Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại phòng khám ngoại tiết niệu bệ...

Tài liệu Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại phòng khám ngoại tiết niệu bệnh viện chợ rẫy

.PDF
118
1
105

Mô tả:

.� BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH ---------- TRẦN KIM HÙNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN CHỢ RẪY LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . .� BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH ---------- TRẦN KIM HÙNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Chuyên ngành: NGOẠI KHOA (NGOẠI – NIỆU) Mã số: 60720123 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGÔ XUÂN THÁI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . .� LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả TRẦN KIM HÙNG . .� MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình – sơ đồ ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................5 1.1. Đại cương về nhiễm khuẩn đường tiết niệu ..................................................5 1.1.1. Các định nghĩa ........................................................................................5 1.1.2. Sinh bệnh học nhiễm khuẩn đường tiết niệu ..........................................5 1.1.3. Tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ............................................9 1.1.4. Phân loại và tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu ........10 1.2. Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn tiết men phá hủy kháng sinh ....15 1.3. Yếu tố nguy cơ cho sự phát triển hoặc nhiễm vi khuẩn tiết ESBL .............20 1.4. Các khuyến cáo điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ................................20 1.4.1. Trên thế giới ..........................................................................................20 1.4.2. Tại Việt Nam ........................................................................................21 1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................24 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................30 . .� 1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................30 1.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................32 1.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................32 1.2.2. Cỡ mẫu ..................................................................................................33 1.2.3. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................33 1.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu ............................................................33 1.3. Các biến số cần nghiên cứu .........................................................................35 1.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ........................................................38 1.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................38 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ .........................................................................................39 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ..........................................................40 3.2. Các dạng lâm sàng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ........................................41 3.2.1. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng ............................................................41 3.2.2. Vị trí nhiễm khuẩn đường tiết niệu .......................................................42 3.2.3. Tính chất nhiễm khuẩn đường tiết niệu ................................................43 3.2.4. Các yếu tố gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp ........................43 3.2.5. Mức độ nặng của bệnh ..........................................................................45 3.2.6. Các yếu tố nguy cơ NKĐTN ................................................................45 3.3. Tỉ lệ các chủng vi khuẩn và sự đề kháng kháng sinh ..................................46 3.3.1. Tỉ lệ các chủng vi khuẩn .......................................................................46 3.3.2. Tỉ lệ vi khuẩn Gram âm ........................................................................47 3.3.3. Tỉ lệ vi khuẩn Gram dương ...................................................................47 3.3.4. Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn Gram âm...............................48 3.3.5. Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn Gram dương .........................49 . .� 3.3.6. Tỉ lệ vi khuẩn Gram âm tiết ESBL .......................................................50 3.3.7. Tình hình vi khuẩn tiết men ESBL qua các năm ..................................50 3.3.8. Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của Klebsiella pneumoniae spp. ................54 3.3.9. Tỉ lệ mẫu bệnh phẩm nuôi cấy ..............................................................55 3.3.10. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu ....................................................56 3.4. Phân tầng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu ........................................57 3.5. Đánh giá kết quả điều trị..............................................................................57 3.5.1. Tỉ lệ sử dụng kháng sinh phù hợp trước cấy.........................................57 3.5.2. Tỉ lệ kháng sinh dùng theo kinh nghiệm ..............................................58 3.5.3. Tỉ lệ phù hợp của kháng sinh dùng theo kinh nghiệm ..........................59 3.5.4. Kết quả điều trị .....................................................................................59 3.5.4.1. Mẫu bệnh phẩm nuôi cấy lại sau điều trị ..........................................59 3.5.4.2. Can thiệp thủ thuật, phẫu thuật ..........................................................60 3.6. Kiểm định mối liên quan .............................................................................61 3.6.1. Mối liên quan giữa tính chất NK với phân tầng nguy cơ NK ..............61 3.6.2. Mối liên quan giữa tỉ lệ các chủng VK với tính chất nhiễm khuẩn ......61 3.6.3. Mối liên quan giữa phân tầng nguy cơ NK với sử dụng KS phù hợp ..62 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................................63 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ..........................................................63 4.2. Đặc điểm lâm sàng NKĐTN .......................................................................65 4.2.1. Triệu chứng lâm sàng ...........................................................................65 4.2.2. Các yếu tố gây NKĐTN phức tạp .........................................................66 4.2.3. Vị trí nhiễm khuẩn và mức độ nặng của bệnh ......................................68 4.2.4. Các yếu tố nguy cơ của NKĐTN ..........................................................68 . .� 4.3. Đặc điểm vi khuẩn học và sự nhạy cảm kháng sinh ....................................69 4.3.1. Tỉ lệ các chủng vi khuẩn phân lập được ...............................................69 4.3.2. Tỉ lệ tiết ESBL của E. coli và Klebsiella spp .......................................71 4.3.3. Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của E. coli và Klebsiella spp. ...................72 4.3.4. E. coli tiết ESBL ...................................................................................73 4.4. Phân tầng nguy cơ NKĐTN ........................................................................74 4.5. Kết quả điều trị ............................................................................................75 4.5.1. Tỉ lệ kháng sinh dùng theo kinh nghiệm ..............................................75 4.5.2. Tỉ lệ phù hợp kháng sinh dùng theo kinh nghiệm ................................75 4.5.3. Can thiệp thủ thuật, phẫu thuật .............................................................77 KẾT LUẬN ..............................................................................................................78 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu thu thập số liệu Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân . .� DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt BC Bạch cầu ĐTN Đường tiết niệu CSYT Cơ sở y tế E. Coli Escherichia coli HC Hồng cầu K. pneumoniae Klebsiella pneumoniae Klebsiella spp Klebsiella species KS Kháng sinh KSĐ Kháng sinh đồ NK Nhiễm khuẩn NKBV Nhiễm khuẩn bệnh viện NKCĐ Nhiễm khuẩn cộng đồng NKĐTN Nhiễm khuẩn đường tiết niệu NKH Nhiễm khuẩn huyết NST Nhiễm sắc thể NT Nước tiểu TPTNT Tổng phân tích nước tiểu VK Vi khuẩn YTNC Yếu tố nguy cơ . .� DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT Tiếng Anh Tiếng Việt Màng sinh học Biofilm CCMS (Clean Catch Midstream Urine Mẫu nước tiểu sạch giữa dòng Specimen) CFU (Colony Forming Unit) Khúm CLSI (Clinical and Laboratory Standards Viện tiêu chuẩn lâm sàng và xét Institute) nghiệm Derepressed ampC ampC giải ép EAU (European Association of Urology) Hội Niệu khoa Châu Âu ESBL (Extended-Spectrum Beta- Men Betalactam phổ rộng Lactamase) Innoculum effect Hiệu quả mầm cấy Integron Gen nhảy MSU: Mid-stream Sample of Urine Mẫu nước tiểu giữa dòng SIRS (Systemic Inflammatory Response Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống Syndrome) SMART (Study for Monitoring Nghiên cứu giám sát khuynh Antimicrobial Resistance Trends) hướng đề kháng kháng sinh TLR (Toll-like receptor) Thụ thể Toll-like VUNA (The Vietnam Nephrology Association) . Urology and Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam .� DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1. Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu ....................................11 Bảng 1.2. Phân loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu ....................................................13 Bảng 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán NKĐTN của Hội Niệu Khoa Châu Âu.................14 Bảng 1.4. Phân loại NKĐTN dựa trên lâm sàng và kết quả xét nghiệm vi khuẩn lâm sàng của Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam ...........................................................15 Bảng 1.5. Phân tầng nguy cơ nhiễm khuẩn ...............................................................22 Bảng 1.6. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh điều trị NKĐTN tại BV Chợ Rẫy ..........23 Bảng 2.7. Các biến số nghiên cứu .............................................................................35 Bảng 3.8. Tính chất nhiễm khuẩn đường tiết niệu ....................................................43 Bảng 3.9. Bất thường cấu trúc hệ niệu ......................................................................43 Bảng 3.10. Bất thường chức năng hệ niệu ................................................................44 Bảng 3.11. Giảm sức đề kháng của bệnh nhân .........................................................44 Bảng 3.12. Tỉ lệ các phương pháp can thiệp ngoại khoa ..........................................60 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tính chất NK với phân tầng nguy cơ NK ................61 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tính chất nhiễm khuẩn với các chủng vi khuẩn .......61 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa phân tầng nguy cơ NK với sử dụng KS phù hợp ....62 Bảng 4.16. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng NKĐTN ...............................................65 Bảng 4.17. Phân loại NKĐTN ..................................................................................68 Bảng 4.18. Loại vi khuẩn phân lập được ..................................................................69 Bảng 4.19. Vi khuẩn Gram âm phân lập được ..........................................................70 . .� Bảng 4.20. Tỉ lệ tiết ESBL của E. coli và Klebsiella spp .........................................71 Bảng 4.21. So sánh tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn E. coli có tiết ESBL ...73 Bảng 4.22. So sánh tỉ lệ bệnh nhân theo phân tầng nguy cơ nhiễm khuẩn ...............75 . .� DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi ........................................................................40 Biểu đồ 3.2. Phân bố theo giới ..................................................................................40 Biểu đồ 3.3. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng ............................................................41 Biểu đồ 3.4. Vị trí nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên, dưới ......................................42 Biểu đồ 3.5. Vị trí nhiễm khuẩn đường tiết niệu ......................................................42 Biểu đồ 3.6. Mức độ nặng của NKĐTN ...................................................................45 Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ ........................................................................45 Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ các chủng vi khuẩn .......................................................................46 Biểu đô 3.9. Tỉ lệ vi khuẩn Gram âm ........................................................................47 Biểu đồ 3.10. Tỉ lệ vi khuẩn Gram dương ................................................................47 Biểu đồ 3.11. Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn Gram âm ............................48 Biểu đồ 3.12. Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn Gram dương .......................49 Biểu đồ 3.13. Tỉ lệ vi khuẩn Gram âm tiết men ESBL .............................................50 Biểu đồ 3.14. Tình hình vi khuẩn tiết men ESBL qua các năm ................................51 Biểu đồ 3.15. Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn E. Coli ................................52 Biểu đồ 3.16. Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella spp. ...................54 Biểu đồ 3.17. Tỉ lệ mẫu bệnh phẩm nuôi cấy ...........................................................55 Biểu đồ 3.18. Tỉ lệ xét nghiệm TPTNT ....................................................................56 Biểu đồ 3.19. Tỉ lệ dương tính các thành phần trong nước tiểu ................................56 Biểu đồ 3.20. Phân tầng nguy cơ nhiễm khuẩn .........................................................57 . .� Biểu đồ 3.21. Tỉ lệ sử dụng kháng sinh phù hợp trước cấy ......................................57 Biểu đồ 3.22. Tỉ lệ kháng sinh dùng theo kinh nghiệm ............................................58 Biểu đồ 3.23. Tỉ lệ phù hợp của từng loại kháng sinh ..............................................59 Biểu đồ 3.24. Tỉ lệ mẫu bệnh phẩm cấy lại ...............................................................59 . .� DANH MỤC CÁC HÌNH – SƠ ĐỒ HÌNH Tên hình Trang Hình 1.1. Khái niệm NKĐTN phức tạp và không phức tạp .....................................12 Hình 2.2. Xác định ESBL bằng phương pháp đĩa kết hợp........................................35 SƠ ĐỒ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1. Tổng hợp các yếu tố để phân loại và đánh giá mức độ nghiêm trọng của NKĐTN .....................................................................................................................12 Sơ đồ 3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn ......................................................................39 . -1.� ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một thuật ngữ dùng để chỉ nhiều tình trạng lâm sàng khác nhau, thay đổi từ sự hiện diện không triệu chứng của vi khuẩn trong nước tiểu đến tình trạng nhiễm khuẩn nặng của thận với kết quả là nhiễm khuẩn huyết [72]. Đây là một trong những vấn đề y khoa thường gặp, có gần một nửa số phụ nữ trải qua NKĐTN ít nhất một lần trong suốt cuộc đời của họ [29]. Ở Mỹ hàng năm có khoảng 1 đến 2 triệu bệnh nhân NKĐTN liên quan cộng đồng phải vào khoa cấp cứu, có khoảng 100.000 bệnh nhân phải nhập viện và hệ thống chăm sóc sức khỏe phải tiêu tốn từ 1,6 đến 3,5 tỉ đô la Mỹ cho những bệnh nhân này [92]. Việc phát minh ra kháng sinh ở thế kỷ 20 đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khống chế các bệnh nhiễm khuẩn. Năm 1929, Alexander Fleming là người đầu tiên nghiên cứu và phát minh ra loại thuốc kháng sinh đầu tiên có tên là Penicillin [85]. Thập kỷ 50 đến 70 của thế kỷ 20 được coi là thời kỳ hoàng kim của kháng sinh, nhiều loại kháng sinh mới đã được giới thiệu bao gồm: Streptomycin, Chloramphenicol và Tetracycline được sử dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Các loại thuốc khác như Para Aminosalisylic acid và Isoniazid cũng được nghiên cứu, sản xuất thành công và sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh lao [36], [85]. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều nhóm và các thế hệ kháng sinh khác nhau như Cephalosporins, Fluoroquinolones, Macrolides và Carbapenem đã được nghiên cứu và sản xuất thành công, góp phần to lớn cho công tác phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Nhưng từ khi nhóm kháng sinh sau cùng ra đời năm 1985 thì cho đến nay vẫn chưa có thêm nhóm kháng sinh nào mới, số lượng kháng sinh được FDA phê duyệt giảm dần mỗi năm. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn lại xảy ra nhanh chóng, trong tự nhiên phần lớn các vi khuẩn đều sở hữu riêng các gen đề kháng kháng sinh, không những thế, vi khuẩn còn truyền được tính đề kháng các kháng sinh mà nó sở hữu cho các vi khuẩn cùng loài hay khác loài, do vậy sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn thường . -2.� xuất hiện rất nhanh ngay sau khi kháng sinh được đưa vào sử dụng [99]. Có nhiều cơ chế đề kháng kháng sinh, trong đó tình trạng tiết ESBL (Extended Spectrum βlactamase) của các trực khuẩn Gram âm là một hiện tượng đáng báo động [3]. Sự nguy hiểm của ESBL không chỉ phá hủy được tất cả các thế hệ Cephalosporin, mà còn có nguy cơ lây lan rất cao [20]. Trong thời gian gần đây, khoảng 70% các chủng vi khuẩn gây bệnh trong bệnh viện đã kháng lại ít nhất một loại kháng sinh thường dùng trong điều trị, đặc biệt một số vi khuẩn như E. coli, K. pneumoniae, P. aeruginosa và A. baumannii đã kháng lại tất cả các loại kháng sinh bao gồm cả các kháng sinh mạnh nhất hiện nay như Cephalosporin và Carbapenem. Đây là mối lo ngại và thách thức lớn đối với nền y học hiện đại [25], [75], [99], [102]. Theo tổng kết 3 năm thực hiện nghiên cứu “Giám sát khuynh hướng đề kháng kháng sinh” (SMART – Study for Monitoring Antimicrobial Resistance Trends) từ năm 2009 đến năm 2011 cho thấy tần suất tiết ESBL của nhóm vi khuẩn gây NKĐTN ngày càng tăng dần, đặc biệt là tại Châu Á và vùng Trung Đông [68]. Riêng tại Việt Nam có 4 bệnh viện tham gia nghiên cứu SMART cũng đã ghi nhận tỉ lệ tiết ESBL của E. coli và K. pneumoniae lần lượt là 60% và 54% [80]. Có nhiều đề tài về nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong nước, tuy nhiên những đề tài này thực hiện trên bệnh nhân nhập viện hoặc ở phòng khám tiết niệu của bệnh viện khác chứ chưa thực hiện ở phòng khám ngoại tiết niệu bệnh viện Chợ Rẫy. Tóm lại, NKĐTN là một bệnh lý phổ biến và tốn khá nhiều chi phí điều trị. Vi khuẩn gây NKĐTN ngày càng đề kháng với hầu hết các loại kháng sinh, kể cả Carbapenem, và lây lan tính đề kháng kháng sinh nhanh chóng. Điều trị kháng sinh ban đầu không thích hợp sẽ dẫn đến tăng chi phí và thời gian điều trị, tăng tỉ lệ tử vong. Cho nên việc thường xuyên đánh giá tình hình nhiễm khuẩn, cập nhật liên tục phổ vi khuẩn của từng địa phương, biết được xu hướng về đề kháng kháng sinh của vi khuẩn là điều cần thiết cho công tác điều trị. . -3.� Vì những lý do trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu trả lời cho câu hỏi “Tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Phòng khám Ngoại Tiết Niệu Bệnh viện Chợ Rẫy như thế nào?” . -4.� MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại phòng khám Ngoại Tiết Niệu Bệnh Viện Chợ Rẫy. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định các dạng lâm sàng nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại phòng khám Ngoại Tiết Niệu Bệnh Viện Chợ Rẫy. 2. Xác định tỉ lệ các chủng vi khuẩn và tỉ lệ đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại phòng khám Ngoại Tiết Niệu Bệnh Viện Chợ Rẫy. 3. Phân tầng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại phòng khám Ngoại Tiết Niệu Bệnh Viện Chợ Rẫy. 4. Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại phòng khám Ngoại Tiết Niệu Bệnh Viện Chợ Rẫy. . -5.� CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương về nhiễm khuẩn đường tiết niệu 1.1.1. Các định nghĩa Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là đáp ứng viêm của biểu mô đường tiết niệu với sự xâm nhập của vi khuẩn, thường đi kèm với khuẩn niệu và tiểu mủ. Khuẩn niệu: là sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu (bình thường nước tiểu vô khuẩn). Khuẩn niệu có thể có hoặc không có triệu chứng. Tiểu mủ: là sự hiện diện của những tế bào bạch cầu trong nước tiểu, thường thể hiện tình trạng nhiễm khuẩn và đáp ứng viêm của niệu mạc với vi khuẩn. Khuẩn niệu không kèm theo tiểu mủ thường biểu thị tình trạng phân lập được khúm vi khuẩn nhưng không có tình trạng NKĐTN. Tiểu mủ mà không có khuẩn niệu cần lưu ý các tình trạng nhiễm lao, sỏi, ung thư, ... [26]. 1.1.2. Sinh bệnh học nhiễm khuẩn đường tiết niệu 1.1.2.1. Đường vào của vi khuẩn Sự xâm nhập vào đường tiết niệu – sinh dục của vi khuẩn có thể thông qua bốn con đường sau [72]. - Con đường 1: Các vi khuẩn quanh niệu đạo là loại vi khuẩn thường gây NKĐTN nhất đi ngược lên từ đường tiết niệu (ĐTN). Đa số các trường hợp viêm đài bể thận là do vi khuẩn từ bàng quang đi ngược lên niệu quản, xâm nhập vào nhu mô thận. Ở nữ giới, do niệu đạo ngắn kết hợp với việc nằm gần tiền đình âm đạo và trực tràng nên dễ NKĐTN hơn nam giới [74]. - Con đường 2: Sự lan truyền theo đường máu có thể xảy ra ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch và trẻ sơ sinh. Staphylococcus aureus, những chủng Candida, và Mycobacterium tuberculosis là những tác nhân gây bệnh thường gặp lan truyền theo đường máu đến gây NKĐTN. . -6.� - Con đường 3: Sự lan truyền theo đường bạch huyết thông qua chuỗi hạch của trực tràng, đại tràng, và cạnh niệu quản đã được chứng minh là nguyên nhân gây NKĐTN, tuy nhiên, hiện tại vẫn còn rất ít chứng cứ khoa học khẳng định sự lan truyền của vi khuẩn qua kênh bạch huyết có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của NKĐTN. - Con đường 4: Sự lan tràn trực tiếp của vi khuẩn từ những cơ quan lân cận vào ĐTN có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị áp xe trong phúc mạc, dò bàng quang – ruột hay dò bàng quang – âm đạo. 1.1.2.2. Sự đề kháng của kí chủ - Những yếu tố của kí chủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của NKĐTN. Dòng nước tiểu không bị tắc nghẽn sẽ đẩy lùi những vi khuẩn ngược dòng, giúp ngăn ngừa NKĐTN. Bên cạnh đó, nước tiểu có những đặc tính chuyên biệt (tính thấm, sự tập trung Urea, Organic acid concentration, và độ pH) giúp ức chế sự phát triển và xâm lấn của vi khuẩn [90]. Ngoài ra, trong nước tiểu còn có những yếu tố ức chế sự bám dính của vi khuẩn, ví dụ như Glycoprotein Tamm-Horsfall (THG), [79], [98]. Người ta đã quan sát thấy rằng mức độ nặng của nhiễm khuẩn niệu và mức độ viêm của ĐTN nhiều hơn trên chuột thiếu THG. Điều này cho thấy rằng THG giúp hạn chế tình trạng nhiễm vi khuẩn từ đường niệu và hoạt động như một yếu tố đề kháng của kí chủ chống lại NKĐTN [84]. Bí tiểu, ứ đọng hay trào ngược nước tiểu lên đường tiểu trên có thể thúc đẩy vi khuẩn phát triển và gây ra nhiễm khuẩn. Mặt khác, những bất thường về giải phẫu hay chức năng của ĐTN gây cản trở dòng nước tiểu có thể tăng khả năng NKĐTN của kí chủ. Những bất thường này bao gồm: những tắc nghẽn ở bất kỳ mức độ nào của ĐTN, những bệnh lý thần kinh ảnh hưởng đến chức năng của ĐTN dưới, đái tháo đường, và thai kỳ. Tương tự, sự hiện diện của những dị vật (sỏi, ống thông, stent, …) giúp vi khuẩn ẩn nấp trong đó. - Lớp biểu mô lót ĐTN không những giữ vai trò như một rào cản sinh lý chống lại sự nhiễm khuẩn mà còn có khả năng nhận diện vi khuẩn để thông báo cho .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất