Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá tuân thủ điều trị ngoại trú của người bệnh tăng huyết áp bằng bộ công c...

Tài liệu đánh giá tuân thủ điều trị ngoại trú của người bệnh tăng huyết áp bằng bộ công cụ muah 16

.PDF
90
2
147

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------- VÕ HUYỀN DIỄM TÚ ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP BẰNG BỘ CÔNG CỤ MUAH-16 LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------- VÕ HUYỀN DIỄM TÚ ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP BẰNG BỘ CÔNG CỤ MUAH-16 Chuyên Ngành: Điều dưỡng Mã Số : 8720301 LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. VŨ TRÍ THANH 2. GS. TS. FAYE HUMMEL TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả Võ Huyền Diễm Tú . . MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... v ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 1.1 Tổng quan về tăng huyết áp ............................................................................... 4 1.2 Thực trạng quản lý tăng huyết áp ở Việt Nam .................................................. 12 1.3 Mô hình học thuyết Điều dưỡng ...................................................................... 20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 23 2.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 23 2.2 Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 23 2.3 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 23 2.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 23 2.5 Thu thập số liệu ............................................................................................... 24 2.6 Các biến số nghiên cứu .................................................................................... 25 2.7 Phương pháp kiểm soát sai lệch ....................................................................... 28 2.8 Xử lý và phân tích số liệu ................................................................................ 29 2.9 Y đức trong nghiên cứu ................................................................................... 29 2.10 Tính ứng dụng của đề tài ............................................................................... 30 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ..................................................................................... 31 3.1 Đặc điểm của người bệnh tham gia nghiên cứu ................................................ 31 3.2 Mức độ tuân thủ điều trị................................................................................... 36 3.3 Các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị ........................................... 44 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................... 51 4.1 Đặc điểm của người bệnh tham gia nghiên cứu ................................................ 51 4.2 Mức độ tuân thủ điều trị................................................................................... 54 . . 4.3 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với các đặc điểm dân số xã hội của người bệnh THA.............................................................................................................. 57 4.4 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với tiền sử và tình trạng sức khỏe của người bệnh THA.............................................................................................................. 59 4.5 Điểm mạnh, điểm hạn chế của nghiên cứu ....................................................... 62 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 64 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . .i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BMI Body Mass Index BV Bệnh viện CDC Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ DASH Chế độ ăn phòng ngừa tăng huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương Liên Ủy ban Quốc gia Mỹ về phòng ngừa, phát hiện, đánh JNC giá và điều trị tăng huyết áp LDL-C Low Density Lipoprotein Cholesterol MUAH The Maastricht Utrecht Adherence in Hypertension NB Người bệnh TBMMN Tai biến mạch máu não THA Tăng huyết áp WHO Tổ chức y tế thế giới . . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Phân loại huyết áp theo tổ chức thế giới ............................................... .5 Bảng 1.2 Phân loại huyết áp ở người ≥ 18 tuổi theo JNC VII, 8-2014………….....5 Bảng 1.3 Thay đổi lối sống trong điều trị tăng huyết áp.…………………..............8 Bảng 3.1 Đặc điểm dân số xã hội của người bệnh tăng huyết áp tham gia nghiên cứu............................................................................................................................31 Bảng 3.2 Tiền sử và tình trạng sức khỏe của người bệnh tăng huyết áp..................33 Bảng 3.3 Thuộc tính thang đo đánh giá mức độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp......36 Bảng 3.4 Thái độ tích cực đối với chăm sóc sức khỏe và dùng thuốc điều trị tăng huyết áp.....................................................................................................................38 Bảng 3.5 Hành vi tích cực với các vấn đề sức khỏe..................................................39 Bảng 3.6 Sự thiếu tuân thủ điều trị tăng huyết áp.....................................................41 Bảng 3.7 Lo ngại việc dùng thuốc.............................................................................42 Bảng 3.8 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với các đặc điểm dân số xã hội của người bệnh tăng huyết áp..........................................................................................44 Bảng 3.9 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với tiền sử và tình trạng sức khỏe của người bệnh tăng huyết áp..........................................................................................47 . . DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Khung khái niệm học thuyết Health Belief Model cho điều dưỡng......... 22 Hình 3.1 Các bệnh đồng mắc ở bệnh nhân tăng huyết áp tham gia nghiên cứu.......35 Hình 3.2 Mức độ tích cực và tiêu cực đối với tuân thủ điều trị của người bệnh THA ...................................................................................................................................43 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là một trong những yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng một tỷ người bị ảnh hưởng bởi điều này trên toàn Thế giới. Ước tính rằng sẽ có chín triệu người chết mỗi năm do THA [64]. Theo thống kê của WHO năm 2000 số người mắc bệnh THA chiếm 26,4% dân số trên toàn Thế giới và dự tính sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 [8]. Tại Việt Nam, kết quả của một khảo sát được tiến hành trên người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố cho thấy tỷ lệ THA đã lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn sẽ có 1 người THA [65]. THA nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, tai biến mạch máu não (TBMMN)… làm tăng chi phí điều trị, ảnh hưởng đến kinh tế trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội [10]. Điều trị THA có thể giảm 40% nguy cơ TBMMN và 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim. THA dễ phát hiện nhưng tỷ lệ chủ động phát hiện thấp, điều trị đơn giản nhưng tỷ lệ được điều trị chỉ chiếm 30% và quan trọng hơn nữa tỷ lệ đạt được huyết áp mục tiêu rất hạn chế. Việc duy trì dùng thuốc hạ huyết áp đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giúp đạt được huyết áp mục tiêu ở người bệnh thì việc bỏ trị và kém tuân thủ chiếm tỷ lệ cao. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) năm 2013, tỷ lệ tuân thủ điều trị trên thế giới chỉ đạt từ 20-30% [46]. Tại Việt Nam, tần suất THA ngày một tăng, 11,2% năm 1992, 16,3% năm 2001, 18,3% năm 2005, với dân số hiện nay của việt Nam khoảng 88 triệu người thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người THA. Trong số này có khoảng 5,7 triệu người không biết mình THA; 2,1 triệu người biết nhưng không điều trị; 2,0 triệu người được điều trị nhưng không được kiểm soát. Hầu hết người bị THA không có biểu hiện triệu chứng gì và thậm chí không biết mình bị bệnh hoặc là THA nhưng không đươc điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa đưa được huyết áp về mức bình thường [59]. Biện pháp đơn giản . . nhất giúp kiểm soát huyết áp là tuân thủ điều trị, việc tuân thủ điều trị của người bệnh giúp kiểm soát huyết áp và giảm tối đa nguy cơ tim mạch [56]. Ở Việt Nam, chương trình phòng chống THA trong cộng đồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012, với mục tiêu là phát hiện sớm THA, xây dựng mô hình quản lý THA tại tuyến cơ sở, 50% số người THA được phát hiện sẽ điều trị đúng phác đồ của Bộ Y Tế, giảm tỷ lệ tai biến và tử vong do THA [6]. Bình Thuận là một trong những tỉnh phía Nam Trung bộ đã triển khai khám sàng lọc THA từ năm 2012. Trong thời gian từ năm 2012 - 2018, tiểu dự án phòng chống bệnh tim mạch triển khai tại 21 xã, hướng đến mục tiêu chủ động phòng chống, phát hiện sớm, giảm tỷ lệ người mắc bệnh THA, hạn chế biến chứng, tàn tật, tử vong sớm do bệnh này gây ra. Qua khám sàng lọc hơn 11.000 người, phát hiện 3.500 người mắc bệnh THA; tỷ lệ mắc chiếm 27%. Trong đó, 3.000/3.500 người mắc bệnh được quản lý và điều trị THA. Số còn lại chưa quản lý được là do người bệnh không có thẻ BHYT, tự mua thuốc ở ngoài và không đến trạm kiểm tra huyết áp thường xuyên; một số người không tiếp tục tham gia điều trị, khi thấy huyết áp ổn định; một số có thẻ BHYT thì khám và điều trị thông tuyến tại các bệnh viện huyện [26]… Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá tuân thủ điều trị ngoại trú của người bệnh tăng huyết áp bằng bộ công cụ MUAH-16”. Chúng tôi hy vọng rằng kết quả nghiên cứu này sẽ giúp có thêm thông tin về các lý do kém tuân thủ điều trị của người bệnh và từ đó xây dựng các biện pháp can thiệp hướng đến mục tiêu hơn để tăng cường sự tuân thủ điều trị của người bệnh THA. . . CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Mức độ tích cực và tiêu cực của NB đối với việc tuân thủ điều trị? Có hay không có mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm cá nhân NB với mức độ tích cực và tiêu cực của NB đối với việc tuân thủ điều trị? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Xác định mức độ tích cực và tiêu cực của NB đối với việc tuân thủ điều trị. 2. Xác định mối liên quan giữa mức độ tuân thủ điều trị ngoại trú của người bệnh THA với đặc điểm cá nhân NB. . . CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về tăng huyết áp 1.1.1 Khái niệm tăng huyết áp Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2003) và Bộ Y Tế, người được gọi là THA khi có một trong hai hoặc cả hai trị số: HA tối đa (huyết áp tâm thu) ≥ 140 mmHg và/ hoặc trị số trung bình của HA tối thiểu (huyết áp tâm trương) ≥ 90 mmHg, trị số được tính trung bình cộng của ít nhất 2 lần đo liên tiếp với cách đo chuẩn [5] [68]. 1.1.2 Phân loại tăng huyết áp Có 2 cách phân loại THA được dùng phổ biến, gồm có phân loại dựa trên nguyên nhân tìm được và phân loại dựa trên mức chỉ số huyết áp. - Phân loại theo nguyên nhân được sử dụng nhiều trong lâm sàng gồm 2 nhóm: THA nguyên phát (vô căn) và THA thứ phát. + Tăng huyết áp nguyên phát (vô căn): là dạng THA không tìm thấy nguyên nhân, chiếm 90-95% trường hợp THA gặp ở người trung niên và tuổi già. Người ta xem đó là bệnh đa yếu tố, trong đó có sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường ăn mặn, béo phì, uống rượu, stress, tuổi, giới, chủng tộc, thuốc lá, bất dung nạp glucose [19]. + Tăng huyết áp thứ phát: chiếm tỷ lệ 5 – 10%, có thể điều trị khỏi cho người bệnh. Với nhóm THA thứ phát, nhiều nguyên nhân đã được biết đến như THA do thuốc, do hẹp động mạch chủ, do thận, do nội tiết. Các nguyên nhân khác như thai kỳ, bệnh tạo keo [19]. Bên cạnh đó, tên gọi THA tâm thu đơn độc được dành để chỉ nhóm có chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên trong khi HA tâm trương < 90 mmHg. . . Bảng 1.1 Phân loại huyết áp theo Tổ chức Y tế thế giới (2003) [68]. Phân lọại theo WHO HATT (mmHg) HATTr (mmHg) HA tối ưu <120 <80 HA bình thường <130 <85 HA bình thường cao 130 – 139 85 – 89 THA độ 1 (nhẹ) 140 – 159 90 – 99 THA độ 2 (vừa) 160 – 179 100 – 109 THA độ 3 (nặng) ≥ 180 ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90 Bảng 1.2 Phân loại huyết áp ở người ≥ 18 tuổi theo JNC VII, 8-2014 [63]. Phân độ theo JNC VII HATT (mmHg) HATTr (mmHg) < 120 < 80 Tiền THA 130 – 139 85 – 89 Tăng HA độ 1 140 – 159 90 – 99 Tăng HA độ 2 ≥ 160 ≥ 100 HA bình thường Việc phân nhóm tiền THA của WHO cùng các tổ chức nói trên rất có ý nghĩa dựa trên nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong do bệnh lý về mạch vành trong nhóm đối tượng có chỉ số này cao hơn so với mức huyết áp bình thường. Những người tiền THA nếu không đưa được huyết áp về bình thường sẽ tiến triển thành THA thực sự. Nhóm này được khuyến cáo cải thiện tình trạng huyết áp thông qua thay đổi lối sống [36], [63]. 1.1.3 Triệu chứng của tăng huyết áp: Bệnh THA thường không có triệu chứng và không được phát hiện trong nhiều năm. Đau đầu là triệu chứng thường gặp khi huyết áp tâm thu trên 200 mmHg hoặc . . huyết áp tăng rất nhanh. Hậu quả của THA mãn tính biểu hiện qua tổn thương hệ tim mạch, mạch máu não và bệnh mạch vành [4]. Các triệu chứng mơ hồ, người bệnh có cảm giác nhức đầu, nhức vùng chẩm, nhiều vào buổi sáng, chóng mặt, đỏ mặt. Nặng hơn người bệnh có triệu chứng tổn thương cơ quan đích như mắt mờ, chảy máu cam, đau ngực do thiếu máu cơ tim, các triệu chứng thiếu máu não, ngưng thở và đau do bóc tách động mạch chủ, phình động mạch [4]. 1.1.4 Chẩn đoán tăng huyết áp: Chẩn đoán THA qua chỉ số huyết áp [4]. Đo huyết áp đúng quy trình: chỉ số huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Và/hoặc hiện tại đang dùng thuốc điều trị THA Và/hoặc đã được chẩn đoán THA trước đây 1.1.5 Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp Bao gồm điều trị dùng thuốc và điều trị không dùng thuốc. Điều trị dùng thuốc: Hiện nay có nhiều thuốc điều trị THA, tuy nhiên theo khuyến cáo JNC VII, Năm nhóm thuốc được sử dụng đầu tay là lợi tiểu, chẹn β, ức chế calci, ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin II. Việc phối hợp với điều trị không dùng thuốc giúp huyết áp kiểm soát được tốt hơn [19]. Mục tiêu điều trị cuối cùng của THA là giảm tỷ lệ biến chứng bệnh tim mạch, não, thận và giảm tỷ lệ tử vong. Cần đánh giá người bệnh và xác định người bệnh thuộc nhóm nguy cơ nào để quyết định điều trị. Kế hoạch điều trị bao gồm theo dõi huyết áp và các yếu tố nguy cơ, điều chỉnh lối sống và điều trị bằng thuốc. Mục tiêu điều trị là “đạt huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. Huyết áp mục tiêu cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời [4]. . . Điều trị cần hết sức tích cực ở người bệnh đã có tổn thương cơ quan đích. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu [39], [35]. Điều trị không dùng thuốc: Điều trị không dùng thuốc – điều chỉnh lối sống là một biện pháp điều trị hữu hiệu khi được sự hợp tác của người bệnh người nhà. Thích nghi với lối sống khỏe mạnh là việc cần thiết để giảm huyết áp và phòng ngừa các biến chứng tim mạch. Sự thay đổi lối sống được áp dụng cho tất cả người bệnh. Giảm ăn mặn: muối trong khẩu phần ăn nên giảm 100 mmol/ ngày (2,4g muối). 75% được cung cấp từ thức ăn, nên khuyên người bệnh tránh dùng thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn cũng như hạn chế sử dụng nước chấm khi ăn [20]. Hạn chế rượu: Lượng rượu chuẩn có thể uống trong ngày khoảng 15 ml rượu whisky, 150 ml rượu vang hoặc 1 lon bia. Lượng rượu khuyên dùng cho người bệnh THA là 60 ml rượu whisky, 300ml rượu vang hoặc 720 ml bia trong 1 ngày [19]. Giảm ăn dầu mỡ: giảm thức ăn có mỡ bão hòa cholesterol. Các mỡ bão hòa làm tăng LDL-C có nhiều trong thịt, mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ. Chất bão hòa nên <7% tổng calo ăn vào. Lượng cholesterol nên < 200mg/ ngày [20]. Giảm stress: Stress có thể gây THA, tăng nhịp tim. Khuyên người bệnh có những phút thư giãn trong cuộc sống để giảm căng thẳng: nghỉ ngơi, đọc sách báo, đi bộ, tập yoga, giúp đỡ người khác. Tăng hoạt động thể lực: Hoạt động thể lực giúp người bệnh kiểm soát tốt huyết áp, cải thiện nồng độ cholesterol, duy trì mức đường huyết, tăng oxy đến não và các cơ quan trong cơ thể. Có thể khởi đầu nếu chưa có thói quen tập luyện, từ 10 phút đi bộ trong ngày đến 30 phút đi bộ trong ngày. Vấn đề cơ bản là tăng sự vận động cơ thể, các hoạt động này rất đa dạng như đi bộ, làm công việc nhà, đi thang bộ thay vì thang máy. Tuy nhiên, sự tập luyện thể lực phải phù hợp với tình trạng sức khỏe người bệnh. Các nghiên cứu cho thấy vận động thể lực như chạy chậm hay bơi lội giảm được tần suất bệnh THA từ 28 – 35% trên 12.000 người Hà Lan theo dõi trong 1 năm [20]. . . Ngưng hút thuốc lá: Đây là biện pháp hữu hiệu nhất và ít tốn kém nhất. Nhưng thực tế việc bỏ thuốc lá rất khó, trừ khi có sự động viên thường xuyên của thầy thuốc. Kế hoạch bỏ thuốc dần dần và những biện pháp điều trị thay thế bằng nicotin dưới các dạng khác như kẹo gum, dạng dán da, dạng xịt và dạng hít. Khi người bệnh đang tập ngưng thuốc lá, khuyên họ tăng vận động thể lực và giảm các thức ăn giàu năng lượng để tránh sự lên cân. Bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá giúp cải thiện huyết áp, giảm biến cố mạch vành, đột quỵ, mạch máu ngoại biên [20]. Giảm cân nếu thừa cân: Nên giữ chỉ số khối cơ thể trong khoảng 18 – 22,9 Kg/m2. Sự tăng cân làm gia tăng tần suất bệnh THA cũng như đái tháo đường. Khuyên người bệnh thực hiện đều đặn vận động thể lực, dùng chế độ ăn có năng lượng thấp và có theo dõi cân nặng. Hầu hết các nghiên cứu ở người THA và béo phì đều cho thấy giảm huyết áp tâm thu ngay cả ở mức độ giảm cân ít [20]. Bảng 1.3 Thay đổi lối sống trong điều trị tăng huyết áp* Thay đổi Khuyến cáo HA tâm thu giảm** Giảm cân Duy trì cân nặng bình thường (BMI 18,5 – 5 – 20 mmHg/10 kg 24,9 Kg/m2) cân nặng giảm Chế độ ăn Ăn nhiều trái cây, rau và chế phẩm bơ sữa ít 8 – 14 mmHg béo với lượng mỡ bão hòa thấp Giảm ăn muối Na < 100 mmol/ ngày (2,4g Na hay 6g NaCl) 2 – 8 mmHg Hoạt động thể Vận động thể lực đều đặn ( đi bộ nhanh ít nhất 4 – 9 mmHg lực 30 phút/ngày, hầu hết các ngày trong tuần Tiết chế rượu ≤ 2/ ngày đối với nam và ≤ 1/ngày đối với nữ 2 – 4 mmHg (30 ml ethanol, 720 ml bia, 300 ml rượu vang hay 90 ml whisky *: để giảm nguy cơ tim mạch toàn bộ, ngừng hút thuốc lá **: hiệu quả của việc áp dụng các thay đổi trên phụ thuộc vào thời gian và liều lượng và có thể rất tốt cho một số người 1.1.6 Biến chứng bệnh tăng huyết áp Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng về điều trị THA cho biết giảm huyết áp từ 10 – 15 mmHg sẽ làm giảm 1/3 tai biến mạch vành và tử . . vong tim mạch qua 5 năm theo dõi. THA thường kết hợp với bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, suy tim và tử vong sớm. Ngoài ra, THA cũng kết hợp với suy thận, bệnh mạch máu ngoại biên, phình động mạch chủ, rung nhĩ. Những biến chứng này có ảnh hưởng lớn đến người bệnh, gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất của gia đình người bệnh và xã hội [37]. Một số biến chứng chính của THA gồm: [37] - Các biến chứng về tim: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim - Các biến chứng tại não: Xuất huyết não, nhũn não, bệnh não do THA - Các biến chứng về thận: Đái ra protein, phù, suy thận - Các biến chứng về mắt: Mờ mắt, xuất huyết, xuất huyết và phù gai thị - Các biến chứng về mạch máu: Phình hoặc phình tách thành động mạch, các bệnh động mạch ngoại vi. THA là yếu tố nguy cơ lớn cho bệnh tim mạch, 69% người bệnh nhồi máu cơ tim có THA, 77% người bệnh bị đột quỵ có THA, 74% người bệnh suy tim mãn tính có THA và trong 60% người bệnh động mạch ngoại biên có THA [3]. Ở những người độ tuổi trên 50, huyết áp tâm thu trên 140 mmHg được xem là yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch lớn hơn huyết áp tâm trương. THA tâm thu đơn thuần làm tăng nguy cơ nhiều hơn cho người bệnh, đặc biệt là đột quỵ. Hơn nữa, áp lực máu tăng là yếu tố dự báo có giá trị nguy cơ động mạch vành. Những nguyên nhân có thể của nguy cơ bị THA tâm thu đơn thuần bao gồm gia tăng lực tải, một phần do phải duy trì một áp lực động mạch rộng. Các động mạch bị xơ cứng hơn tạo ra một sóng dội, là sóng làm tăng tải tâm thu của tim [3]. 1.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số tăng huyết áp Huyết áp thường không ổn định do nhiều yếu tố, do vậy việc lựa chọn thời gian, không gian để lấy huyết áp nhằm chẩn đoán chính xác về bệnh, tránh các yếu tố gây nhiễu. Huyết áp thay đổi theo thời điểm: Ban đêm trong lúc ngủ, huyết áp giảm thấp nhất vào khoảng 3 giờ sáng do giãn nhịp tim, lưu lượng máu, giãn mạch phủ tạng. Các biến số này có liên quan đến giảm trương lực giao cảm, phó giao cảm. Gần sáng . 0. huyết áp tăng dần, trong ngày huyết áp dao động nhẹ và tăng cao hơn vào khoảng 9 12 giờ trưa và cuối buổi chiều. Ghi nhận được dựa vào máy đo huyết áp tự động liên tục suốt 24 giờ trong ngày [21]. Huyết áp thay đổi theo khí hậu, thời tiết: Theo nghiên cứu tại Anh của Richard Mitchell năm 2002, cho thấy người thường xuyên tiếp xúc khí hậu lạnh có mức huyết áp tâm trương tăng đến 1,45 lần và huyết áp tâm thu tăng 1,25 lần. Khí hậu lạnh, các mạch máu ngoại biên co lại để giảm thải nhiệt, giữ thân nhiệt nên huyết áp tăng. Ngược lại, khí hậu nóng, mạch ngoại biên giãn ra nhằm tăng sự thải nhiệt để điều hòa thân nhiệt, do đó huyết áp giảm xuống [67]. Huyết áp thay đổi theo sự vận động: Huyết áp tăng giảm tùy cường độ vận động của cơ thể, cả lao động chân tay và lao động trí óc, khi cơ thể tăng cường độ hoạt động là tăng nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng. Để đảm bảo cho hoạt động đó yêu cầu tim phải hoạt động nhiều bằng cách tăng tần suất và cung lượng tim để đưa máu đến các bộ phận nhiều hơn. Do đó hoạt động nhiều thì huyết áp tăng lên, khi nghỉ ngơi huyết áp trở lại bình thường, lao động trí óc căng thẳng liên tục kéo dài huyết áp có thể tăng cao. Nếu người bệnh có huyết áp cao trước đó thì nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não nhiều hơn. Theo mức vận động thể lực và cả mức lao động trí óc, khi cố gắng thì huyết áp tăng cao [3]. Huyết áp thay đổi theo trạng thái tâm lý: Các yếu tố tâm lý mà chủ yếu stress tâm lý khi xảy ra cấp tính thì làm huyết áp huyết áp tăng lên. Lo lắng, sợ, đau là những stress về mặt cảm xúc kích thích hệ giao cảm làm tăng khả năng mắc THA. Huyết áp thay đổi theo tư thế: Ở tư thế đứng, 400-800ml máu dồn xuống vùng thấp cơ thể, làm giảm 20% lưu lượng máu tĩnh mạch về tim. Ở người bình thường, lưu lượng tim giảm kích thích phản xạ áp lực hành tủy làm huyết áp giữ được như cũ nhờ co mạch ngoại biên. Tư thế hạ huyết áp được định nghĩa là giảm huyết áp tâm thu ≥20 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥10 mmHg trong vòng 3 phút đứng. Khi chuyển từ nằm sang đứng, huyết áp tăng nhẹ 10 – 20 mmHg để đảm bảo cung cấp máu tốt hơn cho các bộ phận trong cơ thể. Nếu không tựa lưng, huyết áp tâm trương . 1. có thể cao hơn 6 mmHg. Bắt chéo chân có thể làm THA tâm thu lên 2 – 8 mmHg. Vị trí cánh tay rất quan trọng khi đo ở tư thế ngồi. Sự khác biệt này có thể do sự tác dụng của áp lực thủy tĩnh và khoảng 2 mmHg cho mỗi 2,54 cm trên hoặc dưới mức tim [13]. 1.1.8. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp: Tuổi và giới: có mối liên quan mật thiết đến THA. Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh và tử vong do những bệnh có liên quan đến THA cao hơn những người trẻ tuổi. Huyết áp tâm thu tăng theo tuổi đời, trong khi huyết áp tâm trương giảm nhẹ dần khi vượt qua độ tuổi 65-70. Cùng với sự phát triển của xã hội, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng, tổng số người cao tuổi trên thế giới là 810 triệu người vào năm 2012 và đến năm 2015 ước tính tăng lên 2 tỷ người cao tuổi. THA ở người da đen nhiều hơn người da trắng [53]. Thói quen ít vận động thể lực: thói quen ít vận động rất nguy hại đối với hệ tim mạch. Vận động đúng mức đều đặn được coi như một liệu pháp hiện đại dự phòng THA, không vận động được coi là nguyên nhân của 5-13% các trường hợp THA hiện nay [29]. Hoạt động thể lực như tập thể dục 30 phút đều đặng mỗi ngày giúp làm giảm huyết áp tâm thu 4-9 mmHg, phòng ngừa một số bệnh mạn tính và cải thiện chất lượng cuộc sống rõ rệt [9]. Chế độ ăn nhiều muối: Là nguyên nhân chính gây THA, làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và bệnh thận. Hạn chế muối trong khẩu phần ăn là một trong những biện pháp để phòng THA và là cách điều trị không cần dùng thuốc. Trên thế giới, hàng năm có khoảng 1,7 triệu ca bệnh tim mạch tử vong nguyên nhân do lượng muối Na dư thừa. Tiêu thụ Na > 2 gram/ ngày (tương đương 5g muối/ngày) góp phần làm THA và tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Muối là gia vị phổ biến. Hầu hết mọi người tiêu thụ quá nhiều muối trung bình 9-12 g/ ngày gấp 2 lần mức tốt đa đề nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Ăn ít hơn 5g muối/ngày ở người lớn giúp giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Ước tính khoảng 2,5 triệu ca tử vong có thể ngăn ngừa mỗi năm nếu tiêu thụ muối toàn cầu giảm xuống mức đề nghị. Các nước . 2. khu vực Đông Nam Á tiêu thụ muối ở mức hơn hai lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Giảm lượng muối ăn là điều cần thiết để đạt mục tiêu toàn cầu giảm 25% tỷ lệ tử vong do các bệnh không truyền nhiễm năm 2025 [29]. Lạm dụng rượu bia: uống nhiều rượu bia là yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp, có thể gây đề kháng với điều trị tăng huyết áp và là yếu tố nguy cơ của TBMMN, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, xơ gan, hội chứng dạ dày. Nhưng nếu uống rượu ở mức vừa phải có lợi cho phòng chống bệnh tim mạch, nhất là vang đỏ [3]. Trong thực tế, việc loại bỏ thói quen uống nhiều rượu là rất khó. Hút thuốc lá: Thuốc lá có chất Nicotin kích thích thần kinh giao cảm, kích thích co mạch gây THA. Hút một điếu thuốc lá, huyết áp tâm thu tăng lên 11 mmHg và huyết áp tâm trương tăng 9 mmHg kéo dài 20-30 phút. Thuốc lá làm tăng nhịp tim và chất CO trong khói thuốc lá làm giảm cung cấp oxy mô tế bào, cùng với áp lực dòng máu tăng làm tổn thương theo tế bào nội mạc động mạch, tạo điều kiện xơ vữa động mạch [1]. Thừa cân béo phì: Người có BMI cao hơn sẽ có tỷ lệ THA cao hơn. Các chuyên gia tư vấn của Tổ chức Y tế Thế giới kết luận rằng người Châu Á thường có tỷ lệ phần trăm chất béo trong cơ thể cao hơn với người da trắng ở cùng độ tuổi, giới tính và BMI [66]. 1.2 Thực trạng quản lý tăng huyết áp ở Việt Nam Từ năm 2012, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 – 2015 [2], trong đó có chương trình phòng chống THA nhằm mục tiêu tăng 50% số người bệnh được quản lý và điều trị THA thông qua các hoạt động can thiệp cụ thể gồm: truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về THA; tăng cường việc phát hiện thông qua sàng lọc sớm, đào tạo cán bộ y tế tuyến cơ sở và đưa công tác hỗ trợ điều trị và quản lý ngoại trú về tuyến cơ sở. Các hoạt động này đã cụ thể hóa thành các mục tiêu như sau: - Nâng cao nhận thức của nhân dân về dự phòng và kiểm soát THA. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất