Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá tác dụng giảm béo của phương pháp cấy chỉ các huyệt khí hải, trung quản...

Tài liệu đánh giá tác dụng giảm béo của phương pháp cấy chỉ các huyệt khí hải, trung quản, thiên xu, thủy đạo, thủy phân, tứ mãn kết hợp can thiệp chế độ ăn uống trên bệnh nhân béo phì

.PDF
94
2
98

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------ LÊ THỊ THU HUYỀN ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM BÉO CỦA PHƢƠNG PHÁP CẤY CHỈ CÁC HUYỆT KHÍ HẢI, TRUNG QUẢN, THIÊN XU, THỦY ĐẠO, THỦY PHÂN, TỨ MÃN KẾT HỢP CAN THIỆP CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRÊN BỆNH NHÂN BÉO PHÌ CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN MÃ SỐ: 8720115 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRỊNH THỊ DIỆU THƢỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác Ngƣời cam đoan Lê Thị Thu Huyền . i. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i MỤC LỤC .............................................................................................................. ii DANH MỤC KÝ HIÊU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ .................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 1.1. Béo phì theo quan niệm của Y học hiện đại .......................................... 3 1.2. Béo phì theo quan niệm Y học cổ truyền............................................. 11 1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .............................. 16 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 25 2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 25 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 25 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 28 2.4. Phƣơng pháp theo dõi ......................................................................... 36 2.5. Phƣơng pháp thống kê ........................................................................ 39 2.6. Vấn đề y đức....................................................................................... 39 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ........................................................................................ 41 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tƣợng nghiên cứu ............................ 41 3.2. Các chỉ số cơ thể trƣớc nghiên cứu ..................................................... 44 3.3. Kết quả điều trị ................................................................................... 44 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................... 52 4.1. cứu Bàn luận về đặc điểm nhân khẩu học và chỉ số cơ thể của mẫu nghiên ........................................................................................................... 52 4.2. Bàn luận về hiệu quả của cấy chỉ giảm béo ......................................... 57 4.3. Tác dụng phụ ...................................................................................... 67 . . i 4.4. Tác dụng ngoại ý ................................................................................ 67 4.5. Điểm mới và tính ứng dụng của đề tài................................................. 67 4.6. Điểm hạn chế của nghiên cứu ............................................................. 68 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 70 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 . . DANH MỤC KÝ HIÊU, CHỮ VIẾT TẮT ↓ Giảm ↑ Tăng BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể DASH Dietary Approaches to Stop Chế độ ăn uống để ngăn chặn Hypertension tăng huyết áp HbA1c Glycohemoglobin Lƣợng đƣờng gắn với hemoglobin HDL High densitive lipoprotein Lipid có trọng lƣợng phân tử cao HOMA- Homeostasis model Mô hình cân bằng nội môi đánh IR giá chỉ số kháng insulin assessment of insulin resistance IL-6 Interleukin-6 LDL Low densitive lipoprotein Lipid có trọng lƣợng phân tử thấp TNF-α Tumor Necrosis Factor Yếu tố hoại tử khối u. T0 Thời điểm bắt đầu điều trị T1 Thời điểm sau 14 ngày điều trị T2 Thời điểm sau 28 ngày điều trị WHO World health Organization . Tổ chức Y tế Thế giới . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. BMI áp dụng cho ngƣời trƣởng thành châu Á ................................ 3 Bảng 1.2. Phân độ tỉ lệ chất béo trong cơ thể .................................................. 4 Bảng 1.3. Các thuốc điều trị béo phì ............................................................. 10 Bảng 2.4. Mức năng lƣợng khuyến nghị dành cho ngƣời Việt Nam theo loại hình lao động................................................................................................ 27 Bảng 2.5. Bảng phân loại mức độ hoạt động thể lực theo loại hình lao động 27 Bảng 2.6. Hằng số liên quan đến sai lầm loại I và II ..................................... 29 Bảng 3.7. Các chỉ số cơ thể trƣớc khi tham gia nghiên cứu .......................... 44 Bảng 3.8. Cân nặng của đối tƣợng nghiên cứu qua các thời điểm (n=78) ..... 44 Bảng 3.9. Chỉ số BMI của đối tƣợng qua các thời điểm (n=78) .................... 45 Bảng 3.10. Tỉ lệ chất béo của đối tƣợng qua các thời điểm (n=78) ............... 46 Bảng 3.11. Chu vi vòng eo của đối tƣợng qua các thời điểm (n=78)............. 47 Bảng 3.12. Sự thay đổi chế độ ăn của đối tƣợng nghiên cứu (n=78) ............. 48 Bảng 3.13. Chu vi vòng eo ở các nhóm theo chế độ ăn khác nhau ................ 49 Bảng 3.14. Chu vi vòng eo của nhóm hoạt động thể lực nhẹ (n=68) ............. 50 Bảng 3.15. Chu vi vòng eo ở nhóm hoạt động thể lực trung bình (n=10) ...... 50 . i. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ phân bố giới tính trong nghiên cứu ................................... 41 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ phân bố nhóm tuổi trong nghiên cứu ................................ 41 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ phân bố nghề nghiệp trong nghiên cứu ............................. 42 Biểu đồ 3.4.Tỉ lệ phân bố trình độ học vấn trong nghiên cứu ....................... 42 Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ phân bố tình trạng hôn nhân trong nghiên cứu.................. 43 Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ phân bố mức độ hoạt động thể lực trong nghiên cứu ........ 43 Biểu đồ 3.7. Cân nặng của đối tƣợng qua các thời điểm (n=78).................... 45 Biểu đồ 3.8. Chỉ số BMI của đối tƣợng qua các thời điểm (n=78) ................ 46 Biểu đồ 3.9. Tỉ lệ chất béo của đối tƣợng qua các thời điểm (n=78) ............. 47 Biểu đồ 3.10. Chu vi vòng eo của đối tƣợng qua các thời điểm (n=78)......... 48 Biểu đồ 3.11. Chu vi vòng eo của đối tƣợng nghiên cứu theo nhóm hoạt động thể lực qua các thời điểm .............................................................................. 51 . . i DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Biến chứng của béo phì................................................................... 8 Hình 1.2. Tần suất sử dụng huyệt trong cấy chỉ giảm béo............................. 16 Hình 2.3. Huyệt trên mạch Nhâm ................................................................. 32 Hình 2.4. Huyệt trên kinh Vị ........................................................................ 33 Hình 2.5. Huyệt Tứ mãn ............................................................................... 34 Hình 2.6. Sơ đồ tiến trình thực hiện .............................................................. 38 . . . . ĐẶT VẤN ĐỀ Tỷ lệ thừa cân, béo phì trên toàn thế giới đã tăng gần gấp ba lần từ năm 1975 đến 2016. Trong năm 2016, hơn 650 triệu ngƣời từ 18 tuổi trở lên bị béo phì chiếm khoảng 13% dân số trƣởng thành trên thế giới [32]. Riêng tại Việt Nam theo thống kê của Cục Y tế dự phòng năm 2015, tỷ lệ thừa cân, béo phì chiếm 25% dân số tăng gấp 4 lần so với năm 2005 [11]. Hậu quả của béo phì là gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đái tháo đƣờng type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đột quỵ, ngƣng thở khi ngủ, các vấn đề hô hấp, xƣơng khớp, phụ khoa và ung thƣ [37]. Do đó các chính sách xã hội và can thiệp lâm sàng đƣợc đƣa ra theo khuyến cáo của Viện Y tế Quốc gia để điều trị béo phì bao gồm thay đổi lối sống, dùng thuốc và phẫu thuật. Tuy nhiên, thay đổi lối sống đƣợc áp dụng một mình ít duy trì đƣợc hiệu quả lâu dài, các thuốc giảm cân đƣợc Cục Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ chấp thuận có nhiều tác dụng phụ [44]. Việc áp dụng phẫu thuật gặp một số biến chứng nhƣ rối loạn vận động, xuất huyết dạ dày, thuyên tắc phồi, nhiễm trùng và có tỷ lệ tử vong nhất định trong vòng 30 ngày từ 0,1 - 1,2 % [30]. Bên cạnh đó, y học cổ truyền đã có những đóng góp trong điều trị béo phì bằng các phƣơng pháp không dùng thuốc nhƣ châm cứu, cấy chỉ đã đƣợc chứng minh là có hiệu quả giảm cân, ít tác dụng phụ [14],[24]. Trong đó cấy chỉ là phƣơng pháp đơn giản, thuận tiện đã đƣợc chứng minh về sự an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí đã và đang đƣợc sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia [17], [24], [52]. Một nghiên cứu tổng quan của Jili Sheng và cộng sự đã chỉ ra rằng cấy chỉ điều trị béo phì có hiệu quả tƣơng đƣơng hoặc cao hơn so với châm cứu và 3 huyệt đƣợc sử dụng với tần suất cao nhất là Thiên xu, Trung quản, Khí hải [51]. Trong đó chúng tôi nhận thấy nghiên cứu của Chen I-Ju và cộng sự . . so với các nghiên cứu khác cho kết quả giảm chu vi vòng eo cao hơn với công thức huyệt bao gồm Khí hải, Thủy đạo, Thủy phân, Tứ mãn, Túc tam lý [16]. Có sự khác biệt ở đây là nghiên cứu của Chen I-Ju và cộng sự sử dụng nhiều huyệt ở vùng bụng hơn so với các nghiên cứu khác, vì vậy câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là cấy chỉ 3 huyệt đƣợc sử dụng với tần suất cao nhất và 3 huyệt vùng bụng nhƣ nghiên cứu của Chen I-Ju và cộng sự có đạt hiệu quả giảm béo hay không? Đề tài đƣợc thực hiện với các mục tiêu: MỤC TIÊU CHUNG: Đánh giá tác dụng giảm béo của phƣơng pháp cấy chỉ các huyệt Trung quản, Thiên xu, Khí hải, Thủy đạo, Thủy phân, Tứ mãn kết hợp can thiệp chế độ ăn uống trên bệnh nhân béo phì tại Trung tâm Y tế thành phố Bảo Lộc. MỤC TIÊU CỤ THỂ: 1. Đánh giá mức độ thay đổi chỉ số khối cơ thể bằng phƣơng pháp cấy chỉ. 2. Đánh giá mức độ thay đổi chỉ số chu vi vòng eo bằng phƣơng pháp cấy chỉ. 3. Đánh giá mức độ thay đổi chỉ số tỉ lệ chất béo cơ thể bằng phƣơng pháp cấy chỉ. . . CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Béo phì theo quan niệm của Y học hiện đại 1.1.1. Định nghĩa Béo phì là tình trạng tăng trọng lƣợng cơ thể mạn tính do tăng khối lƣợng mỡ quá mức và không bình thƣờng, liên quan đến dinh dƣỡng và chuyển hóa [10]. 1.1.2. Các chỉ số đánh giá béo phì: - Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI): Mức độ béo phì đƣợc đánh giá theo nhiều phƣơng pháp, trong đó công thức BMI đơn giản, dễ sử dụng và đƣợc Quốc tế công nhận [50]. BMI = cân nặng kg chiều cao 2 m Bảng 1.1. BMI áp dụng cho ngƣời trƣởng thành châu Á Phân loại BMI (kg/m2) Gầy <18,5 Bình thƣờng 18,5-22,9 Thừa cân ≥ 23 Có nguy cơ 23,0 – 24,9 Béo phì độ 1 25,0 – 29,9 Béo phì độ 2 ≥ 30 - Chu vi vòng eo: Theo Tổ chức Y tế thế giới (World health Organization - WHO), béo bụng hay béo phì trung tâm đƣợc xác định khi chu vi vòng eo ≥ 80cm (nữ giới), chu vi vòng eo ≥ 90cm (nam giới) [50]. . . Chu vi vòng eo kết hợp với BMI dự đoán sự phát triển bệnh tật và tử vong liên quan đến béo phì tốt hơn so với sử dụng BMI riêng lẻ đồng thời là chỉ số nhân trắc đơn giản nhất để đánh giá lƣợng mỡ bụng nội tạng. Chu vi vòng eo có ƣu điểm là rất dễ đo lƣờng, không tốn kém, có tƣơng quan chặt chẽ với mỡ cơ thể ngƣời đƣợc đo bằng các phƣơng pháp chính xác nhất [35]. - Tỉ lệ chất béo: Theo định nghĩa của WHO về béo phì, tỉ lệ chất béo cơ thể là tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức độ béo phì của một ngƣời [50]. Bảng 1.2. Phân độ tỉ lệ chất béo trong cơ thể Phân loại theo tiêu chuẩn của Lohman (1986) và Nagmine (1972) [22]. Mức độ Nam (%) Nữ (%) Thấp < 10 < 20 Bình thƣờng 10 – 20 20 – 30 Cao ≥ 20 ≥ 30 Phƣơng pháp chuẩn để đo lƣờng tỉ lệ chất béo cơ thể là sử dụng phƣơng pháp hấp thụ tia X năng lƣợng kép (máy Dual-energy X-ray Absorptiometry), nhƣng trong trƣờng hợp không có máy, có thể ƣớc tính tỉ lệ chất béo theo phƣơng trình do Gallagher và đồng nghiệp phát triển dựa vào độ tuổi và chỉ số BMI mức độ sai số trung bình chỉ 0,7%. Theo phƣơng trình này, tỉ lệ chất béo cho ngƣời Á châu có thể ƣớc tính nhƣ sau [22]: - Đối với phụ nữ: 63,7 - Đối với đàn ông: 51,6 735 BMI 735 BMI 0,029 0,029 tuổi tuổi 1.1.3. Sinh bệnh học của béo phì - Các nguyên nhân béo phì bao gồm sự mất cân bằng giữa sự tiêu hao năng lƣợng với lƣợng thức ăn nhập vào, cũng nhƣ sự tác động qua lại phức tạp giữa . . các yếu tố môi trƣờng và gen, từ đó ảnh hƣởng tới chuyển hóa, thần kinh thể dịch và huyết động học. - Mô mỡ không chỉ đơn thuần là một cơ quan dự trữ thụ động carbon dƣ thừa dƣới dạng các acid béo glycerol ester (triaglycerol). Những tế bào mỡ trƣởng thành tổng hợp và tiết ra một số enzyme, các yếu tố tăng trƣởng (growth factors), các cytokine và hormone có liên quan đến tổng cân bằng năng lƣợng nội môi. Nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sự tạo mỡ adipogenesis cũng liên quan đến các quá trình khác nhƣ cân bằng lipid nội môi và điều hòa phản ứng viêm. Ngoài ra, một lƣợng protein đƣợc tiết ra từ tế bào mỡ đóng vai trò quan trọng trong những quá trình tƣơng tự. Thật vậy, những bằng chứng gần đây đã chứng minh rằng nhiều yếu tố đƣợc tiết ra từ tế bào mỡ là tiền chất trung gian của phản ứng viêm và những protein này đƣợc gọi là adipocytokines hay adipokines. Hiện có trên 50 adipokines khác nhau đƣợc tiết ra từ mô mỡ. Những adipokines này liên quan đến sự điều khiển hàng loạt các phản ứng sinh lý bao gồm kiểm soát việc thèm ăn và cân bằng năng lƣợng. Quá trình trao đổi chất đặc biệt của mô mỡ bao gồm trao đổi lipid, cân bằng glucose nội môi, viêm nhiễm, hình thành mạch, cầm máu và huyết áp [29]. - Một cơ chế nổi bật trong sinh bệnh học béo phì là mất cân bằng oxi hóa - sự mất cân bằng giữa việc hình thành các gốc tự do có oxy và cơ chế kháng oxy hóa của cơ thể. Sản xuất quá mức các gốc tự do dẫn tới phá hủy các protein, lipid, acid nucleic và giảm đồng thời các chất chống oxi hóa nhƣ catalase, glutathione, superoxide dismutases và glutathione peroxidase. - Kết quả là viêm mãn tính, ngộ độc lipid, sự chết tế bào, sự mất cân bằng oxi hóa, sự tăng hoặc giảm thực bào, rối loạn quá trình điều hòa cân bằng nội môi và chuyển hóa tế bào. . . 1.1.4. Biến chứng của béo phì Tùy thuộc vào mức độ béo phì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hoặc trầm trọng thêm một số bệnh lý mãn tính [48]: - Đái tháo đƣờng type 2: nguy cơ tăng lên khi tăng trọng lƣợng cơ thể, một nghiên cứu trên 21 000 ngƣời trƣởng thành trong khảo sát kiểm tra dinh dƣỡng và sức khỏe quốc gia cho thấy nguy cơ tăng từ 8% ở ngƣời cân nặng bình thƣờng lên 43% ở những ngƣời mắc bệnh béo phì. - Tăng huyết áp: ở ngƣời trƣởng thành, có mối quan hệ tuyến tính giữa BMI và huyết áp, giảm cân làm giảm huyết áp ở hầu hết những ngƣời tăng huyết áp. - Rối loạn lipid máu: các tác động của béo phì đối với chuyển hóa lipid bao gồm tăng low-density lipoprotein LDL , tăng Triglyceride, giảm high - density lipoprotein (HDL). - Bệnh mạch vành: tăng 4 kg/m2 BMI thì tỷ lệ mắc bệnh mạch vành tăng lên 26% và béo phì là một yếu tố nguy cơ độc lập. - Đột quỵ: bệnh nhân béo phì đã đƣợc chứng minh là tăng gấp đôi khả năng bị đột quỵ, so với những ngƣời có chỉ số BMI <23. - Ung thƣ: ngƣời ta ƣớc tính rằng béo phì chiếm khoảng 20% trong tất cả các trƣờng hợp ung thƣ. Một đánh giá trên quy mô lớn của Cơ quan Nghiên cứu Ung thƣ Quốc tế đã kết luận rằng béo phì là nguyên nhân của một phần ba số bệnh ung thƣ đại tràng, vú, nội mạc tử cung, thận và thực quản. - Hen suyễn: ngƣời ta đã chứng minh rằng, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, giảm cân là một điều trị hiệu quả cho bệnh hen suyễn ở ngƣời béo phì. - Bệnh gan nhiễm mỡ không do rƣợu: hiện là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gan mạn tính trên toàn thế giới, một phần ba các trƣờng hợp . . này tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ không do rƣợu có thể dẫn đến xơ gan và ung thƣ biểu mô tế bào gan. Giảm cân là phƣơng pháp điều trị tốt nhất cho bệnh gan nhiễm mỡ không do rƣợu với các nghiên cứu cho thấy giảm cân nhờ phẫu thuật dẫn đến giải quyết bệnh này trong 80% trƣờng hợp. - Vấn đề sinh sản: ở nam giới, béo phì có liên quan đến việc giảm số lƣợng tinh trùng. Ở phụ nữ, dẫn đến giảm khả năng sinh sản, hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân chính gây vô sinh nữ và làm tăng tỷ lệ biến chứng thai kỳ. - Cơ xƣơng khớp: béo phì có liên quan đến việc giảm đáng kể mức độ hoạt động thể chất, là một trong những yếu tố nguy cơ chính của viêm xƣơng khớp và là yếu tố nguy cơ có thể thay đổi mạnh nhất đối với bệnh gout, với những ngƣời đàn ông béo phì có nguy cơ gấp 2 - 3 lần so với ngƣời gầy. Giảm cân giúp giảm sự xuất hiện đợt gout cấp. . . Hình 1.1. Biến chứng của béo phì 1.1.5. Điều trị Theo hƣớng dẫn của WHO khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng [50]  Thay đổi lối sống: là phƣơng pháp hàng đầu đƣợc khuyến cáo bao gồm  Chế độ ăn uống: - Nguyên tắc dinh dƣỡng liên quan đến béo phì: tổng năng lƣợng nhập vào ít hơn tổng năng lƣợng tiêu hao. - Lựa chọn thực phẩm có thành phần giá trị dinh dƣỡng đƣợc hƣớng dẫn rõ ràng. - Phân bố lƣợng thức ăn đều trong ngày và không nên bỏ bữa nhƣ một phƣơng pháp kiểm soát cân nặng. - Các bữa ăn phải có kích thƣớc phù hợp để không cần đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn. - ≤ 20 - 30% tổng năng lƣợng chế độ ăn uống phải là từ chất béo và dầu. - Carbohydrate nên chiếm 55 - 65% tổng năng lƣợng. - Protein không đƣợc vƣợt quá 15% tổng năng lƣợng. . . - Khuyến khích trái cây tƣơi, rau và thực phẩm nguyên hạt. - Hạn chế uống rƣợu. - Tất cả các chiến lƣợc quản lý trọng lƣợng cần phải giáo dục bệnh nhân về thực phẩm và thói quen ăn uống lành mạnh. Các thay đổi cần phải đƣợc thực hiện để giảm tổng lƣợng calo bằng cách giảm lƣợng carbohydrate tinh chế cao và thay thế chúng bằng carbohydrate phức tạp và giảm lƣợng chất béo.  Vận động thể lực: - Mặc dù hoạt động thể lực không mang lại hiệu quả giảm cân tức thời nhƣ chế độ ăn kiêng nhƣng nếu áp dụng 1 mình hoạt động thể lực có khả năng giảm cân từ 4 - 5kg trong khoảng thời gian là 3 tháng và ngăn ngừa tăng cân nếu đƣợc thực hiện duy trì. - Cần tăng mức độ hoạt động thể lực ngay cả khi không giảm cân, vì những lợi ích sức khỏe khác mà nó có thể mang lại (ví dụ, giảm nguy cơ bệnh tiểu đƣờng type II và bệnh tim mạch). Khuyến cáo ít nhất 30 phút hoạt động thể lực cƣờng độ vừa phải hoặc cao hơn trong 5 ngày trong một tuần. Để ngăn ngừa béo phì, cần 45 - 60 phút cho hoạt động thể lực trung bình trong một ngày. Trƣờng hợp đã béo phì cần 60 – 90 phút hoạt động thể lực trung bình trong một ngày [31]. Việc áp dụng thay đổi lối sống mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe nhƣng cũng không đƣợc bệnh nhân tuân thủ để duy trì giảm cân lâu dài và một tỷ lệ lớn bệnh nhân nhanh chóng trở lại cân nặng ban đầu [28].  Dùng thuốc Sử dụng thuốc giảm cân nên đƣợc xem xét khi: - Đói hoặc cuồng ăn quá mức. - Có các bệnh đồng mắc bao gồm không dung nạp glucose, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp. . 0. - Có các biến chứng của béo phì nhƣ viêm xƣơng khớp nặng, ngƣng thở tắc nghẽn khi ngủ, viêm thực quản trào ngƣợc [25]. Bảng 1.3. Các thuốc điều trị béo phì Tên hoạt Cơ chế hoạt Hiệu quả giảm chất động lipid Ức chế lipase Orlistat ↓ LDL Tác dụng phụ Tiêu phân mỡ, đầy hơi ↓ Triglyceride (120mg) Lorcaserin Thuốc chủ vận ↓ Triglyceride Đau đầu, chóng mặt, (10mg) thụ thể 5HT2c buồn nôn Phentermine Điều chế thụ ↓ LDL Khô miệng, dị cảm, táo (3.75/23mg)/ thể Topiramate cộng với tác ↑ HDL (7.5/46mg) nhân GABA ↓ Triglyceride bón, mất ngủ, chóng mặt giải phóng norepinephrine ↓ LDL Naltrexone (32mg)/ Đối kháng ↓ Triglyceride Bupropion opiod / ức chế ↑ HDL táo bón, (360mg) tái chóng mặt, nôn mửa, hấp thu dopamine & norepinephrine Liraglutide và khô miệng ↓ LDL ↓ Triglyceride (3mg) Buồn nôn, hạ đƣờng Chủ vận thụ ↑ HDL huyết, tiêu chảy, táo thể bón, ói mửa glucagon- like peptide- . Buồn nôn, đau đầu, 1.  Phẫu thuật: - Phẫu thuật nên đƣợc xem xét để điều trị béo phì cho ngƣời châu Á với BMI > 35 kg/m2 bất kể sự tồn tại của bệnh đi kèm. - Phẫu thuật cần đƣợc xem xét để điều trị đái tháo đƣờng type II hoặc hội chứng chuyển hóa, cho những bệnh nhân không đƣợc kiểm soát đầy đủ bằng thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc với BMI > 30 kg/m2. - Đối với ngƣời châu Á, phẫu thuật nên đƣợc coi là một lựa chọn điều trị với BMI từ 27,5 đến 32,5 kg⁄m2 khi bệnh tiểu đƣờng không thể đƣợc kiểm soát đầy đủ bằng một chế độ y tế tối ƣu, đặc biệt là khi có các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch chính khác [39]. Biến chứng sau phẫu thuật: rối loạn vận động, xuất huyết dạ dày, thuyên tắc phồi, nhiễm trùng, viêm dạ dày trào ngƣợc, loét miệng, thiếu hụt vitamin B12, thiếu máu thiếu sắt, mất nƣớc, táo bón, thoát vị ruột, có tỷ lệ tử vong nhất định trong vòng 30 ngày từ 0,1 - 1,2 % [30]. 1.2. Béo phì theo quan niệm Y học cổ truyền 1.2.1. Định nghĩa Béo phì đƣợc Y học cổ truyền mô tả thuộc phạm vi chứng phì bạng là tình trạng tích lũy cao chỉ quá mức và không bình thƣờng tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hƣởng tới sức khỏe [6]. 1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh [6] - Yếu tố cơ địa: trên một vài cơ địa nhƣ Dƣơng nhiệt và Vị nhiệt) khả năng ăn uống và đòi hỏi năng lƣợng nạp vào rất lớn, vƣợt quá khả năng vận hóa và phân bố chất dinh âm của Tỳ mà dinh âm tích tụ lại ở tấu lý bên dƣới bì phu thành cao chỉ gây nên phì bạng. - Ẩm thực thái quá: sử dụng quá nhiều thực phẩm béo, ngọt trong thời gian dài Tỳ Vị phân bố âm tinh không đều tích tụ lại ở tấu lý thành cao .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất