Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh...

Tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

.PDF
73
1
90

Mô tả:

i TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA TÂM LÝ- GIÁO DỤC ----------------------- ĐINH HƯƠNG LAN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ TRẦM CẢM SAU SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Công tác xã hội Phú Thọ, (2018) ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA TÂM LÝ- GIÁO DỤC ----------------------- ĐINH HƯƠNG LAN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ TRẦM CẢM SAU SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Công tác xã hội NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Lê Thị Xuân Thu Phú Thọ, (2018) i LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: * TS. Lê Thị Xuân Thu - cô giáo hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên em hoàn thành khóa luận này. * Ban lãnh đạo nhà trường, Ban chủ nhiệm, các Thầy, Cô giáo Khoa Tâm lý, Phòng đào tạo của Trường Đại học Hùng Vương đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong suốt thời gian em học và hoàn thiện khóa luận. * Lãnh đạo huyện Đoan Hùng, Thị xã Phú Thọ, Thành phố Việt Trì, bệnh viện tâm thần Phú Thọ, bệnh viện Tỉnh Phú Thọ… đã phối hợp, tham gia, tạo điều kiện và hỗ trợ em trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài. * Gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh em, cùng em chia sẻ những khó khăn, giúp đỡ và khích lệ em trong quá trình thực hiện khóa luận. Xin chân thành cám ơn! ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i MỞ ĐẦU ....................................................................................................................vi 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngoài nước .. 2 2.1. Các nghiên cứu về trầm cảm sau sinh và dịch vụ công tác xã hội với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh ở trong nước và nước ngoài .......................................................... 3 2.1.1. Các nghiên cứu về trầm cảm sau sinh ............................................................... 3 2.1.2.Các nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh .............................................................................................................................. 6 3. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 9 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 9 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 9 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 10 5.1. Cách tiếp cận ...................................................................................................... 10 5.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 10 5.2.1. Phương pháp luận ........................................................................................... 10 5.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận ........................................................... 12 6.1. Ý nghĩa lý luận.................................................................................................... 12 6.1. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 12 7. Cấu trúc của khóa luận .......................................................................................... 12 Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh .............................................................................................................. 13 1.1. Lý luận về phụ nữ bị trầm cảm sau sinh ............................................................ 13 1.1.1. Khái niệm về phụ nữ trầm cảm sau sinh ......................................................... 13 1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh .......... 19 1.2.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 19 1.2.1.1. Khái niệm công tác xã hội…………………..........………………..............23 1.2.2. Các dịch vụ công tác xã hội cho phụ nữ bị trầm cảm sau sinh ...................... 20 iii 1.2.3. Các nguyên tắc trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho phụ nữ bị trầm cảm sau sinh .............................................................................................................. 23 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh ...................................................................................................................... 28 1.3.1. Yếu tố về cơ chế chính sách ............................................................................ 28 1.3.2. Vai trò của truyền thông ................................................................................. 29 1.3.3. Đặc điểm tâm lý của phụ nữ bị trầm cảm sau sinh ......................................... 29 1.3.4. Vai trò của nhân viên công tác xã hội ............................................................ 30 1.3.5. Tính chuyên nghiệp của các dịch vụ ............................................................... 30 1.4. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần ... 31 Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 32 Chương 2: Kết quả nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh từ thực tiễn Thành phố Việt Trì, huyện Đoan Hùng, Thị Xã Phú Thọ ...... 33 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 33 2.1.1. Huyện Đoan Hùng........................................................................................... 33 2.1.2. Thị xã Phú Thọ ................................................................................................ 33 2.1.3. Thành phố Việt Trì .......................................................................................... 34 2.2. Thực trạng về mẫu khách thể nghiên cứu của đề tài .......................................... 34 2.3. Thực trạng về nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh ........................................... 37 2.4.Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh tại huyện Đoan Hùng; thị xã Phú Thọ; thành phố Việt Trì. ........................................... 38 2.4.1. Dịch vụ tư vấn - giáo dục xã hội phòng ngừa trầm cảm sau sinh .................. 38 2.4.3. Dịch vụ quản lý trường hợp ............................................................................ 43 2.5.Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh ...................................................................................................... 47 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 49 Chương 3: Các biện pháp phát triển dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh .............................................................................................................. 50 3.1. Biện pháp 1: Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng............................... 50 3.1.1.Nội dung biện pháp .......................................................................................... 50 3.1.2.Cách thức thực hiện ......................................................................................... 50 3.1.3. Điều kiện thực hiện ......................................................................................... 51 iv 3.2. Biện pháp 2: Nghiên cứu đề xuất mô hình ......................................................... 51 3.1.1.Nội dung biện pháp .......................................................................................... 51 3.1.2.Cách thức thực hiện ......................................................................................... 51 3.1.3. Điều kiện thực hiện ......................................................................................... 53 3.3. Biện pháp 3: Đào tạo nâng cao năng lực............................................................ 53 3.1.1.Nội dung biện pháp .......................................................................................... 53 3.1.2.Cách thức thực hiện ......................................................................................... 54 3.1.3. Điều kiện thực hiện ......................................................................................... 55 3.1.4. Biện pháp 4: Cơ chế chính sách ...................................................................... 55 3.1.1. Nội dung biện pháp ......................................................................................... 55 3.1.2.Cách thức thực hiện ......................................................................................... 55 3.1.3. Điều kiện thực hiện ......................................................................................... 57 3.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác Bình đẳng giới và phòng chống BLGĐ ..... 57 3.1.1.Nội dung biện pháp .......................................................................................... 57 3.1.2.Cách thức thực hiện ......................................................................................... 58 3.1.3. Điều kiện thực hiện ......................................................................................... 58 Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 58 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 60 1. Kết luận: ................................................................................................................ 60 2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 63 Tiếng Việt:................................................................................................................. 63 Tiếng Anh:................................................................................................................. 64 v DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt DSM - 5 Chữ viết đầy đủ : Theo Sổ tay chẩn đoán và phân loại bệnh tâm thần của Hiệp hội tâm thần, tâm lý Hoa Kỳ NTV : Nhà tham vấn PNSS : Phụ nữ sau sinh TC : Trầm cảm TCSS : Trầm cảm sau sinh CTXH : Công tác xã hội DVTCXH : Dịch vụ công tác xã hội NVCTXH : Nhân viên công tác xã hội vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số phụ nữ nuôi con nhỏ bị TCSS chia theo độ tuổi(%) ........................... 35 Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của phụ nữ nuôi bị TCSS(%) ................................ 35 Bảng 2.3. Tỷ lệ việc làm của phụ nữ bị TCSS (%) ................................................... 36 Bảng 2.4. Số lần sinh con của phụ nữ bị TCSS (%) ................................................. 36 Bảng 2.5. Hoàn cảnh kinh tế của phụ nữ bị TCSS.................................................... 37 Bảng 2.6. Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh ........................................................ 38 Bảng 2.7. Các hoạt động tư vấn, giáo dục xã hội đã được nhận và nhu cầu sử dụng .... 39 Bảng 2.8. Đánh giá kết quả các dịch vụ tư vấn, giáo dục xã hội đã được nhận ....... 40 Bảng 2.9. Các hoạt động hỗ trợ tham vấn, trị liệu tâm lý đã được nhận và nhu cầu sử dụng ........................................................................................................................... 41 Bảng 2.10. Đánh giá kết quả các hỗ trợ tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí đã được nhận ........................................................................................................................... 43 Bảng 2.11. Các hoạt động quản lý trường hợp đã nhận được và nhu cầu sử dụng ... 44 Bảng 2.12. Đánh giá kết quả các hỗ trợ quản lý trường hợp đã được nhận .............. 45 Bảng 2.13. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị TCSS trên địa bàn khảo sát ....................................................................... 47 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc phổ biến xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới (Ranga Krishnan, 2010). Những nghiên cứu về trầm cảm trên người trưởng thành ở 10 quốc gia (Brazil, Canada, Chile, Cộng hòa Czech, Đức, Nhật, Mexico, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ) cho thấy tỉ lệ trầm cảm chủ yếu (major depression) tính theo đời người dao động từ 3% (ở Nhật Bản) cho đến 17% (ở Mỹ), với tỉ lệ phổ biến nhất là từ 8 đến 12% [25]. Xét về giới tính, các nghiên cứu đều cho thấy rằng trầm cảm xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam giới. Nghiên cứu của Kessler, Chiu, WT, Demler, và cộng sự cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ nữ giới bị trầm cảm là 8% đến 10% trong khi đó tỷ lệ ở nam giới là 3% đến 5%. Xét về thời gian, trầm cảm có thể xuất hiện vào bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời, tuy nhiên ở nữ giới, trầm cảm xuất hiện sau khi sinh là khá phổ biến [26]. [ 27] Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài người, dịch vụ công tác xã hội đã ngày càng trở nên cần thiết, góp phần tạo ra môi trường sống tốt hơn và an toàn hơn trong bối cảnh con người luôn phải đối mặt với nhiều sự thay đổi, các mối quan hệ xã hội, sự tác động của môi trường sống và thiên nhiên. Điều đó đòi hỏi phải có những dịch vụ tốt và hiệu quả để đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn hiện nay. Dịch vụ công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp cung cấp các hoạt động hỗ trợ về tinh thần hay vật chất cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn như người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người già, người là nạn nhân của bạo lực..., hoặc những người có nhu cầu hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội, trợ giúp pháp lý nhằm giảm thiểu những rào cản, những bất công và bất bình đẳng trong xã hội. Đối với người phụ nữ, mang thai, sinh con và làm mẹ được coi là sự kiện lớn trong cuộc đời, làm thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Chính sự kiện sinh đẻ cũng được coi là một sang chấn đối với người phụ nữ. Những thay đổi trong đời sống tâm lý của phụ nữ sau sinh đã được khảo sát từ nhiều quốc gia trên thế giới và những cuộc khảo cứu này chỉ ra rằng khoảng 80% số phụ nữ xuất hiện các dấu hiệu của hội chứng buồn chán sau sinh (baby blues) vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5 và đa số tự 2 thuyên giảm vào ngày thứ 10 sau sinh mà không cần phải can thiệp. Tuy vậy một số ít trường hợp không thể tự thuyên giảm và phát triển thành trầm cảm sau sinh. Theo khảo sát của bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, có khoảng 10 -15% số phụ nữ bị TCSS và 0,1% đến 0,2% bị chứng lo n thần sau sinh [Trích theo14]. So với hội chứng buồn chán sau sinh, mức độ trầm buồn của những trường hợp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh cũng nặng hơn và thời gian xuất hiện các biểu hiện của trầm cảm cũng kéo dài hơn. Khi đó, người phụ nữ cần đến sự hỗ trợ của nhà tâm lý và can thiệp từ bác sĩ tâm thần. Những cảm xúc và hành vi tiêu cực ở người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh không chỉ gây ảnh hưởng đáng kể tới bản thân người phụ nữ mà còn ảnh 2 hưởng tiêu cực tới mối quan hệ hôn nhân, bầu không khí trong gia đình (Warner và cộng sự,1996), tác động tiêu cực đến sự phát triển tình cảm và xã hội của đứa trẻ mới sinh (Robinson & Stewart, 2001, Jacobsen.,1999) . Trong những năm gần đây, vấn đề trầm cảm (TC) ở phụ nữ sau sinh (PNSS) đã bắt đầu được nghiên cứu ở Việt Nam. Một số bệnh viện phụ sản trong cả nước bước đầu đã có những cuộc khảo sát về chủ đề này. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu này lại được thực hiện dưới góc độ tâm thần học hoặc tâm lý học. Trong khi đó có rất ít những nghiên cứu tiếp cận từ góc độ trợ giúp của các dịch vụ công tác xã hội. Trên thực tế, TC ở PNSS không thể tách rời các dịch vụ công tác xã hội, bởi họ là nhóm đối tượng dễ bị những sang chấn về mặt tâm lý, họ rất cần sự hỗ trợ của các dịch vụ công tác xã hội. Hơn nữa, với một số vai trò của công tác xã hội (CTXH) là: thúc đẩy thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề, con người và môi trường, nâng cao năng lực, dịch vụ công tác xã hội sẽ tác động, can thiệp tới nhóm phụ nữ sinh con hoặc nuôi con nhỏ bị trầm cảm sau sinh một cách khoa học và chuyên nghiệp sẽ đóng góp nhiều cho việc cải thiện chất lượng công tác chăm sóc bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngoài nước Trầm cảm (TC) ở phụ nữ sau sinh (PNSS) là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người phụ nữ, tình trạng hôn nhân và sự phát triển cảm xúc, xã hội, nhận thức và liên nhân cách của đứa trẻ. Nếu bệnh TC ở PNSS không được điều trị dứt điểm có thể sẽ tái diễn và phát triển thành 3 mãn tính, để lại hậu quả lâu dài (Cooper & Murray,1995; Henshaw, Foreman & Cox, 2004; Philipps & O’Hara, 1991) [37]. Hiện nay vấn đề trầm cảm ở PNSS được nghiên cứu dưới góc độ khảo sát thực trạng (mức độ phổ biến), các yếu tố nguy cơ và phòng ngừa, can thiệp. Kể từ khi đề án 32 và đề án 1215 của chính phủ ra đời, các loại hình dịch vụ công tác xã hội và các nhóm đối tượng yếu thế, nguy cơ cao bị rối nhiễu tâm trí như phụ nữ sau sinh và các vấn đề của họ nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về trầm cảm sau sinh và dịch vụ CTXH với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ. Dưới đây chúng tôi sẽ khái quát các công trình được nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về lĩnh vực này. 2.1. Các nghiên cứu về trầm cảm sau sinh và dịch vụ công tác xã hội với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh ở trong nước và nước ngoài 2.1.1. Các nghiên cứu về trầm cảm sau sinh 2.1.1.1. Các nghiên cứu về trầm cảm sau sinh ở nước ngoài * Hướng nghiên cứu dịch tễ học về trầm cảm ở phụ nữ sau sinh Nghiên cứu về sự thay đổi khí sắc ở PNSS đã được ghi nhận từ thời Hippocrates (Miller, 2002) [20]. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sau sinh, đặc biệt trong tháng đầu tiên sau sinh là quãng thời gian mà người phụ nữ gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh tâm thần hơn bất kỳ thời điểm nào trong cả cuộc đời. Có khoảng từ 8- 15% phụ nữ có thể bị TCSS [38]. Nghiên cứu của Boyce (2003), Mosack & Shore (2006) và St. Pierre (2007) cho thấy có từ 13-15% phụ nữ bị TCSS và 70% phụ nữ có những dấu hiệu liên quan đến TC (các triệu chứng chưa đáp ứng đủ tiêu chu n ch n đoán TC và vẫn được gọi là “baby blues”). Trong 2 năm 2008 và 2009, một vài nghiên cứu cho thấy rằng số lượng phụ nữ bị TC sau sinh dao động từ 1525% [18]. So sánh về mức độ phụ nữ bị TCSS ở các vùng miền khác nhau, nghiên cứu của Kumar và Robson (1984), O’Hara Swain (1996) chỉ ra rằng, tỷ lệ sản phụ ở các nước phương Tây bị TCSS là 10-15%, có 12.5% số phụ nữ đã phải nhập viện tâm thần sau khi sinh (Duffy, 1983). Phụ nữ rập bị TCSS là 15.8%,16% phụ nữ Zimbabwe, 34.7% phụ nữ Nam Phi, 11.2% phụ nữ ở Trung Quốc, 17% phụ nữ ở Nhật Bản và 23% phụ nữ Goan ở Ấn Độ [28]. 4 Nhìn chung kết quả từ các nghiên cứu dịch tễ học về trầm cảm ở PNSS ở các nước cho thấy TCSS khá phổ biến với tỷ lệ khác nhau. Sự khác nhau này được lý giải là do thiếu sự đồng thuận của các tác giả khi lựa chọn thời gian đo mức độ trầm cảm kéo dài trong giai đoạn sau sinh, do sự khác nhau trong việc đưa ra điểm ngưng của trầm cảm và khác nhau về phương pháp đánh giá để xác định trầm cảm. * Hướng nghiên cứu về những yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh Tính đến thời điểm hiện nay, các nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra những nguyên nhân rõ ràng của TC ở PNSS. Tuy nhiên, ở người PNSS có những yếu tố liên quan được cho là nguy cơ dẫn đến trầm cảm, đó là: Yếu tố sinh học (gen, tăng/giảm hooc môn sinh sản, tăng/giảm lượng progesterone và estrogen, sự thay đổi của tuyến giáp, v.v), yếu tố thuộc sản khoa (sức khỏe và tình trạng bệnh thực thể khi mang thai, các tai biến sản khoa, hình thức sinh đẻ); yếu tố lâm sàng (bản thân người phụ nữ hoặc người thân trong gia đình đã có tiền sử rối loạn tâm thần, rối loạn tâm thần trong thời kỳ mang thai) và yếu tố tâm lý - xã hội như nhận thức tiêu cực của bà mẹ, tình trạng bà mẹ đơn thân, mối quan hệ không tốt với chồng, tình trạng kinh tế xã hội thấp (Gado, Kraemer,.2003; Kendler, Gardner, Prescott.,2006; Green, McLaughlin, Berglund và cs.,2010; Rosenquist, Fowler, Christakis,2010) [dẫn theo 20]. Những nguy cơ dẫn đến trầm cảm ở PNSS được các tác giả nghiên cứu phân loại theo 3 cách sau [25]. Cách 1: Nhóm yếu tố nguy cơ bên trong, nhóm yếu tố bên ngoài và các sự kiện gây bất lợi. Cách 2: Nhóm yếu tố sinh học, nhóm yếu tố tâm lý, nhóm yếu tố xã hội Cách 3: Nhóm yếu tố chủ quan và nhóm yếu tố khách quan Mặc dù được phân thành các nhóm khác nhau nhưng các yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm ở PNSS về cơ bản vẫn thuộc yếu tố sinh học và tâm lý - xã hội. 2.1.1.2. Các nghiên cứu về trầm cảm sau sinh ở trong nước Năm 1994, tác giả Vũ Thị Chín cùng với cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “Tìm hiểu tâm lý sản phụ và quan hệ sớm mẹ con”. Trên cơ sở của nghiên cứu này, cuốn sách “Tâm lý sản phụ và quan hệ sớm mẹ con” đã được xuất bản. Đây là một trong những tác phẩm hiếm hoi mô tả tâm lý của sản phụ trong thời kỳ mang thai và sinh con. Trong đó, tâm lý của sản phụ gắn liền với cuộc sinh đẻ được mô tả là sự mất chủ động và lo hãi. Sự thay đổi về sinh lý khi chuyển dạ (ở đây là sự co bóp cổ 5 tử cung), trong môi trường xa lạ và cô quạnh bởi có một mình, tiếng kêu rên của những sản phụ khác có thể khiến sản phụ bị ngập tràn trong đau đớn. Từ đây tác giả khẳng định việc chuẩn bị tâm lý cho sản phụ từ lúc mang thai, nhất là khi chuyển dạ và đẻ là cần thiết. Sự nâng đỡ xã hội trong thời điểm phụ nữ sinh đẻ vô cùng quan trọng đối với bản thân người phụ nữ. Trong thời gian sau đẻ sản phụ sẽ trải qua một thời kỳ trầm nhược nhẹ, một trạng thái u buồn, chán nản, mệt nhọc, lờ đờ ảm đạm. Tình trạng này có thể là hậu quả của sự mệt mỏi sau đẻ, được sản phụ mô tả một cách mơ hồ và mọi chuyện sẽ qua đi [1]. Từ tháng 6 năm 2002 đến tháng 12 năm 2002, nhóm tác giả Lâm Xuân Điền, Lê Quốc Nam thực hiện nghiên cứu “Rối loạn TCSS ở các sản phụ đến sinh tại bệnh viện Từ Dũ” (TP. Hồ Chí Minh). Đây là nghiên cứu cắt ngang với mục tiêu nhằm xác định tỷ lệ phụ nữ bị TCSS trong thời gian sinh đẻ tại bệnh viện Từ Dũ và khảo sát những yếu tố nguy cơ liên quan. Nhóm tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 321 phụ nữ (độ tuổi từ 19 đến 45, trong đó 95.7% sản phụ có độ tuổi từ 20 đến 39) đến khám tại bệnh viên Từ Dũ vào tuần thứ 4 sau sinh. Một số tiêu chí được đặt ra khi lựa chọn khách thể bao gồm: Độ tuổi, trình độ học vấn, tính chất ổn định của nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế của gia đình, tình trạng hôn nhân và số lần sinh. Sản phụ tham gia vào nghiên cứu sẽ được đánh giá bằng trắc nghiệm Edinburg. Những sản phụ đạt mức từ 13 điểm trở lên của thang đo Edinburg sẽ được bác sĩ tâm thần đánh giá tiếp bằng thang đo TC Hamilton, đồng thời được khám lâm sàng để chẩn đoán rối loạn TC (dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn TC của DSM – IV). Kết quả 22 nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sản phụ có tổng điểm từ 13 điểm trở lên theo thang đo Edinburg là 12.5% [3] . Một khảo sát nhằm đo các rối loạn tâm thần (Dùng SRQ 20 đề xuất bởi WHO) được thực hiện trên 2000 bà mẹ có con trong độ tuổi từ 6 đến 18 tháng của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) cho thấy 20% số phụ nữ có những triệu chứng cơ bản của TC (Trần Tuấn và cs, 2003). Một nghiên cứu khác cũng do RTCCD thực hiện năm 2006 với mục đích xác định những yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn khí sắc ở phụ nữ và nam giới được thực hiện trên phụ nữ có thai trên 7 tháng và những phụ nữ mới sinh con được 2 tháng tại 6 xã ở Hà Nam và 4 quận ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ trong quá trình mang thai và sau sinh bị các rối loạn tâm thần khá cao, 33% (phụ nữ mang thai) và 34% 6 (phụ nữ sau sinh). Trong khi đó tỷ lệ rối loạn tâm thần của nam giới (chồng của thai phụ và sản phụ) lại ở mức thấp hơn, 19% (chồng của thai phụ) và 22% (chồng của sản phụ) [24] Trong đề tài “Tỷ lệ và yếu tố liên quan TCSS ở bà mẹ có trẻ gửi dưỡng nhi tại bệnh viện Hùng Vương” của nhóm tác giả Lương Bạch Lan và Huỳnh Nguyễn Khánh Trang thực hiện chỉ ra rằng tỷ lệ phụ nữ bị TCSS là 11.6%. Trong tổng số 11.6% phụ nữ bị TCSS này, có 21.2% sản phụ có ý tưởng tự sát. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/ 2008 đến tháng 5/2008 [10 Tr104 -10] 2.1.2. Các nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh 2.1.2.1. Các nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh ở nước ngoài Nước Anh là nơi có những thử nghiệm đầu tiên về ứng dụng liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi (CBT) cho trầm cảm ở PNSS. Một nghiên cứu thử nghiệm CBT đối với trầm cảm ở PNSS đã được tiến hành tại Úc (phụ nữ bị TCSS chỉ được can thiệp bằng CBT). Mục đích của nghiên cứu này là: (1) các y tá chăm sóc trẻ sơ sinh được đào tạo có thể sử dụng CBT cho điều trị trầm cảm ở PNSS hay không và (2) so sánh kết quả đầu ra ở những phụ nữ được trị liệu bằng CBT với những phụ nữ không được trị liệu bằng CBT mà chỉ có những chăm sóc tiêu chuẩn khác. Năm y tá đã được đào tạo CBT và được giám sát hàng tuần. Những phụ nữ bị trầm cảm sau sinh được 5 y tá đề nghị thực hiện EPDS (mức điểm trên 12) và chẩn đoán qua phỏng vấn lâm sàng. Có 37 phụ nữ được xác định là trầm cảm chủ yếu bằng thang EPDS và DSM IV. Nhóm nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 20 trường hợp vào nhóm chăm sóc lý tưởng và 17 người còn lại vào nhóm can thiệp bằng CBT. Các y tá thực hiện CBT trong 6 tuần (1 giờ/ buổi/ tuần) tại nhà của sản phụ. Sau điều trị, khách thể được thực hiện ngay một bảng phỏng vấn và sau 24 tuần khách thể tiếp tục thực hiện một bảng hỏi được gửi qua đường bưu điện nhằm đánh giá hiệu quả trị liệu. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy các sản phụ ở nhóm được can thiệp bằng CBT và nhóm không can thiệp bằng CBT có điểm EPDS chênh lệch có ý nghĩa (Nhóm được can thiệp bằng CBT đạt 15.9, nhóm không được can thiệp bằng CBT đật 13.7) [22]. Nghiên cứu thử nghiệm này cho thấy sử dụng CBT có thể có hiệu quả đối với trầm cảm ở PNSS, tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này là các mẫu khách thể thường ở tình trạng trầm cảm nhẹ và trung bình. 7 Trong một nghiên cứu thử nghiệm của Pháp, hiệu quả của CBT đánh giá trong cả hoạt động phòng ngừa và can thiệp TC ở PNSS, tuy nhiên trong báo cáo này chỉ đề cập đến hiệu quả của CBT trong việc phòng ngừa cho TCSS. Phụ nữ mang thai được sàng lọc trong phòng khám sản khoa dành cho phụ nữ có nguy cơ cao, họ được thực hiện EPDS. Những người đạt trên 8 điểm sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên vào nhóm được can thiệp hoặc nhóm được chăm sóc thông thường. Có 128 người được lựa chọn vào nhóm được can thiệp và 113 người được lựa chọn vào nhóm đối chứng (không được can thiệp). Các bà mẹ trong nhóm can thiệp được các nhà tâm lý lâm sàng thực hiện liệu pháp tham vấn cá nhân dựa trên CBT từ ngày thứ 2 hoặc 3 sau sinh. Nội dung của các khóa trị liệu này gồm 3 phần chính: a) những thông tin mang tính giáo dục phổ biến về vai trò thực tế của cha mẹ, b) những thành phần mang tính hỗ trợ như lắng nghe thấu cảm, động viên và thừa nhận cảm xúc của thân chủ, c) yếu tố về nhận thức hành vi để “tấn công” vào sự áp lực trong suy nghĩ của sản phụ là phải trở thành bà mẹ hoàn hảo. Tới tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 sau sinh, kết quả đo được của nhóm nghiên cứu cho thấy có 29 trong tổng số 97 (29.8%) phụ nữ trong nhóm được can thiệp trước sinh và 55 trong tổng số 114 (48.2%) bà mẹ trong nhóm không được can thiệp đạt điểm EPDS trên 11 (p=0.007) [21]. Như vậy kết quả này khẳng định thêm độ hiệu quả của liệu pháp CBT đối với bệnh trầm cảm ở PNSS. 2.1.2.2. Các nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh ở Việt Nam Nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Bùi Thị Xuân Mai trong công trình nghiên cứu về “Thực trạng mạng lưới dịch vụ xã hội ởViệt Nam – Những khuyến nghị giải pháp” cho rằng ước tính ở Việt Nam hiện nay có khoảng 28% dân số có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội. Nhóm đối tượng tiếp cận dịch vụ do trung tâm công tác xã hội cung cấp bao gồm những người dân có nhu cầu tại cộng đồng. Tính chất các dịch vụ công tác xã hội cần phong phú hơn, không chỉ là chế độ chính sách mà bao gồm quản lý ca, tham vấn, tư vấn, can thiệp trị liệu nhóm, vãng gia, truyền thông cộng đồng Tác giả khuyến nghị cần phát triển các loại hình dịch vụ chăm sóc y tế, sức khỏe, chăm sóc tâm lý, tinh thần và hòa nhập cộng đồng; phát triển dịch vụ ở quy mô toàn quốc, tập trung nơi đông dân 8 cư... Đồng thời, tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách nhằm phát triển dịch vụ công tác xã hội, khuyến khích thành lập các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập [6]. 8 Tương tự, tác giả Nguyễn Thị Thái Lan cùng cộng sự trong bài viết “Chuyên nghiệp hóa các dịch vụ công tác xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và nhu cầu” đã đưa ra 3 thách thức ảnh hưởng đến việc phát triển các dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam: (1) thể chế hóa các dịch vụ công tác xã hội trong các cơ sở cung cấp các dịch vụ chăm sóc xã hội; (2) tự phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp phù hợp với bối cảnh văn hóa, kinh tế, chính trị và môi trường của Việt Nam dựa trên bài học của các nước khác; (3) hoàn thiện khung pháp lý và quy điều đạo đức nghề nghiệp. Đây là khung chiến lược giúp cho các dịch vụ công tác xã hội phát triển theo hướng chuyên nghiệp và phù hợp với xu hướng của thế giới.[9 tr.190] Tác giả Hà Thị Thư có một cách tiếp cận khác khi nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội. Trong báo cáo tham luận “Sự chuyên nghiệp trong dịch vụ Công tác xã hội đối với các nhóm đối tượng yếu thế” tác giả đã chỉ ra rằng “thực hiện dịch vụ công tác xã hội cần có sự nối kết chặt chẽ với các dịch vụ xã hội khác như các dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ truyền thông khác”. [13] Các nghiên cứu trên cho thấy tính liên ngành trong công tác xã hội cần phải phát triển mạnh mẽ hơn, cũng như sự liên tục và đồng bộ trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Tác giả Lê Quang Sơn và Nguyễn Thị Hằng Phương – Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã có một nghiên cứu về công tác xã hội trong bệnh viện, tổng hợp những mong muốn của người bệnh như sau: muốn được tư vấn tâm lý 66,7%, muốn được giải tỏa cảm xúc 55,6%, muốn được chia sẻ về mặt tinh thần 66,6%, được đối xử công bằng, tôn trọng 89,5%, có đội ngũ cán bộ chuyên trách hỗ trợ bệnh nhân về mặt tinh thần 83,3%. Hai tác giả kết luận nênsớm đưa nhân viên công tác xã hội vào trong bệnh viện vì bệnh viện là nơi cần nhân viên công tác xã hội hơn bất cứ nơi nào khác,”. [11, tr.355] Tác giả, Nguyễn Thị Thanh Tùng cho rằng “Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2011-2020 của Bộ Y tế với mục tiêu đến hết năm 2015 có 80% cơ sở y tế xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động công tác xã hội. Tuy nhiên thực tế, hầu hết các bệnh viện ở Việt Nam không có phòng tham vấn tâm lý cho y bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân… Một số bệnh viện như Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện nhân dân 115 có phòng tham vấn tâm lý nhưng chất lượng và hiệu quả công việc chuyên về công tác xã hội thấp, còn thiếu nhân viên chuyên môn”. [15, tr.358] 9 Tác giả Trần Thị Minh Đức trong tham luận “Hỗ trợ cho phụ nữ sau sinh có rối nhiễu tâm trí” cũng kết luận rằng “sự phối hợp của các chuyên gia tâm lý, nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện và các bác sĩ tâm thần, bác sĩ sản, bác sĩ gia đình trong hỗ trợ, can thiệp cho phụ nữ sau sinh bị rối nhiễu tâm trí sẽ làm thuyên giảm bệnh tật, ngăn ngừa lạm dụng thuốc và nâng ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tâm thần”. [3 tr.260] Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy, các nghiên cứu về trầm cảm ở PNSS phần lớn được thực hiện bởi các nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực y khoa hoặc y tế cộng đồng, tâm lý học. Các hướng nghiên cứu tập trung vào điều tra dịch tễ, tìm hiểu các yếu tố liên quan tới TCSS thuộc về y khoa như tình trạng bệnh của đứa trẻ mới sinh, các vấn đề sức khỏe của bà mẹ trong quá trình mang thai…Chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào lĩnh vực CTXH với TCSS và khai thác các dịch vụ CTXH đối với phụ nữ bị TCSS. 3. Mục tiêu của đề tài Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị TCSS. Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm phát triển các loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị TCSS. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu các dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ TCSS, cụ thể là: tư vấn, giáo dục xã hội phòng ngừa sang chấn tâm lý; tham vấn/ trị liệu tâm lý; quản lý trường hợp đối với phụ nữ bị TCSS. - Phạm vi nghiên cứu về khách thể: Khảo sát 350 phụ nữ trong độ tuổi sinh con và nuôi con nhỏ; nghiên cứu 90 phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi Tỉnh Phú Thọ có dấu hiệu của TCSS; Một số nhân viên các trung tâm y tế thành phố, bệnh viện khu vực thị xã Phú Thọ, trạm y tế phường và chuyên gia tâm lý, công tác xã hội đầu ngành trong nước và của Tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: khảo sát tại các huyện: Đoan Hùng; Thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì. 10 - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: tiến hành nghiên cứu từ 10/2017 – 04/2018. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận - Tiếp cận theo lý thuyết hệ thống: Lý thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được vận dụng trong công tác xã hội khi thực hiện một tiến trình giúp đỡ cá nhân. Lý thuyết hệ thống đã chỉ ra các mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội giữa cá nhân với cá nhân, với nhóm và ngược lại. Trong công tác xã hội nói chung không thể không chú ý tới sự ảnh hưởng qua lại đó. Trong tiến trình can thiệp giải quyết vấn đề của thân chủ, nhân viên công tác xã hội sẽ phải vận dụng lí thuyết hệ thống là cầu nối giữa thân chủ với gia đình và xã hội. - Tiếp cận thực tiễn: Quan điểm thực tiễn có thể giúp ta thấy được sự xuất hiện, sự phát triển, diễn biến và kết thúc của vấn đề trong thực tế. Thấy được quy luật tất yếu của vấn đề và kiểm tra kết quả nghiên cứu trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Trong quá trình trợ giúp cho thân chủ thì nhân viên công tác xã hội phải tiến hành quan sát hành vi, thái độ cũng như hoàn cảnh gia đình, sinh hoạt…thực tế hàng ngày để thấy được thực trạng, những khó khăn và từ đó đề ra những phương hướng, biện pháp phù hợp cho thân chủ. - Tiếp cận liên ngành: TC được nghiên cứu nhiều nhất dưới góc độ tâm thần học và tâm lý học, do vậy thuật ngữ TC đã được sử dụng theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực và các trường phái lý thuyết. Trong phần này nghiên cứu sẽ tiếp cận khái niệm TC dưới hai góc độ là tâm thần học và tâm lý học. Vì TC thuộc lĩnh vực giao thoa rất lớn giữa tâm thần học và tâm lý học, do đó chúng tôi sử dụng cách tiếp cận liên ngành 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp luận Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực trạng về sức khỏe tâm thần của phụ nữ nuôi con nhỏ, thực trạng của dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 huyện, thành phố, thị xã, rút ra được những vấn đề lý luận và đưa ra được những đề xuất về các biện pháp nhằm phát triển các loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị TCSS. 11 Nghiên cứu trên cơ sở duy vật lịch sử: đối tượng được nghiên cứu đánh giá theo một trục thời gian nhất định và mang tính lịch sử rõ nét. Như vậy những vấn đề liên quan trong đề tài nghiên cứu có sự so sánh đối chiếu theo lịch sử, đảm bảo tính sát thực và toàn vẹn trong trình bày kết quả nghiên cứu. 5.2.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu nhằm phân tích những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phụ nữ bị TCSS, các dịch vụ hỗ trợ/chăm sóc sức khỏe tâm thần phụ nữ sau sinh tại cộng đồng, thực trạng dịch vụ công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay … Phân tích các tài liệu, báo cáo của các cấp quản lý như báo cáo tổng kết năm 2016 của Cục Bảo trợ xã hội. Tìm hiểu, đánh giá nhận xét tài liệu có liên quan đến các mô hình hỗ trợ đối với phụ nữ bị TCSS và các biện pháp can thiệp, hỗ trợ giúp đỡ họ. 5.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, đề tài sẽ phát bảng hỏi dành cho 300 phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có dấu hiệu trầm cảm; tìm hiểu về thực trạng đời sống tinh thần và nhu cầu sử dụng dịch vụ xã hội của 90 phụ nữ bị TCSS; Tìm hiểu về thực trạng dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan … cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị TCSS trên địa bàn tỉnh 5.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin chuyên sâu về thực trạng dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung và dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị TCSS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và những nhận định của các chuyên gia trên các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, công tác xã hội về sự cần thiết cần thúc đẩy phát triển các dịch vụ công tác xã hội cho nhóm phụ nữ bị TCSS 5.2.2.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích và sử lý dữ liệu có được qua các kết quả nghiên cứu, các kết quả phỏng vấn và số liệu thu thập trong quá trính nghiên cứu. 12 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận 6.1. Ý nghĩa lý luận Khóa luận nghiên cứu và làm sáng tỏ lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 huyện, thị xã, thành phố qua: Đoan Hùng, Thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì, bổ sung và làm phong phú thêm về cách nhìn nhận, đánh giá về các loại hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ nuôi TCSS. Có thể là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với các học giả, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung và dịch vụ công tác xã hội đối với người yếu thế nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu cung cấp thực trạng phụ nữ bị TCSS và các dịch vụ công tác xã hội đối với người yếu thế ở các địa bàn nghiên cứu Đoan Hùng, Thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì, nói riêng và trên cả Tỉnh nói chung. Trên cơ sở đó, gợi ý một số biện pháp hỗ trợ nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho phụ nữ TCSS tiếp cận với các chính sách, dịch vụ dành cho người yếu thế, để có thể phục hồi và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ TCSS nói riêng và đối với người yếu thế nói chung. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh Chương 2: Kết quả nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị trầm cảm sau sinh từ thực tiễn 3 huyện, thị xã, thành phố qua: Đoan Hùng, Thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì Chương 3: Các biện pháp phát triển dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng