Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau của chế phẩm khương thảo đan trên mô hình...

Tài liệu đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau của chế phẩm khương thảo đan trên mô hình thực nghiệm

.PDF
58
68
140

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ NGỌC LINH ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CHẾ PHẨM KHƯƠNG THẢO ĐAN TRÊN MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2020 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ NGỌC LINH Mã sinh viên: 1501291 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CHẾ PHẨM KHƯƠNG THẢO ĐAN TRÊN MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Đào Thị Vui 2. Ths. Ngô Thanh Hoa Nơi thực hiện: Bộ môn Dược lực HÀ NỘI - 2020 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo, gia đình, anh chị, bạn bè và những người đã giúp đỡ, ủng hộ em trong thời gian vừa qua. Trước hết, với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Đào Thị Vui – Trưởng bộ môn Dược lực và ThS. Ngô Thanh Hoa, những người thầy kính mến đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Cảm ơn cô vì ngoài những kiến thức chuyên môn em còn được dạy kỹ năng thực nghiệm và phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả và trung thực. Em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Hồ Mỹ Dung cùng các thầy cô giáo tại bộ môn Dược lực đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện cho em được học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn DS. Đinh Đại Độ, cùng các anh chị kỹ thuật viên, nghiên cứu sinh, các bạn sinh viên nghiên cứu khoa học tại Bộ môn Dược lực đã luôn đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng hộ, chia sẻ khó khăn và động viên em thực hiện khóa luận này. Hà Nội, tháng 6 năm 2020 Sinh viên Vũ Ngọc Linh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU..................................................................................... DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ........................................................................... ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................2 1.1. Tóm lược về bệnh viêm khớp .................................................................................2 1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................................2 1.1.2. Dịch tễ ...................................................................................................................2 1.1.3. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ, triệu chứng, phân loại và một số bệnh viêm khớp phổ biến .........................................................................................................3 1.1.4. Một số nhóm thuốc hóa dược thường dùng trong điều trị viêm khớp..................5 1.1.5. Một số bài thuốc y học cổ truyền được nghiên cứu trong điều trị viêm khớp .....7 1.2. Một số mô hình thực nghiệm đánh giá tác dụng chống viêm và giảm đau trên thực nghiệm ....................................................................................................................8 1.2.1. Một số mô hình nghiên cứu tác dụng chống viêm trên thực nghiệm ...................8 1.2.2. Một số mô hình đánh giá tác dụng giảm đau trên thực nghiệm .........................10 1.3. Tổng quan về chế phẩm Khương thảo đan ........................................................11 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................15 2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ........................................................................................15 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................15 2.1.2. Động vật thí nghiệm ...........................................................................................16 2.1.3. Hóa chất, thuốc thử .............................................................................................17 2.1.4. Thiết bị, dụng cụ nghiên cứu ..............................................................................17 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................17 2.2.1. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................17 2.2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ...................................................................................18 2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................18 2.3.1. Phương pháp đánh giá tác dụng chống viêm của chế phẩm Khương thảo đan trên mô hình gây viêm khớp cấp bằng carrageenan .............................................................18 2.3.2. Phương pháp đánh giá tác dụng giảm đau ngoại vi của chế phẩm Khương thảo đan trên thực nghiệm .....................................................................................................23 2.4. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................25 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ..............................................................................................26 3.1. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm của chế phẩm Khương thảo đan trên mô hình gây viêm khớp cấp bằng carrageenan. .......................................................26 3.2. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau của chế phẩm Khương thảo đan trên thực nghiệm...........................................................................................................................31 3.2.1. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau của chế phẩm Khương thảo đan trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic .......................................................................................32 3.2.2. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau của chế phẩm Khương thảo đan trên mô hình gây đau do viêm .............................................................................................................33 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................35 4.1. Về tác dụng chống viêm của chế phẩm Khương thảo đan trên mô hình gây viêm khớp cấp bằng carrageenan ..............................................................................35 4.2. Về tác dụng giảm đau của chế phẩm Khương thảo đan trên mô hình thực nghiệm...........................................................................................................................39 4.2.1. Về tác dụng giảm đau của chế phẩm Khương thảo đan trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic .............................................................................................................40 4.2.2. Về tác dụng giảm đau của chế phẩm Khương thảo đan trên mô hình gây đau do viêm ............................................................................................................................41 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................1 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Tên viết đầy đủ Tên viết tắt COX DMARDs GC HTAB IL Cyclooxygenase Disease-modifying antirheumatic drugs (thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm) Glucocorticoid Hexadecyl trimethyl ammoni bromid Interleukin KTĐ Khương thảo đan MPO Myeloperoxidase NSAID VAS WHO WOMAC Non-steroidal anti-inflammatory drug (thuốc chống viêm không steroid) Visual analog scale (thang đánh giá mức độ đau theo cảm giác chủ quan của người bệnh) (World Health Organization) Tổ chức y tế thế giới The Western Ontario and McMaster Universities Osteoarthritis Index (thang điểm đánh giá thoái hóa khớp) DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU STT 1 2 3 4 5 6 7 Tên bảng, biểu Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá mức độ viêm khớp chân chuột dựa trên triệu chứng Bảng 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Khương thảo đan đến mức độ sưng vùng khớp gối Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Khương thảo đan lên mức độ viêm khớp chân chuột dựa trên triệu chứng Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Khương thảo đan lên số lượng bạch cầu trong dịch khớp Bảng 3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Khương thảo đan lên hoạt độ MPO trong dịch rửa khớp Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm Khương thảo đan lên số cơn đau quặn Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm Khương thảo đan lên thời gian phản ứng đau trên mô hình gây đau do viêm Số trang 21 26 28 29 31 32 33 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Tên hình vẽ, đồ thị STT Số trang 1 Hình 2.1. Chế phẩm Khương thảo đan 15 2 Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 18 Hình 2.3. Sơ đồ quy trình tiến hành thí nghiệm đánh giá tác 3 dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm khớp chuột bằng 20 carrageenan 4 5 6 Hình 2.4. Quy trình định lượng hoạt độ MPO có HTAB Hình 2.5. Quy trình thí nghiệm đánh giá tác dụng giảm đau bằng phương pháp gây đau quặn bằng acid acetic Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của chế phẩm Khương thảo đan lên số lượng bạch cầu 22 24 29 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm khớp là một trong những bệnh cơ xương khớp phổ biến nhất trên thế giới và bệnh nhân nếu không được điều trị tích cực có nguy cơ dẫn đến tàn tật suốt đời. Trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh viêm khớp đang tăng nhanh trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam. Bệnh viêm khớp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động, sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của người bệnh và làm gia tăng chi phí chăm sóc y tế [16], [68]. Nghiên cứu từ dữ liệu của WHO cho thấy, tỷ lệ dân số mắc bệnh viêm khớp ở các nước thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam cao hơn ở các nước thu nhập cao, đặc biệt trên nhóm người cao tuổi, phụ nữ và người có địa vị xã hội thấp [24]. Hai nhóm thuốc chủ yếu dùng trong điều trị triệu chứng viêm khớp là thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và glucocorticoid (GC). Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau và một số nhóm thuốc khác kết hợp với chế độ dinh dưỡng luyện tập hợp lý. Tuy nhiên các thuốc NSAIDs và GC lại có rất nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt là trên hệ tiêu hóa: đau thượng vị, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa… Bên cạnh đó, nhiều loại thảo dược điều trị các bệnh viêm khớp đã được sử dụng từ rất lâu đời với ít tác dụng phụ hơn như: hy thiêm [7], địa liền [37], ngưu tất [50]... Chính vì vậy, việc nghiên cứu các thuốc điều trị viêm khớp mới, đặc biệt là các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu với ít tác dụng không mong muốn là rất cần thiết. Chế phẩm Khương thảo đan xuất phát từ bài thuốc cổ truyền với hoạt chất KGA1 (chiết xuất từ địa liền, Rhizoma Kaempferiae galangae) và collagen type II được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp trong đông y [32], [37], [45]. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào đánh giá tác dụng điều trị bệnh viêm khớp của chế phẩm này. Vì vậy, để chứng minh hiệu quả và xác định căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc sử dụng rộng rãi, góp phần đưa chế phẩm Khương thảo đan vào thực tế điều trị trên lâm sàng, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng của chế phẩm Khương thảo đan trên mô hình viêm khớp cấp thực nghiệm” với 2 mục tiêu chính: 1. Đánh giá tác dụng chống viêm của chế phẩm Khương thảo đan trên mô hình gây viêm khớp cấp bằng carrageenan. 2. Đánh giá tác dụng giảm đau của chế phẩm Khương thảo đan trên thực nghiệm. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tóm lược về bệnh viêm khớp 1.1.1. Định nghĩa Viêm khớp (arthritis) là thuật ngữ chỉ nhóm các rối loạn có biểu hiện viêm tại các khớp. Khớp có thể trở nên đau, sưng, cứng hoặc biến dạng. Đây là bệnh lý thường gặp, triệu chứng điển hình là đau tại khớp và hạn chế vận động dẫn tới khó khăn trong sinh hoạt và lao động. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là: thoái hóa khớp (Osteoarthritis - OA) và viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis - RA) [46]. 1.1.2. Dịch tễ Bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp là nhóm bệnh lý đa dạng, phức tạp và đang có xu hướng gia tăng. Viêm khớp gây đau đớn kéo dài, gây tàn phế cho hàng triệu người, làm giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống đồng thời làm gia tăng chi phí chăm sóc y tế và thiệt hại kinh tế [68]. Ở Mỹ, từ năm 2013 - 2015, mỗi năm ước tính có khoảng 54,4 triệu người trưởng thành (22,7%) được chẩn đoán mắc một số dạng viêm khớp như: viêm khớp dạng thấp, gút, lupus… Hai phần ba số người mắc viêm khớp là phụ nữ. Năm 2013, tổng chi phí chăm sóc y tế do viêm khớp và tổn thất thu nhập ở người trưởng thành bị viêm khớp là 303,5 tỷ đô la tương đương 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ. Dự đoán đến năm 2040 sẽ có khoảng 78,4 triệu (25,9%) người Mỹ từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán mắc viêm khớp [68]. Ở Việt Nam, tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp trong giai đoạn 2000 - 2015 ở người cao tuổi cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán viêm khớp khoảng 34%, tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng đau lưng, đau khớp dao động từ khoảng 20% lên 69%. Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp ở nữ giới cao hơn nam giới và không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ mắc bệnh/triệu chứng cơ xương khớp theo nhóm tuổi [5]. Nhận thức được ảnh hưởng của nhóm bệnh lý này với sức khỏe con người và sự phát triển của xã hội, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên hợp quốc đã thống nhất đề xướng thập niên đầu tiên của thiên niên kỉ mới (2000 - 2010) là thập niên xương và khớp (tháng 5/2000) [68]. 2 1.1.3. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ, triệu chứng, phân loại và một số bệnh viêm khớp phổ biến 1.1.3.1. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ Có khoảng hơn 100 loại viêm khớp khác nhau, bao gồm viêm khớp đơn thuần và viêm khớp có ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Mỗi loại viêm khớp sẽ có nguyên nhân riêng, tuy nhiên có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân lớn sau [69]: - Nguyên nhân tại khớp: viêm, thoái hóa, bào mòn sụn khớp, chấn thương hoặc nhiễm khuẩn tại khớp… - Nguyên nhân ngoài khớp: bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp), rối loạn chuyển hóa (tăng acid uric trong bệnh gút) … làm ảnh hưởng tới hoạt động và cấu trúc của khớp, từ đó gây viêm khớp. Một số yếu tố nguy cơ [46], [69]: - Tuổi: tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp ở người cao tuổi cao hơn do ảnh hưởng của rối loạn chuyển hóa và các chấn thương kéo dài. - Giới tính: viêm khớp gặp ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. - Chấn thương: các chấn thương tại khớp có thể gây ra viêm khớp cấp tính và là yếu tố thúc đẩy viêm khớp mạn tính. - Thừa cân: ước tính 1 pound (≈ 0,45 kg) trọng lượng cơ thể có thể gây áp lực khoảng 7 pound trên khớp. Thừa cân làm tăng sức ép lên các khớp và là yếu tố nguy cơ cho bệnh viêm khớp. 1.1.3.2. Triệu chứng Viêm khớp có thể ảnh hưởng tới các vị trí khác nhau và với mức độ tổn thương khác nhau nhưng các triệu chứng điển hình bao gồm [69]: - Đau khớp - Sưng khớp - Cứng khớp (có thể dẫn tới hạn chế vận động) - Một số triệu chứng ngoài khớp không điển hình: sốt, mệt mỏi, sút cân… 1.1.3.3. Phân loại Phân loại theo diễn biến, viêm khớp được chia làm hai loại là viêm khớp cấp và viêm khớp mạn phụ thuộc vào sự tồn tại của tổn thương, những triệu chứng lâm sàng và bản chất phản ứng viêm. 3 Viêm khớp cấp [1], [2], [18]: diễn biến trong thời gian ngắn (vài phút – vài ngày), có đáp ứng tức thời và sớm với tổn thương, có đặc điểm tiết dịch chứa nhiều protein huyết tương và xuất hiện nhiều bạch cầu đa nhân trung tính. Khi viêm khớp cấp xảy ra, bạch cầu sẽ được huy động tới các vị trí tổn thương và thực bào giúp làm sạch vi khuẩn và các tác nhân gây viêm khác, đồng thời tiêu hủy các mô hoại tử do viêm gây ra. Tuy nhiên chính bạch cầu lại có thể kéo dài viêm và cảm ứng sự tổn thương mô do giải phóng các enzym, chất trung gian hóa học và các gốc oxy có độc tính. Giai đoạn cấp tính gồm những hiện tượng về mạch máu và một số phản ứng tế bào xuất hiện sớm. Ở những mô bị yếu tố tấn công làm tổn thương, các tiểu động mạch bị giãn gây nên ứ huyết trong các mao mạch. Trạng thái phù nề của mô là do sự rỉ dịch huyết tương qua thành các mao mạch vào trong khoang ngoài tế bào. Sự xuyên mạch của bạch cầu xảy ra song song với sự rỉ dịch huyết tương. Những hiện tượng cấp tính này là do sự can thiệp của hai yếu tố: yếu tố thần kinh là sự tê liệt các dây thần kinh co mạch ở các mao mạch, và yếu tố thể dịch là sự giải phóng các chất trung gian hóa học như histamin, serotonin, bradykinin… Viêm khớp mạn [1], [2], [18]: diễn biến vài ngày, vài tháng hoặc vài năm. Viêm khớp mạn có thể xảy ra theo sau viêm khớp cấp do đáp ứng viêm không thành công, ví dụ còn tồn tại vi khuẩn hay dị vật trong vết thương làm cho phản ứng viêm kéo dài hoặc có thể khởi phát ngay từ đầu. Biểu hiện của viêm mạn tính bao gồm: tiết dịch nhưng sưng đỏ và nóng không rõ ràng hoặc không có, chức năng mô và cơ quan ít bị ảnh hưởng hoặc chỉ suy giảm chậm chạp, hiện tượng huy động bạch cầu, tăng bạch cầu trung tính vẫn còn nhưng không rõ rệt, vẫn có hiện tượng thực bào tại ổ viêm nhưng không mạnh mẽ, chỉ đủ sức khống chế yếu tố gây viêm mà không loại trừ được. Đặc điểm của viêm mạn là sự thâm nhiễm đại thực bào và tế bào lympho. Khi đại thực bào không có khả năng bảo vệ vật chủ chống lại sự tổn thương mô, cơ thể sẽ tạo thành vòng vây cô lập nơi bị nhiễm, lúc đó có sự thành lập u hạt. U hạt được tạo thành do sự tăng sinh nguyên bào sợi và những tân tạo mao mạch. U hạt này khi tiến triển mất các thành phần tế bào và các mao mạch tân tạo, trong khi đó mô tạo keo xuất hiện dần dần. 1.1.3.4. Một số bệnh viêm khớp thường gặp Thoái hóa khớp chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh viêm khớp, sau đó tới gút và viêm khớp dạng thấp, các bệnh khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ [68]. 4 Thoái hóa khớp: là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và phá huỷ của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, chuyển hoá và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn. Vị trí tổn thương chủ yếu là tại các vị trí khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông [6]. Viêm khớp dạng thấp: là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh [6]. Gút: là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa [6]. 1.1.4. Một số nhóm thuốc hóa dược thường dùng trong điều trị viêm khớp Mục tiêu điều trị: Mục tiêu điều trị của viêm khớp là kiểm soát quá trình viêm khớp, giảm thiểu đau khớp và giảm các đợt cấp trong viêm khớp mạn tính. Các nhóm thuốc hóa dược được dùng chủ yếu trong điều trị viêm khớp là các thuốc chống viêm và giảm đau. 1.1.4.1. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Các thuốc nhóm NSAID ức chế sinh enzym COX-2 là enzym chuyển hóa acid arachidonic thành prostaglandin, làm giảm sự tạo thành prostaglandin tại ổ viêm [4]. Thuốc nhóm này được sử dụng để điều trị triệu chứng đau và viêm trong các bệnh viêm xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gút. Một số thuốc NSAIDs thường được sử dụng là indomethacin, diclofenac, ibuprofen, piroxicam…. [4], [15]. Tất cả các NSAIDs đều có nguy cơ gây tác dụng không mong muốn như viêm loét đường tiêu hóa (NSAIDs ức chế không chọn lọc), đột quỵ, nhồi máu cơ tim (NSAIDs ức chế chọn lọc COX-2), giảm độ thanh thải creatinin huyết thanh, tăng huyết áp, co thắt phế quản… Do đó các NSAIDs nên dùng với liều thấp nhất có hiệu quả và trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể [4], [6]. 5 1.1.4.2. Glucocorticoid GC ức chế phospholipase A2, phospholipid không chuyển thành acid arachidonic được dẫn tới làm giảm tổng hợp và giải phóng leucotrien, prostaglandin. GC thường được sử dụng đường uống trong một khoảng thời gian ngắn để điều trị viêm khớp ở những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nặng hoặc có nguy cơ cao gặp những tác dụng không mong muốn của do NSAIDs. Ngoài ra, GC tiêm nội khớp, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp có thể được dùng trong khi chờ đáp ứng của các thuốc DMARDs. Một số thuốc GC thường dùng là prednisolon, hydrocortison, dexamethason… [4], [6]. Sử dụng GC đường uống lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng huyết áp, tăng đường huyết, hạ kali máu và gây phù… Do đó, việc dùng GC nên được ngừng lại khi kiểm soát được các triệu chứng bệnh. 1.1.4.3. Một số nhóm thuốc khác Ngoài ra hai nhóm thuốc trên, hiện nay cũng sử dụng một vài nhóm thuốc trong điều trị các thể bệnh viêm khớp cụ thể như: ➢ Nhóm DMARDs trong điều trị viêm khớp dạng thấp DMARDs là thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm, làm giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm quá trình diễn biến của viêm khớp. Do đó nó được chỉ định ngay từ đầu trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp, dù bệnh ở giai đoạn nào. Trong giai đoạn đầu điều trị, DMARDs thường được phối hợp với các thuốc điều trị triệu chứng (thuốc chống viêm và giảm đau). Khi nhóm thuốc này đạt hiệu quả điều trị (sau 1 - 2 tháng), có thể giảm liều hoặc bỏ hẳn các thuốc điều trị triệu chứng [6]. Các DMARDs thường dùng là: methotrexat, hydroxychloroquine (HCQ), sulfasalazine (SSZ) và leflunomide. Trong đó methotrexat có tác dụng ức chế tổng hợp DNA, ức chế miễn dịch và chống viêm, là một DMARD được ưu tiên sử dụng [6]. ➢ Colchicin trong điều trị gút cấp Colchicin làm giảm đáp ứng viêm đối với sự lắng đọng các tinh thể urat lên các mô của khớp, có thể thông qua nhiều cơ chế, bao gồm ức chế hóa ứng động và kích hoạt bạch cầu trung tính, làm bạch cầu trung tính giảm sản xuất acid lactic, giảm thực bào. Colchicin là một thuốc có hiệu quả cao trong việc làm giảm các cơn gút cấp tính, nhưng lại có tỷ lệ lợi ích/độc tính thấp nhất trong các phương pháp điều trị gút bằng thuốc [65]. Colchicin được chỉ định trong đợt cấp của gút, phối hợp với probenecid để phòng tái phát viêm khớp do gút và điều trị dài ngày bệnh gút. Tuy nhiên bệnh nhân có thể 6 thường xuyên gặp phải tác dụng bất lợi trên đường tiêu hóa phụ thuộc liều: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy [6]. 1.1.5. Một số bài thuốc y học cổ truyền được nghiên cứu trong điều trị viêm khớp Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị viêm khớp đã và đang ngày càng phát triển với sự ra đời của các nhóm thuốc mới như DMARDs và các tác nhân sinh học. Tuy nhiên, các thuốc hóa dược có nhiều tác dụng không mong muốn và giá thành cao. Do đó, những nghiên cứu khoa học về các bài thuốc y học cổ truyền chứng minh được hiệu quả điều trị viêm khớp có ý nghĩa lớn trong hỗ trợ điều trị bệnh trên lâm sàng. Thuốc thấp khớp II: Tống Trần Luân và cộng sự (1981) đã cống hiến và nghiên cứu thuốc thấp khớp II (thổ phục linh, cây xấu hổ, dây đau xương, kê huyết đằng, dây gắm, thiên niên kiện, hy thiêm, tục đoạn, tầm xoọng) trong điều trị bệnh lý khớp [14]. Tiếp theo hướng nghiên cứu này, Phạm Quốc Toán (1997) tiếp tục đánh giá tác dụng bài thuốc “Thấp khớp II” điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn I và II. Kết quả cho thấy bài thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp giai đoạn I và II [17]. Cho đến nay thuốc Thấp khớp II vẫn được dùng ở Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương. Bài thuốc độc hoạt tang ký sinh: Nguyễn Thị Hằng, Phạm Văn Trịnh (2007) nghiên cứu tác dụng lâm sàng của bài thuốc độc hoạt tang ký sinh (độc hoạt, tang ký sinh, tần giao, tế tân, đảng sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo, thục địa, bạch thược, đương quy, xuyên khung, phòng phong, đỗ trọng, quế chi, ngưu tất) điều trị bệnh nhân viêm khớp dạng thấp giai đoạn I, II. Kết quả cho thấy bài thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau tốt trong điều trị viêm khớp dạng thấp [11]. Bài thuốc khương hoạt nhũ hương thang kết hợp với methotrexat: Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Vân Anh, Lưu Thị Hạnh (2012) tiến hành nghiên cứu trên 60 bệnh nhân bằng bài thuốc khương hoạt nhũ hương thang (khương hoạt, nhũ hương, độc hoạt, phòng phong, kinh giới, tục đoạn, đương quy, xích thược, xuyên khung, trần bì, đào nhân, hồng hoa, đan bì) trong điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn II. Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm với phác đồ nền là methotrexat 2,5mg x 4 viên/ngày và meloxicam 7,5mg x 2 viên/ ngày. Kết quả cho thấy các chỉ số VAS, số khớp đau, số khớp sưng, tốc độ máu lắng hồng cầu và CRP (protein phản ứng C) của nhóm nghiên cứu đều cải thiện hơn nhóm chứng [9], [10]. 7 1.2. Một số mô hình thực nghiệm đánh giá tác dụng chống viêm và giảm đau trên thực nghiệm 1.2.1. Một số mô hình nghiên cứu tác dụng chống viêm trên thực nghiệm 1.2.1.1. Mô hình gây phù bàn chân chuột Nguyên tắc: khi tiêm các chất gây viêm (carrageenan, dextran, kaolin, formaldehyd, albumin trứng…) vào bàn chân chuột sẽ kích thích giải phóng các chất trung gian hóa học như histamin, prostaglandin, serotonin… gây giãn và tăng tính thấm thành mạch dẫn đến gây phù bàn chân chuột. Các thuốc có khả năng ức chế phù bàn chân chuột được coi là có tác dụng chống viêm [21], [22], [33]. Tiến hành: tiêm chất gây viêm vào dưới da ở bề mặt gan bàn chân sau của chuột. Đo thể tích bàn chân sau tới khớp cổ chân chuột tại các thời điểm trước và sau khi tiêm chất gây viêm 1, 3, 5, 7 giờ [33]. Thông số đánh giá: mức độ tăng thể tích chân chuột (tỷ lệ phù chân chuột) và tỷ lệ % ức chế phù của lô thử so với lô chứng bệnh [33]. Nhận xét mô hình: - Ưu điểm: đơn giản, dễ tiến hành, thời gian thực hiện nhanh, thường dùng để sàng lọc các thuốc chống viêm mới. - Nhược điểm: kết quả có độ chính xác chưa cao do đo thể tích bàn chân chuột phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của nghiên cứu viên thực hiện. 1.2.1.2. Mô hình gây viêm khớp thực nghiệm bằng chất bổ trợ Freund Nguyên tắc: mô hình tiến hành theo phương pháp của Newbould B. (1963). Chất bổ trợ Freund là hỗn hợp của các vi khuẩn Mycobacterium đã chết được pha trong parafin lỏng hoặc dầu khoáng, hoặc dầu thực vật. Khi tiêm chất này vào trong cơ thể chuột sẽ gây hội chứng giống viêm đa khớp. Các triệu chứng viêm khớp đầu tiên sẽ xuất hiện vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 và đạt mức tối đa về cường độ và số lượng vào ngày thứ 9, sau đó bắt đầu giảm và mất hẳn để lại một cứng khớp thể xơ [21], [33]. Tiến hành: nuôi cấy vi khuẩn trong khoảng 8 tuần để thu được chất bổ trợ. Tiêm dưới gan bàn chân sau bên phải chuột 0,05 ml chất bổ trợ Freund. Tiến hành đo độ dày của bàn chân tiêm. Quan sát mức độ các tổn thương thứ phát như sưng bàn chân trái, sưng các bàn chân trước, sưng các tai và sưng đuôi trong vòng 13 ngày [21], [29], [33]. Thông số đánh giá: tỷ lệ phần trăm tăng độ dày chân chuột trước và 13 ngày sau khi tiêm chất bổ trợ. Sau đó tính tỷ lệ phần trăm ức chế tăng độ dày của bàn chân và 8 chấm điểm mức độ tổn thương thứ phát theo thang đánh giá là không có, nhẹ, vừa, nặng vừa và nặng [21], [33]. Nhận xét mô hình: - Ưu điểm: mô hình gây viêm khớp bằng chất bổ trợ Freund được nhiều tác giả áp dụng và được coi là mô hình gây viêm khớp điển hình [43], [62]. - Nhược điểm: phương pháp thực hiện phức tạp, cần nuôi cấy vi khuẩn trong điều kiện cơ sở phù hợp, thời gian tiến hành nghiên cứu dài. 1.2.1.3. Mô hình gây viêm khớp cấp bằng carrageenan Nguyên tắc: carrageenan là tác nhân gây viêm, khi tiêm carrageenan vào khớp gối chân chuột sẽ khởi động các quá trình viêm cấp, tập trung bạch cầu tại ổ viêm và kích thích giải phóng histamin, serotonin, prostaglandin… gây giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch dẫn tới phù, đau khớp gối. Đỉnh viêm sẽ phát triển khoảng 3 - 4 giờ sau tiêm carrageenan, gây ra các phản ứng viêm gần giống như cơ chế bệnh sinh của viêm với các triệu chứng điển hình như sưng, nóng, đỏ, đau [22]. Thuốc làm giảm các triệu chứng viêm trên lâm sàng và xét nghiệm của chuột được coi là có tác dụng chống viêm [33], [21]. Tiến hành: tiêm carrageenan 2% vào khớp gối chân phải sau chuột. Sau 4 giờ tiêm carrageenan tiến hành xử lý mẫu, ghi chép và đánh giá mức độ viêm và đau khớp. Thông số đánh giá [21], [34], [51]: - Mức độ sưng vùng khớp gối: chênh lệch đường kính khớp gối trước và sau gây viêm và tỷ lệ phần trăm ức chế sưng vùng khớp gối của lô thử/chứng dương so với lô chứng bệnh. - Điểm mức độ viêm khớp theo thang điểm: 1. đi lại bình thường; 2. đi khập khiễng; 3. đi bằng 3 chân không liên tục; 4. đi hoàn toàn bằng 3 chân. - Chỉ số huyết học: số lượng bạch cầu. - Hoạt độ MPO. Nhận xét mô hình: - Ưu điểm: độ chính xác cao, xác định được các thông số cận lâm sàng liên quan đến quá trình viêm, kết quả có ý nghĩa nhiều với quá trình thử nghiệm viêm cấp. - Nhược điểm: quy trình phức tạp, khó thực hiện, một số thông số chỉ mang tính chất định tính. 9 1.2.2. Một số mô hình đánh giá tác dụng giảm đau trên thực nghiệm 1.2.2.1. Mô hình gây đau quặn trên chuột của Koster Nguyên tắc: gây đau cho chuột bằng cách tiêm tác nhân gây đau như acid acetic vào khoang màng bụng của chuột. Chuột biểu hiện phản ứng đau với tư thế choãi chân sau đặc trưng, còn gọi là cơn quặn đau [33], [35]. Tiến hành: tiêm màng bụng dung dịch acid acetic 1% cho tất cả các chuột. Đặt chuột vào trong hộp thí nghiệm và đếm số cơn đau quặn trong từng 10 phút một trong vòng 30 phút [33], [35]. Thông số đánh giá: số cơn đau quặn trong từng khoảng 10 phút và tổng số cơn đau trong 30 phút. Cơn đau quặn được tính khi chuột duỗi căng bụng và đồng thời duỗi dài ít nhất một chân sau [33], [35]. Nhận xét: - Ưu điểm: đây là mô hình gây đau kinh điển được nhiều nhà khoa học trên thế giới sử dụng vì thực hiện đơn giản, hóa chất rẻ tiền, sẵn có. - Nhược điểm: độ chính xác của kết quả phụ thuộc vào kĩ thuật quan sát của nghiên cứu viên. 1.2.2.2. Mô hình gây đau do viêm Nguyên tắc: bàn chân chuột rất nhạy cảm với nhiệt độ, biểu hiện bằng các đáp ứng như nhảy, nhấc chân sau lên hoặc liếm chân sau. Chuột sau khi gây viêm khớp sẽ tăng nhạy cảm đau và rút ngắn thời gian phản ứng đau. Nếu chuột được dùng các thuốc có tác dụng giảm đau thì thời gian xuất hiện các đáp ứng này sẽ được kéo dài [67], [33]. Tiến hành: tiêm carrageenan 2% vào khớp gối chuột để gây viêm. Sau 4 giờ, tiến hành đo thời gian phản ứng đau bằng cách đặt chuột lên mâm nóng được duy trì nhiệt độ ổn định trong khoảng 55 - 56ºC. Dùng đồng hồ bấm giây ghi lại thời gian phản ứng đau của từng chuột [33], [67]. Thông số đánh giá: thời gian phản ứng đau của chuột sau khi gây viêm. Thời gian phản ứng đau được tính từ lúc đặt chuột lên mâm nóng đến khi chuột có phản ứng liếm chân sau hoặc nhảy lên cao [21], [33]. Nhận xét: - Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, là mô hình điển hình đánh giá mức độ đau. - Nhược điểm: nhiệt độ cao là kích thích có hại có thể ảnh hưởng tới tủy sống của động vật. 10 1.2.2.3. Mô hình gây đau bằng máy đo ngưỡng đau Randall - Selitto Nguyên tắc: tiêm tác nhân gây viêm carrageenan vào khớp gối chân chuột để gây viêm. Viêm làm tăng độ nhạy cảm với đau của tổ chức, giảm ngưỡng phản ứng đau và ngưỡng phản ứng này dễ tăng lên nhờ tác dụng của thuốc giảm đau [33], [55]. Tiến hành: gây viêm khớp gối cho chuột bằng carrageenan 2%. Sau 4 giờ, tiến hành đo ngưỡng đau bằng cách tác dụng một lực tăng dần lên khớp gối chân sau bên phải của chuột. Quan sát để phát hiện và ghi lại khoảng cách trên thước đo ở máy đo ngưỡng đau. Khi đạt đủ lực gây đau, chuột phản ứng lại bằng cách rút chân ra khỏi kim gây đau của máy đo ngưỡng đau [33], [55]. Thông số đánh giá: ngưỡng phản ứng đau của chuột và tỷ lệ phần trăm ức chế ngưỡng phản ứng đau của lô dùng thuốc so với lô chứng [33], [55]. Nhận xét: - Ưu điểm: mô hình đơn giản, dễ thực hiện. - Nhược điểm: kết quả phụ thuộc vào kĩ thuật của nghiên cứu viên. 1.3. Tổng quan về chế phẩm Khương thảo đan Chế phẩm Khương thảo đan chứa một số vị thuốc theo y học cổ truyền có tác dụng chống viêm, giảm đau, bổ can thận, mạnh gân cốt như: tang ký sinh, ngưu tất, thổ phục linh, hy thiêm… Trong đó, một số vị thuốc đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng chống viêm, giảm đau liên quan tới bệnh viêm khớp được trình bày dưới đây: 1.3.1. Địa liền - Tên khoa học: Kaempferiae galangae, thuộc họ Gừng Zingiberaceae [19]. - Bộ phận dùng: thân rễ [19]. - Công dụng: hạ sốt, giảm đau, kháng khuẩn, chữa đau nhức xương khớp [19]. - Một số nghiên cứu về tác dụng của địa liền trên các bệnh về khớp: Năm 2011, Amberkar Mohanbabu Vittalrao và cộng sự thực hiện nghiên cứu đánh giá tác dụng chống viêm và chống nhiễm trùng của cao chiết cồn địa liền trên chuột. Kết quả cao chiết cồn địa liền liều 600 mg/kg và 1200 mg/kg có tác dụng chống viêm trên mô hình gây phù bàn chân chuột do carrageenan với tỷ lệ ức chế phù tại thời điểm 3 giờ tương ứng là 33,55% và 44,20% đồng thời thể hiện tác dụng giảm đau tốt sau 30 phút trên mô hình tail - flick chuột với tỷ lệ ức chế tương ứng là 43,66% và 46,76% [32]. 11 Năm 2016, Jagadish PC và cộng sự đã đánh giá tác dụng chống viêm của các cao chiết thân rễ địa liền trong mô hình viêm cấp và mạn tính thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy cao chiết ether của địa liền liều 300 mg/kg có tác dụng chống viêm cấp sau 3 giờ gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan với tỷ lệ ức chế phù là 39,16% [37]. Năm 2019, Pattreeya Tungcharoen và cộng sự nghiên cứu tác dụng chống viêm của các isopimarane diterpenoids có trong thân rễ địa liền. Kết quả nghiên cứu cho thấy địa liền ức chế tốt sản xuất NO và COX-2 nên có tác dụng chống viêm trên mô hình in vitro [23]. 1.3.2. Ngưu tất - Tên khoa học: Achyranthes bidentata, thuộc họ Rau dền Amaranthaceae [13]. - Bộ phận dùng: rễ cây [13]. - Công dụng: phá huyết, bổ can thận, mạnh gân cốt, trong dân gian sử dụng ngưu tất chữa bệnh viêm khớp, đau bụng [13]. - Một số nghiên cứu về tác dụng của ngưu tất trên các bệnh lý viêm: Năm 1997, Lu T và cộng sự thực hiện nghiên cứu tác dụng giảm đau và chống viêm của các cao chiết ngưu tất. Kết quả cho thấy cao chiết của ngưu tất với rượu vang có tác dụng giảm đau trên mô hình mâm nóng và gây đau quặn bằng acid acteic và chống viêm trên mô hình gây viêm tai bằng dầu croton. Năm 2002, nghiên cứu của T. Vetrichelban và M. Jegadeesan cho thấy cao chiết cồn từ rễ ngưu tất liều 375 mg/kg và 500 mg/kg có tác dụng ức chế phù bàn chân chuột với tỷ lệ ức chế tương ứng là 63,52% và 79,73 % tại thời điểm 3 giờ sau gây viêm cấp trên mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan và làm giảm trọng lượng u hạt với tỷ lệ giảm tương ứng là 50,76% và 57,49% ở mô hình gây viêm mạn tính bằng u hạt viên bông [50]. Năm 2017, nghiên cứu của Xu XX và các cộng sự đã chứng minh thành phần saponin có trong ngưu tất có tác dụng bảo vệ tế bào sụn, ức chế quá trình viêm, hỗ trợ trong điều trị viêm xương khớp [30]. 1.3.3. Thổ phục linh - Tên khoa học: Smilax glabra, thuộc họ Khúc khắc Smilacaceae[20]. - Bộ phận dùng: thân rễ [20]. - Công dụng: trừ phong thấp, chữa thấp khớp, đau nhức gân xương, giải độc thủy ngân [20]. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất