Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Dạy mở rộng vốn từ trong phân môn luyện từ và câu ở tiểu học...

Tài liệu Dạy mở rộng vốn từ trong phân môn luyện từ và câu ở tiểu học

.PDF
111
1
79

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ DẠY MỞ RỘNG VỐN TỪ TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở TIỂU HỌC (Một số trường tiểu học ở Thủ Dầu Một) Mã số: Xác nhận của đơn vị chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài ThS. Đặng Phan Quỳnh Dao Giảng viên khoa Ngữ văn Bình Dương, tháng 7 năm 2018 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Đơn vị: Khoa Ngữ văn THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Dạy mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học (Một số trường tiểu học ở Thủ Dầu Một) - Mã số: - Chủ nhiệm : ThS. Đặng Phan Quỳnh Dao - Đơn vị chủ trì: Khoa Ngữ văn - Thời gian thực hiện: Từ tháng 12/2016 – 12/2017 2. Mục tiêu: Nghiên cứu cơ sở lí luận kiểu bài mở rộng vốn từ. Trên cơ sở đó đề xuất qui trình dạy các kiểu bài mở rộng vốn từ theo chủ đề, theo quan hệ ngữ nghĩa và theo quan hệ cấu tạo trong chương trình tiểu học. Đề tài mong muốn góp một phần nhỏ vào việc phát triển môn Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học và nâng cao kết quả dạy học mở rộng vốn từ cho giáo viên tiểu học. 3. Tính mới và sáng tạo: Dựa vào cơ sở lý luận của một số nhà nghiên cứu đi trước, đề tài đề xuất cách tổ chức dạy các kiểu bài mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học. Thông qua những đề xuất về cách tổ chức dạy kiểu bài mở rộng vốn từ của đề tài, giúp giáo viên và học sinh học sinh trong cách dạy và học kiểu bài này hiệu quả hơn. 4. Kết quả nghiên cứu: 2 Biện pháp tổ chức dạy kiểu bài mở rộng vốn từ mà chúng tôi đề cập trong đề tài được xây dựng phù hợp với quan điểm dạy học theo hướng giao tiếp, theo những định hướng đổi mới của chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học sau năm 2000. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, biện pháp được xây dựng phù hợp với tình hình và điều kiện dạy học hiện tại, phù hợp với chương trình và sách giáo khoa hiện hành, có thể ứng dụng trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học hiện nay. Như vậy, qua quá trình thực nghiệm biện pháp dạy kiểu bài mở rộng vốn từ trong chương trình tiểu học, chúng tôi nghĩ rằng những đóng góp mới của đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên sư phạm tiểu học ở các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm và giáo viên dạy tiếng Việt ở các trường tiểu học. 5. Sản phẩm: Những đóng góp mới của đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa sư phạm tiểu học ở các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm và giáo viên dạy Tiếng Việt ở các trường tiểu học 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Ngày 17 tháng 7 năm 2018 Đơn vị chủ trì Chủ nhiệm đề tài Đặng Phan Quỳnh Dao XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN 3 MỤC LỤC trang MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 6 5. Đóng góp đề tài .................................................................................................... 8 NỘI DUNG .............................................................................................................. 9 Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY MỞ RỘNG VỐN TỪ 1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................... 9 1.1 Một số vấn đề về Tiếng Việt .............................................................................. 9 1.2 Một số vấn đề lí thuyết về phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học ……...17 2. Cơ sở thực tiễn …………………………………………………………………20 Chương II: QUI TRÌNH DẠY CÁC KIỂU BÀI MỞ RỘNG VỐN TỪ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.Một số vấn đề chung ............................................................................................31 1.1 Nguyên tắc xây dựng bài tập mở rộng vốn từ ...................................................31 1.2 Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ ......................................................................32 2. Cách thức tổ chức thực hiện các kiểu bài mở rộng vốn từ ..................................35 2.1 Bài mở rộng vốn từ theo chủ đề ........................................................................35 2.2 Bài mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa .....................................................42 2.3 Bài mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo ..........................................................47 Chương III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Những vấn đề chung thực nghiệm ....................................................................54 4 3.2 Mục đích thực nghiệm ......................................................................................54 3.3 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ....................................................................55 3.4 Phương pháp tiến hành thực nghiệm .................................................................55 3.5 Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm ..................................................56 3.6 Kết quả thực nghiệm .........................................................................................56 3.7 Đánh giá kết quả thực nghiệm ...........................................................................68 KẾT LUẬN .............................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... ..72 PHỤ LỤC ................................................................................................................76 5 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ xưa đến nay, các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học đều khẳng định từ là đơn vị cơ bản, là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Trong chương trình tiểu học, Luyện từ và câu là phân môn chiếm vị trí quan trọng với số tiết ngang bằng với các phân môn khác. Với tính chất là môn học công cụ, phân môn Luyện từ và câu không những trang bị cho học sinh hệ thống từ vựng tiếng Việt mà còn về qui tắc sử dụng tiếng Việt. Đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “trong ngôn ngữ từ là cái quan trọng nhất, rồi đến câu, đến đoạn văn sau mới đến văn, cho nên dạy từ là rất cần thiết, phải hiểu tất cả ý nghĩa của từ, ý nghĩa sâu xa, ý nghĩa phong phú, phải hiểu tất cả mọi cách dùng”[12]. “Luyện từ và câu” là một trong những “phân môn” được bố trí dạy ở môn Tiếng Việt tiểu học. Nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy từ là giúp học sinh phong phú hóa vốn từ, giúp các em nắm vững tiếng Việt văn hóa, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của học tập, giao tiếp trong nhà trường và ngoài xã hội. Trong ba nhiệm vụ cơ bản trên của phân môn Luyện từ và câu, nhiệm vụ phong phú hóa vốn từ, phát triển, mở rộng vốn từ cho học sinh được coi là trọng tâm. Bởi vì, từ ngữ được cung cấp trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng, môn tiếng Việt nói chung chủ yếu giúp các em hiểu nội dung các phát ngôn nghe - đọc và sử dụng trong thực tiễn nói - viết. Đây là mục tiêu cần đạt tới của môn Luyện từ và câu ở trường tiểu học. Từ ngữ là một trong số các đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Nó ở vào vị trí trung tâm của hệ thống ngôn ngữ. Nó là cơ sở để con người có thể tiến hành hoạt động nhận thức và tạo ra mọi sản phẩm ngôn ngữ phục vụ cho nhu cầu giao tiếp. Hoạt động nhận thức và giao tiếp của con người chính bắt đầu từ đơn vị cơ sở là “Từ”. 6 Vì vậy, cung cấp và phát triển vốn từ cho học sinh là việc làm rất quan trọng. Không có vốn từ đầy đủ thì không thể tiến hành giao tiếp một cách hiệu quả được. Đặc biệt phát triển vốn từ cho học sinh sẽ giúp học sinh nắm vững tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển một cách toàn diện. Vì vậy, vai trò mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học là việc làm rất quan trọng nhưng tìm hiểu thực trạng dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học hiện nay, chúng tôi nhận thấy bên cạnh một số mặt thành công còn có vài hạn chế; kết quả, hiệu quả dạy - học vẫn còn bất cập so với yêu cầu đặt ra. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là giáo viên chưa (hoặc không chú ý) tới một số đặc trưng riêng của phân môn. Giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức một tiết mở rộng vốn từ sao cho đúng yêu cầu, đặc trưng của phân môn và đạt hiệu quả dạy - học cao. Cách thức và phương pháp hướng dẫn học sinh mở rộng và phát triển vốn từ còn gặp nhiều khó khăn. Vốn từ của giáo viên chưa phong phú, vốn từ của học sinh còn hạn hẹp, nhiều từ chưa trở thành vốn từ tích cực trong hoạt động tư duy và giao tiếp. Về phía học sinh, qua các bài học Luyện từ và câu, các em được trang bị một vốn từ ngày càng phong phú hơn nhưng hiện tượng học sinh chưa hiểu đầy đủ về từ, đồng thời sai, không phù hợp với ngữ cảnh, còn nhiều từ của các em chưa trở thành vốn từ tích cực trong hoạt động tư duy và giao tiếp. Nhìn chung, hiệu quả của giờ học chưa đạt yêu cầu mong muốn. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Dạy mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học” để nghiên cứu. Đề tài này chúng tôi nghiên cứu về qui trình dạy các kiểu bài mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học, ở chừng mực nào đó, kết quả sẽ có tác dụng thiết thực trong việc giúp sinh viên và giáo viên tiểu học nâng cao hiệu quả của việc dạy - học mở rộng vốn từ nói riêng và phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung. 7 II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Ở Việt Nam vấn đề dạy từ ngữ cho học sinh bản ngữ được giới nghiên cứu quan tâm khá muộn. Nguyễn Huệ Chi và Lê Thước là hai tác giả đầu tiên quan tâm đến vấn đề giáo học pháp tiếng Việt. Tuy vậy, hai tác giả này chủ yếu bàn về phương pháp giảng dạy Ngữ pháp tiếng Việt, còn dạy từ ngữ chưa có tác giả nào quan tâm đến. Mãi đến năm 1954 về phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung, phương pháp dạy học từ ngữ nói riêng đã có một số người quan tâm nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức trao đổi, sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học. Việc nghiên cứu phương pháp dạy học từ ngữ vẫn còn tản mạn. Phải đến năm 70, mới xuất hiện một số bài báo bàn về dạy từ ngữ, nhưng chủ yếu nói về dạy từ trong bài tập đọc, giảng văn, dạy từ ngữ với tư cách là phương tiện nghệ thuật. Đó là các bài “Một số suy nghĩ xung quanh việc dạy từ ngữ ở trường phổ thông” của Hồ Lê [19, tr.7-11]. “Một số kinh nghiệm bước đầu về dạy từ” của Đinh Phan Cảnh [7, tr.11-14]. Mãi đến năm 1980, trong chương trình môn Tiếng Việt Cải cách giáo dục ở Tiểu học, THCS lần đầu tiên từ ngữ được tách thành “Phân môn” độc lập, có tiết dạy riêng, có vị trí ngang bằng với môn Ngữ pháp, nhiều người trong giới chuyên môn quan tâm nhiều hơn. Sau đây chúng tôi xin điểm qua một số công trình tiêu biểu: Về vấn đề dạy nghĩa của từ cho học sinh trong cuốn “Dạy từ ngữ cho học sinh cấp I phổ thông” của Trịnh Mạnh. Trong bài nghiên cứu của mình ông đề cập đến 3 nhiệm vụ cơ bản trong việc dạy từ ngữ tiếng mẹ đẻ ở cấp I, phải thực hiện, đó là: - Làm chính xác hóa vốn từ của học sinh. - Làm phong phú vốn từ của học sinh. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ của học sinh[21]. 8 Tác giả Lê Cận trong bài viết “Những điểm mới làm cơ sở cho việc dạy và học môn Tiếng Việt ở trường THCS”[8]. Ông có bổ sung thêm nhiệm vụ thứ 4 giúp học sinh chuẩn mực hóa vốn từ, văn hóa vốn từ, làm trong sáng, làm đẹp vốn từ của học sinh, bởi vì như chúng ta biết, vốn từ của các em một phần được hình thành, được tích lũy một cách tự nhiên, vô thức nên vốn từ của các em có những từ ngữ không phù hợp với chuẩn mực ngôn ngữ, khiến lời nói học sinh thiếu trong sáng, thiếu thẩm mĩ. Đề cập vấn đề dạy từ ngữ cho học sinh ở trường phổ thông nói chung, dạy mở rộng vốn từ nói riêng. Phải kể tới cuốn “Giảng dạy từ ngữ ở trường phổ thông” của Phan Thiều, Nguyễn Quốc Túy, Nguyễn Thanh Tùng [33]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã đề cập đến vấn đề cung cấp vốn từ cho học sinh với hai nhiệm vụ chính cần làm: (1) lựa chọn và phân bố những từ cần cung cấp; (2) hướng dẫn học sinh hiểu ý nghĩa, hiểu giá trị những từ ấy. Bàn về vấn đề vốn từ và cung cấp vốn từ cho học sinh tiểu học có các bài báo: “Về cung cấp vốn từ cho học sinh cấp I” của Nguyễn Nhã Bản [5. Tr20-21], “Tìm hiểu vốn từ của học sinh tiểu học” của Lê Phương Nga [22. Tr 24-25]. Các bài báo này giúp chúng tôi hình dung rõ hơn về một số đặc điểm của vốn từ ở học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học, làm cơ sở cho việc xây dựng phương pháp dạy mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học. Trong cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt tập 1”, tác giả Lê A, Thành Thị Uyên Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn trí, Cao Đức Tiến đã nêu cấu tạo, cách thức thực hiện từng bài “Lý thuyết từ ngữ” và ‘thực hành từ ngữ” một cách cụ thể, thiết thực. Trong phần nội dung dạy sử dụng từ. Giáo trình nêu: “Nhiệm vụ cơ bản của dạy từ ngữ là chuyển vốn từ tiêu cực của học sinh thành vốn từ tích cực. Để thực hiện nhiệm vụ này cần có bài tập tích cực hóa vốn từ”[1.tr26]. Đây cũng chính là đích cần đạt của việc dạy từ ngữ ở nhà trường tiểu học. 9 Các bài báo “Về hệ phương pháp dạy nghĩa của từ cho học sinh trung học cơ sở” của Đức Nguyễn [24], “Phương pháp giải thích nghĩa và việc đánh giá học sinh nắm nghĩa từ” của Nguyễn Quanh Ninh[27]… các bài viết này phân tích khá kĩ các phương diện của việc dạy nghĩa từ cho học sinh, như: nghĩa của từ; chọn từ để dạy nghĩa; các phương pháp dạy nghĩa từ, việc đánh giá học sinh nắm nghĩa từ. Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh “Dạy học từ ngữ ở tiểu học” [35], ngoài nội dung khái quát về dạy từ ngữ ở tiểu học, tác giả còn thống kê, miêu tả khá đầy đủ hệ thống bài tập thực hành từ ngữ và nêu cách thức tiến hành cụ thể cho mỗi dạng bài. Trong cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” của Lê Phương Nga cũng đề xuất một số dạng bài tập từ ngữ cho học sinh tiểu học và nêu những điểm cần lưu ý về cách làm các dạng bài tập đó[23]. Trong cuốn “Luyện từ và câu lớp 3”, tác giả Đặng Mạnh Thường, Nguyễn Thị Lanh đề cập đến cách giải bài tập Luyện từ và câu. Các bài tập trong sách giáo khoa được cuốn sách hướng dẫn cách giải tương đối kỹ càng, bài bản. Hệ thống bài tập bổ sung của cuốn sách này cũng phù hợp với nội dung và trình độ của học sinh. Tác giả Trần Thị Lan (2012), trong bài viết “Dạy mở rộng vốn từ lớp 5 bằng cách tích hợp” , tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM số 39 [18] cũng nêu lên nét nổi bậc của tính tích hợp chủ đề phân môn Luyện từ và câu với các phân môn khác trong sách giáo khoa, từ đó học sinh sẽ tìm tòi mở rộng và làm giàu vốn từ theo đề tài ở mỗi chủ điểm. Ngoài ra, cuốn “Những điểm mới về nội dung và phương pháp dạy học ở tiểu học” [40] của Nguyễn Trí, Trần Mạnh Hưởng, Hoàng Văn Thung với nội dung “Những điểm thay đổi trong việc dạy các phân môn từ ngữ, ngữ pháp” cũng nêu lên một số điểm cần lưu ý khi dạy từ ngữ: Giáo viên cần dành thời gian thỏa đáng cho học sinh được luyện tập thực hành và hướng dẫn cho các em cách thức làm bài tập. 10 Trong cuốn “Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học”,tác giả I.R. Galperin đã bàn về ngữ pháp văn bản. trình bày một cách hệ thống văn bản trên tư liệu tiếng Đức. Chính vì vậy mà cần phải kết hợp việc xem xét vấn đề ngữ pháp thuần túy với việc trình bày những khái niệm cơ bản của lí thuyết văn bản đại cương. Trên đây là những công trình viết về dạy học từ ngữ ở tiểu học. Các công trình đó tuy chưa đề cập cụ thể đến vấn đề đề tài đề cập đến nhưng người nghiên cứu tiếp thu và dựa trên cơ sở đó để xây dựng cách dạy kiểu bài mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiểu bài Mở rộng vốn từ (mở rộng vốn từ theo chủ đề, mở rộng vốn từ theo ngữ nghĩa và mở rộng vốn từ theo đặc điểm cấu tạo) được dạy trong phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học. 2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học - Phạm vi khảo sát: + Trường tiểu học Chánh Nghĩa + Trường tiểu học Nguyễn Trãi + Trường tiểu học Lai Hưng A IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để triển khai đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: 1. Phương pháp khảo sát 11 Chúng tôi tiến hành phương pháp này nhằm khảo sát thực trạng dạy và học của giáo viên và học sinh khi tiến hành dạy - học kiểu bài mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học. Qua đó đánh giá phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như kết quả của học sinh qua thực tế dạy và học. Quá trình khảo sát thực trạng giúp chúng tôi rút ra được những kết luận cần thiết, tìm ra phương pháp phù hợp với nội dung dạy học kiểu bài mở rộng vốn từ. 2. Phương pháp phân tích Phương pháp này nhằm xem xét và lí giải các vấn đề có tính chất lí luận và thực tiễn. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong việc phân tích những cơ sở lí luận và thực tiễn của kiểu bài mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học. 3. Phương pháp thống kê - phân loại Chúng tôi xử lý số liệu sau khi điều tra, khảo sát để rút ra những kết luận về kết quả dạy và học mở rộng vốn từ của giáo viên và học sinh. 4. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp thực nghiệm là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp này chúng tôi sử dụng sau khi tìm ra hướng tổ chức giảng dạy và các biện pháp dạy kiểu bài mở rộng vốn từ. Phương pháp này nhằm xem xét, xác nhận tính đúng đắn, hợp lý và tính khả thi của hình thức tổ chức dạy bài mở rộng vốn từ mà đề tài đưa ra. Các thực nghiệm cơ bản được sử dụng trong đề tài là: Thực nghiệm thăm dò: Nhằm thăm dò khả năng thực hiện phương pháp mà đề tài đưa ra. 12 Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá: Nhằm kiểm tra đánh giá việc ứng dụng, vận dụng phương pháp dạy mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học mà đề tài đưa ra vào các tiết dạy, bài dạy cụ thể ở trường tiểu học. V. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI Xây dựng cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của kiểu bài mở rộng vốn từ. Đó là kết quả của sự vận dụng lí luận ngôn ngữ, lí luận dạy học tiếng mẹ đẻ… Đó cũng là kết quả của sự khảo sát thực tiễn dạy - học môn Luyện từ và câu ở tiểu học hiện nay. Tổng hợp hệ thống bài tập mở rộng vốn từ với sự phân loại có tầng bậc rõ ràng. Đưa ra qui trình tổ chức dạy kiểu bài mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học và hướng vận dụng cho từng kiểu bài mở rộng vốn từ. Đề tài mong muốn góp một phần nhỏ vào việc phát triển môn Luyện từ và câu và góp phần nâng cao kết quả dạy mở rộng vốn từ của giáo viên tiểu học. VI. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về phương pháp dạy Mở rộng vốn từ Chương 2. Qui trình dạy các kiểu bài Mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 13 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY MỞ RỘNG VỐN TỪ 1. Cơ sở lí luận Bất cứ một bộ môn nào, muốn được công nhận là một môn khoa học phải xây dựng cho mình một cơ sở lí thuyết chắc chắn làm tiền đề khoa học. Phương pháp dạy học tiếng Việt là một khoa học. Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lí thuyết là tất yếu, quyết định tư cách của bộ môn. Muốn đưa ra nội dung phương pháp dạy học mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu, chúng ta cần phải dựa trên những tiền đề lí thuyết làm cơ sở khoa học như: Giáo dục học, tâm lý học, ngôn ngữ học, tâm lý ngôn ngữ học… Các ngành khoa học đều trực tiếp hay gián tiếp làm cơ sở nghiên cứu bộ môn này. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến những vấn đề lý thuyết có liên quan trực tiếp đến việc dạy mở rộng vốn từ. Đó là một số vấn đề về tiếng Việt và một số vấn đề lí thuyết về phương pháp dạy - học tiếng Việt. 1.1 Một số vấn đề về từ và vốn từ 1.1.1. Khái niệm về từ tiếng Việt Có nhiều định nghĩa về từ tiếng Việt nhưng có thể hiểu từ tiếng Việt như sau: Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu. Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)…Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực. Từ là một tín hiệu ngôn ngữ bao gồm hai thành phần âm thanh và ý nghĩa. Hai thành phần này có liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau để biểu hiện ý nghĩa của con người. Âm thanh mang tính vật chất và có cấu tạo vật lý phức tạp. Đơn vị nhỏ nhất của âm thanh là âm vị. Âm thanh có liên quan mật thiết với ý nghĩa của từ, thể hiện 14 mối quan hệ của từ với các sự vật, hiện tượng. Từ không chỉ biểu thị các sự vật hiện tượng riêng lẻ, mà biểu thị cả một nhóm sự vật, hiện tượng tập hợp lại theo một dấu hiệu nhất định. Chính vì vậy từ có tính khái quát. Ý nghĩa của từ chỉ thể hiện khi sử dụng các từ trong lời nói, nó có tính ổn định, vì bản thân mối quan hệ của từ với các sự vật, hiện tượng có thể thay đổi tùy theo từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Như vậy, từ là cơ sở hay vật liệu cơ bản để xây dựng ngôn ngữ, mỗi con người có được một ngôn ngữ nào đó chính là ở họ tập hợp được một vốn từ vựng của ngôn ngữ đó. Những điều trình bày trên về từ, là cơ sở lý thuyết quan trọng giúp ta hiểu sâu sắc nội dung các bài mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa. Thiếu cơ sở đó chúng ta khó có thể tổ chức cho học sinh phát huy khả năng mở rộng vốn từ, trau dồi bổ sung thêm từ ngữ mới vào vốn từ bản thân. Bởi vì có nắm được khái niệm, bản chất của từ thì mới mở rộng và phát triển từ, mới sử dụng từ trong giao tiếp đạt hiệu quả. 1.1.2. Nghĩa và các thành phần nghĩa của từ a. Nghĩa của từ Ý nghĩa là cái quyết định, lí do tồn tại của ngôn ngữ mà không một đối tượng ngôn ngữ nào của ngôn ngữ học lại không liên hệ với ý nghĩa. Không có một sự nghiên cứu ngôn ngữ học nào tiến hành mà không đụng chạm ý nghĩa. Ý nghĩa là tờ “chứng chỉ” cho các sự kiện ngôn ngữ[10]. Như vậy, có thể hiểu về ý nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ là nội dung tinh thần mà từ biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố. Trong số đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và những nhân tố nằm trong ngôn ngữ. Nhân tố ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện tượng trong thực tế 15 khách quan, tư duy và người sử dụng. Nhân tố trong ngôn ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của ngôn ngữ. Học sinh khi có vốn từ nhất định, muốn sử dụng được vốn từ trong hoạt động giao tiếp, học sinh phải hiểu, phải nắm chắc được ý nghĩa của từ. Có thể nói, việc nắm, hiểu nghĩa của từ là thước đo kĩ năng sử dụng từ ngữ của học sinh. Vậy, quá trình nắm nghĩa từ của học sinh diễn ra như thế nào? Quá trình đó bị chi phối bởi những nhân tố nào? Quan sát việc tiếp nhận từ nói chung, nghĩa từ nói riêng của học sinh cho thấy quá trình nắm nghĩa từ của học sinh diễn ra qua việc tiếp xúc với hiện thực khách quan tồn tại xung quanh các em. Quá trình đó có liên quan đến các nhân tố như đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, nhân vật tham gia giao tiếp và ngữ cảnh cụ thể mà từ xuất hiện. Từ vấn đề trên, khi dạy nghĩa từ cho học sinh, giáo viên cần gắn với hoạt động của từ (những từ đứng trước và sau) và đưa từ vào trong ngôn bản. Bởi trong giao tiếp nghĩa của từ không đơn thuần chỉ là nghĩa khái quát mà còn gắn với tâm lí người sử dụng. b. Các thành phần nghĩa của từ Tùy theo các chức năng mà từ chuyên đảm nhiệm, trong ý nghĩa của từ có những thành phần ý nghĩa cơ bản sau đây (những thành phần ý nghĩa này được Đỗ Hữu Châu phân biệt rất rõ) - Ý nghĩa biểu vật tương ứng với chức năng biểu vật. - Ý nghĩa biểu niệm tương ứng với chức năng biểu niệm. - Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể từng thành phần nghĩa sau: * Nghĩa biểu vật: “Ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật, hiện tượng … trong thực tế vào ngôn ngữ”[10] 16 Ý nghĩa biểu vật của từ là nghĩa tương ứng với sự vật hiện tượng, trạng thái, tính chất được từ gọi tên. Ý nghĩa biểu vật qui định phạm vi sự vật mà từ dùng để biểu hiện. Có những từ có ý nghĩa biểu vật hẹp, chỉ ứng với một sự vật hiện tượng duy nhất trong thực tế, song có những từ có ý nghĩa biểu vật lại có tính chất khái quát lớn bao hàm một phạm vi sự vật to lớn. Có từ có nhiều nghĩa biểu vật, tức là từ đó ứng với nhiều loại sự vật trong hiện thực. Nghĩa biểu vật là một thành phần nghĩa giúp ta hiểu từ một cách chính xác, song ta cũng không nên hiểu nó một cách đơn giản. Không phải cứ nắm được sự vật hiện tượng là nắm được nghĩa. Tuy nó bắt nguồn từ hiện thực hiện khách quan, phản ánh hiện thực nhưng không hoàn toàn trùng với sự vật hiện tượng. Bởi ý nghĩa biểu vật còn chịu sự tác động qua lại của các từ khác, chịu sự khái quát và tác động của các quy tắc cấu tạo từ, cho nên ý nghĩa biểu vật trở thành một sự kiện ngôn ngữ chứ không còn là sự kiện ngoài ngôn ngữ. Tóm lại: Muốn hiểu được ý nghĩa của từ, thì cần nắm ý nghĩa biểu vật của từ là điều cần thiết. Ý nghĩa biểu vật xuất phát từ sự phản ánh sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan vào ngôn ngữ, nên sự vật hiện tượng là cơ sở, nguồn gốc của ý nghĩa biểu vật. * Ý nghĩa biểu niệm: Sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào ngôn ngữ thành ý nghĩa biểu vật và từ có ý nghĩa biểu vật sẽ có ý nghĩa biểu niệm tương ứng. Ý nghĩa biểu niệm sẽ là những hiểu biết mà từ gợi ra về các sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tính chất. Những hiểu biết này bao gồm những hiểu biết về thuộc tính, đối tượng, tổng hợp tất cả thuộc tính đó tạo thành nội dung khái niệm. Mỗi thuộc tính đó được phản ánh trong nghĩa biểu niệm của từ thành một nét nghĩa. Và mỗi nét nghĩa như vậy có thể có mặt trong ý nghĩa biểu niệm của từ. Tóm lại: Nghĩa biểu niệm của từ “là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa có 17 những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một hoặc một số ý nghĩa biểu vật của từ”. [10, tr.118] *Ý nghĩa biểu thái: Ý nghĩa biểu thái (còn gọi là ý nghĩa biểu cảm) là nhân tố đánh giá to, nhỏ, mạnh, yếu; nhân tố cảm xúc dễ chịu, sợ hải, khó chịu… hay nhân tố thái độ trọng, khinh, yêu, ghét mà từ gợi ra cho người nói, người nghe. Sự vật hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật hiện tượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người. Do đó cùng với tên gọi, con người thường gởi kèm những cách đánh giá của mình. Dạy từ không chỉ dạy ý nghĩa định danh (gọi tên), mà phải vươn tới dạy cho học sinh nắm những tri thức được nhận thức qua các khái niệm, lồng vào đó còn có những sắc thái tình cảm khác. Bởi vì, trong giao tiếp, nghĩa của từ không đơn thuần chỉ là nghĩa khái quát (nghĩa được ghi trong từ điển) mà nó còn gắn với tâm lí của người sử dụng. Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng cho phương pháp dạy mở rộng vốn từ. Tóm lại: Ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái là các loại nghĩa tạo nên ý nghĩa từ vựng của từ. Vì từ là một thể thống nhất cho nên các thành phần ý nghĩa trên là những phương diện khác nhau của thể thống nhất đó. Sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của từ phải là sự hiểu biết thấu đáo từng mặt nội dung nhưng cũng phải là sự hiểu biết tổng quát về mối liên hệ qui định lẫn nhau giữa chúng. 1.1.3 Một số vấn đề về vốn từ 1.1.3. 1 Khái niệm về vốn từ Vốn từ là khối từ ngữ cụ thể, hoàn chỉnh (có đủ hình thức âm, chữ và nội dung ngữ nghĩa) mà mỗi cá nhân tích lũy được trong kí ức của mình. Vốn từ ở từng người cụ thể, không ai giống ai. Vốn nhiều hay ít, đa dạng hay đơn giản tùy thuộc kinh nghiệm sống, trình độ học vấn, ở sự tiếp xúc giao lưu văn hóa ngôn ngữ của từng người. 18 Mỗi một ngôn ngữ phát triển có một khối lượng từ vựng hết sức lớn và phong phú, có thể lên tới hàng vạn triệu từ. Vốn từ vựng của một ngôn ngữ bao gồm nhiều lớp từ, nhiều nhóm từ không đồng nhất và có chất lượng khác nhau. Trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ nào đó cũng đều có những từ mới và từ cũ, những từ phổ biến chung và những từ địa phương, những từ văn hóa, những từ chuyên môn, những từ vay mượn... Dựa vào tần số sử dụng từ trong đời sống xã hội, người ta chia vốn từ thành vốn từ tích cực và vốn từ thụ động. Vốn từ tích cực là những từ được sử dụng hàng ngày, những từ có tần số sử dụng cao, được con người nắm vững và sử dụng trong lời nói giao tiếp một cách thành thạo. Còn vốn từ thụ động là những từ ít sử dụng hay không còn được sử dụng một cách rộng rãi. Trong quá trình phát triển và hoàn thiện ngôn ngữ, một số từ mới có nghĩa mới được nảy sinh, bên cạnh đó cũng có một số từ cũ, nghĩa cũ bị đào thải, loại bỏ. Những từ cũ đó đã lỗi thời dần dần bị gạt ra khỏi vốn từ tích cực, chúng ít được sử dụng trở thành vốn từ thụ động. Còn vốn từ mới xuất hiện thì chưa thể trở thành vốn từ tích cực. Một trong những nhiệm vụ chính là nâng cao trình độ văn hóa về mặt ngôn ngữ của con người bằng cách làm giàu vốn từ tích cực. 1.1.3.2. Vốn từ của cá nhân Vốn từ cá nhân là toàn bộ các từ và các đơn vị tương đương từ của ngôn ngữ được lưu giữ trong trí óc của cá nhân và được cá nhân đó sử dụng trong hoạt động giao tiếp. Vốn từ này được hình thành theo hai con đường tự nhiên vô thức và con đường có ý thức. Vốn từ của ngôn ngữ và vốn từ của cá nhân sử dụng có quan hệ bao hàm. Cụ thể, vốn từ của cá nhân được hiểu là bộ phận của vốn từ vựng chung. (Vốn từ của cá nhân được lưu giữ trong đầu óc một người, còn vốn từ vựng của ngôn ngữ, theo 19 cách nói của F.de. Saussure được lưu giữ “trong các bộ óc của một tập thể... những người cùng một cộng đồng ngôn ngữ”[28, tr37]. Vốn từ được tích lũy trong đầu óc con người không phải là một mớ hỗn tạp mà được tổ chức thành một hệ thống liên tưởng nhất định. Hệ thống liên tưởng là hệ thống gồm nhiều đơn vị ngôn ngữ có nét chung về hình thức hoặc nội dung, khiến con người đứng trước một đơn vị nào đó có thể dễ dàng nghĩ đến, liên tưởng đến những đơn vị khác cùng hệ thống. Có thể nói từ ngữ phải được tồn tại trong đầu óc con người như một hệ thống thì từ mới được tích lũy nhanh chóng và được sử dụng một cách dễ dàng. Vốn từ của mỗi cá nhân có thể có được do quá trình tích lũy tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày (giao tiếp với mọi người, đọc sách vở...) từ ngữ tự nhiên nhập vào, thấm vào người nghe/ đọc lúc nào không hay, tức là từ được hình thành bằng con đường vô thức và cũng có thể do con người tích lũy một cách có ý thức (học từ với sự trợ giúp của người hướng dẫn, qua sách vở, tài liệu một cách có kế hoạch, có hệ thống). Từ ngữ được được thu nạp vào vốn từ của người học một cách có ý thức. 1.1.3.3. Vốn từ của học sinh tiểu học Vốn từ của học sinh tiểu học là vốn từ ở độ tuổi từ 6-10. Vốn từ của học sinh tiểu học là đối tượng nghiên cứu khá phức tạp. Bởi, vốn từ là một hệ thống mở và luôn luôn biến động, là hiện tượng thuộc phạm trù nhận thức, có phần không hiển minh, khiến cho việc định lượng, định tính là điều không đơn giản. Vốn từ của học sinh tiểu học có được chủ yếu là do bốn nguồn cung cấp: gia đình, xã hội, nhà trường và sách báo. Bốn nguồn này là phạm vi giao tiếp hàng ngày của học sinh tiểu học. Vốn từ này được hình thành theo hai con đường tự nhiên vô thức (chủ yếu trong gia đình, ngoài xã hội, qua sách báo tự đọc, qua các phương tiện nghe - nhìn) và con đường hữu thức, có ý thức (trong nhà trường, chủ yếu qua môn Tiếng Việt, trọng tâm là phân môn Luyện từ và câu). Như vậy, có hai 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng