Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá suy yếu ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp...

Tài liệu đánh giá suy yếu ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp

.PDF
123
1
51

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- NGÔ ĐĂNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ SUY YẾU Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI NHẬP VIỆN VÌ SUY TIM CẤP Chuyên ngành: Lão khoa Mã số: CK 62 72 20 30 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Hướng dẫn khoa học: TS THÂN HÀ NGỌC THỂ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện. Các số liệu, thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trước đây. Tác giả Ngô Đăng Trình . . MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 1.1. Khái niệm về suy yếu ................................................................................. 4 1.2. Cơ chế bệnh sinh suy yếu ........................................................................... 5 1.3. Ảnh hưởng của suy yếu .............................................................................. 6 1.4. Các thang đo suy yếu ................................................................................. 7 1.5. Định nghĩa suy tim cấp ............................................................................ 12 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng của suy tim đến các mục tiêu nghiên cứu ............ 14 1.7. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến các mục tiêu nghiên cứu ....................... 17 1.8. Các nghiên cứu của suy yếu trên bệnh nhân suy tim ............................... 18 1.9. Tóm lược tổng quan ................................................................................. 21 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 23 2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 23 2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 23 2.3. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 23 . . 2.4. Xác định cỡ mẫu ...................................................................................... 24 2.5. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 25 2.6. Các biến số dùng trong nghiên cứu .......................................................... 26 2.7. Cách tiến hành thu thập số liệu ................................................................ 32 2.8. Xử lý số liệu ............................................................................................. 32 2.9. Y đức của nghiên cứu............................................................................... 33 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 35 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu và tình trạng suy yếu ................................................................................................................... 36 3.2. Đặc điểm các yếu tố thúc đẩy suy tim cấp và tình trạng suy yếu ............ 37 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng và tình trạng suy yếu .......................................... 38 3.4. Các tình trạng đi kèm ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp và tình trạng suy yếu ............................................................................................ 39 3.5. Phân loại suy tim ...................................................................................... 40 3.6. Tỉ lệ suy yếu theo thang đo CFS .............................................................. 42 3.7. Các kết cục lâm sàng so sánh với tình trạng suy yếu ............................... 44 3.8. Phân tích liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tử vong sau xuất viện 30 ngày ................................................................................................................. 44 3.9. Phân tích liên quan giữa các biến số độc lập với tái nhập viện sau xuất viện 30 ngày .................................................................................................... 46 3.10. Phân tích liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với biến cố gộp ................ 51 Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 56 4.1. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 57 . . 4.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 57 4.3. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp ................................................................................................................... 60 4.4. Các tình trạng đi kèm ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp .... 61 4.5. Phân loại suy tim ...................................................................................... 62 4.6. Tỉ lệ suy yếu ............................................................................................. 65 4.7. Các kết cục lâm sàng sau 30 ngày xuất viện ............................................ 69 4.8. Liên quan giữa các đặc điềm bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp với tái nhập viện .............................................................................................. 73 4.9. Liên quan giữa các đặc điềm bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp biến cố gộp ...................................................................................................... 74 4.10. Hạn chế của đề tài .................................................................................. 75 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1. PHÂN LOẠI SUY TIM THEO NYHA Phụ lục 2. PHÂN LOẠI SUY TIM THEO TÌNH TRẠNG HUYẾT ĐỘNG Phụ lục 3. CÁCH ĐO CÁC THÔNG SỐ SIÊU ÂM TIM Phụ lục 4. THANG ĐIỂM CHARLSON CẬP NHẬT Phụ lục 5. BẢNG ĐIỂM MNA-SF Phụ lục 6. PHIẾU ĐỒNG Ý CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Phụ lục 7. PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU ........................................................... Phụ lục 8. DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU ............. . . . . DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1. 1. Thang đo suy yếu lâm sàng ............................................................. 9 Bảng 1.2. So sánh các thang đo suy yếu phổ biến trên thế giới...................... 11 Bảng 1.3. Các yếu tố thúc đẩy suy tim cấp ..................................................... 13 Bảng 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong sau xuất viện ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim cấp.............................................................................................. 14 Bảng 1. 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim cấp 15 Bảng 2. 1. Các biến số dữ liệu nhân khẩu học dùng trong nghiên cứu .......... 26 Bảng 2. 2. Các biến số đặc điểm lâm sàng của suy tim .................................. 27 Bảng 2. 3. Các biến số đặc điểm cận lâm sàng ............................................... 27 Bảng 2. 4. Tiêu chuẩn bất thường cấu trúc tim ............................................... 29 Bảng 2. 5. Tiêu chuẩn rối loạn chức năng tâm trương thất trái trên siêu âm tim ......................................................................................................................... 29 Bảng 2.6. Các biến số nguy cơ liên quan đến suy tim được gộp lại thành các biến nhị giá ...................................................................................................... 30 Bảng 2.7. Các biến số của mục tiêu nghiên cứu ............................................. 31 Bảng 3. 1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu so sánh với tình trạng suy yếu khi xuất viện ............................................................................. 36 Bảng 3. 2. Đặc điểm các yếu tố thúc đẩy suy tim cấp so sánh với tình trạng suy yếu khi xuất viện....................................................................................... 37 Bảng 3. 3. Đặc điểm cận lâm sàng và tình trạng suy yếu khi xuất viện ......... 38 Bảng 3. 4. Các tình trạng đi kèm ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp so sánh với tình trạng suy yếu khi xuất viện ............................................ 39 Bảng 3. 5. Các phân loại suy tim so sánh với tình trạng suy yếu khi xuất viện ......................................................................................................................... 40 . . Bảng 3. 6. Các kết cục lâm sàng so sánh với tình trạng suy yếu khi xuất viện ......................................................................................................................... 44 Bảng 3. 7. Phân tích liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tử vong sau xuất viện 30 ngày .................................................................................................... 45 Bảng 3. 8. Phân tích đơn biến liên quan giữa các đặc điểm bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp với tỉ lệ tái nhập viện sau xuất viện 30 ngày .......... 46 Bảng 3. 9. Phân tích hồi quy đa biến Cox liên quan giữa suy yếu trước khi vào viện với tái nhập viện sau xuất viện 30 ngày .................................................. 48 Bảng 3. 10. Phân tích hồi quy đa biến Cox liên quan giữa suy yếu khi xuất viện với tái nhập viện sau xuất viện 30 ngày .................................................. 49 Bảng 3. 11. Phân tích đơn biến liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với biến cố gộp ................................................................................................................... 51 Bảng 3. 12. Phân tích hồi quy đa biến Cox liên quan giữa suy yếu trước khi vào viện với biến cố gộp ................................................................................. 52 Bảng 3. 13. Phân tích hồi quy đa biến Cox liên quan giữa suy yếu khi xuất viện với biến cố gộp ........................................................................................ 54 Bảng 4. 1. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp trong nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Nguyễn Công Thành 60 Bảng 4. 2. Chỉ số đa bệnh Charlson của các nghiên cứu ................................ 61 Bảng 4. 3. Phân loại suy tim theo NYHA ở các nghiên cứu .......................... 63 Bảng 4. 4. Phân loại suy tim theo phân xuất tống máu thất trái ở các nghiên cứu ................................................................................................................... 64 Bảng 4. 5. Phân loại suy tim theo tình trạng huyết động ở các nghiên cứu.... 64 Bảng 4. 6. Tỉ lệ suy yếu bằng các thang đo khác nhau của các nghiên cứu ... 67 Bảng 4. 7. Thời gian nằm viện của các nghiên cứu trên bệnh nhân cao tuổi suy tim cấp ...................................................................................................... 69 . . Bảng 4. 8. Tỉ lệ tử vong nội viện và sau xuất viện trong vòng 30 ngày của các nghiên cứu ....................................................................................................... 70 Bảng 4. 9. Tỉ lệ tái nhập viện sau xuất viện trong vòng 30 ngày của các nghiên cứu ....................................................................................................... 72 . . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Khả năng dễ tổn thương của người cao tuổi có ADL phụ thuộc so với người cao tuổi có ADL độc lập................................................................... 4 Biểu đồ 3. 1. Mức độ suy yếu theo thang đo CFS trước khi vào viện vì suy tim cấp ................................................................................................................... 42 Biểu đồ 3. 2. Mức độ suy yếu theo thang đo CFS khi xuất viện .................... 43 Biểu đồ 3.3. Liên quan giữa suy yếu trước khi vào viện vì suy tim cấp với tái nhập viện theo thời gian .................................................................................. 48 Biểu đồ 3.4. Liên quan giữa suy yếu khi xuất viện với tái nhập viện theo thời gian. ................................................................................................................. 50 Biểu đồ 3. 5. Liên quan giữa suy yếu trước khi vào viện với biến cố gộp theo thời gian ........................................................................................................... 53 Biểu đồ 3. 6. Liên quan giữa suy yếu khi xuất viện với biến cố gộp theo thời gian .................................................................................................................. 55 . . DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2. 1. Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................... 25 Sơ đồ 3. 1. Kết quả thu thập số liệu ................................................................ 35 . . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TÊN TT NGHĨA TIẾNG ANH VIẾT NGHĨA TIẾNG VIỆT TẮT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ADL BMI Body Mass Index BTTM Chỉ số khối cơ thể Bệnh tim thiếu máu cục bộ CB CFS Clinical Fraity Scale Thang đo suy yếu lâm sàng CSHA The Canadian Study of Health Nghiên cứu sức khỏe và and Aging người cao tuổi tại Canada ĐMV Động mạch vành EF Ejection Fraction Phân suất tống máu eGFR Estimated glomerular filtration Mức lọc cầu thận ước rate lượng European Society of Hội tim Châu Âu ESC Cardiology HATT 11 Hb 13 Hoạt động chức năng cơ bản 10 12 Activities of Daily Living Huyết áp tâm thu Hemoglobin Huyết sắc tố HCĐM Hội chứng động mạch vành VC cấp HR Hazard Ratio . Tỉ số nguy cơ . 14 15 16 17 18 Instrumental Activities of Daily Hoạt động chức năng sinh IADL Living KDIGO Kidney Disease Improving Global Outcomes KTC hoạt Cải thiện kết cục toàn cầu bệnh thận mạn Khoảng tin cậy MNA- Short form of minimal Đánh giá dinh dưỡng tối SF nutrtritional asscessment thiểu rút gọn NT- N-terminal pro-brain natriuretic Peptide bài niệu đầu tận N proBNP peptide NYHA New York Heart Association Hội tim New York OR Odds Ratio Tỉ số odds 19 20 21 22 23 24 Khoảng QRS trên điện tâm QRS đồ RLNT Rối loạn nhịp tim TB Trung bình TS Tiền sử . . ĐẶT VẤN ĐỀ Suy yếu là một hội chứng lão hóa thường gặp, liên quan đến giảm hoặc mất chức năng nhiều hệ cơ quan, dẫn đến dễ bị tổn thương và chậm hồi phục với các biến cố sức khỏe xấu. Có nhiều biến cố xấu liên quan chặt chẽ đến suy yếu như là: tăng nguy cơ té ngã, nhập viện, tàn tật và tử vong [32]. Suy yếu rất thường gặp ở bệnh nhân nhập viện vì suy tim cấp. Trong nghiên cứu của Martın-Sanchez, tỉ lệ suy yếu ở bệnh nhân nhập viện vì suy tim cấp là 36% [62]. Trong khi đó, nghiên cứu của Vidal, tỉ lệ này lên đến 76% [103]. Bệnh nhân suy tim có kèm suy yếu thường làm tăng các kết cục bất lợi như tỉ lệ tử vong, tỉ lệ nhập viện, kéo dài thời gian nằm viện [14], [49], [62], [66], [103]. Từ những dữ liệu kể trên, việc tầm soát suy yếu trên bệnh nhân cao tuổi suy tim cấp nhập viện là thật sự cần thiết. Việc tầm soát suy yếu không chỉ giúp xác định nhóm bệnh nhân dễ tổn thương mà còn giúp tiên lượng bệnh và đưa ra chiến lược điều trị hợp lý hơn [49]. Tuy nhiên, việc tầm soát suy yếu hiện nay vẫn chưa được thực hiện thường quy tại các cơ sở y tế ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn thống nhất để đánh giá suy yếu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhiều tác giả dùng phương pháp đánh giá lão khoa toàn diện, từ đó tính chỉ số suy yếu. Phương pháp này có rất nhiều thông số cần đánh giá, đòi hỏi tiếp cận đa mô thức với nhiều chuyên khoa khác nhau, ít được áp dụng trên lâm sàng thường quy. Do đó, có nhiều tác giả lựa chọn các phương pháp rút gọn hơn để dánh giá suy yếu với hơn 20 thang đo khác nhau [34]. Thang đo suy yếu lâm sàng (Clinical Frailty Scale ®) được phát triển từ nghiên cứu The Canadian Study of Health and Aging (CSHA), dựa trên hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và không cần đo đạc phức tạp. Thang đo này được tích . . hợp đánh giá khả năng vận động hàng ngày, các bệnh đồng mắc và sa sút trí tuệ. Thang đo suy yếu lâm sàng đã được xác thực dựa trên nghiên cứu đoàn hệ sau 5 năm với 2305 người cao tuổi tại cộng đồng Canada. Thang đo này có chỉ số tương quan r = 0,80 so với chỉ số suy yếu (Frailty Index(FI)) nhưng đơn giản hơn, dễ áp dụng cho lâm sàng [88]. Thang đo suy yếu lâm sàng đã được ứng dụng không chỉ trong các nghiên cứu cộng đồng mà còn ứng dụng trong các nghiên cứu trên bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì bệnh nội khoa cấp tính, kể cả suy tim cấp [16], [29], [51]. Tại Việt Nam, nghiên cứu về suy yếu bằng thang đo suy yếu lâm sàng trên bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp chưa được thực hiện nhiều. Để đóng góp thêm dữ liệu cũng như kiến thức về tính ứng dụng của thang đo suy yếu lâm sàng, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Tỉ lệ suy yếu bằng thang đo suy yếu lâm sàng của CSHA ở bệnh nhân cao tuổi suy tim cấp điều trị nội trú tại khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên là bao nhiêu? - Có mối liên quan nào giữa suy yếu với các kết cục lâm sàng sau 30 ngày tính từ lúc xuất viện hay không? . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Xác định tỉ lệ suy yếu bằng thang đo suy yếu lâm sàng của CSHA và mối liên quan với các kết cục lâm sàng sau 30 ngày xuất viện ở bệnh nhân cao tuổi suy tim cấp điều trị nội trú tại khoa Nội tim mạch, bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên. Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định tỉ lệ suy yếu bằng thang đo suy yếu lâm sàng của CSHA ở bệnh nhân cao tuổi suy tim cấp điều trị nội trú. 2. Xác định mối liên quan giữa suy yếu với các kết cục lâm sàng sau 30 ngày xuất viện. . . CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm về suy yếu Suy yếu là một hội chứng lão hóa đặc trưng với dễ tổn thương bởi các sang chấn ngoại sinh [40], [73]. Tình trạng này liên quan mạnh mẽ đến các kết cục xấu, bao gồm tử vong, nhập viện và té ngã [37], [52]. Suy yếu là khái niệm khác với lão hóa, tàn tật, đa bệnh, suy mòn và yếu cơ mặc dù điều này liên quan đến các yếu tố trên [43], [56], [87]. Ví dụ, tỉ lệ hiện mắc của suy yếu tăng theo tuổi nhưng nó diễn ra độc lập so với tuổi thọ [28]. Biểu đồ 1.1. Khả năng dễ tổn thương của người cao tuổi có ADL phụ thuộc so với người cao tuổi có ADL độc lập “Nguồn: Clegg, A et al, 2013” [28] Trong biểu đồ 1.1, đường liền biểu diễn người cao tuổi khỏe mạnh sau khi bị một sang chấn nhẹ, như là nhiễm trùng, cho thấy suy giảm ADL nhẹ và hồi . . phục hoàn toàn. Đường đứt biểu diễn một người cao tuổi suy yếu sau khi bị một sang chấn tương tự, cho thấy suy giảm ADL nặng, hồi phục chậm và không trở về chức năng bình thường như trước. Suy yếu hiện nay chưa được định nghĩa nhận dạng theo chuẩn quốc tế, mặc dù nhìn chung, suy yếu được xem là một hội chứng lão hóa, phản ánh rối loạn chức năng đa cơ quan [27]. Trong đó, mỗi cá nhân có thể chuyển dịch động học giữa các mức độ nặng khác nhau [57]. Có nhiều lý do giải thích tại sao định nghĩa suy yếu khó khăn bao gồm: căn nguyên của suy yếu phức tạp [23], thường có nhiều nhà nghiên cứu suy yếu làm việc độc lập [53] và sự phức tạp vốn có trong việc phân biệt suy yếu so với lão hóa và tàn tật [56]. Tuy vậy, các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế Giới và hội lão khoa và lão học quốc tế đã chấp nhận định nghĩa về suy yếu [17], [90]. 1.2. Cơ chế bệnh sinh suy yếu Suy yếu có thành phần sinh học mạnh mẽ và được hiểu do kết quả từ tích lũy tổn thương tế bào theo đời sống [87], [106]. Các con đường sinh lý bệnh đặc hiệu dẫn đến suy yếu chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên có bằng chứng cả suy dinh dưỡng và thiếu cơ (sarcopenia) có lẽ có cơ chế tương tự [24], [20]. Viêm là một cơ chế được chứng minh là yếu tố gây ra suy yếu [27], [59], [46]. Các cytokin tiền viêm có thể ảnh hường trực tiếp làm thoái giáng protein [57] hay gián tiếp làm rối loạn quá trình chuyển hóa [46]. Cơ chế sinh học bệnh nguyên của suy yếu khác với quá trình gây ra lão hóa [57]. Suy yếu xảy ra khi có nhiều hệ thống sinh lý suy giảm: càng nhiều hệ thống sinh lý suy giảm thì càng tăng khả năng suy yếu, [41]. Khi nhiều hệ thống sinh lý suy giảm dự trữ nội môi lúc tuổi cao, hệ đệm này chiếm khoảng 30%, giúp cho cá thể vẫn có chức năng tốt. Suy yếu được cho là kết quả của ngưỡng hệ này bị vượt quá khả năng sửa chữa để duy trì hệ thống nội môi [57]. Tiền . . suy yếu (hay suy yếu tiềm tàng) được xem là chỉ điểm thầm lặng cho suy yếu và biểu hiện khi các yếu tố sang chấn bên ngoài gây ra như là bệnh cấp tính, chấn thương, sang chấn tâm lý [57]. Các yếu tố khác liên quan đến tiến triển suy yếu như (i) các ảnh hưởng dân số - xã hội như: nghèo, sống cô đơn, mất mát và trình độ học vấn thấp [46], [57], [107], (ii) các yếu tố tâm lý bao gồm trầm cảm [102], (iii) tình trạng dinh dưỡng như suy dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng kém [28], (iv) đa thuốc [46], (v) đa bệnh và các biến chứng [46], (vi) hoạt động thể lực kém [46]. 1.3. Ảnh hưởng của suy yếu Suy yếu tăng nguy cơ dễ mắc bệnh, chậm hồi phục với bệnh cấp tính, tăng tỉ lệ nhập viện, tăng biến chứng liên quan đến nhập viện và kéo dài thời gian nằm viện [42], [83]. Báo cáo tổng quan của Ritt và cộng sự cho thấy suy yếu có khả năng tiên đoán các dự hậu xấu không những trong cộng đồng mà còn trong bệnh viện, kể cả các chuyên khoa khác nhau như: tim mạch, hô hấp, thận – tiết niệu, khớp, nội tiết, phẫu thuật và hồi sức tích cực [83]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người cao tuổi bị suy yếu tăng nguy cơ tử vong so với người khỏe mạnh. Thậm chí, suy yếu liên quan chặt chẽ hơn tuổi thọ về tỉ lệ tử vong. Phân tích gộp của tác giả Chang và cộng sự dựa trên theo dõi tiến cứu 11 quần thể với 35538 người cao tuổi kết luận rằng suy yếu là hội chứng lão hóa thường gặp và nguy hiểm, liên quan đến giảm khả năng sống còn [25]. Người cao tuổi bị suy yếu khi phải phẫu thuật tăng nguy cơ các biến chứng hậu phẫu. Báo cáo tổng quan của Buigues và cộng sự [19] cho thấy người cao tuổi bị suy yếu khi trải qua các phẫu thuật tăng nguy cơ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng nguy cơ biến chứng hậu phẫu. Nghiên cứu này đề nghị nên . . đánh giá thường quy suy yếu cho người cao tuổi như một phần trong đánh giá nguy cơ tiền phẫu để phân tầng nguy cơ và có kế hoạch chăm sóc hậu phẫu phù hợp. Nghiên cứu đoàn hệ gần đây của Sergi và cộng sự tìm thấy người cao tuổi giai đoạn tiền suy yếu là yếu tố nguy cơ độc lập tiến triển thành bệnh tim mạch [93]. Cần có các nghiên cứu thêm để xác định liệu suy yếu có làm gia tăng các bệnh đồng mắc khác hay không. Suy yếu là một tình trạng động, có thể đảo ngược được bằng các điều trị thích hợp, bao gồm: kiểm soát tối ưu các bệnh đồng mắc, thể dục và bổ sung dinh dưỡng [21], [77]. 1.4. Các thang đo suy yếu Bắt nguồn từ giữa thập niên 1990, suy yếu được đo bởi tốc độ đi bộ và sụt cân giúp tiên lượng kết cục xấu tốt hơn là xem xét các thành phần đơn độc [28], [91]. Năm 2001, Fried và cộng sự đã đề xuất đo suy yếu theo kiểu hình, trong đó đánh giá suy yếu bằng năm thành phần thể chất [40]. Theo đó, cũng trong năm 2001 Rockwood và Mitnitski đã phát hành suy yếu theo mô hình tích tụ các khiếm khuyết, trong đó không chỉ xem xét các thành phần thể chất của suy yếu mà còn về các phương diện tâm thần - xã hội của suy yếu [70]. Hai mô hình trên đã được quan tâm và thường sử dụng cho đến nay [34]. Hiện nay, tồn tại rất nhiều các phương pháp đo suy yếu. Việc xác định phương pháp đo suy yếu nào phù hợp nhất cho nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng vẫn là vấn đề đang tranh cãi. Hơn nữa, có nhiều bài báo tổng quan đã nhấn mạnh sự cần thiết một thang đo chuẩn để đánh giá suy yếu dùng trong nghiên cứu và/ hoặc thực hành lâm sàng. Một thang đo chuẩn sẽ cho phép nhận thức về suy yếu được phổ biến rộng khắp thế giới [34]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất