Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chưa kiểm soát đường huyết trên bệnh n...

Tài liệu Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chưa kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa long an

.PDF
33
1
107

Mô tả:

Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHƯA KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LONG AN Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Khoa Dược - Đại học Y Dược TPHCM Chủ trì nhiệm vụ: TS. Nguyễn Như Hồ Thành phố Hồ Chí Minh - 2019 . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHƯA KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LONG AN (Đã chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng nghiệm thu ngày ………...) Cơ quan chủ quản (ký tên và đóng dấu) Chủ trì nhiệm vụ (ký tên) Nguyễn Như Hồ Cơ quan chủ trì nhiệm vụ (ký tên và đóng dấu) . 2 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ................................................................................. 4 Danh mục các bảng ................................................................................................................ 5 Danh mục các hình vẽ, đồ thị ................................................................................................ 6 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 7 Chương 1 - TỔNG QUAN Y VĂN ............................................................................... 7 Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 9 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 9 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 9 2.3. Quản lý và phân tích số liệu.............................................................................. 10 Chương 3 – KẾT QUẢ - BÀN LUẬN ........................................................................ 13 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 25 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 30 . 3 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Từ viết tắt Từ nguyên ĐTĐ Đái tháo đường HIV Human immunodeficiency virus (Virus gây suy giảm miễn dịch ở người) . 4 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Danh mục các bảng Bảng 2.1. Đặc điểm các biến nghiên cứu ............................................................................ 10 Bảng 3.2. Đặc điểm về tuổi và giới của bệnh nhân (n=280) ............................................... 13 Bảng 3.3. Một số đặc điểm về mặt xã hội học (n=280) ....................................................... 15 Bảng 3.4. Thông tin về lối sống sinh hoạt (n=280) ............................................................. 15 Bảng 3.5. Đặc điểm về bệnh đái tháo đường típ 2 ............................................................... 16 Bảng 3.6. Đặc điểm bệnh kèm ............................................................................................. 17 Bảng 3.7. Đặc điểm dùng thuốc của bệnh nhân................................................................... 18 Bảng 3.8. Đặc điểm về biến cố bất lợi của thuốc ................................................................ 18 Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn bệnh nhân bằng thang đo MMAS-8 ..................................... 20 Bảng 3.10. Đường huyết đo được của đối tượng nghiên cứu .............................................. 21 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các yếu tố khảo sát và hiệu quả kiểm soát đường huyết lúc đói ................................................................................................................................ 22 . 5 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Danh mục các hình vẽ, đồ thị Hình 3. 1. Đặc điểm về thể trạng của bệnh nhân theo BMI................................................. 14 Hình 3. 2. Đặc điểm về trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu ............................................ 14 Hình 3. 3. Mức độ tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh ĐTĐ típ 2 ............................... 19 . 6 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. ĐẶT VẤN ĐỀ Chương 1 - TỔNG QUAN Y VĂN Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh mạn tính không lây nhiễm phổ biến nhất trên toàn cầu. Theo Liên đ oàn đ ái tháo đườ ng quốc tế, năm 2017, có khoảng 425 triệu người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới, trong đ ó cứ 11 người lớn thì có 1 người hiện mắc. Bên cạnh đ ó, đ ái tháo đường còn là vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, có thể đưa đến tỷ lệ bệnh suất và tử suất cao. Tử vong ở người đái tháo đường cao hơn 3 lần con số do HIV gây ra. [1, 2] Tại Việt Nam, năm 2015 có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Việt Nam cũng thuộc một trong những nước có số lượng bị mắc đái tháo đường cao nhất trong khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương. [3] Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù loà, suy thận... Gánh nặng bệnh tật do biến chứng của ĐTĐ không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của cá nhân người bệnh mà còn có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế và sự phát triển của quốc gia. Bằng chứng từ các nghiên cứu lâm sàng lớn cho thấy việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ có liên quan đến giảm các biến chứng mạn tính ở người ĐTĐ [4, 5]. Tuy nhiên, mặc dù có thêm nhiều thuốc hiệu quả trong việc giảm glucose máu ra đời, tỷ lệ đái tháo đường chưa được kiểm soát vẫn ở mức cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bao gồm các yếu tố liên quan đến nhân viên y tế hoặc người bệnh. Một số báo cáo ở một số bệnh viện tại Việt Nam cho thấy việc thiếu hiểu biết về bệnh và chế độ điều trị cũng như sự kém tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc là một vấn đề còn tồn tại. Tuy nhiên, các đề tài bị giới hạn bởi cỡ mẫu nhỏ, cũng như phương pháp lấy mẫu thuận tiện có thể không đại diện cho dân số [6, 7]. Trên cơ sở đó, đề tài “Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chưa kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân đ ái tháo đường ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Long An” được tiến hành. Từ kết quả thu được, khoa dược bệnh viện và người . 7 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. dược sĩ lâm sàng có thể định hình các giải pháp thông qua việc nâng cao kiến thức cũng như hành vi sử dụng thuốc của bệnh nhân giúp cho việc điều trị được tối ưu hơn. Mục tiêu của đề tài bao gồm: 1. Khảo sát đặc điểm liên quan đến bệnh nhân và thuốc sử dụng của bệnh nhân 2. Khảo sát mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân 3. Phân tích mối liên quan giữa các yếu tố đã khảo sát với hiệu quả kiểm soát đường huyết. . 8 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân bị Bệnh nhân bị đái tháo đường típ 2 đến khám tại phòng khám nội tiết khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa Long An 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn vào - Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Long An - Đã điều trị với ít nhất 1 thuốc điều trị ĐTĐ trong ít nhất 6 tháng trước và tham gia ít nhất 3 lần khám liên tiếp theo chỉ định của bác sĩ - Có khả năng giao tiếp và đối thoại trực tiếp - Có kết quả xét nghiệm đường huyết trong vòng 3 tháng trước hoặc tại thời điểm nghiên cứu - Đồng ý tham gia nghiên cứu 2.1.2. Tiêu chuẩn loại ra - Phụ nữ có thai và cho con bú. - Có biến chứng phải nhập viện điều trị nội trú - Có bệnh lý nặng kèm theo như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ung thư, sa sút trí tuệ, suy tim, suy gan, suy thận nặng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả 2.2.2. Phương pháp lấy mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức: .p.(1-p) n: bệnh nhân ĐTĐ típ 2 cần nghiên cứu α: Mức ý nghĩa thống kê α = 0,05 thì hệ số Z 1-α/2 = 1,96 p: tỷ lệ tuân thủ điều trị p = 0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất d: sai số mong đợi d=0,06 à Cỡ mẫu dự định n=276. Loại trừ phiếu không hợp lệ là 10% và làm tròn số. . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu Xây dựng phiếu thu thập thông tin Tiến hành nghiên cứu pilot trên khoảng 10 bệnh nhân và hoàn chỉnh Thu thập dữ liệu thông qua gặp trực tiếp bệnh nhân và điền phiếu phỏng vấn 2.2.4. Nội dung phiếu thu thập thông tin - Thông tin chung về bệnh nhân: xem bảng 2.1 - Thông tin về thực hành tuân thủ sử dụng thuốc: 8 câu, theo thang điểm “Morisky Medication Adherence Scale MMAS-8-Item” [8] Tổng điểm: 8 điểm, tuân thủ tốt: 8 điểm, tuân thủ trung bình: 6-7 điểm, tuân thủ kém: < 6 điểm. Bộ câu hỏi MMAS-8 đã được thẩm định trong điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam [9] 2.3. Quản lý và phân tích số liệu - Dữ liệu được quản lý bằng Microsoft Excel. Thống kê được phân tích bằng phần mềm SPSS. - Đặc điểm mẫu thể hiện bằng giá trị trung bình +/- SD hoặc tỷ lệ % - Phân tích t-test, ANOVA để tìm sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân kiểm soát và không kiểm soát được đường huyết đối với các biến định lượng - Phân tích chi bình phương để tìm sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân kiểm soát và không kiểm soát được đường huyết đối với các biến định tính. - Phân tích hồi quy logistic đ a biến để xác định sự liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ và việc chưa kiểm soát được đường huyết Bảng 2.1. Đặc điểm các biến nghiên cứu Tên biến Phân loại Giá trị của biến Đặc điểm nhân khẩu học Tuổi Biến liên tục Giới tính Biến phân loại Nam/nữ Nghề nghiệp Biến phân loại - Lao động trí óc: công nhân viên . 10 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. chức, học sinh, sinh viên, thư ký - Lao động chân tay: công nhân, tài xế, buôn bán, nông dân, nội trợ, làm thuê, cơ khí… - Không nghề nghiệp: hưu trí, mất sức … Sống chung người thân/ sống Hoàn cảnh sống Biến phân loại Trình độ học vấn Biến phân loại Mức thu nhập Biến phân loại Hộ nghèo/ hộ không nghèo Tham gia bảo hiểm y tế Biến phân loại Có/ không một mình Mù chữ/ tiểu học/ trung học cơ sở/ trung học phổ thông/ đại học Đặc điểm về bệnh ĐTĐ và việc điều trị Thời gian phát hiện mắc bệnh ĐTĐ típ 2 Thời gian điều trị bệnh ĐTĐ típ 2 Biến liên tục Biến liên tục <1 năm/ 1-5 năm/ 5-10 năm/ > 10 năm Điều trị ngay/ sau 1 thời gian Gia đình có người thân bị Biến phân bệnh loại Bệnh lý mạn hay biến Biến phân Tăng huyết áp, bệnh ở gan, bệnh ở chứng kèm theo loại tim, bệnh ở mắt… Số loại thuốc được kê đơn Biến liên tục 1 loại, 2 loại, ≥ 3 loại Biến liên tục 1, 2, hoặc 3 lần Triệu chứng gây khó chịu Biến phân Tim đập nhanh, buồn nôn, nôn, hạ sau khi uống thuốc loại đường huyết… Lý do không dùng thuốc Biến phân Quên không uống thuốc, tác dụng thường xuyên loại phụ của thuốc, bận rộn… Số lần sử dụng thuốc trong 1 ngày . 11 Có/ không Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Đánh giá tuân thủ dùng thuốc Tuân thủ dùng thuốc Biến phân Tuân thủ tốt, tuân thủ trung bình, loại không tuân thủ Đánh giá kiểm soát đường huyết Kết quả xét nghiệm gluco Biến liên tục Chỉ số glucose huyết Kiểm soát được đường Biến phân Cá thể hoá mục tiêu điều trị theo huyết loại hướng dẫn của Bộ Y tế 2017 huyết lúc đói . 12 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Chương 3 – KẾT QUẢ - BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân Trong khoảng thời gian nghiên cứu, tiến hành khảo sát trên 300 bệnh nhân. Tuy nhiên có 20 bệnh nhân không ghi nhận đượ c thông tin về kết quả xét nghiệm đường huyết gần nhất. Vì vậy còn lại 280 bệnh nhân được phỏng vấn về việc tuân thủ dùng thuốc. Đặc đ iểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.2. Bảng 3.2. Đặc điểm về tuổi và giới của bệnh nhân (n=280) Đặc điểm Tần số/ 280 đối tượng Tỷ lệ % Nam 81 29 Nữ 199 71 ≤ 50 tuổi 26 9 50 - 60 tuổi 79 28 60 - 70 tuổi 116 41 > 70 tuổi 59 21 Giới tính Tuổi Về giới tính: Số lượng bệnh nhân nữ cao hơn khoảng 2,4 lần so với bệnh nhân nam. Phân bố về giới trong nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu đ ã đượ c thực hiện trước đ ây. Trong nghiên cứu của Lê Thị Nhật Lệ (2018) tỷ lệ nữ là 69,6% và nam là 30.4%, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014) tỷ lệ nữ là 63% và nam là 37%, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền (2016) tỷ lệ nữ là 62% và nam là 38%. Về độ tuổi: Tuổi trung bình là 63,1 ± 10,8 với khoảng tuổi dao động từ 21 đến 89 tuổi. Đa số bệnh nhân đều là đối tượng người cao tuổi với 62% bệnh nhân trên 60 tuổi. Trong các nghiên cứu trước, bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tham gia vào nghiên cứu cũng chủ yếu thuộc nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên. . 13 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Về chỉ số BMI: Hình 3. 1. Đặc điểm về thể trạng của bệnh nhân theo BMI Bệnh nhân có chỉ số BMI bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất 41%. Tỷ lệ bệnh nhân có thể trạng thừa cân và béo phì cũng chiếm một nửa mẫu nghiên cứu (53%) trong đó có 3% bệnh nhân béo phì độ 2. Về trình độ học vấn: Hình 3. 2. Đặc điểm về trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu Bệnh nhân đến khám tại phòng khám đa khoa Long An đa số có trình độ học vấn không cao, hơn 40% chỉ có trình độ tiểu học hoặc mù chữ và chỉ 22,3% bệnh nhân có trình độ từ trung học phổ thông trở lên. Trình độ học vấn có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ dùng thuốc bởi vì một số nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng kiến thức về bệnh ĐTĐ có thể liên quan đến mức độ tuân thủ của bệnh nhân. . 14 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Về nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, bảo hiểm y tế: Bảng 3.3. Một số đặc điểm về mặt xã hội học (n=280) Thông tin Đối tượng Tần số Tỷ lệ % Trí thức 13 4.6 Lao động chân tay 171 61,1 Hưu trí 96 34,3 Hoàn cảnh Sống với người thân 272 97,1 sống Sống 1 mình 8 2,9 Bảo Hiểm Y Có 280 100,0 Tế Không 0 - Nghề nghiệp Tương ứng với trình độ văn hoá không cao, và mặc dù đa số bệnh nhân thuộc nhóm người cao tuổi (62% bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên), trong nghiên cứu có hơn 60% bệnh nhân là lao động chân tay. Hầu hết bệnh nhân đều chung sống với người thân, chỉ có 8 trường hợp là sống 1 mình chiếm tỷ lệ 2,9%. Toàn bộ bệnh nhân đều đến khám bệnh theo diện bảo hiểm y tế. Như vậy bệnh nhân sẽ không chịu gánh nặng về chi phí thuốc, tuy nhiên đây là hạn chế của nghiên cứu vì không đánh giá được tuân thủ dùng thuốc của các đối tượng không có bảo hiểm y tế. Về lối sống: Bảng 3.4. Thông tin về lối sống sinh hoạt (n=280) Đặc điểm Hút thuốc Tần số Tỷ lệ % Không hút huốc 240 85,7 Đang hút huốc 26 9,3 Đã cai thuốc 14 5,0 254 90,7 0 - Ăn nhiều rau quả, trái cây ít ngọt, Chế độ ăn khẩu phần ăn ít đường ít béo ít muối hàng ngày Nhiều đường: bánh kẹo ngọt, nước ngọt, trái cây ngọt... (> 18g/ngày, . 15 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. gần bằng 3 muỗng cafe) Nhiều muối (> 6g/ngày, gần bằng 1 1 0,4 Nhiều chất béo 0 - Khác 25 8,9 Có 170 60,7 Không 110 39,3 muỗng café) Tập luyện thể dục, vận động cơ thể Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu có lối sống lành mạnh với 85,7% không hút thuốc lá, có chế độ ăn hàng ngày nhiều rau quả trái cây ít ngọt, khẩu phần ăn ít béo, ít muối chiếm 90,7% và 60,7 % bệnh nhân có dành thời gian tập thể dục trong ngày. 3.2. Đặc điểm về bệnh đái tháo đường và các bệnh kèm Bảng 3.5. Đặc điểm về bệnh đái tháo đường típ 2 Đặc điểm Tần số/ 280 đối tượng Tỷ lệ % <1 năm 21 7,5 ≥ 1-5 năm 123 43,9 ≥ 5-10 năm 61 21,8 ≥ 10 năm 75 26,8 Điều trị sau khi Điều trị ngay 279 99,6 phát hiện bệnh Chưa điều trị ngay 1 0,4 Tiền sử gia đình có Có 133 47,5 người mắc ĐTĐ Không 147 52,5 Thời gian mắc bệnh Số bệnh nhân mắc bệnh từ 1 đến 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm hơn 40% tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. Ngoài ra có hơn ¼ số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường lâu năm, dài hơn 10 năm. Tỷ lệ này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Đào (2014) với nhóm bệnh nhân mắc bệnh từ 1-5 năm chiếm tỷ lệ 33.8% và nhóm ≥ 10 năm là 32.3% [10]. . 16 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Đây là những đối tượng dễ xảy ra biến chứng và việc đảm bảo tuân thủ dùng thuốc có thể đóng vai trò quan trọng giúp làm chậm tiến triển của bệnh. Sau khi phát hiện bản thân mắc bệnh đái tháo đường 99,6% bệnh nhân đi điều trị ngay, chỉ có 1 bệnh nhân đến 1 khoảng thời gian sau mới điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh. Trong nghiên cứu có 47,5% bệnh nhân có người thân (cha, mẹ, anh chị em ruột, con) mắc bệnh đ ái tháo đườ ng típ 2. Nghiên cứu này khác biệt với nghiên cứu của tác giả Võ Thị Bổn, tỷ lệ bệnh nhân không có người thân mắc bệnh đái tháo đường type 2 chiếm đến 94,7% [11]. Bảng 3.6. Đặc điểm bệnh kèm Đặc điểm Tần số/ 280 đối tượng Tỷ lệ % 156 53,2 Bệnh ở gan 8 2,7 Bệnh ở tim 29 9,9 Các bệnh Bệnh ở mắt 8 2,7 kèm theo Bệnh ở thận 8 2,7 Bệnh ở bàn chân 1 0,3 Bệnh lý thần kinh 13 4,4 Bệnh khác 73 24,9 0 bệnh kèm 48 17,1 1 bệnh kèm 175 62,5 2 bệnh kèm 51 18,2 3 bệnh kèm 5 1,8 4 bệnh kèm 1 0,4 Tăng huyết áp Số lượng bệnh kèm ở bệnh nhân ĐTĐ Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu đều mắc kèm ít nhất 1 bệnh mạn tính (82,9%), trong đó bệnh nhân mắc kèm một bệnh khác ngoài bệnh ĐTĐ típ 2 chiếm 62,5%. Trong số các bệnh kèm, thường gặp nhất là tăng huyết áp . 17 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. (53,2%). Do đa số bệnh nhân đều là người cao tuổi, các bệnh lý về tim mạch bao gồm tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, tăng huyết áp cũng là một trong các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường típ 2 [12]. Bảng 3.7. Đặc điểm dùng thuốc của bệnh nhân Đặc điểm Tần số/ 280 đối tượng Tỷ lệ % Số loại thuốc 1 thuốc 81 28,9 ĐTĐ được kê 2 thuốc 178 63,6 đơn ≥ 3 thuốc 21 7,5 Số lần dùng 1 lần 38 13,6 thuốc ĐTĐ 2 lần 164 58,6 trong 1 ngày 3 lần 78 27,9 Trong 280 bệnh nhân phỏng vấn, phần lớn bệnh nhân điều trị với 2 loại thuốc chiếm tỷ lệ 63,6%, một phần nhỏ hiện đang điều trị với từ 3 loại thuốc trở lên, chiếm tỷ lệ 7,5%. Tần suất dùng thuốc ngày 2 lần chiếm tỷ lệ cao nhất 58,6 %. Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huyền (2016) tỷ lệ dùng 2 loại thuốc và 2 lần trong ngày đều chiếm tỷ lệ cao nhất với các số tỷ lệ là 50,7% và 67,3% [13]. Bảng 3.8. Đặc điểm về biến cố bất lợi của thuốc Tần số/ 280 Đặc điểm đối tượng Tỷ lệ % Tim đập nhanh 2 0,7 Buồn nôn, nôn 5 1,7 Biến cố bất lợi Mệt mỏi 2 0,7 sau khi uống Nhức đầu 1 0,4 thuốc Táo bón 3 1,1 Đau bụng 1 0,4 Tiêu chảy 7 2,5 . 18 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Hạ đường huyết nhẹ 1 0,4 Hạ đường huyết nặng, nhập viện 4 1,4 256 91,4 Không thấy có tác dụng phụ khi dùng thuốc Số lượng biến 1 22 7,9 cố bất lợi/1 2 2 0,7 bệnh nhân 0 256 91,4 Có 256 bệnh nhân không thấy có biến cố bất lợi khi dùng thuốc. Đa số các biến cố đều ở mức độ nhẹ như tiêu chảy (2,5%), buồn nôn (1,7%). Chúng tôi ghi nhận chỉ có 1 trường hợp bệnh nhân mô tả triệu chứng hạ đườ ng huyết nhưng có 4 bệnh nhân (1,4%) phải nhập viện do hạ đườ ng huyết quá mức. Điều này cho thấy có thể cần thiết phải tư vấn thêm cho bệnh nhân các dấu hiệu của hạ đường huyết để phòng ngừa cũng như hướng dẫn bệnh nhân cách xử trí nhanh chóng khi hạ đường huyết mới chỉ ở mức độ nhẹ, tránh để xảy ra tình trạng hạ đường huyết quá mức cần nhập viện. 3.3. Tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân Dựa trên điểm MMAS-8, phân loại bệnh nhân thành các mức độ tuân thủ tốt (8 điểm), trung bình (6-7 điểm) hoặc kém (< 6 điểm). Kết quả khảo sát trên 280 bệnh nhân được trình bày trong hình 3.3. Hình 3. 3. Mức độ tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh ĐTĐ típ 2 . 19 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Mức độ tuân thủ của bệnh nhân cũng có thể chia thành 2 nhóm bệnh nhân “tuân thủ” gồm những bệnh nhân có điểm MMAS-8 = 8 và “không tuân thủ” gồm những bệnh nhân có điểm MMAS-8 <8. Trong nghiên cứu về thực hành tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Khoa Long An, bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc chiếm 45% và bệnh nhân chưa tuân thủ chiếm 55%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với một số nghiên cứu trước. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014) có 69,3% bệnh nhân tuân thủ tốt chế độ dùng thuốc, nghiên cứu Nguyễn Thị Huyền thì có 70,7% bệnh nhân tuân thủ tốt, nghiên cứu của Lê Thị Hương Giang có 78% tuân thủ tốt. Kết quả khảo sát sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân bằng thang đo MMAS-8 trên 280 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 được trình bày trong bảng 3.9. Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn bệnh nhân bằng thang đo MMAS-8 Tần số Tỷ lệ % STT Câu hỏi 1 Thỉnh thoảng có quên uống thuốc 116 41,4 2 Không dùng thuốc trong 2 tuần gần đây 40 14,3 15 5,4 9 3,2 272 97,2 10 3,6 20 7,1 7 2,5 3 4 5 6 7 8 Có giảm hoặc bỏ không dùng thuốc vì thấy tình trạng tệ hơn mà không báo cho bác sĩ Khi đi du lịch hay đi xa nhà thỉnh thoảng có quên mang theo thuốc Ngày hôm qua có dùng đủ các thuốc trong ngày Ngưng dùng thuốc khi cảm thấy triệu chứng được kiểm soát Cảm thấy phiền phức khi phải uống thuốc đúng theo đơn Thường gặp khó khăn khi phải nhớ các loại thuốc . 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất