Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá vai trò của kỹ thuật soi – chụp niệu đạo kết hợp trong quy trình chẩn đ...

Tài liệu đánh giá vai trò của kỹ thuật soi – chụp niệu đạo kết hợp trong quy trình chẩn đoán hẹp niệu đạo hoàn toàn

.PDF
99
12
61

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- TRANG VÕ ANH VINH ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA KỸ THUẬT SOI – CHỤP NIỆU ĐẠO KẾT HỢP TRONG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN HẸP NIỆU ĐẠO HOÀN TOÀN Chuyên ngành: NGOẠI KHOA (NGOẠI - NIỆU) Mã số: 60.72.01.23 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.BS. NGUYỄN PHÚC CẨM HOÀNG TP. HỒ CHÍ MINH - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người viết Trang Võ Anh Vinh MỤC LỤC Trang phụ bìa Mục lục Danh các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các hình Danh mục các biểu đồ Danh mục các bảng ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 01 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 04 1.1. Giải phẫu học niệu đạo ........................................................................... 04 1.2. Sinh lý niệu đạo ...................................................................................... 09 1.3. Tình hình hẹp niệu đạo ........................................................................... 09 1.4. Thương tổn hẹp niệu đạo ........................................................................ 12 1.5. Các phương tiện lượng giá hẹp niệu đạo ................................................ 17 1.6. Các nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................................... 31 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 33 2.3. Vấn đề y đức trong nghiên cứu .................................................................. 49 Chương 3: KẾT QUẢ ..................................................................................... 50 3.1 Đặc điểm lâm sàng của nhóm dân số nghiên cứu ....................................... 50 3.2 Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm dân số nghiên cứu ................................ 53 3.3 Liên quan giữa tình trạng hẹp và kích thước đoạn hẹp .............................. 57 3.4 Liên quan giữa cơ chế hẹp và kích thước đoạn hẹp ................................... 58 3.5 Liên quan giữa độ gãy xương chậu và kích thước đoạn hẹp ...................... 59 3.6 Liên quan giữa gãy xương chậu và không mở cổ bàng quang ................... 60 3.7 Liên quan mở cổ bàng quang và các yếu tố khác ....................................... 61 3.8 Sự tương quan giữa các nhóm kích thước đo được .................................... 61 3.9 Độ lệch kích thước đo được trên phim so với thực tế................................. 63 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................... 64 4.1 Nguyên nhân gây hẹp bít niệu đạo .............................................................. 64 4.2 Bàn luận về kích thước đoạn hẹp niệu đạo ................................................. 68 4.3 Các sang thương ghi nhận thêm ................................................................. 69 4.4 Bàn luận về biến chứng ............................................................................... 69 4.5 Trường hợp cổ bàng quang không mở trên VCUG .................................... 70 4.6 Bàn luận về hẹp lần đầu và hẹp tái phát...................................................... 71 4.7 Tiếp cận bệnh nhân nghi ngờ hẹp niệu đạo đã được mở bàng quang ra da 72 4.8 Các ưu thế máy soi mềm mang lại trong quy trình chẩn đoán hẹp niệu đạo hoàn toàn .......................................................................................................... 74 4.9 Tính khả thi của việc triển khai kỹ thuật soi – chụp niệu đạo kết hợp ....... 75 Chương 5: KẾT LUẬN ................................................................................... 76 Chương 6: KIẾN NGHỊ.................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Mẫu thu thập số liệu. Danh sách đối tượng nghiên cứu. Kết luận của Hội đồng. Bảng nhận xét của phản biện 1. Bảng nhận xét của phản biện 2. Giấy xác nhận đã hoàn thành sửa chữa Luận văn. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BN : Bệnh nhân BSPT : Bác sĩ phẫu thuật CT : Chấn thương DV : Dương vật ĐM : Động mạch GPB : Giải phẫu bệnh HNĐ : Hẹp niệu đạo NĐ : Niệu đạo PT : Phẫu thuật SÂ : Siêu âm TH : Trường hợp TM : Tĩnh mạch TK : Thần kinh TT : Thủ thuật TTL : Tuyến tiền liệt Soi – chụp : Soi – chụp niệu đạo kết hơp. DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT MSCT : Multi-Slide Computed Tomography Chụp vi tính đa lớp cắt BXO : Balanitis Xerotica Obliterans Viêm quy đầu khô tắc nghẽn MRI : Magnetic Resornance Imaging Hình ảnh cộng hưởng từ RUG : Retrograde Urethrogram Phim chụp niệu đạo cản quang ngược chiều SPSS : Statistical Package for the Social Sciences Gói thống kê dành cho khoa học xã hội VCUG : Voiding Cystourethrogram Phim chụp bàng quang niệu đạo lúc rặn tiểu DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tần suất bệnh lý hẹp niệu đạo theo từng nguyên nhân khác nhau . 10 Bảng 3.2. Tuổi trong dân số nghiên cứu ......................................................... 50 Bảng 3.3: Phân bố nhóm tuổi .......................................................................... 50 Bảng 3.4: Số lần can thiệp điều trị trên niệu đạo trước đây ............................ 51 Bảng 3.5. Nguyên nhân gây hẹp niệu đạo....................................................... 52 Bảng 3.6. Phân độ gãy xương chậu................................................................. 52 Bảng 3.7. Biến chứng khi chụp phim niệu đạo cản quang ............................. 53 Bảng 3.8. Mở cổ bàng quang trên VCUG....................................................... 53 Bảng 3.9. Trào ngược bàng quang niệu quản trên phim niệu đạo cản quang. 54 Bảng 3.10. Túi ngách bàng quang trên phim niệu đạo cản quang .................. 54 Bảng 3.11. Dấu lạc đường trên phim niệu đạo cản quang .............................. 54 Bảng 3.12. Sỏi niệu đạo trên phim niệu đạo cản quang .................................. 55 Bảng 3.13. Rò niệu đạo trên phim niệu đạo cản quang .................................. 55 Bảng 3.14. Bướu tuyến tiền liệt trong dân số nghiên cứu .............................. 56 Bảng 3.15. Kích thước đoạn hẹp trên phim RUG và VCUG.......................... 56 Bảng 3.16. Kích thước đoạn hẹp niệu đạo trên phim soi - chụp niệu đạo kết hợp ......................................................................................................................... 56 Bảng 3.17. Kích thước đoạn hẹp niệu đạo ghi nhận trong phẫu thuật............ 57 Bảng 3.18 Kích thước đoạn hẹp theo các nhóm tình trạng hẹp ...................... 57 Bảng 3.19: Kích thước đoạn hẹp theo các nhóm cơ chế gây hẹp ................... 58 Bảng 3.20: Kích thước đoạn hẹp theo các loại gãy xương chậu..................... 59 Bảng 3.21: Sự không mở cổ bàng quang trên VCUG ở nhóm BN có gãy xương chậu và không gãy xương chậu ....................................................................... 60 Bảng 3.22: Sự không mở cổ bàng quang trên VCUG ở từng loại gãy xương chậu ................................................................................................................. 60 Bảng 3.23: Sự không mở cổ bàng quang với các bệnh ký khác trên bàng quang ......................................................................................................................... 61 Bảng 3.24: So sánh kích thước đoạn hẹp ở phim RUG+VCUG với phim soi – chụp niệu đạo kết hợp ..................................................................................... 61 Bảng 3.25: So sánh kích thước đoạn hẹp đo ở phim RUG+VCUG với phẫu thuật ................................................................................................................ 62 Bảng 3.26. So sánh kích thước đoạn hẹp đo ở phim soi – chụp niệu đạo kết hợp với phẫu thuật .................................................................................................. 62 Bảng 3.27: Độ lệch kích thước hẹp trong phim niệu đạo cản quang so với thực tế phẫu thuật .................................................................................................... 63 Bảng 3.28: Độ lệch kích thước hẹp trong phim RUG+VCUG so với thực tế phẫu thuật ........................................................................................................ 63 Bảng 4.29 : So sánh Soi – chụp niệu đạo kết hợp với Soi niệu đạo + chụp phim niệu đạo cản quang (RUG + VCUG) .............................................................. 73 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Sự phân bố nhóm tuổi trong nghiên cứu .................................... 51 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Cắt dọc niệu đạo.............................................................................. 04 Hình 1.2: Niệu đạo cắt dọc với các thiết đồ cắt ngang dương vật ở những vị trí khác nhau ........................................................................................................ 06 Hình 1.3: Hệ động mạch ở dương vật ............................................................. 07 Hình1.4: Cấu trúc giải phẫu và hệt thống mạch máu, thần kinh vùng tầng sinh môn .................................................................................................................. 07 Hình 1.5: Hệ tĩnh mạch ở dương vật ............................................................... 08 Hình 1.6: Hình niệu đạo cắt dọc khi có vỡ niệu đạo màng ............................. 13 Hình1.7: Hình niệu đạo cắt dọc khi có vỡ niệu đạo hành do đập tầng sinh môn vào vật cứng .................................................................................................... 13 Hình 1.8: Niệu dòng đồ đặc trưng của hẹp niệu đạo ...................................... 18 Hình 1.9: Đo thực nghiệm bóng foley và hình ảnh ........................................ 20 Hình 1.10: Hình minh họa kẹp dương vật chuyên biệt và đầu nối hình nón .. 21 Hình 1.11: Đầu nối hình nón và cách sử dụng ................................................ 22 Hình 1.12: RUG trong quá trình chụp động .................................................. 23 Hình 1.13: RUG thể hiện vị trí và chiều dài đoạn hẹp khác nhau .................. 24 Hình 1.14: RUG có hình ảnh Venogram, thuốc cản quang vào tĩnh mạch dương vật, tĩnh mạch chậu trong ................................................................................ 24 Hình 1.15: Hình ảnh hẹp niệu đạo hành được xác định vị trí, số lượng, độ dài khi kết hợp RUG và VCUG ............................................................................ 27 Hình 1.16: Hình ảnh niệu đạo cản quang bị cắt cụt trên RUG và VCUG không nở được cổ bàng quang (trái). Hình chụp động khi chiếu tia Xquang trong khi dùng máy soi mềm soi vào đầu gần niệu đạo (phải) ....................................... 27 Hình 1.17: Bệnh học đoạn hẹp niệu đạo ......................................................... 29 Hình 2.18: Cách đặt máy soi mềm vào niệu đạo ............................................ 35 Hình 2.19: Tư thế bệnh nhân trong chụp phim niệu đạo cản quang ............... 37 Hình 2.20: Mô phỏng các đoạn niệu đạo cảng quang trong 2 phim RUG và VCUG.............................................................................................................. 38 Hình 2.21: Tư thế và các phương tiện hỗ trợ chụp Xquang niệu đạo ngược chiều ......................................................................................................................... 38 Hình 2.22: Tư thế và các phương tiện hỗ trợ chụp Xquang niệu đạo ngược chiều ......................................................................................................................... 39 Hình 2.23: Phim chụp niệu đạo ngược chiều (RUG) ...................................... 39 Hình 2.24: Phim chụp bàng quang niệu đạo khi rặn tiểu (VCUG) ................. 40 Hình 2.25: Phim chụp VCUG nhưng cổ bàng quang không mở (trái); Phim soi – chụp niệu đạo kết hợp (phải) ........................................................................ 41 Hình 2.26: Phim soi - chụp niệu đạo kết hợp ở bệnh nhân có nẹp cố định xương chậu trong tình huống tai nạn giao thông gây vỡ xương chậu ........................ 42 Hình 2.27: Mô phỏng hình chiếu đoạn hẹp lên phim khi có gối tựa .............. 47 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quy trình chẩn đoán hẹp niệu đạo, soi niệu đạo được xem là tiêu chuẩn vì giúp bác sĩ phẫu thuật (BSPT) nhìn thấy trực tiếp hình ảnh hẹp của lòng niệu đạo[10][51][59]. Tuy nhiên, soi niệu đạo không thể cung cấp thông tin chính xác về số lượng, vị trí, chiều dài và mức độ hẹp trong tình huống máy soi không thể vượt qua được khẩu kính đoạn hẹp nên quá trình chẩn đoán đầy đủ hẹp niệu đạo cần thêm phim chụp niệu đạo cản quang[16][27], một số nước tiên tiến còn dùng thêm siêu âm đàn hồi, chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán những tình huống hẹp niệu đạo phức tạp[39][40]. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, bệnh lý hẹp niệu đạo được chẩn đoán bằng hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng cơ bản thường được áp dụng là soi niệu đạo bàng quang và phim chụp niệu đạo cản quang, phép đo niệu dòng…[1][4][11]. Thủ thuật soi niệu đạo bàng quang nếu được trang bị máy soi mềm để chẩn đoán sẽ hạn chế thấp nhất khả năng làm tổn thương thêm tại niệu đạo do thủ thuật[18], cũng như việc áp dụng soi bàng quang niệu đạo xuôi chiều qua lỗ mở bàng quang ra da cũng là một cách tiếp cận khảo sát đầu gần đoạn niệu đạo hẹp mà máy soi cứng không thể thực hiện được [2] [4]. Nhưng khi khẩu kính đoạn niệu đạo nhỏ hơn khẩu kính máy soi thì máy soi chỉ dừng lại và quan sát được đầu đoạn hẹp, điều này như đã nói ở trên, quá trình soi không thể cung cấp khách quan số lượng, vị trí, chiều dài và mức độ đoạn hẹp. Tiếp theo đó, quy trình chẩn đoán hẹp niệu đạo sẽ cần thêm phim chụp niệu đạo cản quang[16][20]. -Phim niệu đạo cản quang ngược chiều (RUG: Retrograde Urethrogram) giúp khảo sát niệu đạo trước[20]. -Phim bàng quang niệu đạo cản quang lúc rặn tiểu (VCUG: Voiding Cystourethrogram) giúp khảo sát cổ bàng quang và niệu đạo sau[20]. 2 Trong quá trình thực hành lâm sàng, các trường hợp hẹp niệu đạo không hoàn toàn (RUG ghi nhận thuốc cản quang vào được tới bàng quang hay bệnh nhân chỉ tiểu khó mà không bí tiểu) được thực hiện RUG và VCUG thường cung cấp đủ thông tin về vị trí, số lượng, chiều dài đoạn hẹp[12][23][26]. Việc xác định chính xác chẩn đoán giúp BSPT có thể lựa chọn và tư vấn bệnh nhân phương pháp tạo hình niệu đạo phù hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp hẹp niệu đạo hoàn toàn (RUG ghi nhận hình ảnh niệu đạo cản quang bị cắt cụt), bệnh nhân đã được mở bàng quang ra da, VCUG không thể cung cấp chính xác thông tin đầu gần đoạn hẹp niệu đạo vì việc rặn tiểu lúc này không còn đúng sinh lý nữa bởi niệu đạo bị hẹp bít hoàn toàn [31][33][46], nên việc khảo sát đầu gần đoạn hẹp luôn là một khó khăn trong quá trình chẩn đoán. Những trường hợp này có thể sử dụng máy soi mềm tiếp cận đầu xa đoạn hẹp khi soi từ miệng sáo cũng như tiếp cận được đầu gần đoạn hẹp khi soi từ vị trí mở bàng quang ra da sẵn có trước đó và thực hiện kỹ thuật soi – chụp niệu đạo kết hợp để tạo phim niệu đạo cản quang. Phim này thể hiện đầu gần và đầu xa niệu đạo trên cùng 1 mặt phẳng nên vị trí, chiều dài, số lượng và tính chất đoạn hẹp sẽ được xác định chính xác hơn. Kỹ thuật này được giới thiệu trong Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Bệnh viện Bình Dân năm 2016[2], cũng như đã được tác giả Gelman báo cáo năm 2015[26]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu để đánh giá vai trò phim soi – chụp niệu đạo kết hợp với RUG, VCUG cũng như với thực tế trong mổ để chứng minh giá trị của kỹ thuật soi – chụp niệu đao kết hợp này. 3 Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá vai trò của kỹ thuật soi – chụp niệu đạo kết hợp trong quy trình chẩn đoán hẹp niệu đạo hoàn toàn” với những mục tiêu: làm rõ vai trò của kỹ thuật soi - chụp niệu đạo kết hợp trong việc đánh giá tính chất đoạn hẹp trên những bệnh nhân hẹp niệu đạo hoàn toàn. Cụ thể, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với các mục tiêu chuyên biệt sau: 1.Đánh giá kết quả hình ảnh học niệu đạo hẹp trên phim Xquang ở những bệnh nhân hẹp niệu đạo hoàn toàn được soi - chụp niệu đạo kết hợp tại bệnh viện Bình Dân. 2.So sánh chiều dài đoạn hẹp niệu đạo của phim RUG + VCUG so với phim soi - chụp niệu đạo kết hợp so với thực tế phẫu thuật trên từng bệnh nhân hẹp niệu đạo hoàn toàn tại bệnh viện Bình Dân. 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIẢI PHẪU HỌC NIỆU ĐẠO 1.1.1. Hình thái Niệu đạo ở nam được chia làm 2 phần gồm: niệu đạo trước và niệu đạo sau. Niệu đạo trước bao gồm niệu đạo hành và niệu đạo dương vật, niệu đạo sau bao gồm niệu đạo tuyến tiền liệt và niệu đạo màng[1][29][30]. 1.1.1.1. Niệu đạo sau a.Niệu đạo tuyến tiền liệt: niệu đạo tuyến tiền liệt có chiều dài khoảng 3cm, có tiền liệt tuyến bao bọc nên ít bị chạm thương[29]. Ở đoạn này niệu đạo được bao bọc bởi hai cơ trơn: cơ thắt trơn trên lồi tinh khi co thắt lúc xuất tinh có tác dụng không cho tinh dịch trào ngược vào bàng quang, cơ thắt trơn dưới lồi tinh đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nước tiểu chống lại hiện tượng tiểu không kiểm soát. Hình 1.1. Cắt dọc niệu đạo. (1) Hố thuyền, (2)NĐ dương vật, (3) NĐ hành, (4) NĐ màng, (5) NĐ tuyến tiền liệt 5 “Nguồn: Jordan GH, et al (2006), “Anatomy and Blood Supply of the Urethra and Penis”, Urethral Reconstructive Surgery, pp.12-17”[30] b.Niệu đạo màng: niệu đạo màng là đoạn nằm trong hoành niệu dục, rất mỏng, có chiều dài khoảng 2cm, có cơ thắt vân bao bọc[3]. Niệu đạo màng có liên quan chặt chẽ với cân đáy chậu giữa, cân này bám vào khung chậu. Trong trường hợp gãy khung chậu, có sự di lệch của xương, cân đáy chậu giữa bị rách, hoặc bị co kéo sẽ lôi theo niệu đạo màng, làm niệu đạo màng bị rách và hai đầu niệu đạo sẽ di lệch theo sự di lệch của xương. 1.1.1.2. Niệu đạo trước: niệu đạo trước bao gồm niệu đạo hành và niệu đạo dương vật. Đây là đoạn có vật xốp bao bọc, có chiều dài khoảng 15cm, lòng của niệu đạo đoạn này có hình khe nằm ngang khi không đi tiểu, nó có thể dãn rộng đến 6mm[30][45]. Khi đoạn niệu đạo này bị tổn thương, do vật xốp có rất nhiều mạch máu nên thường chảy máu rất nhiều và khi lành dễ phát sinh mô xơ gây hẹp niệu đạo. 1.1.2. Cấu trúc: Thành niệu đạo được cấu tạo bởi 2 lớp[30]: - Lớp niêm mạc: + Rất chun giãn, nên có thể căng ra khi đi tiểu hay nong niệu đạo, vì đặc tính này nên khi niệu đạo bị đứt, hai đầu tách xa nhau làm nước tiểu dễ bị ngấm vào mô xung quanh và phẫu thuật viên khó tìm hai đầu đứt để nối lại. + Niêm mạc có nhiều tuyến niệu đạo, tiết ra một chất làm trơn lòng niệu đạo. Các tuyến này có khi nằm sâu ở đáy các hốc niệu đạo, nên khi bị viêm niêm mạc niệu đạo, tình trạng viêm dễ trở thành mãn tính và làm hẹp niệu đạo. + Lớp niêm mạc biến đổi thành hang tĩnh mạch, đặc biệt ở đoạn niệu đạo dương vật trở thành vật xốp. 6 - Lớp cơ: + Gồm các thớ cơ dọc ở trong, cơ vòng ở ngoài. Lớp cơ dọc đoạn tuyến tiền liệt và đoạn màng là sự tiếp nối lớp cơ ở bàng quang phía trên. Lớp cơ vòng ở cổ bàng quang dày lên và tạo nên một cấu trúc có chức năng như một cơ thắt giúp cho nước tiểu được giữ trong bàng quang giữa hai lần đi tiểu. Vì cấu trúc này ở trên lỗ ống phóng tinh nên khi giao hợp tinh dịch không trào ngược lên bàng quang mà chỉ có thể xuống dương vật và được phóng ra ngoài. Hình 1.2: Niệu đạo cắt dọc với các thiết đồ cắt ngang dương vật ở những vị trí khác nhau. A: NĐ hành, B: NĐ dương vật, C: rảnh quy đầu, D: Qui đầu. “Nguồn: Jordan GH, et al (2006), “Anatomy and Blood Supply of the Urethra and Penis”, Urethral Reconstructive Surgery, pp.12-17”[30] 1.1.3. Mạch máu, thần kinh[3][30]: - Động mạch: Đoạn tuyến tiền liệt: được nuôi dưỡng bởi động mạch bàng quang và động mạch trực tràng giữa. Đoạn màng: được nuôi dưỡng bởi động mạch hành dương vật. 7 Đoạn xốp: được nuôi dưỡng bởi động mạch niệu đạo và một số nhánh của động mạch sâu dương vật và động mạch mu dương vật. ĐM vòng ĐM thể hang ĐM lưng DV ĐM chung DV ĐM hành Hình 1.3: Hệ động mạch ở dương vật. “Nguồn: Jordan GH, et al (2006), “Anatomy and Blood Supply of the Urethra and Penis”, Urethral Reconstructive Surgery, pp.12-17”[30] Hình1.4: Cấu trúc giải phẫu và hệt thống mạch máu, thần kinh vùng tầng sinh môn. “Nguồn: Jordan GH, et al (2006), “Anatomy and Blood Supply of the Urethra and Penis”, Urethral Reconstructive Surgery, pp.12-17”[30] 8 - Tĩnh mạch: Máu tĩnh mạch dẫn từ các đoạn niệu đạo đổ về đám nối tĩnh mạch tuyến tiền liệt và tĩnh mạch thẹn trong. Đám rối Santorini TM lưng DV nông TM vòng TM lưng DV sâu TM thể hang TM cạnh NĐ Hình 1.5: Hệ tĩnh mạch ở dương vật. “Nguồn: Jordan GH, et al (2006), “Anatomy and Blood Supply of the Urethra and Penis”, Urethral Reconstructive Surgery, pp.12-17”[30]. - Bạch mạch: Bạch mạch từ niệu đạo tuyến tiền liệt và đoạn màng đổ vào các hạch dọc động mạch thẹn trong rồi đổ vào các hạch dọc động mạch chậu trong. Đối với đoạn xốp, hầu hết bạch mạch đổ vào các hạch bẹn sâu, một số đổ vào các hạch dọc động mạch chậu ngoài. - Thần kinh: Xuất phát từ đám rối tuyến tiền liệt và các nhánh của thần kinh bẹn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất