Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết đoàn minh phượng...

Tài liệu Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết đoàn minh phượng

.PDF
111
17
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VŨ THỊ NGỌC KIM DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN MINH PHƢỢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VŨ THỊ NGỌC KIM DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN MINH PHƢỢNG Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ÔN THỊ MỸ LINH THÁI NGUYÊN - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa có ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 9 năm 2020 T c giả Luận văn Vũ Thị Ngọc Kim i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hƣớng dẫn khoa học TS. Ôn Thị Mỹ Linh đã tận tình dạy bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, phòng Đào tạo trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó tôi xin chân thành cảm ơn tác giả Đoàn Minh Phƣợng đã hết lòng hỗ trợ thông tin, giúp đỡ để tôi hoàn thành đƣợc luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và ngƣời thân, các anh các chị bạn đọc đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020 Tác giả Vũ Thị Ngọc Kim ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 11 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 12 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 12 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 13 1.1. Khái niệm hậu hiện đại ............................................................................ 13 1.2. Văn học hậu hiện đại ................................................................................ 20 1.3. Dấu ấn của hậu hiện đại trong văn học Việt Nam ................................... 22 1.4. Vài nét về nhà văn - đạo diễn Đoàn Minh Phƣợng và tác phẩm ............. 27 Chƣơng 2. DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI Ở PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐOÀN MINH PHƢỢNG ....................... 32 2.1. Cảm quan hậu hiện đại ............................................................................. 32 2.1.1. Cảm quan về thế giới đổ vỡ .................................................................. 33 2.1.2. Cảm quan về con ngƣời: cô đơn, hoài nghi .......................................... 38 2.2. Mở rộng biên độ phản ánh hiện thực ....................................................... 55 2.2.1. Chiến tranh từ cái nhìn đa diện ............................................................. 55 2.2.2. Vấn đề tình dục từ góc nhìn hậu hiện đại ............................................. 60 2.2.3. Tôn giáo và sự giải thiêng ..................................................................... 62 iii Chƣơng 3. DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI Ở PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐOÀN MINH PHƢỢNG ....... 73 3.1. Cấu trúc mảnh vỡ ..................................................................................... 73 3.1.1. Cấu trúc mảnh vỡ của không gian......................................................... 74 3.1.2. Cấu trúc mảnh vỡ của thế giới nhân vật ............................................... 79 3.2. Hiện thực huyền ảo và đa văn bản ........................................................... 85 3.2.1. Hiện thực huyền ảo ............................................................................... 85 3.2.2. Đa văn bản............................................................................................. 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102 iv MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Cách tân luôn là vấn đề trăn trở đối với những ngƣời làm nghệ thuật. Chúng ta có thể thấy văn học Việt Nam từ sau 1986 đến nay hiện lên nhƣ một bức tranh đa màu sắc. Ở đó các tác giả hiện đại và đƣơng đại không ngần ngại thử sức với cái mới mong muốn tạo nên những luồng gió lạ cho nền văn học dân tộc trong thời kì hội nhập toàn cầu. 1.2. Hậu hiện đại là một hệ hình tƣ duy mới thay thế cho hệ hình tƣ duy hiện đại cũ của chủ nghĩa hiện đại. Đó là một sự vận động mang tính tất yếu của lịch sử xã hội loài ngƣời. Văn học hậu hiện đại đã trở thành một trào lƣu có mặt ở hầu khắp các nền văn học thế giới, không riêng gì ở châu Âu, châu Úc mà đến cả châu Mĩ Latin và châu Á: Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc… Chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) đƣợc coi là trào lƣu tƣ tƣởng - văn hoá triết học và nghệ thuật nổi lên ở phƣơng Tây từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phát triển rộng khắp và có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự phát triển của nhân loại từ hai thập niên cuối của thế kỉ XX. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chủ nghĩa hậu hiện đại nói chung và văn học hậu hiện đại nói riêng vẫn còn là một điều khá mới mẻ và có phần xa lạ. Nhìn từ thực tế của dòng chảy văn học có thể thấy, tinh thần hậu hiện đại đƣợc các nhà văn chuyển chở vào tác phẩm khá tích cực song vì những lí do chủ quan lẫn khách quan khiến việc tiếp nhận của đọc giả có phần khó khăn. Những năm gần đây, thuật ngữ Chủ nghĩa hậu hiện đại hay hậu hiện đại đƣợc xuất hiện nhiều hơn trong nhiều công trình nghiên cứu văn học nghệ thuật. Hậu hiện đại trở thành nội dung đƣợc bàn luận sôi nổi trong các cuộc hội thảo lớn. Điều này giúp cho bạn đọc làm quen với bức tranh văn học hậu hiện đại thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: phê bình, lí luận và trong thực tiễn sáng tác. Số lƣợng công trình nghiên cứu theo xu hƣớng tìm hiểu dấu ấn Hậu hiện đại trong các sáng tác văn học khá lớn trong những năm gần đây phần nào cho thấy mức độ quan tâm của các nhà nghiên cứu với vấn đề này. 1 1.3. Ngoài các tác giả trong nƣớc có tác phẩm viết theo xu hƣớng Hậu hiện đại nhƣ: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng, Nguyễn Thúy Hằng, Vi Thùy Linh, Hoàng Hƣng, Phan Huyền Thƣ, Nguyễn Hoàng Thế Linh, Jalau Anik, Inrasara, Hoàng Long Trƣờng, Lam Hạnh… Đoàn Minh Phƣợng cũng đƣợc biết đến với tƣ cách một đạo diễn một nhà văn Việt Nam hải ngoại có lối viết mới lạ, đầy cuốn hút. Chị sinh ra ở Việt Nam nhƣng sống và làm việc chủ yếu ở Đức. Tác phẩm đầu tay của chị là truyện ngắn Tội lỗi hồn nhiên với bút danh Đoàn Minh Hà nhƣng độc giả trong nƣớc chỉ thực sự biết đến chị qua tác phẩm Và khi tro bụi. Cuốn tiểu thuyết này (có ngƣời gọi là truyện ngắn, truyện vừa vì tính chất thể loại không đƣợc thể hiện rõ) xuất bản năm 2006, sau đó đƣợc tặng Giải thƣởng văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam vào năm 2007. Cuốn tiểu thuyết ra đời đƣợc giới nghiên cứu đề cao và đƣợc xem là một hiện tƣợng văn học năm 2006. Bên cạnh đó, tiểu thuyết Mưa ở kiếp sau (Nxb Văn học, Hà Nội, 2010) tái bản với tên gọi Tiếng Kiều đồng vọng (Nxb Hội nhà văn, 2020) cũng đƣợc coi là một tác phẩm rất thành công của chị. Nhìn lại gia tài văn chƣơng của Đoàn Minh Phƣợng có thể thấy nhà văn này coi trọng chất lƣợng hơn là chạy đua về số lƣợng. Mặc dù, sáng tác đƣợc một số tác phẩm khác nhƣng hai cuốn tiểu thuyết (đều thuộc loại ngắn) nói trên cũng đủ tạo nên ấn tƣợng mạnh trong lòng độc giả về một cách viết mới lạ, mang đậm dấu ấn hậu hiện đại. Tắm trong bầu không khí cởi mở của văn chƣơng hải ngoại, Đoàn Minh Phƣợng đã thực hiện nhiều cách tân nghệ thuật đáng ghi nhận, góp phần làm sôi động không khí đổi mới của văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. Đây là những lý do để chúng tôi quyết định chọn vấn đề Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng làm nội dung nghiên cứu trong luận văn của mình. 2 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những nghiên cứu về đặc điểm hậu hiện đại trong văn học Việt Nam Ở Việt Nam, khái niệm “hậu hiện đại” lần đầu tiên đƣợc đề cập đến trong nghiên cứu văn học là ở bài viết Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giá trị thẩm mỹ của Trƣơng Đăng Dung. Trong bài viết này, tác giả đã đƣa ra những nhận thức mới từ thực tiễn lý luận Việt Nam. Tác giả đã ứng dụng những tri thức lý luận Phƣơng Tây vào quá trình diễn giải mối quan hệ giữa văn bản - ngƣời đọc và khẳng định sự tạo nghĩa chỉ có thể có đƣợc thông qua hoạt động tiếp nhận (quá trình cụ thể hóa văn bản) của ngƣời đọc. Phần cuối bài viết, tác giả nhận định, giá trị tác phẩm nghệ thuật của các thời đại, trong đó có tác phẩm hậu hiện đại, đƣợc tồn tại nhờ các giá trị thẩm mỹ: “Một tác phẩm có giá trị văn học lớn nhất là tác phẩm theo thời gian vẫn tạo ra nhiều ấn tượng thẩm mỹ, nghĩa là tác phẩm đó luôn ẩn chứa tiềm năng thẩm mỹ. Có những tác phẩm trong nhiều trường hợp, ở mọi giai đoạn lịch sử, có giá trị thẩm mỹ chẳng những không mất đi mà còn định hình thành chuẩn mực cố định. Cách gọi, cách đánh dấu những tác phẩm quá khứ thuộc về một trào lưu, phong cách hay xu hướng văn học, nghệ thuật nào đó như nghệ thuật Phục Hưng, Barốc, lãng mạn, hiện đại, hậu hiện đại, thậm chí hiện thực xã hội chủ nghĩa… là cần thiết. Nhưng việc đó không phải là sự đánh giá mà chỉ là sự ghi nhận vị trí lịch sử của tác phẩm đã từng được hệ thông quy ước của thời đại đó coi là tác phẩm của nó mà thôi. Giá trị thẩm mỹ sẽ là tấm hộ chiếu quyết định để tác phẩm văn học của thời đại này bước sang thời đại khác và tiếp tục chịu sự đào thải, lựa chọn thông qua hệ thống thẩm mỹ quy ước của thời đại mới.” [11; tr. 41-42]. Sau bài viết của Trƣơng Đăng Dung, khái niệm “hậu hiện đại” đƣợc đề cập đến là ở ấn phẩm Văn hóa nghệ thuật thế kỷ XX những hiện tượng - trào lưu - nhân vật tiêu biểu trong 100 năm qua do Nguyễn Nam và Lê Huy Khánh biên soạn. Theo các tác giả, trào lƣu nghệ thuật hậu hiện đại đƣợc xem 3 là một trong số 100 hiện tƣợng văn hóa nghệ thuật đặc trƣng của thế kỷ XX, ra đời vào những năm cuối 60 đầu 70, bắt đầu từ nghệ thuật kiến trúc, sau đó lan rộng ra các lĩnh vực khác. Trong đó, hậu hiện đại là một trào lƣu gắn liền với một thời kỳ lịch sử mới của nhân loại: “Đó là thập niên 1970, khi thái độ “nhập cuộc” của hàng loạt văn nghệ sĩ không còn, khi diễn ra sự khủng hoảng về hệ tư tưởng, khi hàng loạt nghệ sĩ trên thế giới quay lưng lại chính trị để sáng tác một cách bình dị, đáp ứng nhu cầu thưởng thức theo cách quen thuộc của công chúng. Thời kỳ này đồng thời cũng là thời kỳ hậu công nghiệp trong kinh tế và xã hội.” [25; tr.179]. Phải đến năm 2000 trở đi, cụm từ “hậu hiện đại” sau một thời gian dài vật vờ ngoài lề của tri thức Việt mới bắt đầu đƣợc dùng phổ biến trong đời sống văn hóa nƣớc nhà, đƣợc sự quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu và diễn ra nhiều cuộc tranh luận với những ý kiến, quan niệm, xu hƣớng khác nhau. Trong thời gian này, Phƣơng Lựu đã công bố bài viết Tìm hiểu chủ nghĩa hậu hiện đại [19]. Bài viết nêu trên của Phƣơng Lựu đã trực tiếp bàn về các vấn đề của chủ nghĩa hậu hiện đại. Công trình này đƣợc xem nhƣ bƣớc khởi động cho hoạt động nghiên cứu, phê bình văn hóa, văn học hậu hiện đại ở Việt Nam, là tiếng nói chính văn góp phần xua đi sự e dè, ngần ngại của nhiều ngƣời trƣớc “hậu hiện đại”… Cùng với sự chuyển mình hội nhập với thế giới, Việt Nam ngày càng khẳng định tên tuổi trong nhiều địa hạt từ kinh tế đến khoa học, văn chƣơng. Văn học hậu hiện đại ra đời là một tất yếu. Kể từ năm 1986 và có thể sớm hơn, văn chƣơng Việt đã bƣớc vào quỹ đạo của chủ nghĩa hậu hiện đại. Đây chính là thời điểm cái mới - văn chƣơng hậu hiện đại đang từng bƣớc lên ngôi, khẳng định vị thế của mình. Nhân vật của trong các tác phẩm viết theo trƣờng phái hậu hiện đại thƣờng đa diện mạo và là phiến vỡ, mảnh vỡ của cuộc đời. Cốt truyện trong tác phẩm luôn đột biến, thƣờng không có chuyện, hoặc ghép nối vô vàn chuyện vụn vặt vào với nhau cốt để mọi ngƣời biết bản chất của sáng 4 tạo là cao cả trong tầm phào. Tinh thần hậu hiện đại thể hiện quan niệm: Bản chất của cuộc sống là thiêng liêng trong hỗn độn, bản chất của văn chƣơng là sự thật trong bịa đặt và tồn tại là một văn bản hay một dạng diễn ngôn nào đó “đang bƣớc đi về nơi nó muốn” hay “về nơi độc giả muốn”... hoặc là nghiêm túc đến nực cƣời qua những áng văn nhại mang đậm tính lễ hội... Về bản chất, văn chƣơng hậu hiện đại Việt Nam gắn liền với văn hóa bản địa nên việc học hỏi văn chƣơng thế giới là không nhiều. Dƣờng nhƣ nhà văn, nhà thơ Việt chỉ tiếp thu tinh thần hậu hiện đại nhiều hơn là cấu trúc, giọng kể... Chẳng hạn , đọc tác phẩm Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, ta sẽ thấy bóng dáng của Cái trống thiếc (Gunter Grass) qua nhân vật tí hon, không lớn thành ngƣời bình thƣờng của Oscar và Bé Hon... Cũng giống khi tiếp nhận văn chƣơng lãng mạn, văn chƣơng hậu hiện đại Việt cũng là một dạng hỗn dung nhiều thành phần. Ngƣời đọc có thể gỡ ra trong một tác phẩm những thành tố cổ điển, hiện đại và cả hậu hiện đại. Chính điều này góp phần quan trọng trong việc tạo nên một bản sắc hậu hiện đại Việt Nam. 2.2. Những nghiên cứu về tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng Đoàn Minh Phƣợng sáng tác chƣa nhiều, công chúng biết đến chị chủ yếu qua hai tiểu thuyết Và khi tro bụi và Tiếng Kiều đồng vọng (Mưa ở kiếp sau). Thời điểm khi hai tiểu thuyết này ra đời, các đánh giá về chị và hai tác phẩm trên chủ yếu tồn tại dƣới dạng các bài viết đơn lẻ mang tính điểm lƣợc xuất hiện trên mạng, các bài báo hoặc lời giới thiệu của nhà xuất bản nhƣ: ý kiến của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh, của nhà thơ Vũ Quần Phƣơng, của tác giả Nguyễn Thị Minh Thái, của tác giả Trƣơng Hồng Quang. Đình Khôi với bài viết: Và khi tro bụi rơi về, Nguyễn Tuấn với bài viết Và khi tro bụi … Viết về tiểu thuyết Và khi tro bụi, tác giả Nguyễn Thanh Tú là ngƣời đi xa hơn cả trong việc diễn giải tác phẩm. Trong bài viết Bi kịch hóa trần thuật - Một phương thức tự sự [39], Nguyễn Thanh Tú không chỉ chứng minh sự bi kịch hóa ở các cấp độ trong nghệ thuật tự sự mà anh còn xác định 5 Và khi tro bụi là một tiểu thuyết chứ không phải là một truyện dài. Ngoài ra, anh còn xác định chủ đề của cuốn sách là: “Một chủ đề chống chiến tranh, tố cáo chiến tranh toát lên day dứt người đọc (..) Một chủ đề chính của tác phẩm rộng hơn nhiều chủ đề tố cáo chiến tranh, chủ đề chạy trốn sự cô đơn hay bi kịch về sự phản bội chính mình…, đó là chủ đề Quê hương cứu vớt con người. Đây cũng chính là tâm trạng của hàng triệu người Việt xa xứ vì chiến tranh đang mong ngóng từng ngày trở về Đất Mẹ. Tiểu thuyết đã góp một tiếng nói làm xích lại gần hơn những đứa con xa quê xa đất nước”. [39] Các bài viết khác chủ yếu ở dạng bài báo, những ngƣời viết có đƣa ra những phán đoán thẩm mĩ nhƣng không chứng minh các phán đoán đó. Có những phán đoán mà chúng tôi thấy rất có ích để thúc đẩy sự suy tƣ về việc diễn giải tác phẩm. Tiêu biểu là trích đoạn bài viết của đạo diễn điện ảnh Phan Xi Nê: “Tạm xếp truyện Và khi tro bụi vào dòng “truyện hành trình". Khi đọc Và khi tro bụi, những hình ảnh như một bộ phim hiện ra. Và khi tro bụi bắt đầu bằng một cái chết, và tiếp diễn bằng một hành trình tìm cái chết. Cả hai đều đi tìm sự thật bằng những câu chuyện kể của người khác, và mỗi người kể lại có một sự thật khác. Chẳng câu chuyện nào giống câu chuyện nào. Mỗi người kể đều có một phần sự thật, một phần hư cấu. Đó là câu chuyện của họ, là cách nhìn của họ, là sự thật mà họ chọn lựa, không phải là sự thật như nó đã diễn ra. Nhưng ai biết được, sự thật nào đã diễn ra” [26]. Phải đến năm 2008 mới bắt đầu xuất hiện những công trình nghiên cứu chuyên sâu về hai tác phẩm này. Cụ thể nhƣ sau: Năm 2008, Bùi Thị Vân trong công trình Đoàn Minh Phượng và khuynh hứng tiểu thuyết huyền ảo triết luận ở Việt Nam hiện nay [40] đã đi sâu khám phá những triết luận về con ngƣời và cội nguồn, chị cho rằng “tác giả đã tập trung lý giải mối quan hệ của con người với nguồn cội. Các nhân vật chính đến khắc khoải đi tìm nguồn cội”. 6 Trong đề tài Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng [31], tác giả Lê Thị Sáng đã khái quát về chủ nghĩa hiện sinh cùng những nét riêng đặc sắc trong sáng tác của hai nữ nhà văn Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phƣợng. Đặc biệt, tác giả luận văn này còn nhấn mạnh cảm quan hiện sinh là nét đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phƣợng, đó là cơ sở cho những thể nghiệm táo bạo từ nội dung đến nghệ thuật tiểu thuyết. Lấy ngữ liệu khảo sát là hai cuốn tiểu thuyết nêu trên, Nguyễn Thị Minh Huệ trong luận văn Cảm quan hiện sinh và tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng [18] đã đi sâu khảo sát, phân tích một cách có hệ thống những khía cạnh trong cảm quan hiện sinh (gồm cảm quan với thực tại và cảm quan về con ngƣời) trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng. Luận văn tập trung nghiên cứu kiểu tƣ duy hiện sinh, cách cấu trúc và xây dựng nhân vật. Ngoài ra, tác giả công trình còn khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của những nhà văn hiện sinh nhƣ: Jean Paul Sartre, Albert Camus và các tác phẩm của một số nhà văn Việt Nam đƣơng đại khác để có cái nhìn so sánh. Từ kết quả nghiên cứu, bƣớc đầu luận văn cũng chỉ ra hƣớng tiếp cận có ý nghĩa đối với một số hiện tƣợng trong văn học Việt Nam đƣơng đại. Trong bài viết Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng - Ám ảnh bản thể hay sự trốn chạy những ẩn ức của con người hiện đại [34], tác giả Nguyễn Thùy Trang đã nhận xét: “Đoàn Minh Phượng đã phơi trải cho độc giả thấy một thế giới thầm kín, đa chiều và phức tạp trong tâm hồn con người. Với tâm thức hiện sinh, nhà văn đã lật xới một cuộc tìm kiếm bản thể của những con người cô đơn, chới với trong thế giới hiện đại, xa lạ…”. Tác giả Trần Văn Hoàng trong luận văn Những yếu tố hiện sinh trong tiểu thuyết “Và khi tro bụi” của Đoàn Minh Phượng [17] đã dùng một số phƣơng pháp nhƣ: phƣơng phê bình hiện sinh, phê bình phân tâm học, phê bình cấu trúc - loại hình, thi pháp học, phƣơng pháp so sánh cùng các phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh nhƣ một thứ công cụ lí luận nhằm giải mã các giá 7 trị thẩm mĩ trong tác phẩm. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã đặt tác phẩm này bên cạnh các tác phẩm văn xuôi cùng hệ chủ đề, các đặc trƣng thể loại hoặc thi pháp ở trong và ngoài nƣớc để tìm ra phạm trù của triết thuyết hiện sinh và các đặc trƣng, quy luật nghệ thuật mà tiểu thuyết này kế thừa, và phát triển. Đóng góp của luận văn còn thể hiện ở chỗ, ngƣời viết đã thống kê và làm rõ những yếu tố hiện sinh hiện hữu cùng những thủ pháp nghệ thuật đƣợc thể hiện trong tiểu thuyết này. Năm 2010, tác giả Thái Phan Vàng Anh đã đăng tải bài viết Những cái tôi kể chuyện trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng [3]. Trong bài viết này, tác giả đã làm rõ một phƣơng diện trong nghệ thuật tự sự của Đoàn Minh Phƣợng. Luận văn đã chỉ ra điểm nổi bật trong cách kể chuyện trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng là các hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất với kiểu ngƣời kể chuyện xƣng tôi. Các nhân vật thƣờng tự kể chuyện về mình, về ngƣời khác. Tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng vì vậy thƣờng mang đậm chất tự thuật. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện lớn đƣợc dệt nên bởi các câu chuyện nhỏ do các nhân vật xƣng tôi kể lại. Tác giả Lê Tuấn Anh trong luận văn Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng [2] đã tiến hành khảo sát hai tiểu thuyết Và khi tro bụi và Mưu ở kiếp sau (Tiếng Kiều đồng vọng), chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật tự sự (không gian, thời gian, ngƣời kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật) của Đoàn Minh Phƣợng. Luận văn cũng đặt hai tác phẩm này trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại để đánh giá sự đổi mới trong tƣ duy và quan niệm nghệ thuật của nữ nhà văn. Ngoài ra, luận văn cũng góp phần giới thiệu và khẳng định với bạn đọc kỹ lƣỡng hơn về một cây bút nữ đáng chú ý ở những năm đầu thế kỷ XXI. Năm 2013, Tạp chí Khoa học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã đăng tải bài viết Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng của tác giả Lê Tú Anh [1]. Bài viết đã rút ra một số kết luận có giá trị 8 nhƣ: “Từ tâm thức hiện sinh với khát khao kiếm tìm bản thể, Đoàn Minh Phượng đã có nhiều đổi mới quan trọng trong quan niệm về hiện thực, về con người và phương thức trần thuật. Thoát ly cách tổ chức điểm nhìn trần thuật truyền thống, nhà văn đưa vào tác phẩm nhiều tiếng nói của cõi vô thức, của một trí nhớ suy tàn, của những ám ảnh về thân phận thiếu gốc rễ - quê hương. Rồi từ đó, cảm nhận về một trường từ vựng mới mẻ với cách diễn đạt tạo nên cảm giác mạnh về sự sáng tạo độc đáo đã xuất hiện nơi người đọc. Như thế, những đổi mới của tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng có thể nói là khá toàn diện. Tiếp nối những khai mở từ Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Đoàn Minh Phượng đã cùng với Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Thuận… góp phần làm thay đổi hệ hình tư duy sáng tác và tiếp nhận văn xuôi Việt Nam đương đại”. Năm 2015, tác giả Thái Thị Thu Thắm đã đăng tải bài viết Diễn ngôn của người kể chuyện trong tác phẩm của Đoàn Minh Phượng [35]. Bài viết đã phân tích và đi đến kết luận có giá trị: Diễn ngôn của ngƣời kể chuyện trong tác phẩm của Đoàn Minh Phƣợng thực hiện các chức năng: trần thuật, miêu tả và bình luận. Tính trữ tình của diễn ngôn kể chuyện là yếu tố mang lại cảm xúc cho câu chuyện. Và một đặc điểm quan trọng khác là lời kể mang tính chất diễn ngôn tƣợng trƣng. Bên cạnh đó, diễn ngôn của ngƣời kể chuyện trong tác phẩm của Đoàn Minh Phƣợng còn thể hiện tính hôn phối các thể loại văn chƣơng khác nhau và các loại hình nghệ thuật khác nhau. Từ góc nhìn đối sánh, năm 2018, tác giả Hoàng Thị Thanh Phƣơng trong luận văn Tiểu thuyết của Thuận và Đoàn Minh Phượng từ góc nhìn Phân tâm học [27] đã chỉ ra những đặc điểm về con ngƣời và nghệ thuật thể hiện con ngƣời trong tiểu thuyết của hai tác giả trên nhìn từ lí thuyết phân tâm học. Năm 2018, tác giả Nông Thị Hải Yến trong đề tài Bản năng sống và bản năng chết trong hai tiểu thuyết Và khi tro bụi; Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phượng nhìn từ tâm thức hiện sinh [42] đã tập trung nghiên cứu ở hai phƣơng diện: con ngƣời trong quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh và con 9 ngƣời với bản năng sống và bản năng chết trong hai tiểu thuyết nói trên từ đó khẳng định nét riêng trong cá tính sáng tạo tiểu thuyết. Đồng thời, ở một phạm vi nhất định, luận văn đã phần nào khám phá và làm sáng tỏ những vấn đề đổi mới tƣ duy, nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại nói riêng và văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới nói chung. Ngoài ra, cuốn tiểu thuyết Mưa ở kiếp sau (Tiếng Kiều đồng vọng) cũng đƣợc bạn đọc đón nhận nhiệt tình, tiêu biểu nhƣ ý kiến của tác giả Trâm Anh, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thanh Tú … Các công trình nói trên phần nào cho thấy sự đánh giá của độc giả và nhà nghiên cứu với những đóng góp mới mẻ của Đoàn Minh Phƣợng thể hiện trong hai tiểu thuyết nổi tiếng này. Tuy nhiên, tính đến nay chúng tôi thấy chƣa có công trình này nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về Dấu ấn hậu hiện đại thể hiện trong hai tiểu thuyết trên của Đoàn Minh Phượng. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu với mong muốn góp thêm một nghiên cứu nho nhỏ về cây bút hải ngoại đa tài đồng thời cũng góp phần khẳng định những tiếp thu cũng nhƣ cách tân của văn học đƣơng đại Việt Nam trong dòng chảy của văn học thế giới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi hƣớng tới việc khảo sát, phân tích và lí giải những đặc điểm tiêu biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại thể hiện trong tiểu thuyết của nữ nhà văn Đoàn Minh Phƣợng nhƣ: Cảm quan hậu hiện đại, mở rộng biên độ phản ánh hiện thực, giải thiêng tôn giáo và chiến tranh, kết cấu mảnh vỡ, hiện thực huyền ảo, đa văn bản, thế giới nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật,.... Từ đó, luận văn góp phần khẳng định những cách tân độc đáo của cây bút hải ngoại này đồng thời, thấy đƣợc chân dung, vị trí và những đóng góp của Đoàn Minh Phƣợng đối với sự phát triển của thể loại tiểu thuyết trong văn học đƣơng đại Việt Nam. 10 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Giới thuyết về hậu hiện đại và biểu hiện của hậu hiện đại trong văn học - Chỉ ra một số đặc điểm hậu hiện đại về phƣơng diện nội dung trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng nhƣ: Cảm quan hậu hiện đại, mở rộng biên độ phản ánh hiện thực... - Chỉ ra một số đặc điểm hậu hiện đại về phƣơng diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng: kết cấu mảnh vỡ, hiện thực huyền ảo, đa văn bản, thế giới nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật... 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong luận văn này, đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi là dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tiến hành khảo sát, nghiên cứu các dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng về cả phƣơng diện nội dung và nghệ thuật cụ thể là các phƣơng diện nhƣ: Cảm quan hậu hiện đại, mở rộng biên độ phản ánh hiện thực, giải thiêng vấn đề tôn giáo và chiến tranh, kết cấu mảnh vỡ, hiện thực huyền ảo, đa văn bản, thế giới nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật... * Phạm vi ngữ liệu: Luận văn tập trung khảo sát hai tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng đó là: Và khi tro bụi, NXB Hội nhà văn, tái bản 2020; Tiếng Kiều đồng vọng, NXB Hội nhà văn, tái bản 2020. Ngoài ra, luận văn cũng khảo sát một số tác phẩm khác của nữ nhà văn và tác phẩm của một số cây bút văn xuôi Việt Nam đƣơng đại khác để có cái nhìn đối sánh. 5. Phƣơng ph p nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tác phẩm văn học dựa trên lý thuyết hậu hiện đại và thi pháp học. Trên cơ sở lý 11 thuyết hậu hiện đại, chúng tôi soi chiếu các đặc điểm của tiểu thuyết Và khi tro bụi, Tiếng Kiều đồng vọng từ phƣơng diện cảm quan hậu hiện đại, mở rộng biên độ phản ánh hiện thực, cấu trúc mảnh vỡ, hiện thực huyền ảo và đa văn bản. Lý thuyết thi pháp học đƣợc vận dụng khi chúng tôi khảo sát văn bản tác phẩm để chỉ ra cấu trúc mảnh vỡ về không - thời gian trong Và khi tro bụi, Tiếng Kiều đồng vọng. Chúng tôi cũng sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, vận dụng các tri thức về bối cảnh lịch sử, cơ sở văn hóa xã hội để lí giải các dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣơng. Bên cạnh đó, một số thao tác nghiên cứu khác nhƣ thao tác phân tích cấu trúc- hệ thống, thống kê- phân loại cũng đƣợc sử dụng để làm rõ hơn các đặc điểm hậu hiện đại trong hai cuốn tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng. 6. Đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần khẳng định những đóng góp của cây bút hải ngoại Đoàn Minh Phƣợng cho văn xuôi Việt Nam đƣơng đại; làm tài liệu tham khảo cho việc dạy học, nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại, đƣơng đại ở bậc phổ thông, bậc đại học và sau đại học. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chƣơng 2: Dấu ấn hậu hiện đại ở phƣơng diện nội dung trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng Chƣơng 3: Dấu ấn hậu hiện đại ở phƣơng diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng 12 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm hậu hiện đại Theo theo Ihab Hassan, thuật ngữ “postmoderne”(hậu hiện đại) hay “postmodernism” (chủ nghĩa hậu hiện đại) đƣợc Federico de Onis đƣa vào văn bản lần đầu vào thập niên 1930 để chỉ sự ảnh hƣởng đối kháng với chủ nghĩa hiện đại. Từ tinh thần đó, vào năm 1965, Leslie Fiedler là nhà văn đầu tiên đã sử dụng tiếp đầu ngữ “hậu” - post khi ông lặp đi lặp lại nó và gắn nó với nhiều khuynh hƣớng cấp tiến đƣơng thời nhƣ: hậu nhân văn, hậu nam tính, hậu da trắng, hậu anh hùng…Khái niệm hậu hiện đại (HHĐ) đƣợc sử dụng một cách phổ biến vào thập niên 1960 tại New York. Sau này nó đƣợc xuất hiện trong cuộc tranh luận triết học năm 1979 ở phƣơng Tây cùng với sự ra đời cuốn La condition postmoderne (Hoàn cảnh hậu hiện đại) của JeanFrançois Lyotard một triết gia Pháp. Lê Huy Bắc cũng đƣa ra lí giải khái niệm này từ góc độ lịch sử và bản chất [8; tr 65]: Hậu hiện đại (Postmodern) là khái niệm đƣợc dùng để chỉ một giai đoạn phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, nghệ thuật cao của nhân loại. Nó ra đời khi mà các chủ thuyết hiện đại đã trở nên già cỗi, đã trở thành những đại tự sự. Lyotard xác định: “hậu hiện đại là sự hoài nghi đối với các siêu tự sự. Nó hiển nhiên là kết quả của sự tiến bộ của các khoa học; nhưng sự tiến bộ này đến lượt nó lại tiền giả định sự hoài nghi đó. Tương ứng với sự già cỗi của cơ chế siêu tự sự trong việc hợp thức hóa là sự khủng hoảng của nền triết học siêu hình học, cũng như sự khủng hoảng của thiết chế đại học phụ thuộc vào nó”. Thời hậu hiện đại sản sinh ra Chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernism). Đây là một khái niệm mở bởi việc xác định nội hàm và thời điểm ra đời của nó thì dƣờng nhƣ luôn phụ thuộc vào ý đồ chủ quan của mỗi một nhà nghiên cứu. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, dẫu những nƣớc có 13 nền kinh tế, khoa học kĩ thuật chƣa cao nhƣng vẫn phải chịu sự tác động, vẫn chấp nhận sự xuất hiện và tồn tại của nó. Nói tóm lại, thế giới hiện nay là thế giới của kỉ nguyên hậu hiện đại. Nhƣng tuỳ vào đặc điểm riêng của từng quốc gia mà chủ nghĩa hậu hiện đại có những sắc thái khác nhau. Trên trang [44] cũng đƣa ra cách giải thích khá rõ về khái niệm này. Theo đó, ngay từ năm 1861, nhà khoa học và triết gia Pháp, Antoine Augustin Cournot cũng đã nói đến khái niệm hậu lịch sử (post-histoire) trong cuốn Traité de l'enchaînement des idées fondamentales dans la science et dans l'histoire (Chuyên luận về sự liên kết những ý tƣởng cơ bản trong khoa học và sử học). Trong cuốn sách này, Cournot nhắc đến giả thuyết của Hegel về sự hoàn tất lịch sử ở thời điểm hiện đại, để gián tiếp chỉ định những gì xẩy ra sau đó là hậu lịch sử. Sang thế kỷ XX, từ 1934, một số tác gia khác nhƣ Arnold J. Toynbee, Oswald Spengler, Alexandre Kojève, G. Benn và Arnold Gehlen đã lấy lại khái niệm hậu lịch sử này trong các chuyên luận khảo sát lịch sử, triết học, triết lý lịch sử, nghiên cứu thi học của họ. Cần lƣu ý thêm, từ hiện đại thƣờng dùng trong nghĩa đối lập với truyền thống, và thuật ngữ Chủ nghĩa hiện đại - Modernisme chỉ ba phong trào hoàn toàn khác nhau. Vào nửa đầu thế kỷ XX, triết học phƣơng Tây ghi dấu sự ra đời của nhiều khuynh hƣớng nghệ thuật, khả dĩ đáp ứng nhu cầu, tâm trạng, hoài vọng của công chúng. Đồng thời bối cảnh lịch sử thời điểm ấy cũng là sự phản ánh thực trạng xã hội khủng hoảng sau hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc. Nhiều quan niệm mới về vị thế của triết học - mỹ học hiện đại đã ra đời. Nghệ thuật đƣợc chờ đợi, hi vọng và đƣợc xem nhƣ sự gợi mở về sự trở về trong bản thân với những cảm xúc ngƣời ta từng trải nghiệm và từng quen thuộc nhờ vào các phƣơng tiện nhƣ: chuyển động, đƣờng nét, màu sắc, âm thanh hay các hình thái của sự vật để truyền đạt lại cảm xúc ấy tới ngƣời khác sao cho họ cũng sẽ có những trải nghiệm y nhƣ thế. Hậu hiện đại thực sự trở thành một làn sóng có sức cộng hƣởng và lan tỏa mạnh mẽ trên toàn thế giới. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng