Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao...

Tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh phú thọ

.PDF
93
1
64

Mô tả:

i TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Công tác xã hội Phú Thọ, 2018 ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Công tác xã hội Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Đình Chiến Phú Thọ, 2018 i LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành tại Trường Đại học Hùng Vương. Trong quá trình thực hiện em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn thành khóa luận. Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành thầy Trần Đình Chiến đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Bộ môn Công tác xã hội, Khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Hùng Vương - những người đã truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp quý báu cho em suốt trong thời gian học tập vừa qua. Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các bạn sinh viên lớp K12 – Đại học CTXH đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn! Việt Trì, tháng 5 năm 2018 Nguyễn Thị Quỳnh Trang ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước ............................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................................................. 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 6 5. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................ 6 6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 9 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ9 1.1. Khái niệm người nghiện ma tuý và các khái niệm liên quan......................................... 9 1.1.1. Khái niệm chất gây nghiện ............................................................................................ 9 1.1.2. Khái niệm ma tuý............................................................................................................ 9 1.1.3. Khái niệm cai nghiện .................................................................................................... 10 1.1.4. Khái niệm người nghiện ma tuý .................................................................................. 10 1.1.5. Phân loại ma tuý............................................................................................................ 10 1.2. Vài nét tổng quan về người nghiện ma tuý.................................................................... 12 1.2.1. Dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý.................................................................... 12 1.2.2. Nguyên nhân nghiện ma tuý ........................................................................................ 13 1.2.3. Hậu quả của ma tuý ...................................................................................................... 16 1.2.4. Quan điểm cộng đồng về người nghiện ma tuý ......................................................... 19 1.2.5. Đặc điểm chung của người nghiện ma tuý ................................................................. 20 1.2.6. Đặc điểm tâm lý của gia đình có người nghiện ma tuý............................................. 21 1.2.7. Những khó khăn trong việc cai nghiện cho người nghiện ma tuý ........................... 21 1.3. Khái quát về dịch vụ công tác xã hội ............................................................................. 23 1.3.1. Khái niệm về dịch vụ.................................................................................................... 23 1.3.2. Khái niệm công tác xã hội............................................................................................ 23 1.3.3. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội .............................................................................. 24 1.3.4. Nội dung dịch vụ công tác xã hội ................................................................................ 24 1.3.5. Khái niệm nhân viên công tác xã hội .......................................................................... 25 1.3.6. Vai trò của nhân viên công tác xã hội ......................................................................... 26 1.4. Các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến vấn đề ma tuý ............................ 27 1.5. Dựa trên cơ sở các lý thuyết ............................................................................................ 29 iii 1.5.1. Thuyết hệ thống ............................................................................................................ 29 1.5.2. Thuyết nhận thức – hành vi ......................................................................................... 30 1.5.3. Thuyết nhu cầu của Maslow ........................................................................................ 31 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................... 33 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM GIÁO DỤC - LAO DỘNG XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ ............................................................................................................ 34 2.1. Giới thiệu về Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ ........................... 34 2.1.1. Lịch sử thành lập ........................................................................................................... 34 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm ....................................................................... 34 2.2. Thực trạng người nghiện ma tuý trên địa bàn ............................................................... 35 2.3. Thực trạng về dịch vụ công tác xã hội cung cấp cho người nghiện ma tuý tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ ..................................................................... 37 2.3.1. Mức độ cần thiết của dịch vụ công tác xã hội ............................................................ 37 2.3.2. Thực trạng của dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ............................................................................................................................. 39 2.4. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma tuý tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ .................................................... 45 2.4.1. Yếu tố đặc điểm riêng của người nghiện ma tuý ....................................................... 45 2.4.2. Yếu tố môi trường bên ngoài ....................................................................................... 47 2.4.4. Yếu tố năng lực của đội ngũ nhân viên công tác cai nghiện ma tuý với dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ ......................... 51 2.4.5. Yếu tố cơ chế chính sách.............................................................................................. 54 2.5. Đánh giá hiệu quả của dịch vụ công tác xã hội dành cho người nghiện ma túy tại Trung Tâm Giáo dục - Lao động xã hội Tỉnh Phú Thọ....................................................... 56 2.5.1. Những kết quả đạt được của dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma tuý tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ ......................................................... 56 2.5.2. Những tồn tại, hạn chế của mô hình dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma tuý tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ ............................................ 56 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................... 58 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ ....................................................................................... 59 iv 3.1. Biện pháp nâng cao năng lực của nhân viên công tác xã hội với người nghiện ma túy tại trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ ..................................................... 59 3.1.1. Nội dung của biện pháp................................................................................................ 59 3.1.2. Các bước tiến hành ....................................................................................................... 59 3.1.3. Điều kiện thực hiện ....................................................................................................... 61 3.2. Biện pháp pháp nâng cao hoạt động trong dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo Dục – Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ ...................................... 61 3.2.1. Nội dung biện pháp....................................................................................................... 61 3.2.2. Các bước tiến hành ....................................................................................................... 61 3.3. Biện pháp hỗ trợ người nghiện ma túy .......................................................................... 63 3.3.1. Nội dung biện pháp....................................................................................................... 63 3.3.2. Các bước thực hiện ....................................................................................................... 63 3.3.3. Điều kiện thực hiện ....................................................................................................... 65 3.4. Biện pháp nâng cao nhận thức gia đình người nghiện ma túy, cộng đồng về vấn đề công tác xã hội với người nghiện ma túy .............................................................................. 65 3.4.1. Đối với gia đình người nghiện ma tuý ........................................................................ 65 3.4.2. Đối với cộng đồng ........................................................................................................ 67 3.5. Biện pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy hiệu quả dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy........................................................................................................................... 69 3.5.1. Nội dung biện pháp....................................................................................................... 69 3.5.2. Cách thức thực hiện ...................................................................................................... 69 3.5.3. Điều kiện thực hiện ....................................................................................................... 70 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................... 71 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................... 72 1. Kết luận ................................................................................................................................ 72 2. Khuyến nghị......................................................................................................................... 73 2.1. Đối với bản thân người nghiện ma tuý .......................................................................... 73 2.2. Đối với gia đình người nghiện ma tuý ........................................................................... 73 2.3. Đối với cộng đồng............................................................................................................ 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 77 v DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải NVCTXH Nhân viên công tác xã hội CTXH Công tác xã hội DVCTXH Dịch vụ công tác xã hội HIV AIDS UNODC ARV Human Immuno-deficiency Virus(Virusgây suy giảm miễn dịch ở người) Acquired Immuno Deficiency Syndrom(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) United Nations Office on Drugs and Crime(Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm) Thuốc ức chế miễn dịch virut HIV vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tỉ lệ người nghiện ma tuý tham gia đánh giá ý kiến về mức độ cần thiết của dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma tuý ................................................................ 38 Bảng 2.2: Thực trạng ý kiến đánh giá của của người nghiện ma tuý về mức độ cần thiết của dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm ............................................................................ 39 Bảng 2.3: Thực trạng đánh giá cảm nhận của người nghiện ma tuý sau khi sử dụng dịch vụ tư vấn tại Trung tâm ........................................................................................................... 40 Bảng 2.4: Đánh giá của người nghiện về mức độ cần thiết của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ........................................................................................................................................... 41 Bảng 2.5: Đánh giá của người nghiện ma tuý về cảm nhận sau khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại Trung tâm ..................................................................................................... 42 Bảng 2.6: Đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ cần thiết của dịch vụ hỗ trợ tại Trung tâm ...................................................................................................................... 43 Bảng 2.7: Đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về cảm nhận sau khi sử dụng dịch vụ hỗ trợ tại Trung tâm ........................................................................................................... 43 Bảng 2.8: Thực trạng người nghiện ma tuý tham gia vào dịch vụ kết nối tại Trung tâm 44 Bảng 2.9: Tỉ lệ đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về ảnh hưởng của các yếu tố riêng tới dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm (%) ............................................................ 45 Bảng 2.10: Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đến dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm (%) ................................ 48 Bảng 2.11: Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội đến dịch vụ công tác xã hội cho người nghiện ma tuý........................................................................................................................... 50 Bảng 2.12: Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý vể mức độ ảnh hưởng của yếu tố năng lực đội ngũ nhân viên công tác cai nghiện ma tuý tới dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm (%) .............................................................................................................. 52 Bảng 2.13: Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của cơ chế chính sách với dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm (%) ............................... 54 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Đánh giá của người nghiện ma tuý về mức độ cần thiết của người nghiện ma tuý về dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma tuý tại Trung tâm.................... 38 Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về ảnh hưởng của các yếu tố riêng tới dịch vụ công tác xã hội tại Trung Tâm .................................................................. 46 Biểu đồ 2.3: Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đến dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm........................................ 48 Biểu đồ 2.4: Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của cơ sở dịch vụ công tác xã hội đến dịch vụ công tác xã hội cho người nghiện ma tuý ................................................................................................................................................... 50 Biểu đồ 2.5 : Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của đội ngũ nhân viên công tác cai nghiện ma tới dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm ................................................................................................................................................... 52 Biểu đồ 2.6: Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của cơ chế chính sách tại Trung tâm...................................................................................... 55 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ma tuý là một hiểm hoạ lớn của toàn xã hội được xếp hàng đầu về độ nguy hiểm trong các chất gây nghiện. Theo báo cáo về tình hình ma tuý tại Việt Nam của Cục phòng chống tệ nạn xã hội: Đến năm 2014, cả nước có 204.377 người sử dụng ma tuý có hồ sơ quản lý, trong đó những người sử dụng heroin chiếm tỉ lệ lớn nhất (72%), sau đó là những người sử dụng ma tuý tổng hợp (14.5%), còn lại là những người sử dụng các loại ma tuý khác như: cần sa, thuốc phiện tân dược có chứa chất gây nghiện và các loại ma tuý khác. Sáu mươi ba tỉnh thành trong cả nước đều có người nghiện ma tuý. Đáng chú ý, trong số đối tượng nghiện ma tuý có cả học sinh, sinh viên… Nghiện ma tuý gây tổn hại rất nhiều tới đời sống của con người ảnh hưởng to lớn đến sức khoẻ của con người và là nguyên nhân chính lây nhiễm HIV và nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cộng đồng. Đến hết tháng 12 năm 2012, khoảng 135.000 người Việt Nam bị nhiễm HIV do sử dụng ma tuý. Trong số đó, mới chỉ có 47.000 người sử dụng ma tuý được tiếp nhận các dịch vụ điều trị. Vì vậy họ đã làm suy sụp kinh tế gia đình, họ bị mất việc làm, mất uy tín trong gia đình bạn bè và xã hội. Trong số những người bị bắt hàng năm vì phạm tội có từ 30-50% số người phạm tội về ma tuý, khoảng 75% các tội phạm hình sự có nguyên nhân bắt nguồn từ những người nghiện ma tuý. Nhà nước hàng năm phải dành một khoản ngân sách lớn cho công tác phòng chống ma tuý: Bình quân hàng năm, cứ hơn 140.000 người nghiện ở nước ta tiêu tốn khoảng 1.200 – 1.500 triệu đồng cho việc sử dụng ma tuý (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). Người nghiện ma tuý ở Việt Nam luôn tiếp tục gia tăng (trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm tăng từ 5-10%) chưa có xu hướng giảm; công tác cai nghiện của Việt Nam chưa thực sự có hiệu quả; chính sách mở cửa hội nhập, dân chủ, dân quyền của pháp luật, viêc lập hồ sơ đưa người nghiện vào các trung tâm cai nghiện khó khăn; xã hội chưa đủ các điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí cho cai nghiện tại cộng đồng, điều trị cai nghiện ma tuý bằng Methadone [5]. Việc cai nghiện ma túy và công tác giáo dục đối với người nghiện ma túy hiện nay chủ yếu dựa vào các biện pháp truyền thống như tập trung vào trại cai nghiện, tuy 2 nhiên số lượng lớn đối tượng nghiện ma túy và các cá nhân có nguy cơ nghiện ma túy lại chủ yếu sống chung trong cộng đồng. Những đối tượng này hầu như sống tự do và gia đình cũng như các tổ chức xã hội đều bất lực trong công tác giáo dục, can thiệp, phòng ngừa. Bên cạnh đó việc thuyết phục người cai nghiện vào các trung tâm cai nghiện gặp nhiều khó khăn, các phương pháp cai nghiện tại nhà cũng không đem lại được kết quả. Hoạt động công tác xã hội trong trợ giúp nhóm đối tượng này hiện không được quan tâm tới, cộng đồng địa phương cũng chưa có nhận thức đúng về chức năng và vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ người nghiện ma tuý. Từ những lý do trên, với mong muốn có thể kịp thời phát hiện sớm và giúp đỡ người nghiện ma tuý cai nghiện thành công, tái hoà nhập cộng đồng và bắt đầu lại cuộc sống mới, cũng là giúp cho gia đình người nghiện ma tuý có thể vượt qua khó khăn thông qua các hoạt động can thiệp, phòng ngừa bằng các biện pháp Công tác xã hội. Đồng thời giúp cộng đồng thay đổi quan điểm sai lầm rằng việc cai nghiện cho người nghiện ma tuý là rất khó và không thể thực hiện được, tôi lựa chọn nghiên cứu về vấn đề: “Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành Đại học Công tác xã hội. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước 2.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài Tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên thế giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Những hậu quả do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của đất nước. Cũng vì vậy mà vấn đề ma tuý đã được các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động xã hội quan tâm thông qua nhiều nghiên cứu liên quan tới chủ đề ma tuý. Thelma Mendoza (1981) đưa ra quan điểm về sự phát triển song song của an sinh xã hội với hệ thống dịch vụ xã hội, và xem công tác xã hội như là kỹ thuật để chuyển tải dịch vụ xã hội một cách hiệu quả. Công tác xã hội đối với người nghiện tại Mỹ được khởi xướng bởi Mary Ellen Richmond (1861- 1928), người thường được mệnh danh là “mẹ đẻ của công tác xã hội”. Theo bà, công tác xã hội đóng vai trò quan trọng đáng kể trong việc điều trị những cá nhân bị nghiện cùng với các thành viên trong gia đình họ, công tác xã hội như là một dịch vụ chăm sóc cộng đồng. 3 Hội nghị Báo cáo về tình hình ma tuý trên toàn thế giới do Uỷ ban Quốc tế về phòng chống ma tuý của Liên Hợp Quốc (UNODC) phối hợp với Văn phòng Thường trực phòng chống ma tuý (SODC) tổ chức, đánh giá: Trong suốt 100 năm, các quốc gia trên thế giới đã kiên trì đấu tranh với các loại tội phạm liên quan đến ma tuý. Kết quả đạt được tuy có nhiều ấn tượng song ma tuý vẫn chưa bị nhổ tận gốc khỏi đời sống của con người. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2010 có khoảng 250 triệu người sử dụng ma tuý tương đương với 5% dân số trên thế giới, trong đó có 27 triệu người có vấn đề nghiêm trọng do sử dụng ma tuý, 200.000 người tử vong hàng năm do sử dụng heroin, cocain và các loại ma tuý khác. UNODC đã công bố “Báo cáo Tình hình Ma tuý Thế giới năm 2013”, bản báo cáo là văn bản thống kê và phân tích thường niên của bức tranh tình hình ma tuý toàn cầu tương đối hoàn chỉnh. Đồng thời, đề ra các giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện các công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý. Các hiệp định đẩy mạnh song phương, đa phương về hợp tác phòng chống ma tuý. Tại phiên họp đặc biệt lần thứ 30 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào ngày 19/4 – 21/4/2016 với nội dung xem xét tiến độ thực hiện Tuyên bố chính trị và Kế hoạch hành động về hợp tác quốc tế hướng tới một Chiến lược toàn diện và cân bằng để đối phó với vấn đề ma túy thế giới. Sự tham gia phiên họp của Đoàn Việt Nam như để khẳng định quan điểm hội nhập quốc tế trong công tác điều trị nghiện ma túy ở Việt Nam. Rằng công tác cai nghiện ma túy cần phải xã hội hóa trên cơ sở quyền con người; việc điều trị nghiện ma túy cần phải trên cơ sở khoa học và có sự tự nguyện góp sức của cá nhân, gia đình và cộng đồng [5]. Qua các nghiên cứu ngoài nước có thể thấy ma túy đang là một tệ nạn đáng báo động trên toàn thế giới tỉ lệ người nghiện ma túy không ngừng gia tăng và chưa hề có dấu hiệu suy giảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Vì thế mà các hoạt động điều trị cai nghiện cho người nghiện ma túy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 2.2. Một số nghiên cứu trong nước Việt Nam là một trong những quốc gia đẩy mạnh chiến lược phòng chống tệ nạn ma tuý. Những nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay về ma tuý và người sử dụng ma tuý có nhiều điểm tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới. Tiêu biểu: “Các 4 công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010” do Bộ Y tế xuất bản năm 2010 đã cho thấy hiện tượng cả nước có khoảng 140.000 người sử dụng ma tuý đang được quản lý. Mỗi năm tăng thêm khoảng 7.000 - 8.000 người sử dụng ma tuý, dựa trên Báo cáo của nghành công an (Hội nghị tổng kết của Uỷ ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội ma tuý và mại dâm, tổ chức tại Hải Phòng, tháng 3 năm 2012). Tác giả Mạc Văn Trang trong bài viết “Nạn nghiện ma tuý xem xét ở góc độ cá nhân” (Tạp chí khoa học thanh niên 1998). Tác giả đề cập đến những động cơ khiến một cá nhân bị rơi vào tình trạng nghiện ma tuý hầu như không phải xuất phát từ một nguyên nhân đơn lẻ mà là sự tổ hợp của nhiều tác nhân khác nhau, cụ thể gồm: yếu tố sinh học, môi trường xã hội và lứa tuổi hoặc là giai đoạn phát triển của cá nhân. Cùng với đó, đề tài khoa học cấp thành phố: “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao quản lý cai nghiện và sau cai nghiện” “02-X07” của tác giả Nguyễn Thành Công, 2003. Đã chỉ ra các giải pháp nhằm hỗ trợ người sau cai nghiện và cách thức quản lý người sau cai nghiện tại cộng đồng. Các giải pháp chủ yếu đó là tạo được sự đồng thuận của toàn xã hội trong công cuộc phòng chống ma tuý, cùng nhau tại mọi điều kiện giúp đỡ người nghiện ma tuý quyết tâm cai nghiện từ bỏ ma tuý để làm lại cuộc đời, tái hoà nhập cộng đồng, xây dựng cuộc sống mới góp phần ổn định tình hình trật tự an ninh xã hội. Báo cáo “Sơ kết 3 năm thực hiện quyết định 151 của Thủ tướng chính phủ về cai nghiện và phục hồi”. Bộ Lao động thương binh và xã hội chỉ ra các ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiên quyết định của Thủ tướng chính phủ về cai nghiện và phục hồi. Tuy nhiên chưa đề cập đến vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người sau cai nghiện. Tiếp đến, đề tài “Tâm lý giáo dục nhân cách người cai nghiện ma tuý từ thực tế thành phố Hồ Chí Minh” do tác giả Phan Xuân Biên và Hồ Bá Thâm đồng chủ biên, xuất bản năm 2004. Nhóm tác giả đã nói về nguyên nhân, đặc điểm tâm lý và công tác giáo dục nhân cách người sau cai nghiện tại cộng đồng. Qua đó, tác giả cũng khẳng định trách nhiệm của cộng đồng, gia đình, xã hội và bản thân người sau nghiện ma tuý trong việc điều chỉnh tâm lý, giáo dục, phục hồi nhân cách cho người cai nghiện và những giải pháp giúp người sau cai nghiện trở về với gia đình, cộng đồng và được thực hiện bằng biện pháp tâm lý. 5 Bên cạnh đó, tác giả Phan Mai Hương (2005) với nghiên cứu “Thanh niên nghiện ma tuý nhân cách và hoàn cảnh xã hội” là một cách tiếp cận mới về thanh niên nghiện ma tuý - từ góc độ tâm lý học. Tác giả đã phân tích, hệ thống hoá những lý luận về đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hưởng của chúng trong việc nghiên cứu hành vi của người nghiện ma tuý cũng như quan điểm về việc giải quyết chúng trong thực tiễn [5]. Ngoài ra còn có một số tác phẩm nghiên cứu về ma tuý khác như: Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Xuân Hiến về “Thực hành pháp luật trong lĩnh vực phòng chống ma tuý qua thực tiễn thành phố Hải Phòng”; tác phẩm “Chất gây nghiện và xã hội” của tác giả Bùi Thị Xuân Mai chủ biên; “Ma tuý và Phòng chống ma tuý trong cộng đồng” của tác giả Nguyễn Quốc Nhật xuất bản năm 2003,… Các nghiên cứu đã giúp chúng ta có cái nhìn chuẩn xác về chất gây nghiện ma tuý, biểu hiện và dấu hiệu của nghiện ma tuý, tác hại của ma tuý đối với bản thân người nghiện, gia đình và xã hội, pháp luật trong lĩnh vực và phòng chống ma tuý và một số biện pháp để giúp người nghiện ma tuý cai nghiện. Tất cả những nghiên cứu trên mặc dù đã cung cấp những kiến thức về ma tuý, biện pháp để giải quyết tình trạng trên tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu phát triển các dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ hoặc chưa thể hiện được tính hiệu quả trong việc hỗ trợ họ cai nghiện ma tuý. Là một sinh viên chuyên nghành công tác xã hội em mong muốn đề tài sẽ giúp cho cộng đồng có cái nhìn mới mẻ về các dịch vụ công tác xã hội trong việc can thiệp và hỗ trợ điều trị cho người nghiện ma tuý và thấy được tính hiệu quả mà các dịch vụ này mang lại. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Hệ thống hóa và mở rộng những vấn đề lí luận về chăm sóc, hỗ trợ, giáo dục người nghiện ma tuý cho sinh viên nghành công tác xã hội. Việc tìm hiểu những đặc điểm sinh lí, cách nhận biết người nghiện ma tuý, những khó khăn trong quá trình can thiệp và hỗ trợ người nghiện ma tuý, thông qua vận dụng một số phương pháp công tác xã hội sẽ làm sáng tỏ một số lý thuyết đã học: Lý thuyết hệ thống, thuyết nhận thức – hành vi, thuyết nhu cầu của Maslow… 6 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Giúp các nhà vận động chính sách thấy được các khó khăn, thực trạng người nghiện ma tuý hiện nay để có những biện pháp phù hợp cùng với gia đình, trung trung tâm cai nghiện cho người nghiện ma tuý và các dịch vụ xã hội khác có thể hỗ trợ người nghiện ma tuý và gia đình họ, can thiệp hỗ trợ cai nghiện cho người nghiện ma tuý trong cộng đồng. Giúp mọi người có cái nhìn toàn diện nhất về người nghiện ma tuý, những nguyên nhân dẫn đến người nghiện ma tuý, các cách nhận biết điều trị sớm và cách giúp đỡ người nghiện ma tuý tái hoà nhập cộng đồng sau cai nghiện. Qua khoá luận sẽ cung cấp những kiến thức, nguồn lực trong cộng đồng để cha mẹ các gia đình có người nghiện ma tuý yên tâm hơn trong quá trình điều trị. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ (Xã Yên Kiện - Huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Các hoạt động tác động, can thiệp đối với người nghiện ma túy có rất nhiều phương pháp, nhiều con đường, trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma tuý tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời gian 2 năm 2017 và 2018. 5. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về vấn đề nghiện ma túy và đánh giá thực trạng về người nghiện ma tuý tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ. Đề tài tiến hành xác định các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ. 6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 6.1. Cách tiếp cận 6.1.1. Cách tiếp cận cơ cấu – chức năng (hoặc cách tiếp cận hệ thống – chức năng) Theo cách tiếp cận này, hiện tượng nghiện ma túy trong xã hội được nhìn nhận như một thành tố của một chỉnh thể xã hội, có liên quan trực tiếp đến các hiện tượng xã hội khác như: gia đình, kinh tế, giáo dục, pháp luật… Hiện tượng nghiện ma túy xảy ra khi các bộ phận xã hội khác không làm đúng chức năng, bổn phận, 7 nhiệm vụ hay phần việc của mình. Giải pháp cho hiện tượng xã hội này là làm sao giúp cho các bộ phận, các thành phần khác cấu thành nên xã hội trở về trạng thái tự nhiên, vốn có, làm đúng chức năng, bổn phận của mình. Lý thuyết cơ cấu, chức năng ẩn chứa lý tưởng về một xã hội hài hòa, ổn định, trong trật tự. Lý thuyết cơ cấu, chức năng cũng có xu hướng cổ vũ cho sự hợp tác và ổn định xã hội. 6.1.2. Cách tiếp cận xung đột - mâu thuẫn xã hội (social-conflict approach) Theo cách tiếp cận này, xã hội là một đấu trường hoặc “chiến trường” trong đó tình trạng bất bình đẳng, sự mâu thuẫn, cạnh tranh, đối kháng thuộc về bản chất của xã hội. Theo cách tiếp cận này, sự hài hòa, ổn định trong xã hội chỉ là những ảo tưởng bởi giữa người với người hoặc giữa các bộ phận cấu thành nên xã hội luôn ở trong quá trình thay đổi, đấu tranh không ngừng và chính sự đấu tranh, thay đổi này lại góp phần tạo nên động lực đấu tranh mới, tạo nên tình trạng bất bình đẳng xã hội. Như vậy hiện tượng nghiện ma túy trong xã hội tồn tại như một hiện tượng tất yếu và biến đổi không ngừng cùng với sự biến đổi và phát triển của xã hội. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ giải quyết nó như thế nào cho phù hợp với thực tiễn xã hội. 6.1.3. Cách tiếp cận tương tác biểu trưng (symbolic-interaction approach) Theo cách tiếp cận này, xã hội được nhìn nhận như là sản phẩm của quá trình tương tác của các cá nhân. Trong hiện thực xã hội, với tính đa dạng và đa chiều của xã hội, mỗi cách tiếp cận chỉ góp phần giúp những nhà quan sát xã hội soi rọi một phần nhỏ vào bản chất và hiện thực xã hội. Không có cách tiếp cận nào được coi là toàn diện và tuyệt đối đúng trong việc phản ánh, mô tả và giải thích xã hội. Như vậy trong đề tài này, với cách tiếp cận tương tác biểu trưng, chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề dựa trên sự tương tác giữa các cá nhân, cụ thể là giữa nhân viên CTXH và người nghiện ma túy. Kết hợp với 2 cách tiếp cận trước, kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề nghiên cứu đặt ra một cách toàn diện và khách quan nhất. 6.1.4. Cách tiếp cận khả năng phục hồi Khả năng phục hồi là khả năng chịu đựng, vượt qua và thậm chí là phát triển thân chủ sau những trải nghiệm tiêu cực (sau sang chấn, khủng hoảng hay tình huống vấn đề). Trong lĩnh vực công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội có nhiệm vụ xác định yếu tố phòng ngừa, làm giảm rủi ro thông qua việc tăng cường khả năng phục hồi cho đối tượng. 8 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Là một phương pháp thu thập thông tin qua tìm hiều đọc các tài liệu sách báo về chất gây nghiện ma tuý, dấu hiệu biểu hiện của người nghiện ma tuý, tác hại của ma tuý… Đồng thời thu thập, phân tích, sử dụng thông tin từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu sẵn có của tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp này được áp dụng phân tích các tài liệu: tra cứu về công ước quốc tế, các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về người nghiện ma tuý. 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Lập một bảng hệ thống các câu hỏi để chính người nghiện ma tuý trả lời nhằm nắm được nhận thức của người nghiện ma tuý về mức độ cần thiết và ảnh hưởng của các hoạt động trong mô hình dịch vụ công tác xã hội tại trung tâm. Trong đề tài này phương pháp điều tra bảng hỏi được tiến hành trên số lượng 51 khách thể nghiên cứu (51 người nghiện ma túy đang được điều trị tại trung tâm). 6.2.2.2. Phương pháp thống kê toán học Dựa trên kết quả từ bảng hỏi dùng phương pháp tính toán của thống kê xã hội tính ra các con số cụ thể: tỉ lệ người nghiện ma tuý đánh giá ý kiến và mức độ cần thiết và mức độ ảnh hưởng của các hoạt động: tư vấn, chăm sóc y tế, hỗ trợ và kết nối trong dịch vụ công tác xã hội tại trung tâm. 9 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ 1.1. Khái niệm người nghiện ma tuý và các khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm chất gây nghiện Chất gây nghiện nói chung là bất kỳ chất nào khi hấp thụ vào cơ thể của một sinh vật sống có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể theo hướng tạo ra sự phụ thuộc của cơ thể đối với chất đó hoặc cảm giác thèm thuồng, ghiền, nghiện ở các mức độ khác nhau. Chất gây nghiện tiêu khiển là những chất hóa học có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như opioid hoặc chất gây ảo giác. Chúng có thể được sử dụng để tạo cảm nhận về tác động có lợi lên nhận thức, ý thức, nhân cách và hành vi [7]. Tóm lại chúng ta có thể hiểu chất gây nghiện là một loại chất hoá học khi con người sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào thuốc hay nói cách khác có thể gây ra nghiện mà nếu không sử dụng người đó sẽ cảm thấy khó chịu, thèm khát. 1.1.2. Khái niệm ma tuý Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin...); bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp (amphetamine) có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu. Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: trong xã hội, ma túy thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất người đó lệ thuộc [8]. Như vậy chúng ta có thể hiểu ma tuý là một chất hoá học mà khi sử dụng nó đem lại cảm giác hung phấn, dễ chịu khiến người sử dụng nó nhiều lần bị phụ thuộc vào nó. Và nếu không sử dụng sẽ cảm thấy trong người bí bách khó chịu vô cùng, đồng thời nó cũng tàn phá cơ thể của người sử dụng làm suy giảm sức khoẻ và nếu sử dụng với liều lượng cao có thể gây ra tình trạng sốc thuốc khiến người dùng tử vong. 10 1.1.3. Khái niệm cai nghiện Cai nghiện là việc dùng các biện pháp giúp người nghiện ma tuý không còn sử dụng ma tuý nữa, cách ly hoàn toàn với ma tuý, chấm dứt các cơn thèm thuốc. Đồng thời ngăn chặn những hậu quả do ma tuý gây ra đối với sức khoẻ, kinh tế, hạnh phúc của người nghiện ma tuý. Với nhiều phương pháp khác nhau như: thuốc đông y, dùng các thuốc hướng tâm thần, phương pháp dùng thuốc đối kháng, phương pháp điều trị bằng chất thay thế, liệu pháp tâm lý, phương pháp điện châm. 1.1.4. Khái niệm người nghiện ma tuý Người nghiện ma tuý: Là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và lệ thuộc vào chất này (Luật phòng, chống ma tuý 23/2000/QH10). Người nghiện ma tuý là người thường xuyên dùng ma tuý để thoả mãn sự thèm muốn, đam mê tột độ và thói quen của mình. Là những người luôn bị phụ thuộc, bị trói buộc bởi tình trạng tâm lý khát khao, thèm muốn và sự đam mê đáng sợ nhất của con người. Đó chính là cơn nghiện, nó có thể đưa con người sa vào tình trạng khốn quẫn, mất hết phương hướng, thậm chí là mất hết tính người. 1.1.5. Phân loại ma tuý 1.1.5.1. Thuốc phiện (á phiện) Thuốc phiện là nhựa quả cây anh túc (cây thuốc phiện). Cây anh túc có thân cỏ, thẳng đứng, cao từ 1m đến 1m50, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Cây có 8 – 12 nhánh phụ, mỗi nhánh có một bông hoa đa dạng về màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa thuốc phiện thường dùng để hút và có những tác động sau: + Làm giảm đau, tạo trạng thái hưng cảm và gây nghiện dễ dàng + Mất nghị lực, ý chí và cảm giác + Viêm dạ dày, ruột, táo bón + Viêm phổi, mạch chậm, không đều + Hút sái rất độc cho cơ thể vì có tới 80%, 90% là mocphin. 1.1.5.2. Morphin Morphine là một thuốc giảm đau gây nghiện (opiat), là một alcaloid có hàm lượng cao nhất (10%) trong nhựa khô quả cây thuốc phiện. 11 + Có tác dụng chọn lọc và trực tiếp với tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỡ não, ức chế nhiều trung tâm như, trung tâm đau, trung tâm gây ho, trung tâm hô hấp; kích thích các trung tâm gây nôn, co đồng tử, chèn nhịp tim + Làm tăng trí tưởng tượng, mất buồn rầu và sợ hãi, mất cả cảm giác đói + Làm mắt bị phù, móng tay và môi thâm tím, rối loạn tâm lý, nói không thật, lười biếng, ngáp vặt, thiếu máu, sút cân, mất ngủ, nôn, run, già trước tuổi... + Phụ nữ có thai có thể đẻ non, suy dinh dưỡng. Trẻ bị gù, vẹo, hen phế quản, bệnh gan và hen mãn tính. 1.1.5.3. Heroin Heroin là một chất ma túy được những người nghiện dùng phổ biến, được bán tổng hợp từ morphin có tác dụng giảm đau mạnh hơn morphin, nhưng độc hại hơn nhiều, có khả năng gây nghiện rất nhanh. Heroin màu trắng, vị đắng thường dùng để chích vào tĩnh mạch hoặc hít. Heroin gây ra: + Cảm giác mơ màng, khoan khoái, quên khổ đau, sầu não; + Khi đói thuốc, mệt mỏi, đau xương, đau cơ, mất ngủ, tiêu chảy, nôn mửa, lạnh nổi da gà; + Tê liệt thần kinh, hôn mê, đột tử; + Con người trở nên cô độc, mất nhân tính, mất khả năng sinh dục, dễ gây tội ác. 1.1.5.4. Cần sa Cần sa là một loại ma túy lấy từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa, có thể dùng để chữa bệnh mất ngủ. Tuy nhiên nó cũng gây ra những tác động gây thay đổi tâm lý: Cười to, khóc lóc than vãn, ác mộng. Người gầy gò, ốm yếu, ủ dột, có thể loạn thần kinh. 1.1.5.5. Cocain Cocain được sản xuất từ lá coca, đem lại tác dụng sảng khoái trong thời gian ngắn. Sử dụng liên tục có thể dẫn đến hoang tưởng, ảo giác, rối loạn tim mạch. 1.1.5.6. Ma tuý tổng hợp Ma tuý tổng hợp được cấu tạo từ các hoá chất gọi là tiền chất như: - ATM: amphetamine, methamphetamine + Dùng để hút, hít, uống và tiêm chích;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng