Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quả xa sau điều trị mất da vùng cẳng tay và bàn tay bằng vạt da cuố...

Tài liệu đánh giá kết quả xa sau điều trị mất da vùng cẳng tay và bàn tay bằng vạt da cuống bẹn

.PDF
124
1
85

Mô tả:

Hình 0.1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------- VÕ NGỌC MINH VIỆT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XA SAU ĐIỀU TRỊ MẤT DA VÙNG CẲNG TAY VÀ BÀN TAY BẰNG VẠT DA CUỐNG BẸN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------- VÕ NGỌC MINH VIỆT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XA SAU ĐIỀU TRỊ MẤT DA VÙNG CẲNG TAY VÀ BÀN TAY BẰNG VẠT DA CUỐNG BẸN Chuyên ngành: CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH Mã số: 60 72 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS. NGUYỄN ANH TUẤN Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. VÕ NGỌC MINH VIỆT MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 5 1.1 Phân loại vạt da ..................................................................................... 5 1.1.1 Dựa vào giải phẫu mạch máu ................................................................ 5 1.1.2 Dựa vào phương pháp sử dụng ............................................................. 7 1.1.3 Dựa vào thành phần mô ........................................................................ 8 1.2 Vạt da cuống bẹn................................................................................... 8 1.2.1 Lịch sử và giá trị lâm sàng của vạt da cuống bẹn ................................. 8 1.2.2 Giải phẫu vạt da cuống bẹn ................................................................. 10 1.2.3 Xác định trục và thiết kế vạt da........................................................... 14 1.2.4 Kỹ thuật ............................................................................................... 16 1.2.5 Cố định bàn tay ................................................................................... 19 1.2.6 Ngay sau khi phẫu thuật ...................................................................... 21 1.2.7 Theo dõi vạt da và phẫu thuật cắt cuống............................................. 22 1.3 Các nghiên cứu lâm sàng về vạt da cuống bẹn ................................... 23 1.3.1 Trên thế giới ........................................................................................ 23 1.3.2 Ở Việt Nam. ........................................................................................ 25 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ........... 29 2.1 Đối tượng. ........................................................................................... 29 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh ......................................................................... 29 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ .............................................................................. 29 2.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 29 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 29 2.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................ 29 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ............................................................................... 39 3.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân .......................................................... 39 3.1.1 Đặc điểm số liệu bệnh nhân ................................................................ 39 3.1.2 Tuổi. .................................................................................................... 39 3.1.3 Giới tính. ............................................................................................. 40 3.1.4 Phân bố bệnh nhân theo nơi sinh sống ................................................ 40 3.1.5 Nghề nghiệp. ....................................................................................... 41 3.2 Đặc điểm tổn thương. .......................................................................... 41 3.2.1 Nguyên nhân tổn thương. .................................................................... 41 3.2.2 Loại tổn thương. .................................................................................. 42 3.2.3 Tay bị tổn thương. ............................................................................... 42 3.2.4 Mặt mất da........................................................................................... 43 3.2.5 Vị trí mất da. ....................................................................................... 43 3.2.6 Tổn thương phối hợp........................................................................... 44 3.3 Đặc điểm về điều trị ............................................................................ 44 3.3.1 Số lần cắt lọc trước khi phẫu thuật...................................................... 44 3.3.2 Ngày phẫu thuật vạt da cuống bẹn. ..................................................... 45 3.3.3 Thời gian phẫu thuật. .......................................................................... 45 3.3.4 Diện tích mất da ước lượng. ................................................................ 46 3.3.5 Số ngày nằm viện. ............................................................................... 47 3.3.6 Số lần lọc mỡ và tách ngón. ................................................................ 47 3.3.7 Thời điểm theo dõi tái khám sau mổ................................................... 48 3.4 Đặc điểm về vạt da. ............................................................................. 48 3.4.1 Màu sắc. .............................................................................................. 48 3.4.2 Độ nhô cao vạt da................................................................................ 49 3.4.3 Tính chất vạt da. .................................................................................. 49 3.4.4 Sẹo quanh vạt da. ................................................................................ 49 3.4.5 Loét trên sẹo quanh vạt da. ................................................................. 50 3.4.6 Nhiễm trùng dò vạt da muộn............................................................... 50 3.4.7 Sẹo vùng cho vạt da. ........................................................................... 50 3.4.8 Đánh giá sẹo giành cho người quan sát. ............................................. 50 3.4.9 Đánh giá sẹo giành cho bệnh nhân...................................................... 50 3.4.10 3.5 Cảm giác vạt da. .............................................................................. 51 Đặc điểm về vận động. ........................................................................ 51 3.5.1 Phục hồi vận động khớp vai và khớp khuỷu tay bị bất động. ............. 51 3.5.2 Ảnh hưởng chi dưới chỗ cho vạt da. ................................................... 51 3.5.3 Phục hồi cẳng tay và bàn tay bị tổn thương. ....................................... 52 3.5.4 Thang điểm The Quick DASH............................................................ 53 3.6 Nghề nghiệp sau phẫu thuật. ............................................................... 53 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ............................................................................ 54 4.1 Đặc điểm chung dân cư nghiên cứu. ................................................... 54 4.2 Đặc điểm về tổn thương ...................................................................... 55 4.3 Đặc điểm về điều trị ............................................................................ 58 4.4 Đặc điểm về vạt da. ............................................................................. 61 4.5 Đặc điểm về vận động. ........................................................................ 64 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 68 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 71 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BN: Bệnh Nhân BV: Bệnh Viện CTCH: Chấn Thương Chỉnh Hình ĐM: Động Mạch TM: Tĩnh Mạch ĐMMCN: Động Mạch Mũ Chậu Nông Tp.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh VDCB: Vạt Da Cuống Bẹn DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 0.1 ............................................................................................................. 1 Hình 1.1. Sự tưới máu cho da theo kiểu trục .................................................... 5 Hình 1.2. Sự tưới máu cho da theo kiểu mô kẽ................................................ 6 Hình 1.3. Sự tưới máu cho da bởi động mạch thần kinh da ............................. 7 Hình 1.4. Sự tưới máu cho động mạch nuôi cơ ................................................ 7 Hình 1.5. Cơ sở giải phẫu vạt da cân ................................................................ 8 Hình 1.6. Giải phẫu vạt da cuống bẹn ............................................................ 10 Hình 1.7. Mạch máu vùng bẹn ........................................................................ 11 Hình 1.8. Bơm dung dịch màu xanh Methylenevào nhánh sâu ĐMMCN trên thi thể tươi để khảo sát vùng tưới máu ............................................................ 12 Hình 1.9. Mô tả thiết kế vạt da dựa trên quy tắc 2 ngón tay ........................... 15 Hình 1.10. Các mốc giải phẫu và thiết kế vạt da ............................................ 16 Hình 1.11. Bóc tách vạt da từ ngoài vào trong ............................................... 17 Hình 1.12. Lấy thêm cân nông cơ may ........................................................... 18 Hình 1.13.. Dụng cụ cố định bàn tay vào cánh chậu dùng tại BV CTCH Tp HCM ................................................................................................................ 19 Hình 1.14. Dùng dụng cụ cố định ngoài để giữ tay bị tổn thương sau khi đã che phủ tại BV CTCH Tp HCM ............................................................................ 20 Hình 1.15. Hình ảnh băng lỏng lẻo vạt da, chừa 1 vùng da nhỏ để theo dõi vạt da tại BV CTCH Tp HCM .............................................................................. 20 Hình 1.16. Hình ảnh bệnh nhân sau mổ cần co đùi để tránh căng vạt da tại BV CTCH Tp HCM............................................................................................... 21 Hình 1.17. Hình ảnh bệnh nhân được thử cột cuống tại BV CTCH Tp HCM 22 Hình 1.18.Nhánh ngoài cảm giác da của thần kinh ngực 12. ......................... 24 Hình 1.19. Kĩ thuật khâu nối mạch máu và thần kinh .................................... 25 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nguyên ủy của động mạch mũ chậu nông và thượng vị nông ....... 13 Bảng 1.2. Đường kính của ĐM mũ chậu nông và thượng vị nông ngay sau nguyên ủy ........................................................................................................ 13 Bảng 2.1. Bảng đánh giá sẹo giành cho người quan sát ................................. 31 Bảng 2.2. Bảng đánh giá sẹo giành cho bệnh nhân ........................................ 32 Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá cảm giác theo Hiệp hội Nghiên Cứu Hoa Kỳ ......................................................................................................................... 34 Bảng 2.4. Bảng câu hỏi về đánh giá sự khiếm khuyết vận động hoặc triệu chứng của chi trên nói chung: the Quick DASH ....................................................... 35 Bảng 3.1. Thời gian theo dõi bệnh nhân ......................................................... 39 Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo lớp tuổi .................................................... 39 Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo loại tổn thương ........................................ 42 Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo tay bị tổn thương ..................................... 42 Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo mặt mất da ............................................... 43 Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo vị trí tổn thương và mặt mất da. .............. 43 Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo tổn thương phối hợp ................................ 44 Bảng 3.8. Số lần cắt lọc trước khi phẫu thuật ................................................. 44 Bảng 3.9. Phân bố bệnh nhân theo số ngày được phẫu thuật VDCB tính từ lúc bị tổn thương ................................................................................................... 45 Bảng 3.10. Thời gian phẫu thuật ..................................................................... 45 Bảng 3.11. Diện tích mất da ước lượng .......................................................... 46 Bảng 3.12. Số ngày nằm viện ......................................................................... 47 Bảng 3.13. Sồ lần lọc mỡ và tách ngón........................................................... 47 Bảng 3.14. Thời điểm theo dõi bệnh nhân tái khám sau mổ .......................... 48 Bảng 3.15. Đánh giá về màu sắc da ................................................................ 48 Bảng 3.16. Độ nhô cao của vạt da................................................................... 49 Bảng 3.17. Tính chất vạt da ............................................................................ 49 Bảng 3.18. Sự lành sẹo quanh vạt da .............................................................. 49 Bảng 3.19. Bảng đánh giá giành cho người quan sát ...................................... 50 Bảng 3.20. Bảng đánh giá giành cho bệnh nhân ............................................. 50 Bảng 3.21. Đánh giá cảm giác theo thang điểm của Hiệp hội nghiên cứu Hoa Kỳ. ................................................................................................................... 51 Bảng 3.22. Ảnh hưởng chi dưới chỗ cho vạt da ............................................. 51 Bảng 3.23. Phục hồi cẳng tay và bàn tay bị tổn thương ................................. 52 Bảng 3.24. Đánh giá sự khiếm khuyết của cẳng tay và bàn tay theo thang điểm The Quick DASH ............................................................................................ 53 Bảng 3.25. Nghề nghiệp sau phẫu thuật.......................................................... 53 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính ............................................... 40 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nơi sinh sống ....................................... 40 Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ......................................... 41 Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân tổn thương ..................... 41 1 Ngày nay với tốc độ phát triển rất nhanh tiểu thủ công nghiệp, sản xuất công nghiệp cùng với sự phát triển giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt lẫn tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp. Trong đó các tổn thương mất da cẳng tay và bàn tay lộ mô quý như gân cơ xương, mạch máu thần kinh có nguy cơ hoại tử cao [5] [23] [24] [67] [78]. Bàn tay là cơ quan tinh tế nhất của hệ vận động, nó cần thiết cho mọi hoạt động của con người trong lao động, sinh hoạt, vui chơi. Bàn tay là kết tinh hoàn hảo của tạo hóa nhờ đó mà con người có thể thực hiện những thao tác từ đơn giản đến những thao tác tinh vi và phức tạp nhất. Bàn tay là một bộ phận quan trọng trong cuộc sống, là vốn quý của mỗi người. Trong lao động, bàn tay luôn phơi bày với mọi rủi ro, nguy cơ chấn thương bàn tay thường đưa đến hậu quả nặng nề như làm giảm sức lao động, gây tàn phế, làm tổn thương cả thể chất và tinh thần cho cá nhân và xã hội. Vết thương phần mềm vùng cổ bàn ngón tay là những thương tổn thường gặp trong cấp cứu. Theo Beler[26] thương tổn này rất đa dạng và phong phú chiếm từ 40 - 50% tổng số tai nạn lao động. Mất da mô mềm bàn tay thường chiếm tỉ lệ cao trong các chấn thương bàn tay. Do đặc điểm giải phẫu và chức năng, các mất da và mô mềm ở bàn tay dễ làm lộ gân, xương khớp… phơi bày trước nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử các gân cơ, xương khớp…làm giảm mất chức năng bàn tay. Xuất phát từ lí do trên, mất da bàn tay cần phải được che phủ sớm, đúng cách với vật liệu tốt không quá dày, mềm mại, không co rút…, nhằm khôi phục lại chức năng, sự mềm mại, khéo léo của các động tác cũng như cả về thẩm mỹ tốt nhất [21]. 2 Có nhiều phương pháp giúp che phủ [1] [31] như: Phương pháp ghép da bào rời chỉ là biện pháp tạm thời vì sau đó dễ gây sẹo co rút và không thể dùng cho trường hợp lộ gân và xương. Xoay da tại chỗ vạt trượt, hoán chuyển hình Z thì diện tích che phủ quá nhỏ không phù hợp. Vạt da chuyển ghép tư do [1] [29] có khâu nối mạch máu nuôi (vạt da vai, vạt da lưng rộng): các vạt da này có tính linh động cao, có khả năng che phủ được khuyết hổng ở bất cứ nơi nào, nhưng kĩ thuật phức tạp đòi hỏi phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm vi phẫu và trang thiết bị chuyên ngành như kính hiển vi, dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng. Vạt da có cuống mạch gần (vạt da liên cốt [3], vạt da Trung Quốc [25] [41] [56], vạt da bì cẳng tay ngoài [22], vạt da trụ dưới [42]): các vạt này sống tốt nhờ có mạch máu nuôi chính được lấy từ 1 trục động mạch chính hoặc phụ tại cẳng tay. Điều này đảm bảo khả năng sống tốt của vạt da nhưng có thể ảnh hưởng tới chức năng, cảm giác, vận động của bàn tay sau này nếu phải hy sinh động mạch chính. Ngoài ra diện tích che phủ nhỏ không cơ động, chi sau che phủ chịu lạnh kém. Vạt da có cuống mạch từ xa 1. Vạt da từ xa có cuống ngẫu nhiên [1] [9] ( vạt da cuống ngực, vạt da cuống bụng) các vạt da này dễ thực hiện, kỹ thuật đơn giản, tỉ lệ thành công cao nhưng phải tuân theo tỉ lệ về chiều dài và chiều rộng vạt để đảm bảo cấp máu tốt cho đầu xa của vạt, thời gian nằm viện dài (do phải chờ 3 tuần mới có thể cắt cuống), phẫu thuật nhiều lần, khó khăn khi cố định vạt da. 2. Vạt da từ xa có cuống mạch máu nuôi : vạt da cuống bẹn [11][12][14] là vạt da có cuống từ xa, được nuôi bởi bó mạch mũ chậu nông. Loại vạt này có ưu điểm là che phủ diện tích da lớn, kĩ thuật không quá khó để thực hiện tại các bệnh viện đa khoa tuyến dưới, tỉ lệ thành công cao, 3 không gây ra các tổn thương mạch máu của cẳng tay và mang tính thẩm mỹ tương đối dễ chấp nhận hơn các vạt da khác cộng thêm chổ cho vạt da có thể che dấu được. Khuyết điểm là: phải chờ 1 thời gian sau 3 – 4 tuần mới có thể cắt cuống và việc cố định đôi khi khó khăn. So với vạt da ngẫu nhiên từ xa, vạt da cuống bẹn có mạch máu nuôi khắc phục nhược điểm không cần tuân theo tỉ lệ nhất định về chiều dài và chiều rộng của vạt da. Chính điểm này làm cho VDCB trở nên đơn giản và dễ thực hiện hơn. Ngoài ra, VDCB còn có mô đệm dày giúp che phủ tốt các mô quý, từ đó có thể giúp vận động sớm các khớp cổ tay và bàn tay. Cho nên VDCB thường được lựa chọn để che phủ khuyết hổng mô mềm đặc biệt mất da vùng cẳng tay và bàn tay [3] [23] [25]. Trước đây, đã có một số báo cáo của các đồng nghiệp sử dụng VDCB che phủ mất da vùng cẳng tay và bàn tay, hầu hết đánh giá về sự sống còn và các biến chứng sau mổ của vạt da. Để giúp có cái nhìn toàn diện hơn, chúng tôi quyết định làm nghiên cứu đánh giá kết quả xa trên 1 năm sau khi đã hoàn thành phương pháp điều trị. Hi vọng có thể góp 1 phần nhỏ kiến thức để hoàn thiện các phương pháp trong điều kiện thực tế tại Việt Nam. 4 1. Đánh giá vùng mất da cẳng bàn tay về khả năng che phủ, tính chất vạt da và sẹo quanh vạt da, cảm giác của vạt da cuống bẹn sau che phủ 12 tháng. 2. Đánh giá về vận động của khớp vai, khớp khuỷu bên tay cố định, của chi dưới cho da, tính thẩm mỹ của sẹo vùng cho da. 5 1.1 Phân loại vạt da [1] [9] [31] 1.1.1 Dựa vào giải phẫu mạch máu Tùy theo kiểu tuần hoàn mà chúng ta đã thấy, có thể phân biệt. 1.1.1.1 Vạt kiểu trục: có một trục mạch máu được xác định rõ, đây là một động mạch hành trình dài xuyên chéo qua cân sâu rồi đi chéo vào sâu trong mô dưới da, kiểu tưới máu này hình thành vạt da kiểu trục. (Hình1.1) Hình 1.1. Sự tưới máu cho da theo kiểu trục (Nguồn: An Atlas of flaps in limb reconstruction. Masquelet A.C [31]) 6 1.1.1.2 Vạt với mô liên kết (Vạt da kiểu mô kẽ): Vạt da được tưới máu bởi các động mạch kẽ là nhánh xuất phát từ một động mạch chính, các động mạch kẽ này chạy thẳng góc với động mạch trục chính, xuyên qua mô liên kết giữa 2 cơ, sau khi xuyên qua cân thì chạy ngoằn ngoèo ngay trong lớp trên cân. Kiểu tưới máu này hình thành vạt da với mô liên kết. (Hình 1.2) Hình 1.2. Sự tưới máu cho da theo kiểu mô kẽ (Nguồn: An Atlas of flaps in limb reconstruction. Masquelet A.C [31]) Vạt da thần kinh, có thể coi như một vạt da kiểu trục. Cần lưu ý đến vai trò của động mạch thần kinh da tùy hành các nhánh thần kinh cảm giác nông. Các động mạch này có đường kính nhỏ, thành lập một mạng và một trục mạch máu máu thực sự cung cấp cho nhánh thần kinh đồng thời chia ra các động mạch nhỏ và ngắn cấp máu cho da. Động mạch thần kinh da là cơ sở của vạt da thần kinh được đồng hóa với vạt da kiểu trục do động mạch thần kinh da được xếp trong nhóm các các động mạch có hành trình dài. (Hình 1.3) 7 Hình 1.3. Sự tưới máu cho da bởi động mạch thần kinh da (Nguồn: An Atlas of flaps in limb reconstruction. Masquelet A.C [31]) 1.1.1.3 Vạt da cơ: hình thành nên vạt da cơ, được Mathes và Nahai chia làm 5 loại dựa theo số lượng mạch máu đi vào cơ. (Hình 1.4) Hình 1.4. Sự tưới máu cho động mạch nuôi cơ (Nguồn: An Atlas of flaps in limb reconstruction. Masquelet A.C [31]) Sự phân biệt này rất quan trọng vì cùng một vùng da có thể bóc tách theo nhiều kiểu tuần hoàn khác nhau. 1.1.2 Dựa vào phương pháp sử dụng Vạt tự do: cần phải được khâu nối vi phẫu để tái lập tuần hoàn. Nó tùy thuộc vào cả 3 loại tuần hoàn. Vạt bán đảo da: có đặc điểm duy trì 1 bản lề da ở đầu gần hay đầu xa, được sử dụng như một vạt xoay và khả năng che phủ có giới hạn. 8 Vạt đảo có đặc điểm là có một cuống mạch máu mà chiều dài cho phép tạo một cung quay, chính điều này xác định khả năng của vạt. Hầu hết vạt đảo đều có đặc trưng kiểu kẽ. Loại vạt này là loại vạt phức tạp. 1.1.3 Dựa vào thành phần mô Tiêu chuẩn cuối cùng để xác định đặc điểm của một vạt da liên quan đến các mô tái tạo. Vạt cân, gồm có cân sâu và một lớp mỏng mô dưới da để bảo vệ mạng rối ngay trên cân. Vạt dưới da, được bóc tách ở lớp dưới da và trên cân. Vạt này cho thấy một tuần hoàn kiểu trục. Vạt da, được bóc tách nằm trên mặt nông của cân hoặc của mạc bao cơ (Ví dụ vạt bẹn hoặc vạt da vai) Vạt da cân, được bóc tách toàn khối da, mô dưới da và cân sâu. (Hình 1.5) Hình 1.5. Cơ sở giải phẫu vạt da cân (Nguồn: An Atlas of flaps in limb reconstruction. Masquelet A.C[31]) 1.2 Vạt da cuống bẹn 1.2.1 Lịch sử và giá trị lâm sàng của vạt da cuống bẹn [1][17][55] Vạt bẹn là một trong những tiến bộ chính của phẫu thuật tái tạo và phải được coi như là một viên đá nền móng, đặc biệt là trong phẫu thuật bàn tay. Trên thực tế vạt này đã bị bỏ qua không dùng dưới hình thức vạt tự do vì có 9 nhiều biến đổi trong đường kính của cuống mạch máu và ở vài bệnh nhân do mô dưới da quá dày [8] [55]. Tuy nhiên vẫn còn nhiều chỉ định cho vạt này, vì nó rất đáng tin nếu sử dụng dưới hình thức vạt da có cuống để che phủ khuyết hổng ở vùng bàn tay. Vạt bẹn được coi như vạt căn bản đầu tay cho các phẫu thuật viên vi phẫu tạo hình. Có nhiều quan niệm cho rằng phẫu thuật tạo hình vi phẫu chỉ mới phát triển trong khoảng vài thập kỉ gần đây. Thật ra các vạt da có trục mạch máu, vạt da cơ và vạt cơ đã được dùng trong lâm sàng từ lâu và chỉ mới khám phá trong thời gian gần đây. Theo y văn, vạt da có cuống đầu tiên được thực hiện bởi John Wood [31] vào năm 1862, là phẫu thuật viên của Đại Học Hoàng Gia Luân Đôn. Ông ta nổi tiếng trên thế giới do công trình làm sáng tỏ cấu trúc giải phẫu của các thoát vị mà sự quan tâm chính trong phương pháp điều trị. Năm 1863, tác giả báo cáo một trường hợp bé gái 8 tuổi bị phỏng bàn tay trầm trọng. Được phục hồi bằng vạt bán đảo da, vạt sống hoàn toàn và Wood quyết định cắt nó dần dần. Sau 2 tháng, cầu da cuối cùng được cắt. Wood gọi là vạt da cuống bẹn. Năm 1972, Mc Grego và Jackson mô tả vạt da kiểu trục và được xem một trong những tiến bộ quan trọng của phẫu thuật tạo hình, đặc biệt trong phẫu thuật bàn tay [62]. Năm 1973, Daniel và Taylor lần đầu tiên mô tả việc chuyển ghép một đảo da đến nơi khác của cơ thể bằng thông nối mạch máu và đảo da này chính là vạt bẹn cuống bẹn [51]. Ưu điểm vạt da cuống bẹn Mô sẹo và tổn hại nơi cho ít, diện tích vạt lấy được nhiều, nên được nhiều phẫu thuật viên tạo hình áp dụng rộng rãi lên nhiều bộ phận của cơ thể như môi, cằm và tứ chi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất