Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kỹ thuật kháng sinh đồ hàng ii trên môi trường mgit và genotype mtbdrsl...

Tài liệu đánh giá kỹ thuật kháng sinh đồ hàng ii trên môi trường mgit và genotype mtbdrsl cho vi khuẩn lao đa kháng thuốc

.PDF
106
1
139

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- TRẦN THỊ KIM QUY ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT KHÁNG SINH ĐỒ HÀNG II TRÊN MÔI TRƯỜNG MGIT VÀ GENOTYPE MTBDRsl CHO VI KHUẨN LAO ĐA KHÁNG THUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- TRẦN THỊ KIM QUY ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT KHÁNG SINH ĐỒ HÀNG II TRÊN MÔI TRƯỜNG MGIT VÀ GENOTYPE MTBDRsl CHO VI KHUẨN LAO ĐA KHÁNG THUỐC Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học Mã số: 8720601 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS. NGUYỄN HỮU LÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019 . . i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các tài liệu trích dẫn, các số liệu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và tuân theo đúng yêu cầu của một đề tài nghiên cứu dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.BS. Nguyễn Hữu Lân. Đề tài nghiên cứu này là duy nhất và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Thị Kim Quy . . ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ DỊCH THUẬT VÀ VIẾT TẮT ..................... iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................. vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................... viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH ................................................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................... 4 1.1. Tình hình bệnh lao hiện nay .......................................................... 4 1.2. Lịch sử bệnh lao ............................................................................ 5 1.3. Trực khuẩn lao .............................................................................. 6 1.4. Chẩn đoán lao phổi ........................................................................ 9 1.5. Chẩn đoán lao kháng thuốc ..........................................................10 1.6. Các phương pháp chẩn đoán lao trong phòng XN ........................12 1.7. Các kỹ thuật KSĐ hàng II cho vi khuẩn lao .................................15 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......17 2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................17 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................17 2.3. Y đức và tính ứng dụng của nghiên cứu .......................................19 2.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu ....................................................21 2.5. Các kỹ thuật XN dùng trong nghiên cứu ......................................22 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................44 3.1. Mô tả các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .............................44 . . iii 3.2. Kết quả nghiên cứu.......................................................................47 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................65 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ...................................................65 4.2. Kết quả nghiên cứu.......................................................................67 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU .............................................................76 KẾT LUẬN ...............................................................................................77 KIẾN NGHỊ ..............................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . iv DANH MỤC CÁC CHỮ DỊCH THUẬT VÀ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh AC Amplification control Tên đầy đủ tiếng Việt Đối chứng khuếch đại ADN Deoxyribo Nucleic Acid AFB Acid - Fast Bacilli Trực khuẩn kháng acid Acquired Immunodeficiency Hội chứng suy giảm Syndrome miễn dịch mắc phải AIDS Am Amikacin ATCC American Type Culture Ngân hàng chủng chuẩn Collection Hoa kỳ BD Becton Dickinson CC Conjugate control Cm Capreomycin GC Growth control Tuýp chứng GU Growth unit Đơn vị sinh trưởng Human Immunodeficiency Virus gây suy giảm Virus miễn dịch ở người HIV Km Đối chứng liên hợp Kanamycin KSĐ Kháng sinh đồ Lowenstein – Jensen LJ . Môi trường đặc nuôi cấy vi khuẩn lao . v Multidrug - resistant MDR-TB tuberculosis Bệnh lao đa kháng thuốc Mycobacteria Growth Tuýp chỉ thị sự phát triển Indicator Tube vi khuẩn lao MUT Mutation Băng tín hiệu đột biến Ofx Ofloxacin PCR Polymerase Chain Reaction PNB Para Nitrobenzoic acid MGIT Phản ứng nhân gen Màng lai có gắn mẫu dò STRIP chuyên biệt TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới Mycobacterium tuberculosis TUB complex Băng đối chứng loài VER Version WT Wild type Băng tín hiệu hoang dại Extensively drug - resistant Bệnh lao siêu kháng tuberculosis thuốc XDR-TB XN Xét nghiệm Xét nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học phân Xpert tử để nhận diện vi khuẩn MTB/RIF lao kể cả vi khuẩn lao kháng Rifampicin . . vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tính cỡ mẫu .......................................................................18 Bảng 2.2. Hướng dẫn chuẩn bị môi trường cấy LJ .....................................24 Bảng 2.3. Báo cáo kết quả LJ .....................................................................26 Bảng 2.4. Các bước thực hiện KSĐ ............................................................30 Bảng 2.5. Nồng độ thuốc khuyến cáo .........................................................32 Bảng 2.6. Chu trình nhiệt cho phản ứng khuếch đại ...................................36 Bảng 2.7. Diễn giải kết quả GenoType MTBDRsl .....................................41 Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính .............................44 Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi ...........................45 Bảng 3.3. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu ....................................46 Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dịch tễ học..........................46 Bảng 3.5. Đặc điểm đại thể mẫu đờm trong nghiên cứu .............................47 Bảng 3.6. Kết quả theo số ngày mẫu đờm cấy dương tính .........................47 Bảng 3.7. Đặc điểm thời gian mẫu đờm cấy dương tính ............................48 Bảng 3.8. Kết quả kỹ thuật KSĐ hàng II trên môi trường LJ .....................49 Bảng 3.9. Kết quả kỹ thuật KSĐ hàng II trên môi trường MGIT ...............50 Bảng 3.10. Kết quả kỹ thuật GenoType MTBDRsl ....................................51 Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả của các kỹ thuật trong nghiên cứu ...............52 Bảng 3.12. Kết quả KSĐ hàng II thuốc Am trên môi trường MGIT so sánh với môi trường LJ làm tiêu chuẩn vàng ......................................52 Bảng 3.13. Các giá trị của kỹ thuật KSĐ hàng II với thuốc Am trên môi trường MGIT ..............................................................................53 Bảng 3.14. Kết quả KSĐ hàng II thuốc Am trên GenoType MTBDRsl so sánh với môi trường LJ làm tiêu chuẩn vàng .............................53 Bảng 3.15. Các giá trị của kỹ thuật GenoType MTBDRsl với thuốc Am ..54 . . vii Bảng 3.16. Kết quả KSĐ hàng II thuốc Cm trên môi trường MGIT so sánh với môi trường LJ làm tiêu chuẩn vàng ......................................54 Bảng 3.17. Các giá trị của kỹ thuật KSĐ hàng II với thuốc Cm trên môi trường MGIT ..............................................................................55 Bảng 3.18. Kết quả KSĐ hàng II thuốc Cm trên GenoType MTBDRsl so sánh với môi trường LJ làm tiêu chuẩn vàng .............................55 Bảng 3.19. Các giá trị của kỹ thuật GenoType MTBDRsl với thuốc Cm ...56 Bảng 3.20. Kết quả KSĐ hàng II thuốc Km trên môi trường MGIT so sánh với môi trường LJ làm tiêu chuẩn vàng ......................................56 Bảng 3.21. Các giá trị của kỹ thuật KSĐ hàng II với thuốc Km trên môi trường MGIT. .............................................................................57 Bảng 3.22. Kết quả KSĐ hàng II thuốc Km trên GenoType MTBDRsl so sánh với môi trường LJ làm tiêu chuẩn vàng .............................57 Bảng 3.23. Các giá trị của kỹ thuật GenoType MTBDRsl với thuốc Km ..58 Bảng 3.24. Kết quả KSĐ hàng II thuốc Ofx trên môi trường MGIT so sánh với môi trường LJ làm tiêu chuẩn vàng ......................................58 Bảng 3.25. Các giá trị của kỹ thuật KSĐ hàng II với thuốc Ofx trên môi trường MGIT. .............................................................................59 Bảng 3.26. Kết quả KSĐ hàng II thuốc Ofx trên GenoType MTBDRsl so sánh với môi trường LJ làm tiêu chuẩn vàng .............................59 Bảng 3.27. Các giá trị của kỹ thuật GenoType MTBDRsl với thuốc Ofx ..60 Bảng 3.28. Tổng hợp các giá trị của các kỹ thuật trong nghiên cứu ...........61 Bảng 3.29. Đặc điểm kháng thuốc của các mẫu đờm trong nghiên cứu .....62 Bảng 3.30. Kết quả thực hiện lần 2 cả ba kỹ thuật KSĐ hàng II. ...............64 Bảng 4.1. Thời gian trung bình có kết quả và giá thành của các kỹ thuật...72 . . viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi...............45 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ phân bố đối tượng nghiên cứu theo dịch tễ học .............46 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ theo số ngày mẫu đờm cấy dương tính ..........................48 Biểu đồ 3.4. Kết quả kỹ thuật KSĐ hàng II trên môi trường LJ .................49 Biểu đồ 3.5. Kết quả kỹ thuật KSĐ hàng II trên môi trường MGIT ...........50 Biểu đồ 3.6. Kết quả kỹ thuật GenoType MTBDRsl ..................................51 Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính .................65 Biểu đồ 4.2. Biểu đồ so sánh sự phát hiện kháng .......................................67 Biểu đồ 4.3. Biểu đồ so sánh sự phát hiện nhạy .........................................68 . . ix DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quy trình tiến hành nghiên cứu .................................................21 Sơ đồ 2.2. Chuẩn bị huyền dịch từ tuýp MGIT dương tính ........................29 Sơ đồ 2.3. Cấy và chuẩn bị KSĐ hàng II trên hệ thống BACTEC MGIT ..31 . . x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Trực khuẩn M. tuberculosis sau khi nhuộm Ziehl-Neelsen ......... 6 Hình 1.2. Cấu trúc thành tế bào M. tuberculosis ......................................... 7 Hình 1.3. Khuẩn lạc M. tuberculosis trên môi trường LJ ............................ 8 Hình 1.4. AFB trên tiêu bản nhuộm Huỳnh quang .....................................12 Hình 1.5. Khuẩn lạc M. tuberculosis trên môi trường LJ ...........................13 Hình 1.6. Hệ thống máy BACTEC MGIT 960 ...........................................14 Hình 1.7. Quy trình thực hiện kỹ thuật Xpert MTB/RIF ............................15 Hình 2.1. Quy trình ly trích ADN ...............................................................35 Hình 2.2. Quy trình lai TwinCubator..........................................................37 Hình 2.3. Các băng tín hiệu trên thanh STRIP ...........................................38 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80-85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh [7]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác chống lao trong thời gian qua, bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề sức khoẻ chính trên toàn cầu. TCYTTG ước tính năm 2017 trên toàn cầu có khoảng 10 triệu người mới mắc lao hàng năm. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh nhiễm khuẩn với khoảng 1,3 triệu người tử vong do lao, tỉ lệ mắc bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB) là 3,5% trong số bệnh nhân lao mới phát hiện và 18% trong số bệnh nhân lao có tiền sử điều trị lao trước đó [49]. Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 16 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 15 trong số 30 nước có gánh nặng MDR-TB cao nhất thế giới. Năm 2017, Việt Nam có khoảng 124 ngàn người mới mắc lao, 12 ngàn người tử vong do lao, tỉ lệ mắc MDR-TB là 4,1% trong tổng số bệnh nhân lao mới phát hiện và 17% trong số bệnh nhân có tiền sử điều trị lao trước đó [50], [52]. Vi khuẩn lao kháng thuốc chống lao và đặc biệt là kháng nhiều thuốc chống lao đang sử dụng hiện nay, gây MDR-TB đã xuất hiện nhiều quốc gia trên trế giới [11]. Kháng thuốc xảy ra do điều trị không đủ thời gian hoặc nhiễm chủng vi khuẩn lao kháng thuốc. Điều trị MDR-TB khó hơn và cần dùng các thuốc chống lao hàng II, là những thuốc độc hơn và ít hiệu quả hơn [14]. Vấn đề lớn trong quản lý bệnh lao là sự phát triển MDR-TB [48]. Quản lý tốt MDR-TB có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược chấm dứt bệnh lao, . . 2 bởi theo TCYTTG, mỗi năm có khoảng 558 ngàn trường hợp MDR-TB trong số bệnh nhân lao mới [49]. Mô hình thống kê của McBryde và cộng sự cho thấy MDR-TB có thể duy trì sự lây truyền dịch bệnh, ngay cả khi có đủ chi phí, và sẽ có khả năng thay thế các chủng nhạy cảm thuốc khi không có các chương trình điều trị MDR-TB hiệu quả [38], [43]. Mặt khác, hầu hết các biện pháp can thiệp để ngăn chặn lây truyền lao tập trung vào trường hợp đã biết hoặc nghi ngờ lao, thường là điều trị hiệu quả, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy các trường hợp không được chẩn đoán, không được điều trị lao (tính đến cả lao nhạy cảm thuốc và lao kháng thuốc) chiếm tỉ lệ lây truyền nhiều hơn [42]. Việc nghiên cứu tính kháng thuốc của vi khuẩn lao trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phòng chống lao trên phạm vi toàn cầu. Chẩn đoán nhanh lao tiền/siêu kháng thuốc, để có phác đồ điều trị thích hợp, giảm các chi phí điều trị và giảm nguy cơ lây truyền những chủng này cho cộng đồng. Do đó, kháng sinh đồ (KSĐ) hàng II là điều cần thiết để xác định phương hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân MDR-TB, việc áp dụng một phương pháp mới để phát hiện nhanh lao kháng thuốc hàng II ở vùng dịch tễ cao như Việt Nam là hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kỹ thuật KSĐ hàng II trên môi trường Mycobacterium Growth Indicator Tube (MGIT) và GenoType MTBDRsl cho vi khuẩn lao đa kháng thuốc”. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Phát hiện nhanh các trường hợp kháng thuốc chống lao hàng II: Amikacin (Am), Capreomycin (Cm), Kanamycin (Km) và Ofloxacin (Ofx) cho vi khuẩn lao đa kháng thuốc. Mục tiêu chuyên biệt: 1. Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của kỹ thuật KSĐ hàng II trên môi trường MGIT và GenoType MTBDRsl so sánh với kết quả KSĐ hàng II thường quy trên môi trường Lowenstein - Jensen (LJ). 2. Đánh giá tính khả thi của việc sử dụng kỹ thuật KSĐ hàng II trên môi trường MGIT thay thế KSĐ hàng II trên môi trường LJ cho vi khuẩn lao đa kháng thuốc. . . 4 CHƯƠNG 1. 1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Tình hình bệnh lao hiện nay 1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới Theo báo cáo của TCYTTG, mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác chống lao trong thời gian qua, bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề sức khoẻ chính trên toàn cầu. TCYTTG ước tính năm 2017 trên toàn cầu có khoảng 10 triệu người mới mắc lao hàng năm. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh nhiễm khuẩn và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đến từ một tác nhân truyền nhiễm duy nhất, cao hơn cả HIV/AIDS với khoảng 1,3 triệu người tử vong do lao. Tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia. Năm 2017 trên toàn cầu ước tính tỉ lệ mắc MDR-TB là 3,5% trong số bệnh nhân lao mới phát hiện, 18% trong số bệnh nhân lao có tiền sử điều trị lao trước đó và trong số các ca mắc MDR-TB có đến 8,5% mắc bệnh lao siêu kháng thuốc (XDR-TB) [49]. 1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 16 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 15 trong số 30 nước có gánh nặng MDR-TB cao nhất thế giới. Công tác chống lao của Việt Nam đã đạt được một số kết quả tốt. Tuy nhiên, năm 2017 có khoảng 124 ngàn người mới mắc lao, 12 ngàn người tử vong do lao và 7.100 người mắc MDR-TB. Tỉ lệ mắc MDR-TB trong năm 2017 là 4,1% trong tổng số bệnh nhân lao mới phát hiện, và 17% trong số bệnh nhân có tiền sử điều trị lao trước đó (năm 2016 là 26% trong số bệnh nhân có tiền sử điều trị lao trước) [50], [52]. . . 5 1.2. Lịch sử bệnh lao Bệnh lao là một bệnh đã có từ rất lâu. Thời kỳ Hypocrate, từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, người ta đã đề cập đến bệnh lao. Tuy nhiên hiểu biết về bệnh lúc đó chưa rõ ràng, chưa khẳng định được là bệnh lây truyền hay di truyền. Bản chất lây nhiễm của bệnh đã được Fracastorius mô tả từ đầu thế kỷ XVI. Năm 1865, Villemin chứng minh bệnh có thể lây truyền bởi mầm bệnh có trong những bệnh nhân lao. Năm 1882, Robert Koch người Đức phát hiện trực khuẩn lao bằng phương pháp nhuộm đặc biệt (nhuộm Ziehl-Neelsen). Bệnh lao do một loại trực khuẩn, gọi là trực khuẩn lao gây ra, viết tắt là BK (Bacillus de Koch) thuộc nhóm trực khuẩn kháng cồn kháng toan [1], [15]. Vào năm 1895, Conrad Roentgen khám phá ra tia X đã đưa ra một phương pháp mới chẩn đoán lao. Lý thuyết truyền bệnh lao qua những giọt nhỏ nhiễm khuẩn đã được đưa ra vào năm 1897. Cũng từ cuối thế kỷ XIX, nhiều tổ chức đã được thành lập để chống bệnh lao. Năm 1889, Hiệp hội lao được thành lập tại Mỹ và năm 1890, Liên đoàn chống lao được thành lập ở Pháp. Vào năm 1902, Hội quốc tế chống lao được thành lập. Đầu thế kỷ XX, lĩnh vực miễn dịch học bắt đầu phát triển. Vào năm 1944, Waksman đã giới thiệu kháng sinh Streptomycin, là loại thuốc đầu tiên điều trị hữu hiệu lao. Sau Streptomycin, Para-amino salicylic acid (PAS) đã phát minh bởi Lehmann vào năm 1946, Isoniazid vào năm 1952 và Rifampicin vào năm 1963. Kỷ nguyên điều trị và khống chế lao hiện đại đã hình thành. Chữa lành bệnh lao đã trở thành mục tiêu thực tiễn cho mỗi bệnh nhân trên toàn thế giới [16]. . . 6 1.3. Trực khuẩn lao 1.3.1. Tính chất vi khuẩn 1.3.1.1. Hình dạng, kích thước Trực khuẩn lao có dạng hình que dài, mảnh dẻ, đôi khi hơi cong, kích thước đường kính từ 0,2-0,6µm, dài từ 1-4µm. Trực khuẩn lao không có nang, không có lông, không sinh bào tử. Vi khuẩn có thể đứng riêng lẻ hay tụ thành một đám lớn trong đó khó phân biệt từng tế bào cá thể. Dạng sợi dài hay phân nhánh đôi khi thấy trong môi trường nuôi cấy nhân tạo. Trực khuẩn lao không nhuộm được bằng các phương pháp nhuộm thông thường như đối với các vi khuẩn khác, do tế bào trực khuẩn lao có chứa một lượng lớn lipid làm cho tế bào vi khuẩn kháng lại sự xâm nhập của các loại phẩm nhuộm. Trực khuẩn lao chỉ có thể nhuộm bằng phương pháp đặc biệt (phương pháp Ziehl-Neelsen). Khi đã bắt màu phẩm nhuộm, trực khuẩn rất khó bị tẩy màu bằng hỗn hợp acid-cồn nên trực khuẩn lao còn gọi là vi khuẩn kháng acid-cồn. Với phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen, trực khuẩn lao bắt màu đỏ trên nền xanh [15]. Hình 1.1. Trực khuẩn M. tuberculosis sau khi nhuộm Ziehl-Neelsen (Nguồn: Annals of Tropical Medicine and Public Health, 2011 [44]) . . 7 1.3.1.2. Cấu trúc thành tế bào Vi khuẩn Mycobacterium được bao bọc bởi cấu trúc thành tế bào phức tạp đáng kể. Sự phức tạp của thành tế bào là một đặc điểm phân biệt đặc biệt khiến chủng này tách biệt với phần lớn các sinh vật khác [19]. Thành tế bào chứa peptidoglycan, mặt khác nó chứa các chất béo phức tạp. Hơn 60% thành tế bào M. tuberculosis là lipid. Phần lipid của thành tế bào M. tuberculosis bao gồm ba thành phần chính: acid mycolic, yếu tố thừng và sáp-D. Acid mycolic chiếm đến 50% khối lượng khô của vỏ tế bào M. tuberculosis. Nồng độ lipid cao trong thành tế bào của M. tuberculosis có liên quan đến các đặc tính của trực khuẩn này: - Không thấm thuốc nhuộm. - Kháng nhiều loại kháng sinh. - Kháng lại các hợp chất có tính acid và kiềm [31]. Hình 1.2. Cấu trúc thành tế bào M. tuberculosis (Nguồn: Clinical and Developmental Immunology, 2011 [34]) 1.3.1.3. Tính chất nuôi cấy Hai môi trường được sử dụng để nuôi M. tuberculosis: Middlebrook môi trường cơ bản là agar và LJ môi trường cơ bản là trứng. Các khuẩn lạc . . 8 M. tuberculosis nhỏ và có màu kem khi nuôi cấy trên cả hai môi trường. Cả hai loại môi trường đều chứa chất ức chế để tiêu diệt các vi khuẩn thường và vi nấm, tạo điều kiện cho M. tuberculosis phát triển. Phải mất 4-6 tuần để các khuẩn lạc được hình thành rõ rệt trên cả hai loại môi trường [31]. Hình 1.3. Khuẩn lạc M. tuberculosis trên môi trường LJ (Nguồn: Online Textbook of Bacteriology[31]) 1.3.2. Khả năng gây bệnh 1.3.2.1. Bệnh học lao Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm được truyền từ người sang người thông qua ho và hít các hạt khí dung trong không khí có chứa vi khuẩn lao M. tuberculosis. Lao chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, nhưng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của cơ thể [21]. Một người mang nhiễm khuẩn lao tiềm ẩn khi mang vi khuẩn lao M. tuberculosis nhưng không biểu hiện bệnh và không có khả năng lây truyền. Quá trình chuyển từ lao tiềm ẩn sang phát bệnh lao có thể xảy ra bất cứ khi nào, trong thời gian ngắn hoặc nhiều năm sau khi nhiễm khuẩn [25]. Hơn 90% người nhiễm vi khuẩn lao mang nhiễm khuẩn lao ở dạng tiềm ẩn, nguy cơ phát bệnh ước tính chỉ khoảng 5% ở giai đoạn 18 tháng đầu sau khi .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất