểu đồ 4.14. So sánh góc gù cột sống và góc Cobb sau phẫu thuật. .. 82 Biểu đồ 4.15. So sánh tỉ lệ % cải thiện góc Cobb và góc gù cột sống. 82 . . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . AIS Abbreviated Injury Scale ASIA American Spinal Injury Association CT-scan Computerize tomography ISS Injury Severity Score mm milimet MRI Magnetic Resonance Imaging OR Odds ratio R Relative T1 Thorax 1 T2 Thorax 2 T3 Thorax 3 T4 Thorax 4 T5 Thorax 5 T6 Thorax 6 T7 Thorax 7 T8 Thorax 8 T9 Thorax 9 T10 Thorax 10 T11 Thorax 11 T12 Thorax 12 . BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT Tiếng anh Tiếng việt Abbreviated Injury Scale Chỉ số tổn thương vắn tắt American Spinal Injury Association Hiệp hội chấn thương cột sống Hoa Kỳ Computerize tomography Cắt lớp vi tính Injury Severity Score Chỉ số độ nặng chấn thương Magnetic Resonance Imaging Hình ảnh cộng hưởng từ Odds ratio Số chênh Relative Hệ số tương quan Thorax Đốt sống ngực . . 1 MỞ ĐẦU Gãy cột sống ngực đoạn từ T1 đến T10 chiếm khoảng 9 - 17% trong tất cả các gãy cột sống [30], [65], [79]. Gãy cột sống ngực do nhiều nguyên nhân như: tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông …thường gây ra bởi một lực chấn thương lớn [15], và hay kèm theo tổn thương phối hợp ở những cơ quan khác như: chấn thương ngực (tràn khí – tràn máu màng phổi, gãy xương sườn), chấn thương bụng (vỡ gan, vỡ lách, vỡ tạng rỗng), gãy xương chi, chấn thương sọ não (máu tụ ngoài màng cứng, dập xuất huyết não…) [47], [61], [79] làm cho việc điều trị trở nên phức tạp và để lại nhiều di chứng như: liệt hai chân, viêm phổi, loét do nằm lâu, nhiễm trùng tiểu, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh [23], [36]. Gãy lún có mảnh rời là loại thường gặp nhất trong gãy cột sống ngực và tỉ lệ tổn thương tủy sống ngực chiếm 15% trong tất cả các tổn thương tủy sống, trong đó 17% tổn thương tủy sống ngực trên là nguyên nhân gây liệt hai chi dưới. Trong khi đó, gãy trật là loại gãy không vững gây liệt hoàn toàn 2 chi dưới 80% các trường hợp [60], [79]. Việc điều trị gãy cột sống ngực bằng phẫu thuật nhằm mục đích nắn chỉnh lại độ gù cột sống, bất động và duy trì độ vững cột sống, giải ép các tổn thương thần kinh (nếu cần thiết) và giúp bệnh nhân vận động sớm, phục hồi chức năng thần kinh sau phẫu thuật [15], [17]. Thời điểm phẫu thuật gãy cột sống ngực cũng có hai quan điểm khác nhau là mổ sớm (< 72 giờ) và mổ muộn (> 72 giờ) do thường đi kèm với tổn thương phối hợp nặng ở nhiều cơ quan, các thương tổn phối hợp có thể đe dọa tính mạng người bệnh nên phải ưu tiên điều trị trước nhằm cứu sống người bệnh. Sau khi điều trị ổn định các tổn thương phối hợp này mới tiến hành phẫu thuật gãy cột sống do đó thời điểm phẫu thuật thường > 72 giờ [53], [69]. Có . . 2 ba phương pháp chính được sử dụng trong phẫu thuật gãy cột sống ngực: mổ lối trước, lối sau và phối hợp lối trước và sau. Trong đó mổ lối trước và phối hợp lối trước - sau giúp thuận lợi cắt và phục hồi chiều cao thân sống tốt nhưng kỹ thuật mổ phức tạp, cần phối hợp chuyên khoa khác như ngoại lồng ngực, ngoại tổng quát, biến chứng nhiều do phải mở ngực – bụng. Những trường hợp gãy có mảnh xương chèn vào ống sống thì mổ lối sau bị hạn chế, tuy nhiên mổ lối sau có kỹ thuật đơn giản, ít biến chứng hơn, đồng thời có thể triển khai mổ cấp cứu [82], [86]. Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu gãy cột sống ngực do chấn thương nhưng thường gộp vào nhóm ngực – thắt lưng (T11 đến L2) mà ít chú ý đến cơ chế sinh bệnh học đặc biệt của đoạn cột sống ngực giữa và trên (T1 đến T10) [63] nên chúng tôi thực hiện đề tài: “Điều trị gãy cột sống ngực do chấn thương bằng phẫu thuật nẹp vít cuống cung” với các mục tiêu sau: 1/ Xác định ảnh hưởng của tổn thương phối hợp đến thời điểm phẫu thuật gãy cột sống ngực do chấn thương theo chỉ số ISS. 2/ So sánh độ gù cột sống trên phim x-quang trước và sau phẫu thuật gãy cột sống ngực bằng nẹp vít cuống cung. 3/ Xác định tỉ lệ phục hồi thần kinh theo ASIA sau phẫu thuật gãy cột sống ngực do chấn thương. . . 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GÃY CỘT SỐNG NGỰC. 1.1.1. Trong nước: Nguyễn Phong (1999) [7] báo cáo 129 trường hợp gãy cột sống lưng – thắt lưng được phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy bằng phương pháp nẹp vít cuống cung, trong đó có 2 trường hợp gãy cột sống ngực T10-T11 và 20 trường hợp gãy cột sống ngực T11-T12. Nguyễn Văn Thạch (2004) [9] nghiên cứu một trường hợp trật đốt sống ngực không tổn thương tủy, bàn luận về chẩn đoán và thái độ xử trí. Sau đó ông nhận xét bước đầu kết quả điều trị phẫu thuật cấp cứu cố định cột sống ngực - thắt lưng qua đường sau tại bệnh viện Việt Đức từ 08/2003 đến 08/2004 [10]. Đến năm 2006, Nguyễn Văn Thạch [11] tiếp tục công bố kết quả điều trị cố định cột sống ngực - thắt lưng phối hợp 2 đường (trước và sau) tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 01/2005 đến 12/2005. Sang năm 2007 ông báo cáo thêm 146 trường hợp chấn thương cột sống ngực thắt lưng có liệt tủy hoàn toàn và không liệt, tuổi từ 18 đến 59, được phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức. Toàn bộ 146 trường hợp này đều được phẫu thuật viên sử dụng dụng cụ MOSS Miami để cố định đoạn cột sống gãy [12]. Sau đó, Nguyễn Trọng Tín (2008) [13] báo cáo 184 trường hợp chấn thương cột sống ngực lưng được điều trị tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2005. Trong đó 142 trường hợp điều trị bảo tồn, 42 trường hợp phẫu thuật, trong số các trường hợp phẫu thuật có 32 trường hợp giải ép lối trước, 10 trường hợp mổ lối sau. . . 4 Năm 2012, Nguyễn Vũ Hoàng [6] báo cáo 124 trường hợp điều trị gãy cột sống ngực thắt lưng mất vững đơn thuần và có tổn thương thần kinh do chấn thương bằng vít qua cuống tại khoa phẫu thuật thần kinh – bệnh viện 103 từ tháng 01/2007 đến 12/2008. Đồng thời, Phan Trọng Hậu [5] cũng nghiên cứu tiền cứu kết quả điều trị 15 bệnh nhân chấn thương cột sống ngực thắt lưng từ tháng 08/2005 đến 04/2008, bệnh nhân được phẫu thuật ghép xương thân đốt lối sau, cố định cột sống qua cuống cấu hình ngắn. 1.1.2. Ngoài nước: Alobaid A (2006) [15] trình bày các lý thuyết về kỹ thuật nắn chỉnh và bắt vít trong phẫu thuật gãy trật cột sống ngực do chấn thương. Sau đó, Hu Y [45] đã tiến hành đánh giá độ chính xác và an toàn trong bắt vít cuống cung ở 50 bệnh nhân gãy cột sống ngực do chấn thương. Rutges J. P (2007) [69] tiến hành một nghiên cứu đa trung tâm về thời điểm phẫu thuật gãy cột sống ngực – thắt lưng do chấn thương nhằm đánh giá mối liên hệ giữa thời điểm phẫu thuật và tổn thương thần kinh sau mổ. Trong năm 2009, Yoo C [84] đánh giá 30 trường hợp phẫu thuật cột sống ngực có kết hợp đặt dụng cụ và làm cứng nhằm đánh giá độ gù trước và sau phẫu thuật. Năm 2011, Ali Reza Ehsanbakhsh [28] nghiên cứu tỉ lệ bỏ sót gãy cột sống ngực – thắt lưng trên phim x-quang khi có tổn thương phối hợp. Obeid I. [67] báo cáo 3 trường hợp gãy trật cột sống ngực có tổn thương tủy hoàn toàn được điều trị cắt bỏ toàn bộ thân sống bằng tiếp cận lối sau. Năm 2013, Ming Yang [83] theo dõi 28 bệnh nhân được phẫu thuật gãy cột sống ngực – thắt lưng bằng nẹp vít lối sau trong thời gian từ 1 đến 3 năm, kết luận rằng quá trình lành xương không bị ảnh hưởng bởi dụng cụ nẹp vít cuống cung. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất