Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết...

Tài liệu Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết

.PDF
86
1
89

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG LƢU KIỀU PHƢƠNG DUNG ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 PHÚ THỌ, 2018 UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG LƢU KIỀU PHƢƠNG DUNG ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Quách Thị Bình Thọ PHÚ THỌ, 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Phú Thọ, tháng 9 năm 2018 Tác giả Lƣu Kiều Phƣơng Dung ii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Trung tâm đào tạo sau đại học, các Khoa, Phòng của Trường Đại học Hùng Vương đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo TS Quách Thị Bình Thọ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đồng nghiệp và các học viên cùng lớp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn này, bản thân tôi đã rất cố gắng song không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong những ý kiến đóng góp của tất cả các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Phú Thọ, tháng 9 năm 2018 Tác giả Lƣu Kiều Phƣơng Dung iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................. 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 6 7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 8 1.1. Điểm nhìn và điểm nhìn trần thuật.............................................................. 8 1.1.1. Những quan niệm về điểm nhìn ............................................................... 8 1.1.2. Quan niệm về điểm nhìn trần thuật của luận văn................................... 14 1.2. Ngôn ngữ kể chuyện ................................................................................. 21 1.2.1. Phương thức kể chuyện (PTKC) ............................................................ 21 1.2.2. Ngôn ngữ người kể chuyện .................................................................... 22 1.2.3. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................. 23 1.3. Vấn đề lời nói nghệ thuật .......................................................................... 25 1.3.1. Lời nói nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật ........................................... 25 1.3.2. Phạm vi hoạt động và chức năng cơ bản của lời nói nghệ thuật ............ 25 1.3.3. Các thành phần và đặc trưng của lời nói nghệ thuật trong tiểu thuyết .. 26 1.4. Mối quan hệ giữa điểm nhìn trần thuật với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ở các phương thức kể và kết cấu lời nói nghệ thuật ............................................ 28 1.4.1. Điểm nhìn và đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ở các phương thức kể......... 29 1.4.2. Điểm nhìn và kết cấu lời nói nghệ thuật ................................................ 30 Tiểu kết chương 1............................................................................................. 31 iv Chƣơng 2. CÁC LOẠI ĐIỂM NHÌN TRONG THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG .......................................................................... 32 2.1. Điểm nhìn người kể chuyện ...................................................................... 32 2.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ ba: điểm nhìn khách quan về thế giới ......... 32 2.1.2. Sự đan cài các điểm nhìn qua người kể chuyện ..................................... 38 2.2. Điểm nhìn nhân vật ................................................................................... 40 2.2.1. Điểm nhìn bên trong............................................................................... 40 2.2.2. Điểm nhìn bên ngoài .............................................................................. 42 2.2.3. Sự vận động của các điểm nhìn trần thuật ............................................. 43 2.3. Những chiều kích không - thời gian trong Thoạt kỳ thủy ......................... 49 2.3.1. Không gian nghệ thuật và điểm nhìn không gian .................................. 50 2.3.2. Điểm nhìn thời gian nghệ thuật .............................................................. 52 2.3.3. Sự đan xen của các điểm nhìn không - thời gian ................................... 54 Tiểu kết chương 2............................................................................................. 55 Chƣơng 3. PHƢƠNG THỨC TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRONG THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG .............................................. 56 3.1. Phương thức kể chuyện trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy .......................... 56 3.2. Các thành phần lời nói nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy .......... 61 3.3. Giọng điệu kể chuyện trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy ............................. 66 3.4. Đặc điểm sử dụng ngôn từ ở các phương thức kể trong Thoạt kỳ thủy .... 68 3.5. Mối quan hệ tương tác giữa các thành phần trong cấu trúc lời nói nghệ thuật với điểm nhìn, giọng điệu trong Thoạt kỳ thủy ....................................... 70 Tiểu kết chương 3............................................................................................. 72 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 75 v BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT ĐN: Điểm nhìn NKC: Người kể chuyện NTĐH: Người tiêu điểm hóa NTĐTĐH: Nhân tố được tiêu điểm hóa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong thực tế, mọi lời nói đều biểu hiện điểm nhìn. Điểm nhìn là một vấn đề quan trọng trong nói năng giao tiếp hàng ngày cũng như trong giao tiếp nghệ thuật, đặc biệt là trong các tác phẩm văn chương. Nó thể hiện khả năng trình bày và kĩ thuật kể chuyện của nhà văn. Điểm nhìn được biểu hiện qua ngôn ngữ, cách sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm, và có vai trò quan trọng trong đối với hành vi kể chuyện, phương thức kể chuyện, sự tiếp nhận của người nghe – người đọc. Cho nên, điểm nhìn sẽ giúp cho việc hiểu và lý giải một phát ngôn, một văn bản tự sự được thấu đáo. Điểm nhìn dễ cảm nhận nhưng lý thuyết về điểm nhìn trong văn học và trong ngôn ngữ học lại là một vấn đề phức tạp, khó đưa ra định nghĩa và phân định một cách rạch ròi. Xác định rõ khái niệm điểm nhìn thông qua những biểu hiện về mặt ngôn từ chính là xác định rõ về mặt ngôn ngữ, ngôn ngữ ở mọi loại truyện kể lại là sự phản ánh đặc điểm của điểm nhìn trong mỗi loại truyện kể đó. Trong sự vận động không ngừng của tiểu thuyết, điểm nhìn trần thuật là phương diện bộc lộ sự đổi mới của tư tưởng nhà văn trong tác phẩm. Bởi tiểu thuyết được xem là thể loại ưu việt nhất trong cách khám phá hiện thực đời sống ở nhiều mặt, nhiều tầng bậc. Vì thế, tiểu thuyết chính là mảnh đất nghệ thuật mà nhà văn thể hiện rõ nét điểm nhìn thông qua tác phẩm. Nguyễn Bình Phương là một trong những cây bút có nhiều ý thức cách tân trong sáng tạo tiểu thuyết. Ở sáng tác của nhà văn này, người ta nhận thấy sự vận động mạnh mẽ của vô thức, của ý thức bản ngã cũng như ý thức nghiêm ngặt về cuộc sống. Tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy là sự thể nghiệm ban đầu nhưng đã tạo được nhiều dấu ấn trong bối cảnh chung của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Điểm nổi bật trong tiểu thuyết này là tác giả đã thiết lập được những điểm nhìn đa dạng, không đơn nhất trong cùng một sự kiện ở những vị trí khác 2 nhau, góp phần quan trọng vào nghệ thuật trần thuật, đặc biệt là cách tân trong cách viết. Vấn đề này đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, song chủ yếu tập trung mô tả đặc điểm các điểm nhìn mà chưa gắn nó với phương thức trần thuật, đặc biệt chưa lí giải nguyên lí của việc tổ chức điểm nhìn ấy. Do vậy khi nghiên cứu điểm nhìn trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, không chỉ cho ta thấy rõ hơn những cố gắng cách tân nghệ thuật của tác giả, mà còn nhìn nhận sự vận động của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nói riêng, như một trường hợp để nhận diện khái quát sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam thời kì sau Đổi mới. Nghiên cứu Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương chúng tôi cũng hướng tới thao tác nghiên cứu sâu một chủ đề, nhìn nhận nó trong mối tương quan với ý thức sáng tạo và quan niệm thẩm mĩ của nhà văn; nhìn nhận tác phẩm trong mối quan hệ với đời sống, văn hóa Việt vốn đang có nhiều biến động phức tạp. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Lịch sử nghiên cứu điểm nhìn trần thuật trong ngôn ngữ học và văn học trên thế giới chỉ thực sự bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ XX trong những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết. Chẳng hạn như M.Bakhtin với Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Doxtoiepxki [4] và cuốn Những vấn đề Lí luận và thi pháp tiểu thuyết [3]; Ju.Lotman với Cấu trúc văn bản nghệ thuật [19] … Những công trình này có đề cập đến điểm nhìn trần thuật như là một vấn đề của thi pháp học, tuy nhiên khái niệm điểm nhìn chưa được xác định một cách thống nhất. Ở Việt Nam, có một số công trình đề cập đến điểm nhìn trần thuật nhưng mới chỉ nghiên cứu ở mức độ khái quát, khái niệm điểm nhìn trần thuật chưa thực sự cụ thể và nhất quán. Trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 [6] của tác giả Đỗ Hữu Châu; cuốn Logic và tiếng việt [7] của tác giả Nguyễn Đức Dân đã đưa ra những kiến giải quan trọng về ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp. Đề cập đến điểm nhìn trong truyện kể và văn xuôi tự sự từ góc độ thi pháp có cuốn 3 Những vấn đề thi pháp của truyện [14] của tác giả Nguyễn Thái Hòa; cuốn Giáo trình dẫn luận thi pháp học [27] của tác giả Trần Đình Sử…Các công trình này giúp cho người viết có những định hướng trong việc tìm hiểu và thực hiện đề tài. Những năm gần đây, các nhà phê bình, nghiên cứu rất quan tâm đến Nguyễn Bình Phương và các tác phẩm của ông. Nhưng với nhiều độc giả thì cái tên Nguyễn Bình Phương vẫn còn xa lạ. Nguyễn Bình Phương sinh năm 1965, ở Thái Nguyên. Ông học trường viết văn Nguyễn Du năm 1989 và hiện nay đang là biên tập viên NXB Quân Đội. Có thể nói, Nguyễn Bình Phương được coi là nhà văn, nhà thơ để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong văn học Việt Nam đương đại. Sáng tác từ khi còn rất trẻ, với cả hai thể loại tiểu thuyết và thơ, tác giả đều có những đóng góp riêng rất đáng ghi nhận. Trình làng từ năm 1991 với tiểu thuyết Bả giời, Nguyễn Bình Phương khiến công chúng không ngừng ngẫm ngợi về nhân sinh thế thái. Đặc biệt là Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000) và gần đây nhất là Thoạt kỳ thủy (2005), Ngồi (2006). Ngoài ra, nhiều truyện ngắn còn được tác giả đăng trên các báo, các trang web văn học. Những thử nghiệm mới lạ về mặt hình thức, sự trộn hòa nhiều luồng tư duy mới trong các tác phẩm đã xác định một phong cách riêng biệt của Nguyễn Bình Phương. Đã có rất nhiều nhà phê bình nghiên cứu quan tâm đến tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Các nghiên cứu có thể là chuyên luận, luận văn, bài báo… với phạm vi quan tâm khá rộng: về một kiểu tư duy mới (Một lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương - Hoàng Nguyên Vũ; Tiểu thuyết hiện đại - Sự hội ngộ các tư duy tiểu thuyết hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - Nguyễn Phước Bảo Nhân); về các đặc trưng nghệ thuật như yếu tố kì ảo, nghệ thuật tự sự (tác giả Ngọc Anh với Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương; Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương - Hoàng Thị Thùy Linh)… 4 Riêng Thoạt kỳ thủy - trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học. Tác giả Thụy Khê (Thoạt kỳ thủy trong vùng đất Cậm Cam hoang vu của Nguyễn Bình Phương) đã đề cập đến những đặc sắc cả nội dung lẫn hình thức trong tác phẩm. Tác giả nhấn mạnh yếu tố “khó đọc”, “khác thường” ở hành văn và cấu trúc truyện, đồng thời cho rằng đây là “một bài thơ đẫm máu và nước mắt, đẫm tang thương, đầy huyễn hoặc, viết về hành trình của một cộng đồng, dù đã nửa phần điên loạn, vẫn không biết mình đang đi dần đến toàn phần điên loạn” [43]. Đoàn Cầm Thi trong Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên (Đọc Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương) quan tâm đến đời sống bản năng vô thức trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Tác giả cho rằng vô thức được “xem xét trong mối quan hệ với điên và mộng”, diễn tả bằng lối hành văn chậm, ngắn, thể hiện tư duy khám phá, chiêm nghiệm của nhà văn. Tương tự, Nguyễn Chí Hoan trong bài Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong Thoạt kỳ thủy đã khẳng định “Nguyễn Bình Phương là nhà văn Việt Nam đã đẩy cuộc thăm dò vô thức đi xa nhất” [40]. Đoàn Ánh Dương khi viết Nguyễn Bình Phương - Lục đầu giang tiểu thuyết nhấn mạnh Thoạt kỳ thủy là tác phẩm hội tụ trọn vẹn những ưu điểm của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Còn có các bài viết, báo cáo khoa học khác về Thoạt kỳ thủy, coi tác phẩm này là hành trình khám phá, đi tìm bản thể, thức tỉnh con người khi họ đang mê muội trong “chốn ải hoang vu bất tận của nhân quan” (Phạm Tấn Xuân Cao, Thoạt kỳ thủy dưới góc nhìn tâm thức hiện sinh, Tạp chí Sông Hương - số 307…). Như vậy, qua cái nhìn tổng quan cho thấy, Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã tạo được những ấn tượng mạnh đối với bạn đọc, có nhiều đóng góp cho tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam. Những nghiên cứu đã có chủ yếu hướng tới phân tích, đánh giá những cách tân trong nghệ thuật Nguyễn Bình Phương. Vấn đề điểm nhìn trần thuật cũng đã được nghiên cứu, song mới dừng 5 lại ở việc nhận diện điểm nhìn hoặc phân tích một số biểu hiện của điểm nhìn trong Thoạt kỳ thủy. Tuy nhiên, như đã nói, việc hệ thống hóa một cách sáng rõ về các vấn đề liên quan đến điểm nhìn trong tiểu thuyết này như sự đa dạng hóa các loại điểm nhìn đem lại ý nghĩa gì cho tác phẩm? Mối quan hệ và sự vận động của các loại điểm nhìn được biểu hiện như thế nào? Điểm nhìn có ý nghĩa như thế nào đối với nghệ thuật trần thuật của truyện…? Nghiên cứu đề tài Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, chúng tôi hướng tới giải đáp các vấn đề nêu trên, đồng thời qua đó góp thêm vào nghiên cứu Nguyễn Bình Phương cũng như tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ những nhận thức về điểm nhìn trần thuật, soi chiếu vào Thoạt kỳ thủy, nghiên cứu này hướng tới làm nổi bật tính đa dạng hóa điểm nhìn trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, xác định việc tạo lập điểm nhìn như một mắt xích hữu hiệu làm nên thành công của tác phẩm. Nghiên cứu này cũng tìm hiểu sự dịch chuyển điểm nhìn như một kĩ thuật tạo nên tính hiện đại của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, qua đó bước đầu định giá những đóng góp của Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới không ngừng của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, vận động chuyển mình với các yếu tố hậu hiện đại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác lập một khung lí thuyết cho luận văn. Đó là lí thuyết về điểm nhìn trần thuật, điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết. - Nghiên cứu các loại điểm nhìn trần thuật ở Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, chỉ ra những nét độc đáo về tổ chức điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết này. - Bước đầu tìm hiểu sự chi phối và những ảnh hưởng của điểm nhìn trần thuật đối với phương thức kể, ngôn ngữ, cấu trúc lời nói nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của luận văn là Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu và khảo sát điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương. Đây là tiểu thuyết thể hiện rõ nét nhất sự đổi mới về điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết mà giai đoạn văn học trước chưa thấy. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu để thực hiện các nội dung nghiên cứu đã đặt ra, cụ thể là: - Phương pháp phân tích diễn ngôn: vận dụng phương pháp này, người viết phân tích các loại điểm nhìn, đặc điểm và vai trò của các loại điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng để làm rõ các loại điểm nhìn cũng như sự sáng tạo của nhà văn từ các chi tiết trong cách kể chuyện, cách sử dụng ngôn ngữ … - Phương pháp so sánh hệ thống và so sánh loại hình: nhằm chỉ ra những đổi mới trong tổ chức điểm nhìn trần thuật của Nguyễn Bình Phương. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu sâu vấn đề điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương. Do đó, đóng góp của luận văn thể hiện ở sự phát hiện các loại điểm nhìn, phân tích các phương thức tổ chức điểm nhìn, chỉ ra những nét độc đáo trong tư duy tiểu thuyết của nhà văn. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần làm sáng rõ những đóng góp có giá trị của nhà văn Nguyễn Bình Phương trong cách tân nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt 7 Nam đương đại. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên Ngữ văn, học viên cao học chuyên ngành văn học Việt Nam, Lí luận văn học và những người quan tâm đến tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. 7. Cấu trúc của luận văn Cấu trúc luận văn bao gồm: mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Riêng phần nội dung được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết Chương 2: Các loại điểm nhìn trong Thoạt kỳ thủy Nguyễn Bình Phương. Chương 3: Phương thức tổ chức điểm nhìn ở tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Điểm nhìn và điểm nhìn trần thuật Trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, điểm nhìn là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó tham gia trực tiếp vào quá trình phản ánh của tác phẩm qua các góc nhìn khác nhau. Tổ chức điểm nhìn gắn liền với mức độ thâm nhập vào cuộc sống của nhà văn, thể hiện những chiều kích khám phá đời sống. Trong nghệ thuật, nhất là nghệ thuật tiểu thuyết, điểm nhìn được xác định như một kĩ thuật tạo nên tính sinh động của tác phẩm, đồng thời cho thấy tính đa dạng của cuộc sống hiện tồn, nơi mà tiểu thuyết phản ánh. Điểm nhìn chính là cơ sở ban đầu để xây dựng cấu trúc tác phẩm, bởi một điều tất yếu, tác giả cần một điểm nhìn để quan sát thế giới. Việc lựa chọn điểm nhìn có ý nghĩa quan trọng trong kiến giải cách thức tiếp cận đời sống của nhà văn. Nó xác định điểm “tiêu cự hóa”(chữ dùng của G.Genette) của chính người kể chuyện với đối tượng kể và hiện thực đời sống được hư cấu trong tác phẩm. Vì vậy, việc vận dụng các điểm nhìn góp phần tạo nên sự hấp dẫn và tính sinh động cho tác phẩm. Không thể hiểu được sâu sắc tác phẩm văn học hoặc một lời nói nếu ta không tìm hiểu điểm nhìn. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ và văn học điểm nhìn không phải đã được tìm hiểu một cách cặn kẽ và có hệ thống. 1.1.1. Những quan niệm về điểm nhìn 1.1.1.1. Điểm nhìn trong ngôn ngữ học Đi từ ngữ pháp học truyền thống, chúng ta nhận thấy vấn đề điểm nhìn trần thuật chưa có được một khái niệm một định nghĩa nào, ta chỉ có thể nhận biết được biểu hiện của điểm nhìn thông qua sự lựa chọn cách dùng hình thức của ngôn ngữ xuất phát từ một định hướng nào đó được quy định chặt chẽ trong các quy tắc dùng: thời, thể, thức. 9 Phải đến tận các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học thì điểm nhìn mới được biểu hiện một cách cụ thể và rõ ràng hơn nhưng vẫn chưa có được khái niệm về điểm nhìn. Khi nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương là nghiên cứu ngôn ngữ theo quan điểm của người dùng. Đó là thứ ngôn ngữ được xây dựng, được sáng tạo ra trong hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt: giữa tác giả với độc giả, giữa nhân vật với nhân vật, giữa nhân vật và người kể chuyện. Và để sáng tạo nên một tác phẩm văn học, ta phải nắm chắc các quy tắc về kết học và nghĩa học, đó là điều quan trọng đặc biệt đối với các tác giả và họ phải biết vận dụng linh hoạt các kiến thức về ngữ dụng học. Vì đó là phương tiện hữu hiệu để tạo ra giá trị thẩm mĩ và hiệu lực giao tiếp cao nhất cho tác phẩm. Đó cũng là yêu cầu đối với người nghiên cứu điểm nhìn trong tác phẩm. Trong cách nhìn nhận như vậy, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản của ngữ dụng học, là cơ sở nghiên cứu điểm nhìn trần thuật của luận văn. - Trong công trình Đại cương ngôn ngữ học (tập 2) [6], tác giả Đỗ Hữu Châu khi nghiên cứu về các phạm trù nhân xưng, phạm trù chỉ xuất không gian và thời gian đã đưa ra những gợi ý, những định hướng hết sức quan trọng trong việc xác định điểm nhìn trần thuật. Cụ thể là: * Phạm trù nhân xƣng Phạm trù nhân xưng thuộc quan hệ giao tiếp ngay trong cuộc giao tiếp đang diễn ra với điểm gốc là lời nói. Quan hệ vai giao tiếp là cốt lõi của việc xưng hô: ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai là các ngôi tham dự vào hoạt động giao tiếp, thực sự là phạm trù xưng hô. Ngôi thứ ba để chỉ hiện thực được nói đến, không tham gia vào cuộc giao tiếp và là hiện thực mà cả người nói và người nghe đều đã biết. Hệ thống xưng hô vừa có chức năng chiếu vật vai giao tiếp, vừa thể hiện quan hệ liên cá nhân. Vì thế mà nghĩa của biểu thực vật dùng để xưng hô là cơ sở để hiểu được nghĩa của diễn ngôn. Căn cứ vào một số đặc điểm xưng hô của người Việt mà bạn đọc có thể nhận ra được quyền uy và thân hữu của người nói trong cuộc giao tiếp. Và đặc biệt trong tác phẩm văn chương, các cuộc giao tiếp 10 giữa các nhân vật thường bị chi phối bởi ngữ cảnh và phép lịch sự. Do vậy, các cuộc giao tiếp giữa các vai thường có sự thay đổi các từ xưng hô. Và qua các từ xưng hô ta có thể nhận biết được tính chất, mối quan hệ nguyên nhân giữa các nhân vật. * Phạm trù chỉ xuất không gian và thời gian Chỉ xuất không gian và thời gian là phương thức chiếu vật bằng cách chỉ ra sự vật theo vị trí của nó trong không gian và thời gian. Muốn quy chiếu sự vật theo phương thức chỉ xuất thì phải định vị nó theo một điểm mốc và theo một phương thức định tính từ điểm mốc đó. Điểm gốc về không gian: là vị trí không gian của người nói trong giao tiếp. Khi nói, người nói ở chỗ nào thì chỗ ấy là điểm gốc để định vị vật được nói tới và phân biệt với các vật khác. Điểm gốc về thời gian: là thời điểm nói năng của người nói, “quá khứ” hay “tương lai” của sự vật là so với thời điểm đó. Trong các ngôn ngữ biến hình, thời gian được thể hiện trong hình thái của động từ cho nên căn cứ vào hình thái của động từ để định vị thời gian. Đó là chỉ xuất không gian – thời gian chủ quan, chỉ xuất không gian – thời gian chủ quan lấy ba điểm gốc: tôi, ở đây và bây giờ để định vị khi sử dụng biểu thức chiếu vật. Còn chỉ xuất không gian – thời gian khách quan là định vị lấy thời gian lịch sử làm điểm gốc. Đó là thời gian của sự việc, sự kiện. Đây là những phạm trù quan trọng giúp cho việc xác định điểm nhìn của người nói, người kể chuyện và người tiêu điểm hóa. - Trong cuốn Logic và Tiếng việt [7] của tác giả Nguyễn Đức Dân, chúng tôi lại có được những cách nhận định quý báu. Điểm nhìn được xem như một vị trí gốc về không gian để định vị hiện thực “trong phát ngôn, con người thường dùng phương cách lấy một vật nào đó làm chuẩn, làm trung tâm và thường dùng chính mình làm trung tâm. Nói cách khác, sự phát ngôn còn phụ thuộc vào điểm nhìn mà người nói đặt ra’’ [7, 340]. 11 Ví dụ 1: a. Hoa ở trong sân b. Hoa ở ngoài sân Ở câu (1a) là cách nói được xác lập căn cứ vào vị trí của người nói so với Hoa, cũng tức là so với cái sân khi người nói ở một không gian rộng mở hơn so với không gian của Hoa nên thực hiện phát ngôn (1a). Ở câu (1b) cũng là cách nói được xác lập căn cứ vào vị trí của người nói so với Hoa và cái sân. Nhưng khi đó người nói lại ở một không gian hẹp hơn so với không gian của Hoa. Người nói có thể phát ngôn theo điểm nhìn của người nghe. Ví dụ 2: Quyển sách để trên chiếc ghế sau bàn ấy. Ở ví dụ 2, từ “sau” được dùng theo điểm nhìn của người nghe. Người nói có thể tự đặt mình vào một điểm nhìn nào đó. Ví dụ 3: Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây. Ở ví dụ 3, dưới đất nhìn lên trời người nói tự đặt mình ở trên cao, hình dung như ngồi trên cao nhìn xuống dưới cánh đồng. Với cách nói này phản ánh cách so sánh vị trí điểm nhìn của người nói so với đối tượng được đề cập. Ngoài ra, việc nghiên cứu lí thuyết về ngữ dụng học, chúng tôi còn có được những đánh giá, nhận định quan trọng cho việc tìm hiểu điểm nhìn trong tiểu thuyết khi ngữ dụng học đưa ra lí thuyết về lập luận và hiện tượng đa thanh. Lập luận: là quá trình sử dụng, tổ chức những lí lẽ, dẫn chứng nhằm hướng người đọc, người nghe đến một kết luận nào đó. Hiện tượng đa thanh: là hiện tượng các nhân vật tự thể hiện mình mà không được đánh giá theo quan điểm của tác giả. Do đó, trong tác phẩm xuất hiện sự xung đột của các giọng, các quan điểm. Ý nghĩa nghệ thuật thực sự của tác phẩm chính là ở sự xung đột của các giọng, các quan điểm ấy. Còn giọng của tác giả khi thì được đồng hướng, khi thì nghịch hướng với những giọng đó và quan 12 điểm đó. Với đặc trưng riêng của thể loại, ngôn ngữ trong tiểu thuyết đòi hỏi sự đa tầng về ý nghĩa, giàu cảm xúc. Trong tiểu thuyết, đối thoại là một tính năng hữu hiệu và trở thành bản chất của thể loại. Đối thoại cho phép tác giả đồng thời thể hiện nhiều quan niệm khác nhau, nhiều cái nhìn đa chiều, đặc biệt là điều kiện để thể hiện đầy đủ quan điểm của nhân vật. Chính nhân vật tiểu thuyết làm nên tính hiện thời của câu chuyện và tạo lập các điểm nhìn khác nhau. Cũng trong tiểu thuyết, điểm nhìn của tác giả nhiều khi chỉ mang tính chất đối chiếu với các điểm nhìn khác, mặc dù chính những điểm nhìn ấy là con đẻ của nhà văn. Điều này sẽ tạo nên tính đa thanh, đa nghĩa trong ngôn ngữ tiểu thuyết. Và hiện tượng đa thanh được các tác giả sử dụng để tạo ra giá trị đích thực cho tiểu thuyết (theo lí thuyết đa thanh của O.Ducrot) [7,18]. Trên đây là vấn đề cốt yếu của ngữ dụng học giúp làm sáng tỏ vai trò của điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết. Tuy nhiên, khi phân tích các hiện tượng ngôn ngữ của tác phẩm văn học theo phương pháp ngữ dụng học, ta cần phải hiểu được vai trò thống hợp của ngữ dụng học một cách biện chứng và linh hoạt. Nghĩa là “ngay trong kết học, trong nghĩa học đã có sự chi phối của các quy tắc ngữ dụng học và các quy tắc ngữ dụng học phải nương tựa vào các sự kiện, các quy tắc kết học mà biểu hiện mà phát huy tác dụng” [6, 58]. 1.1.1.2. Điểm nhìn trong phong cách học Vấn đề điểm nhìn trong những năm gần đây đã được phong cách học chú ý đến, giúp cho các nhà nghiên cứu tìm thấy một hướng tiếp cận mới cho việc giải mã các tác phẩm văn học khi tìm hiểu về phong cách nhà văn. Đỗ Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa viết trong cuốn Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học cho rằng: “Mối quan hệ thứ hai biểu hiện tính cấu trúc, tính hệ thống của ngôn ngữ nghệ thuật là mối quan hệ với chủ thể sáng tạo với hình tượng tác giả”[16]. Và hình tượng tác giả chính là cấu trúc lời nói của cá nhân xuyên thấm cơ cấu của tác phẩm nghệ thuật, xác định mối liên hệ tác động qua lại giữa tất cả các yếu tố của nó. Nhưng cấu trúc 13 lời nói của hình tượng tác giả không bị hạn chế trong khuân khổ của lời nói của tác giả thật sự chỉ thật sự có lời nói của người kể, người tường thuật, của nhân vật. Trong tác phẩm tự sự “mối quan hệ này tác động đến điểm nhìn trần thuật, kết cấu lời nói và giọng điệu trần thuật của tác phẩm. Điểm nhìn trần thuật có thể di động trong từng phần của tác phẩm, tạo nên sự biến đổi về giọng kể và ngôn ngữ kể chuyện” [16, 123]. Trong báo cáo “Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong chuyện” tác giả Nguyễn Thái Hòa đã chỉ ra sự khác biệt giữa điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện. Tác giả nhấn mạnh: điểm nhìn trong lời nói giao tiếp là “tọa độ của hai trục lời nói hiển ngôn với hành vi giao tiếp và do thao tác suy ý người nhận có thể tiếp nhận được” [15, 86]; còn điểm nhìn nghệ thuật “là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật” ; là “một cấu trúc tiềm ẩn được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý từ các mối quan hệ phức hợp giữa người kể và văn bản, giữa văn bản và người đọc văn bản, giữa người kể và người đọc hàm ẩn” [15, 96]. Tóm lại, điểm nhìn trần thuật trong phong cách học có một số điểm như sau: 1/Điểm nhìn là vị trí, là xuất phát điểm từ cấu trúc sâu của văn bản nghệ thuật. 2/Điểm nhìn được xác định bằng thao tác suy ý đặt trong các mối quan hệ với người kể - văn bản - người đọc. 1.1.1.3. Điểm nhìn trong thi pháp học Nói một cách tổng quát, ĐN là một vấn đề, một khía cạnh được thi pháp học đề cập đến nhiều, được bàn luận nhiều nhưng chủ yếu là trong những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết. M. Bahhtin trong cuốn Lý luận và thi pháp tiểu thuyết cho rằng: “Cùng với tất cả những điều được kể, chính bản thân người kể chuyện và lời nói của nó đã đi sâu và tầm nhìn của tác giả. Chúng ta ước đoán được những điểm nhấn của tác giả ở chủ đề truyện cũng như ở bản thân truyện kể và ở hình tượng người kể chuyện được bộc lộ trong quá trình thuật truyện. Không cảm thấy cái chiều thứ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng