Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết hội thề của nguyễn quang thân...

Tài liệu Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết hội thề của nguyễn quang thân

.PDF
95
1
53

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HOÀNG THỊ THUỲ LINH DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT HỘI THỀ CỦA NGUYỄN QUANG THÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phùng Gia Thế Phú Thọ, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Phú Thọ, ngày tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Thị Thùy Linh ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Hùng Vương Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới PGS. TS Phùng Gia Thế. Thầy đã nhiệt tình, chu đáo giúp đỡ tôi hoàn thành luận này. Tôi mong luận văn sẽ nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phú Thọ, ngày tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Thị Thùy Linh iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6 4. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 7 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 7 6. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 7 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 8 8. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 8 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ Lý THUYẾN DIỄN NGÔN9 VÀ DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ........ 9 1.1. Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn ........................................................ 9 1.1.1. Diễn ngôn từ ngôn ngữ học tới văn học ................................................ 10 1.1.2. Diễn ngôn trong văn học ....................................................................... 16 1.2. Vấn đề diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại ............ 18 1.2.1. Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử ............................................. 18 1.2.2. Một số đặc điểm của diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại ......................................................................................................... 20 CHƢƠNG 2. DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT25 HỘI THỀ CỦA NGUYỄN QUAN THÂN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ .................................... 25 CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT ................................................................... 25 2.1. Cốt truyện Hội thề và sự bù lấp những “khoảng trống” lịch sử .............. 25 2.1.1. Từ bối cảnh lịch sử xã hội thế kỷ XIV .................................................. 25 2.1.2. Đến Hội thề của Nguyễn Quang Thân .................................................. 27 2.2. Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng nhƣ một cách phục dựng lịch sử 30 2.2.1. Sự phong phú về loại hình .................................................................... 30 iv 2.2.2. Sự đa dạng trong đặc điểm cấu trúc hình tƣợng ................................... 43 CHƢƠNG 3. DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT HỘI THỀ CỦA NGUYỄN QUANG THÂN NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC DIỄN GIẢI54 3.1. Mô hình kết cấu ........................................................................................ 54 3.1.1. Kết cấu tƣơng phản, đối lập .................................................................. 54 3.1.2. Kết cấu đồng hiện.................................................................................. 56 3.2. Tổ chức ngôn từ và giọng điệu ................................................................ 59 3.2.1. Tổ chức ngôn từ .................................................................................... 59 3.2.2. Giọng điệu trần thuật............................................................................. 67 3.3. Tổ chức không gian, thời gian nghệ thuật................................................ 74 3.3.1. Tổ chức không gian nghệ thuật ............................................................. 74 3.3.2. Tổ chức thời gian nghệ thuật ................................................................ 79 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Từ những năm 1960 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu văn học đã quan tâm đặc biệt tới khái niệm diễn ngôn với một loạt tên tuổi hàng đầu nhƣ M. Foucault, J. Derrida, R. Barthes, M. Bakhtin… Khái niệm diễn ngôn đƣợc thể hiện không chỉ trong một lĩnh vực duy nhất mà đƣợc xem xét rộng rãi trong ngôn ngữ học, văn hóa học và nghiên cứu văn học. Tuy nhiên mỗi lĩnh vực lại có sự nhìn nhận về diễn ngôn khác nhau. Diễn ngôn lịch sử là một loại diễn ngôn dựa trên sự phân định theo lĩnh vực tri thức. Diễn ngôn lịch sử trƣớc hết là một loại hình khoa học – khoa học lịch sử với đầy đủ các đặc điểm, quy phạm riêng của mình nhƣ tính khách quan trong sự phản ánh, tính chân thực lịch sử… Tuy nhiên trong tiểu thuyết lịch sử, lịch sử trong tiểu thuyết lúc này trở thành lịch sử trong cảm nhận cá nhân, đƣợc nhà văn nhìn nhận bằng điểm nhìn văn hóa, triết học lịch sử và thụ hƣởng trên tinh thần nhân văn hiện đại. Do đó, cần có sự nhìn nhận biện chứng và hệ thống về sự giống và khác nhau giữa diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử và diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử, để từ đó có cái nhìn khách quan, khoa học về tiểu thuyết lịch sử. 1.2. Sau năm 1986, đất nƣớc ta có nhiều chuyển biến trên mọi phƣơng diện, trong đó có văn học, nghệ thuật. Không khí cởi mở trong xã hội cùng với quan hệ giao lƣu văn hóa ngày càng rộng rãi với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới đã tác động mạnh đến đời sống văn học Việt Nam đƣơng đại. Có thể nói văn học giai đoạn này đang có những bƣớc chuyển mình mới mẻ nhƣng cũng đầy phức tạp trong cuộc hành trình “tìm lại chính mình”. 2 Trong sự phát triển phong phú của văn học thời kỳ đổi mới không thể không nhắc đến tiểu thuyết - thể loại luôn đƣợc coi là chủ chốt của một nền văn học. Những năm gần đây, tiểu thuyết nƣớc ta đã và đang nỗ lực chuyển biến không chỉ ở bản chất thể loại mà ở cả đội ngũ sáng tác với những đổi mới mạnh mẽ trong tƣ duy nghệ thuật. Trong số các cây bút tiểu thuyết có nhiều đóng góp mới mẻ hiện nay, Nguyễn Quang Thân là đƣợc xem là một hiện tƣợng tiêu biểu. Hội thề là một trong số những tiểu thuyết đặc sắc, nổi bật của ông. Tác phẩm đã giành giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam 2006 - 2009. Hội thề đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong giới nghiên cứu, phê bình cũng nhƣ ngƣời đọc, đặc biệt về vấn đề tính chân thực lịch sử, cách nhìn nhận, đánh giá về lịch sử và các nhân vật lịch sử… Từ các lí do trên, chúng tôi quyết định lấy việc nghiên cứu diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề của nhà văn Nguyễn Quang Thân làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu về diễn ngôn và diễn ngôn lịch sử 2.1.1. Nghiên cứu về diễn ngôn Quan niệm về diễn ngôn đƣợc giới thiệu ở ta sớm nhất trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Có thể kể đến các công trình: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm (1985); Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban (1998, 2009), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 của Đỗ Hữu Châu (2001), Dụng học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp (2000), Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề lí luận và phương pháp của Nguyễn Hoà (2003), Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học của Nguyễn Thái Hoà (2005),... 3 Bên cạnh những công trình biên khảo nói trên, cũng có một số công trình nghiên cứu về diễn ngôn của nƣớc ngoài đƣợc dịch sang tiếng Việt, chẳng hạn: Ngôn ngữ học đại cương của F.de Sausure (Cao Xuân Hạo dịch, 2005), Dụng học, một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ của George Yule (Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên dịch, 1997), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan (Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh dịch, 1998), Phân tích diễn ngôn của Gillian Brown, George Yule (Trần Thuần dịch, 2002), Dẫn luận ngữ pháp chức năng của Mak Halliday (Hoàng Văn Vân dịch, 2004)… Các công trình này tập trung vào các nội dung: diễn ngôn là gì, đặc điểm và chức năng của diễn ngôn, các vấn đề về ngữ cảnh và ý nghĩa diễn ngôn, cấu trúc thông tin của diễn ngôn, bản chất quy chiếu trong diễn ngôn, các đƣờng hƣớng phân tích diễn ngôn… Đây là những tiền đề lý thuyết hết sức quan trọng để ngƣời viết vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài của mình. 2.1.2. Nghiên cứu về diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử Trong thời gian gần đây, nghiên cứu về diễn ngôn trong tiểu thuyết lịch sử đƣợc các nhà nghiên cứu, phê bình đặc biệt quan tâm. Trong đó, có thể kể đến các bài viết: Những quan niệm mới về tiểu thuyết lịch sử, Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử (Trần Đình Sử), Những hình thái diễn ngôn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau đổi mới (Nguyễn Văn Hùng), Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh một diễn ngôn về lịch sử và văn hóa (Nguyễn Đăng Điệp), Các khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI (Thái Phan Vàng Anh), Tinh thần lịch sử trong văn học nghệ thuật (Lê Thành Nghị), Văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 (Nguyễn Thị Bình)… Nhìn chung, các công trình trên đã chỉ ra những đổi mới đáng chú ý của loại hình tiểu thuyết lịch sử trên cả hai phƣơng diện nội dung tƣ tƣởng và 4 phƣơng thức biểu hiện, đề cập đến những thay đổi trong tƣ duy nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử và những quan niệm mới của thế giới về diễn ngôn lịch sử, giải quyết mối liên hệ giữa sự thực lịch sử và hƣ cấu tƣởng tƣợng của nhà văn, góc độ tiếp cận lịch sử của ngƣời sáng tác… Các tài liệu nghiên cứu trên đều là những cơ sở quan trọng để ngƣời viết tiếp cận vấn đề diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân. 2.2. Những nghiên cứu về tác phẩm Hội thề Kể từ khi ra đời, tiểu thuyết Hội thề đã thu hút đƣợc sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình. Có thể kể đến các bài nghiên cứu về tiểu thuyết Hội thề với những nhận định, đánh giá cao về tác phẩm nhƣ: Hội thề, một cách nhìn về lịch sử (Hoài Nam), Trớ trêu trí thức, bẽ bàng tình nhân (Văn Hồng), Đọc Hội thề (Thanh Giảng), Hình tượng nhân vật Lê Lợi trong tác phẩm Hội thề của Nguyễn Quang Thân (Nguyễn Văn Hùng), Tiểu thuyết lịch sử không phải là cuộc chơi của người trẻ (Thu An), Trong tiếng người xưa vẫn vọng về (Ngô Thị Kim Cúc), Bi kịch về nỗi cô đơn của người trí thức trong tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh) và Hội thề (Nguyễn Quang Thân) (Nguyễn Thị Hƣơng Quê), Lịch sử và tiểu thuyết (Lê Thành Nghị), Hội thề (Đỗ Ngọc Thạch), Mấy vấn đề chủ yếu trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (Nguyễn Văn Dân)… Các bài viết trên đã nhìn nhận, đánh giá Hội thề ở những góc độ khác nhau nhƣ đề tài phản ánh, hình tƣợng nhân vật, cấu trúc tác phẩm, khả năng hƣ cấu, tƣởng tƣợng của nhà văn… Trong bài Hội thề, một cách nhìn về lịch sử, Hoài Nam đánh giá: “Chọn “trúng” khoảnh khắc lịch sử để mô tả và để triển khai ý tƣởng của mình, không đơn giản hóa sự kiện lịch sử, không một chiều hóa các danh nhân lịch sử khi biến họ thành nhân vật của tiểu thuyết, đồng thời kích thích 5 đƣợc ở ngƣời đọc hứng thú suy nghĩ tiếp về những vấn đề của lịch sử, có thể nói, đây là những thành công cần phải đƣợc ghi nhận ở tác phẩm Hội thề của nhà văn Nguyễn Quang Thân” [44]. Thanh Giảng trong bài Đọc Hội thề nhận xét: “Nguyễn Quang Thân đã chọn cách dựng truyện giống nhƣ một cuốn phim với các chƣơng mang chủ đề khác nhau, các hành động nhân vật đan xen làm nổi bật chủ đề của chƣơng. Với lối viết chừng mực, thanh nhã, nhà văn đã lột tả đƣợc những tƣ tƣởng sâu sắc về lịch sử mà ông muốn chuyển tải đến ngƣời đọc” [20]. Nhà thơ, nhà phê bình Lê Thành Nghị cũng dành những lời đánh giá tích cực cho tác phẩm. Trong bài Lịch sử và tiểu thuyết, ông cho rằng: “Hội thề là tiểu thuyết lịch sử nhƣng đƣợc viết với cảm hứng khám phá theo tinh thần mới của thời đại tuy tác phẩm vẫn mang nét đẹp của văn chƣơng cổ điển thƣờng thấy trong văn phong Nguyễn Quang Thân. Có thể còn đòi hỏi ở Hội thề những trang, những chƣơng cuốn hút hơn nữa. Nhƣng cái đẹp vẫn thƣờng ẩn chứa đằng sau sự giản dị, dung dị. Về mặt này Hội thề có sức chứa lớn hơn dung lƣợng câu chữ của nó. Và đó chính là một trong những mặt đang ghi nhận của tác phẩm” [49]. Tác giả Ngô Thị Kim Cúc nhận định: “Hội thề đƣợc viết khá chân phƣơng, dụng công lớn của tác giả là khắc họa những tính cách đối nghịch của các nhân vật: một bên là những nông dân võ biền thô lậu và bên kia là những nho sĩ khoa bảng kiến văn xuất chúng. Chung nhau mối thù mất nƣớc, họ đã liên kết lại dƣới bóng cờ của ngƣời anh hùng Lê Lợi, dâng hiến tài năng theo cách của mình, lấy lại nền độc lập cho Đại Việt suốt mấy trăm năm sau đó” [11]. Bên cạnh đó, cũng có những bài viết mang tính phản biện, tranh luận chung quanh tác phẩm Hội thề nhƣ: Hội thề - tiểu thuyết lịch sử hay phản lịch 6 sử, Nguyễn Quang Thân cho các tướng lĩnh Lam Sơn theo Mao khí sớm (Trần Mạnh Hảo), Đọc Hội thề (Phạm Viết Đào), Kinh ngạc khi Hội nhà văn tôn vinh cuốn tiểu thuyết Hội thề (Từ Quốc Hoài), Thẩm bình Hội thề (Vƣơng Quốc Hoa), Về Hội thề (Trần Hoài Dƣơng)… Về cơ bản, các bài viết trên chủ yếu phê bình Hội thề ở phƣơng diện giải quyết mối quan hệ giữa sự thực và hƣ cấu lịch sử cũng nhƣ quan điểm lịch sử của nhà văn trong cách nhìn nhận, đánh giá về các nhân vật lịch sử. Trong bài “Hội thề - tiểu thuyết lịch sử hay phản lịch sử, Nguyễn Quang Thân cho các tƣớng lĩnh Lam Sơn theo Mao khí sớm”, nhà văn Trần Mạnh Hảo cho rằng: “Viết truyện lịch sử trƣớc hết phải tôn trọng sự thật lịch sử, tuy rằng cần phải có hƣ cấu mới thành tiểu thuyết, nhƣng việc hƣ cấu ra cây ngô khi nó chƣa có mặt trên cõi Việt Nam nhƣ tác giả Hội thề đã viết thì chỉ là sự hƣ cấu phi hiện thực. Trong Hội thề tác giả cũng từng hƣ cấu bao thứ phi lịch sử” [26]. Nhà thơ Trần Hoài Dƣơng nhận xét: “Còn về quan điểm lịch sử, về hình tƣợng các nhân vật, đặc biệt là các nhân vật kẻ thù trong “Hội thề’ khiến tôi rất ngỡ ngàng. Tôi không hiểu nổi, sao anh Thân lại viết tác phẩm này...” [12]. Nhƣ vậy, có thể thấy những ý kiến quanh Hội thề rất đa dạng, thậm chí trái chiều, đối nghịch nhau. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng ngày nay, trong nghiên cứu văn học nói chung, nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử nói riêng cần có sự soi chiếu, tiếp cận từ góc nhìn lý thuyết diễn ngôn để có thể đem đến một cách nhìn, cách lí giải đầy đủ và thuyết phục. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Xác định rõ các đặc điểm của diễn ngôn lịch sử trong văn học; làm rõ sự khác biệt giữa diễn ngôn lịch sử trong văn học và diễn ngôn lịch sử với tƣ 7 cách một khoa học. Trên cơ sở đó, ứng dụng phân tích trƣờng hợp tiểu thuyết lịch sử Hội thề của Nguyễn Quang Thân. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, làm rõ những vấn đề về lí thuyết diễn ngôn, diễn ngôn trong tiểu thuyết lịch sử. Thứ hai, chỉ rõ biểu hiện của diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề qua các phƣơng diện cốt truyện, nhân vật, cấu trúc, giọng điệu, ngôn ngữ, không gian, thời gian, từ đó thấy đƣợc sự tƣơng đồng và khác biệt trong diễn ngôn lịch sử với diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đặc điểm diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân. 5. Phạm vi nghiên cứu Tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân, NXB. Phụ nữ, Hà Nội, 2011. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sự so sánh, khảo sát với các tác phẩm khác của Nguyễn Quang Thân và các tác giả cùng viết về đề tài lịch sử nhƣ Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp… 6. Giả thuyết khoa học Nghiên cứu về một tác giả mới, gây nhiều tranh cãi nhƣ Nguyễn Quang Thân, chúng tôi mong muốn đề xuất một cách tiếp cận, lí giải mới về tiểu thuyết lịch sử. Trên cơ sở đó có thể nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí, đóng góp của tác giả đối với tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. 8 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: Phƣơng pháp này giúp phân loại và lựa chọn chính xác đối tƣợng nghiên cứu. Trong quá trình triển khai và giải quyết vấn đề, phƣơng pháp này có tác dụng chỉ ra và cụ thể hóa các khía cạnh của vấn đề. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Sƣu tầm và tìm hiểu các tác phẩm khác trong mối tƣơng quan thời đại để có cái nhìn chính xác, đầy đủ về hình tƣợng nhân vật. - Phương pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh (lịch đại, đồng đại) nhằm mục đích chỉ ra sự tiếp nối cũng nhƣ những sáng tạo mới mẻ riêng biệt của đối tƣợng nghiên cứu. - Phương pháp liên ngành: vận dụng hiệu quả các môn khoa học liên ngành (lịch sử học, văn hóa học…) nhằm giúp cho vấn đề đƣợc nhìn nhận bao quát và chính xác hơn. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn và diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. Chương 2: Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân nhìn từ góc độ cốt truyện và nhân vật. Chương 3: Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân nhìn từ phƣơng thức diễn giải. 9 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾN DIỄN NGÔN VÀ DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn Trong vài thập kỷ gần đây, khái niệm diễn ngôn xuất hiện nhiều trong cái công trình, các bài nghiên cứu. Lí thuyết về diễn ngôn bƣớc đầu đƣợc dịch thuật, giới thiệu rộng rãi trong giới nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam. Tuy nhiên, diễn ngôn là một khái niệm khá phức tạp, cho tới nay vẫn chƣa đƣợc giải thích cặn kẽ. Thậm chí, có không ít nhà nghiên cứu cho rằng đó là khái niệm còn bỏ ngỏ, vì vậy mỗi ngƣời nghiên cứu lại có những cách hiểu riêng. Trong cuốn Các lý thuyết diễn ngôn hiện đại: Phân tích đa ngành của Viện Nghiên cứu – Khoa học, Chi nhánh Ural thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga tổ chức biên soạn và xuất bản (Lã Nguyên dịch) đã chỉ ra 22 định nghĩa khác nhau về diễn ngôn. Theo Nguyễn Thị Ngọc Minh, trong cuốn Diễn ngôn (Dissourse), tác giả Sara Mills cho rằng diễn ngôn là thuật ngữ “có phạm vi nghĩa khả hữu rộng nhất so với bất cứ thuật ngữ nào khác thuộc lí luận văn học và văn hóa” [42]. Theo Manfred Frank, từ diễn ngôn (discourse) có nguồn gốc từ tiếng La tinh: “discoursus”. Gốc động từ của từ này là “discurere” có nghĩa là “tán láo chơi, nói huyên thuyên”. Tức là, diễn ngôn đƣợc hiểu nhƣ một lối nói, cách nói không xác định độ dài, không bị chi phối bởi những quy định nghiêm ngặt mà có tính tự do, phóng túng. Theo Từ điển New Webster thì diễn ngôn đƣợc định nghĩa gồm hai nghĩa. Một là sự giao tiếp bằng tiếng nói (trò chuyện, lời nói, bài phát biểu); 10 hai là sự nghiên cứu tƣờng minh, có hệ thống về một đề tài nào đó (luận án, các sản phẩm của suy luận…). Nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban trong cuốn Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản cho rằng nhà ngôn ngữ học ngƣời Bỉ E.Buysen là ngƣời đầu tiên sử dụng “discourse” nhƣ một khái niệm chuyên môn. Từ những năm 1960, nghiên cứu diễn ngôn đƣợc quan tâm đặc biệt và nhanh chóng lƣu hành rộng rãi. Từ đó đến nay, khái niệm diễn ngôn luôn có sự “vận động” không ngừng. Trong mỗi bối cảnh sử dụng khác nhau, khái niệm diễn ngôn lại đƣợc phát triển, mở rộng với những nét nghĩa mới phong phú, đa dạng hơn. Chính vì thế, nghĩa gốc ban đầu của diễn ngôn bị nhòe mờ đi và những nét nghĩa thứ sinh lại phát triển, đan kết, chồng chéo, không dễ gì phân tách. Nhƣ vậy, có thể khẳng định, việc đƣa ra một khái niệm đầy đủ, toàn diện về diễn ngôn không phải là vấn đề dễ dàng, đơn giản mà cần phải đặt diễn ngôn vào những bối cảnh sử dụng khác nhau, từ đó nghiên cứu xem trong mỗi bối cảnh ấy, nét nghĩa nào của thuật ngữ đã đƣợc triển khai. Hiện nay nghiên cứu diễn ngôn rất phong phú, đa dạng nhƣng về cơ bản có thể khái quát thành các khuynh hƣớng với các cách tiếp cận cơ bản nhƣ sau. 1.1.1. Diễn ngôn từ ngôn ngữ học tới văn học Ngƣời đầu tiên đề xuất, đƣa khái niệm diễn ngôn thành một nghiên cứu khoa học là nhà ngôn ngữ học ngƣời Thụy Sĩ – Ferdinand de Saussure, “cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại”. Cuốn sách Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Saussure xuất bản năm 1916 đã trở thành nền tảng cho mọi nghiên cứu về ngôn ngữ trong thế kỉ XX. Một trong những tƣ tƣởng cốt lõi của Saussure khi tìm hiểu về ngôn ngữ học là ông phân biệt giữa hai khái niệm “ngôn ngữ” (langue) và “lời nói” (parole) đƣợc sử dụng trong hoạt động ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, tồn tại bên ngoài ý muốn của mỗi cá nhân, 11 đƣợc lƣu giữ trong trí óc của mỗi ngƣời thì lời nói lại là sản phẩm hành động của cá nhân. Nếu ngôn ngữ có tính hệ thống, mang giá trị là một kết cấu tinh thần trừu tƣợng, khái quát thì lời nói chính là sự vận dụng hệ thống ngôn ngữ ấy của mỗi cá nhân theo những cách riêng, trong những hoàn cảnh khác nhau. Nhƣ vậy, đóng góp tích cực, quan trong của Saussure trong việc nghiên cứu nghiên cứu ngôn ngữ học là đã phát hiện bản chất hệ thống của ngôn ngữ và sự quy định lẫn nhau của ngôn ngữ trong một hệ thống, từ đó, vạch ra một phƣơng hƣớng tiếp cận mới cho việc nghiên cứu ngôn ngữ, làm nền tảng cho những nghiên cứu khoa học khác, ngay cả những lĩnh vực không thuộc ngôn ngữ học. Tuy nhiên, theo Saussure, ngôn ngữ học chỉ tập trung đi vào nghiên cứu ngôn ngữ với tính hệ thống, những quan hệ cấu trúc, những nguyên tắc về ngữ âm, từ vựng, cú pháp… Trong khi đó, lời nói cá nhân lại không thuộc phạm vi nghiên cứu. Điều này khiến cho việc nghiên cứu những đơn vị cao hơn của ngôn ngữ gặp không ít khó khăn, thậm chí đi vào bế tắc. Sau này, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã nhận thấy những hạn chế trong quan điểm của Saussure nên đã đề xuất thêm quan điểm cần phải nghiên cứu lời nói, nghiên cứu văn bản và nghiên cứu diễn ngôn. Từ đây, diễn ngôn đƣợc coi là một đối tƣợng mới của ngôn ngữ học. Trong đó có ba hƣớng nghiên cứu diễn ngôn trong ngôn ngữ học nhƣ sau: Thứ nhất, vào những năm 50 của thế kỉ XX, Emile Benveniste đã sử dụng thuật ngữ “discourse” với ý nghĩa là diễn ngôn khi nghiên cứu ngôn ngữ học Pháp. Theo Emile Benvenniste “diễn ngôn” là lời nói thuộc về ngƣời nói, lời nói trái ngƣợc với “trần thuật” nhƣ là hoạt động đƣợc triển khai không có sự can thiệp rõ ràng của chủ thể phát ngôn” [45]. Ông cho rằng: “Diễn ngôn phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó: mọi phát ngôn giả định có một ngƣời nói và một ngƣời nghe, và trong ngƣời nói, nó bao gồm cả những dự định có ảnh hƣởng đến ngƣời khác theo một cách thức nào đó… Nó là tất cả 12 những diễn ngôn nói rất đa dạng thuộc tất cả các bản chất khác nhau, từ những cuộc trò chuyện nhỏ nhặt cho đến những diễn văn công phu nhất… song nó cũng là vô số những văn bản viết tái tạo lại những diễn ngôn nói hoặc vay mƣợn cách thức diễn đạt hoặc mục đích của diễn ngôn nói: những thƣ từ, hồi kí, kịch bản, những bài thuyết giáo, tóm lại, tất cả các thể loại mà trong đó, ngƣời nào đó tự nhận mình là ngƣời nói, và tổ chức cái mà họ nói trong phạm trù ngôi” [dẫn theo 28]. Cùng với hƣớng nghiên cứu đó, năm 1952, Zeling Harris trong bài viết Phân tích diễn ngôn cũng cho rằng diễn ngôn là văn bản liên kết ở bậc cao hơn câu. Theo ông, văn bản mới thể hiện hoạt động của ngôn ngữ, chứ không phải là câu hay từ nhƣ ngƣời ta vẫn thƣờng quan niệm và đặc trƣng của đơn vị này là sự thống nhất nghĩa và chức năng giao tiếp. Nhƣ vậy, tác giả quan niệm diễn ngôn là sự giải thích quan điểm, tƣ tƣởng của phát ngôn với nhiều lƣợt hội thoại, hành động nói và sự kiện ngôn ngữ không đƣợc quan tâm, đánh giá đúng mức. Thứ hai, phải kể tới hƣớng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học theo trƣờng phái cấu trúc – ký hiệu học với các tên tuổi hàng đầu nhƣ G.Genette, R.Barthes, Tz.Todorov, Iu.Lotman… Các nhà nghiên cứu này quan niệm diễn ngôn là cách thức cấu trúc văn bản. Khi đứng trƣớc một văn bản, các nhà cấu trúc không quan tâm đến bối cảnh văn hóa, xã hội, lịch sử tồn tại của nó mà chỉ quan tâm tới những đặc trƣng văn học, “tính văn học” của văn bản. Có thể điểm qua một số tƣ tƣởng cụ thể nhƣ sau: G.Genette đƣa ra khái niệm diễn ngôn tự sự trên cơ sở phân biệt hai thuật ngữ “disourse” và “story”. Theo ông, diễn ngôn tự sự đó chính là cách thể hiện, cách trình bày một câu chuyện. Từ đó, ông phân chia khái niệm thành các phạm trù ngữ pháp nhỏ hơn gồm “thời”, “thức” và “giọng”, “điểm 13 nhìn”, “phản hồi”, “ngƣời trần thuật ngôi thứ ba”, “ngƣời trần thuật biết hết”, “trình tự”, “tốc độ”, “tần suất”… R.Barthes trong Độ không của lối viết quan niệm diễn ngôn văn học chính là “lối viết”. Ông đã phân biệt văn viết và khẩu ngữ, sáng tác và nói năng: “Viết biểu hiện ra tính phong bế khác với khẩu ngữ. Viết hoàn toàn không phải là phƣơng tiện giao lƣu, cũng chẳng phải con đƣờng mở rộng cho thông hành của ý hƣớng ngôn ngữ” [dẫn theo 58]. Sau này, quan niệm của Barthes về diễn ngôn còn đƣợc mở rộng đến hệ thống các kí hiệu khác. Theo tác giả, diễn ngôn có thể đƣợc viết ra ở dạng văn bản nhƣ tác phẩm văn học nhƣng cũng có thể đƣợc thể hiện ở các hình thức khác nhƣ phóng sự, thể thao, quảng cáo, chụp ảnh… Tz.Todorov trong Thi pháp văn xuôi lại phân biệt hai khái niệm “văn bản” (texte) và “diễn ngôn” (discous). Theo Todorov “Văn bản là một chuỗi câu”… còn “Diễn ngôn không phải là do câu cấu thành mà là do câu đƣợc trần thuật cấu thành” [theo 58]. Vì thế, Todorov chú ý đến chủ ý, địa vị và thái độ của chủ thể diễn ngôn. Iu. Lotman trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật lại đƣa ra các khái niệm “khung”, “không gian”, “truyện kể”, “nhân vật”, “đặc trƣng của thế giới nghệ thuật”, “điểm nhìn”… Quan điểm quan trọng nhất của Iu. Lotman là lấy văn bản làm trung tâm (textecentrisme). Theo Lotman, “ngôn ngữ không phải là cái gì có sẵn, tồn tại trƣớc văn bản, mà ngƣợc lại, văn bản bao giờ cũng có trƣớc ngôn ngữ và rộng hơn ngôn ngữ.” [45] Nhƣ vậy, có thể thấy các nhà nghiên cứu cấu trúc đã vận dụng mô hình ngôn ngữ để lí giải diễn ngôn văn học. Các hình thức diễn ngôn đều thuộc về 14 hệ thống kí hiệu. Diễn ngôn không mô phỏng thực tại mà do hệ tƣ tƣởng tạo ra và diễn ngôn lại tạo ra hiện thực. Thứ ba, hƣớng nghiên cứu diễn ngôn thuộc về các nhà nghiên cứu văn học, tiêu biểu là M.Bakhtin và M.Foucault. M.Bakhtin đã nhận ra hạn chế trong quan điểm của Saussure cũng nhƣ các nhà cấu trúc luận khi phủ định mối quan hệ giữa văn học và ý thức hệ xã hội. Tác giả đƣa ra khái niệm “slovo”, “tekst”, “vyskazyvania”, “rech” để chỉ hoạt động nói và viết trong thực tiễn. Ông xác định đối tƣợng nghiên cứu trong khoa học xã hội và nhân văn là “tekst”, còn đối tƣợng nghiên cứu trong văn học là “slovo”. Theo Bakhtin: “Tất cả mọi đặc điểm của diễn ngôn mà tôi biết là tính kí hiệu thuần tuý, tính thích ứng phổ biến về ý thức hệ, tính tham dự giao tiếp đời sống, trở thành tính chức năng bên trong của diễn ngôn, và cuối cùng là tính tồn tại tất yếu của các hiện tƣợng kèm theo của mọi hành vi ý thức hệ. Tất cả các đặc tính đó làm cho diễn ngôn trở thành đối tƣợng nghiên cứu cơ bản của khoa học hình thái ý thức” tức là khoa học xã hội và nhân văn [57]. Nhƣ vậy, có thể thấy trong quan niệm của Bakhtin, diễn ngôn không phải là ngôn ngữ. Bakhtin đã đƣa ra xu hƣớng nghiên cứu lấy diễn ngôn (lời nói, văn bản) làm đối tƣợng. Diễn ngôn bản chất là ngôn ngữ trong chỉnh thể sống động, trong hoạt động giao tiếp cụ thể, có tính tƣ tƣởng, có tính thực tiễn. Hiểu theo nghĩa rộng, diễn ngôn là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa tác giả, độc giả và nhân vật. Diễn ngôn là sự hội tụ, giao cắt của những tƣ tƣởng, quan niệm khác nhau giữa các đối tƣợng giao tiếp. Với quan niệm này, Bakhtin đã đƣa khái niệm diễn ngôn gắn với lí luận văn học, triết học chứ không đơn thuần là ngôn ngữ học nhƣ quan niệm trƣớc đây. Mặc dù không nêu khái niệm diễn ngôn nhƣng có thể khẳng định nghiên 15 cứu của Bakhtin có ý nghĩa nhất với sự phát triển khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học. M.Foucault cũng là một trong những tác giả có những đóng góp hết sức quan trọng trong việc sử dụng và phát triển khái niệm “diễn ngôn”. M.Foucault đã nghiên cứu, tìm tòi và đƣa ra những cách hiểu về nội hàm khái niệm diễn ngôn rất phong phú, phức tạp. Theo Foucault, diễn ngôn bao gồm các ý kiến học thuyết, khoa học, thiết chế và kiểm soát xã hội. Nghiên cứu diễn ngôn là đƣợc hiểu trong phạm vi rộng là nghiên cứu các quy tắc, cấu trúc xã hội quy định sự hình thành các ý kiến, học thuyết, khoa học hay các cơ chế sản sinh ra văn bản, các dạng ngôn từ trong đời sống xã hội. Nhƣ vậy, khác với các nhà nghiên cứu trƣớc đó, Foucault quan tâm đến những quy tắc chi phối sự hình thành diễn ngôn. Ông đƣa ra ba nội dung chính cần lƣu ý khi tiếp cận diễn ngôn, bao gồm: (1) sự biểu hiện của diễn ngôn chính là ngôn ngữ và là ngôn ngữ biểu đạt tƣ tƣởng và có tính lịch sử; (2) diễn ngôn có tính hệ thống, có tính chỉnh thể, “thuật ngữ diễn ngôn có thể xác định là một chỉnh thể trần thuật hình thành hệ thống đồng nhất” [57]; và (3) diễn ngôn là kết quả của cả một quá trình dài kiến tạo nên diễn ngôn có tính lịch sử, tính liên tục. Từ những quan niệm trên, có thể phân loại diễn ngôn thành nhiều loại khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau. Nếu dựa vào hình thái tri thức có thể có diễn ngôn văn học, diễn ngôn khoa học, diễn ngôn chính trị, diễn ngôn pháp luật, diễn ngôn tôn giáo… Trong diễn ngôn văn học lại có thể chia thành diễn ngôn thơ, diễn thơ tiểu thuyết… Nếu căn cứ vào yếu tố xã hội học có thể chia diễn ngôn nữ quyền, diễn ngôn thực dân… Nếu căn cứ vào chủ thể diễn ngôn có thể có diễn ngôn lịch sử, diễn ngôn con ngƣời, diễn ngôn tính dục, diễn ngôn văn hóa… Tất nhiên, sự phân chia này mang tính chất tƣơng đối bởi mọi tri thức đều có sự đan xen, thâm nhập lẫn nhau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng