Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quả sớm phẫu thuật chấn thương động mạch chi dưới tại bệnh viện đa ...

Tài liệu đánh giá kết quả sớm phẫu thuật chấn thương động mạch chi dưới tại bệnh viện đa khoa kiên giang

.PDF
144
1
119

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- DANH TRUNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- DANH TRUNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG Chuyên ngành: Ngoại Lồng Ngực Mã số: CK 62 72 07 05 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS BS PHẠM THỌ TUẤN ANH 2. TS. BS VŨ TRÍ THANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,kết quả được trình bày trong luận văn là sự thật và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu của các tác giả khác. DANH TRUNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - BN : Bệnh nhân - BVĐK KG : Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang - CTĐM : Chấn thương động mạch - CT-VT : Chấn thương – vết thương - ĐM : Động mạch - MM : Mạch máu - TK : Thần kinh - TM : Tĩnh mạch - TNGT : Tai nạn giao thông - TNLĐ : Tai nạn lao động - TNSH : Tai nạn sinh hoạt - VTĐM : Vết thương động mạch BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT AAST-OIS (The American Association for the Surgery of Trauma Organ : Hiệp hội phẫu thuật chấn thương của Mỹ Injury Scaling) Acute ischemia : Thiếu máu cấp Angiography : Chụp động mạch cản quang ATA (Anterior Tibial artery) : Động mạch chày trước Compartmental hypertension syndrome : Hội chứng chèn ép khoang DSA (Digital Subtraction angiography) : Chụp động mạch số hoá xoá nền Echo Doppler : Siêu âm doppler Extern fixation : Cố định ngoài Fasciotomy : Rạch giải áp khoang Femoral artery : Động mạch đùi ICP (intracompartmental pressure) : Áp lực trong khoang ISS (Injury Severity Score) : Điểm số chấn thương nặng Lower extremity, lower limb : Chi dưới LSI (Limb Salvage Index) : Chỉ số bảo tồn chi MESS (Mangled extremity severity score) : Thang điểm đánh giá độ nặng tổn thương chi. MESI (Mangled Extremity Syndrome Index : Chỉ số hội chứng tổn thương nghiêm trọng PEA (Peroneal artery) : Động mạch mác. PFA (Profounda femoral artery) : Động mạch đùi sâu Popliteal artery : Động mạch khoeo PTA (Posterior Tibial artery) : Động mạch chày sau Primary amputation : Đoạn chi thì 1 hay đoạn chi thì đầu. PSI (Predictive Salvage Index) : Chỉ số tiên lượng bảo tồn Risk factor : Yếu tố nguy cơ RTS (Revised Trauma Score) : Điểm chấn thương sửa đổi Secondary amputation : Đoạn chi thì hai SFA (Superficial femoral artery) : Động mạch đùi nông Termino-terminal anastomosis : Nối tận –tận Venous graft : Ghép tĩnh mạch DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1 Phân bố theo giới tính 56 Biểu đồ 3.2 Phân bố BN theo tuổi 57 Biểu đồ 3.3 Nguyên nhân chấn thương động mạch 57 Biểu đồ 3.4 Thời gian trước nhập viện 58 Biểu đồ 3.5 Phân nhóm thang điểm MESS 63 Biểu đồ 3.5 Thời gian trước phẫu thuật 65 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1 Tình trạng sốc 59 Bảng 3.2 Vị trí chi dưới bị tổn thương 59 Bảng 3.3 Dấu hiệu lâm sàng 59 Bảng 3.4 Cảm giác đoạn xa chi dưới 60 Bảng 3.5 Vận động đoạn xa chi dưới 60 Bảng 3.6 Mạch ở chi dưới đoạn xa 60 Bảng 3.7 Thiếu máu nuôi đoạn xa chi dưới 61 Bảng 3.8 Gãy xương liên quan đến tổn thương động mạch chi dưới 61 Bảng 3.9 Tổn thương mô mềm của chi dưới tổn thương 62 Bảng 3.10 Đặc điểm thang điểm MESS trước phẫu thuật 62 Bảng 3.11 Siêu âm doppler mạch máu trước mổ lần 1 63 Bảng 3.12 Siêu âm doppler mạch máu trước mổ lần 2 64 Bảng 3.13 Siêu âm doppler mạch máu sau mổ 65 Bảng 3.14 Vị trí động mạch bị tổn thương 65 Bảng 3.15 Hình thái tổn thương động mạch 66 Bảng 3.16 Phương pháp phẫu thuật 66 Bảng 3.17 Tổn thương tĩnh mạch 68 Bảng 3.18 Phương pháp cố định chân bị tổn thương 68 Bảng 3.19 Kết quả sớm sau mổ Bảng 3.20 Mối liên quan giữa giới tính với nguyên nhân chấn thương 71 Bảng 3.21 Mối liên quan giữa độ tuổi và kết quả 72 Bảng 3.22 Mối liên quan giữa nguyên nhân chấn thương và kết quả 72 Bảng 3.23 Mối liên quan giữa thời gian trước nhập viện và kết quả 73 Bảng 3.24 Mối liên quan giữa tình trạng sốc trước mổ và kết quả 73 Bảng 3.25 Mối liên quan giữa tổn thương động mạch chi dưới và kết quả Bảng 3.26 70 74 Mối liên quan giữa hình thái tổn thương động mạch và kết quả 74 Bảng 3.27 Mối liên quan giữa phương pháp phẫu thuật và kết quả 75 Bảng 3. 28 Liên quan giữa tổn thương mô mềm và kết quả 75 Bảng 3. 29 Liên quan giữa thiếu máu nuôi chi và kết quả 76 Bảng 3.30 Liên quan giữa thang điểm MESS và kết quả 76 Bảng 3. 31 Liên quan giữa MESS và biến chứng 77 Bảng 3. 32 Liên quan giữa thang điểm MESS và đoạn chi 77 HÌNH Trang Hình 1.1 Giải phẫu các động mạch của đùi và gối 7 Hình 1.2 Giải phẫu động mạch khoeo (mặt trước và mặt sau) 8 Hình 1.3 Giải phẫu động mạch cẳng chân (mặt trước và mặt sau) 10 Hình 1.4 Các loại hình chấn thương động mạch 13 Hình 1.5 Hình trật khớp gối trái 18 Hình 1.6 Hình siêu âm doppler động mạch đùi chung 19 Hình 1.7 Hình chụp động mạch khoeo cản quang xoá nền 20 Hình 1.8 Khâu vết thương thành bên động mạch 27 Hình 1.9 Khâu nối động mạch tận – tận 28 Hình 1.10 Rạch giải áp khoang vùng đùi 30 Hình 1.11 Đường rạch giải áp khoang mặt ngoài và trong cẳng chân 30 Hình 2.12 Đường rạch da và bộc lộ động mạch đùi 39 Hình 2.13 Đường rạch da và bộc lộ động mạch 1/3 dưới đùi, khoeo 40 Hình 2.14 Đường rạch da và bộc lộ động mạch khoeo đoạn gối 41 Hình 2.15 Đường rạch da và bộc lộ động mạch chày trước 42 Hình 3.16 Đứt mất đoạn động mạch chày trước chân trái 67 Hình 3.17 Ghép tĩnh mạch chày trước bằng tĩnh mạch hiển lớn 67 Hình 3.18 Đặt khung cố định ngoài 69 Hình 3.19 Rạch giải áp khoang cẳng chân trái 69 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3 Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1 SƠ LƢỢC LỊCH SỬ ĐIỀU TRỊ TỔN THƢƠNG MẠCH MÁU CHI 4 1.1.1 Trên thế giới 4 1.1.2 Ở Việt Nam 6 1.2 GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH CHI DƢỚI 7 1.2.1 Động mạch vùng đùi 7 1.2.2 Động mạch vùng khoeo 8 1.2.3 Động mạch vùng cẳng chân và bàn chân 10 1.3 GIẢI PHẪU BỆNH CHẤN THƢƠNG ĐỘNG MẠCH 12 1.4 SINH LÝ BỆNH 14 1.5 CHẨN ĐOÁN CHẤN THƢƠNG ĐỘNG MẠCH CHI DƢỚI 15 1.5.1 Đặc điểm lâm sàng 15 1.5.2 Thăm dò cận lâm sàng 17 1.5.2.1 X - quang xương khớp 18 1.5.2.2 Siêu âm Doppler mạch máu 18 1.5.2.3 Chụp động mạch số hoá xoá nền 19 1.5.2.4 Chụp cắt lớp vi tính động mạch 20 CÁC THANG ĐIỂM CHẤN THƢƠNG 21 Thang điểm MESS 22 1.7 ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT 24 1.7.1 Sơ cứu ban đầu 25 1.7.2 Điều trị phẫu thuật 26 1.6 1.7.2.1. Phẫu thuật phục hồi lưu thông động mạch 26 1.7.2.2. Phẫu thuật thắt động mạch 28 1.7.2.3. Hội chứng chèn ép khoang và xử trí 28 1.7.2.4. Cắt cụt chi 31 1.7.3 Các phương pháp điều trị khác 31 1.8 BIẾN CHỨNG VÀ DI CHỨNG SAU MỔ 32 1.8.1 Biến chứng 32 1.8.1.1 Biến chứng toàn thân 32 1.8.1.2 Biến chứng tại chỗ 32 1.8.2 Di chứng 33 1.9 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHẤN THƢƠNG ĐỘNG MẠCH CHI DƢỚI 33 Chƣơng II:ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 2.1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 35 2.3 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 35 2.3.1 Dân số nghiên cứu 35 2.3.2 Dân số chọn mẫu 35 2.3.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu 35 2.3.3.1 Cỡ mẫu 35 2.3.3.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh 35 2.3.3.3 Tiêu chuẩn loại trừ 36 2.4 THU THẬP SỐ LIỆU 36 2.4.1 Công cụ thu thập số liệu 36 2.4.2 Phương pháp tiến hành 36 2.4.2.1 Phương pháp chẩn đoán 37 2.4.2.2 Kỹ thuật mổ 38 2.4.2.3 Đánh giá sau phẫu thuật 44 2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU 45 2.6 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 45 2.7 LIỆT KÊ VÀ ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 45 2.7.1 Các biến số đánh giá tình trạng trước mổ 46 2.7.2 Các biến số trong mổ 50 2.7.3 Các biến số sau mổ 52 2.7.4 Các biến số của biến chứng 53 2.7.5 Các biến số kết quả 54 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 55 Chƣơng III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56 2.8 3.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 56 3.1.1 Giới 56 3.1.2 Tuổi 57 3.1.3 Nguyên nhân chấn thương động mạch chi dưới 57 3.1.4 Thời gian trước nhập viện 58 3.1.5 Tiền sử bệnh 58 3.1.6 Triệu chứng lâm sàng 58 3.1.6.1 Tri giác 58 3.1.6.2 Tình trạng sốc 59 3.1.6.3 Bên chân bị tổn thương 59 3.1.6.4 Lâm sàng 59 3.1.6.5 Tổn thương cơ quan khác 62 3.2 ĐẶC ĐIỂM THANG ĐIỂM MESS 62 3.3 ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 63 3.3.1 Siêu âm doppler trước mổ lần 1 63 3.3.2 Siêu âm doppler trước mổ lần 2 64 3.3.3 Siêu âm doppler sau mổ 64 3.3.4 Chụp DSA trước mổ 64 3.3.5 Chụp DSA sau mổ 65 3.3.6 Thời gian trước phẫu thuật 65 3.4 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẪU THUẬT 65 3.4.1 Vị trí động mạch tổn thương 65 3.4.2 Hình thái tổn thương động mạch 66 3.4.3 Phương pháp phẫu thuật 66 3.4.3.1 Xử trí tổn thương động mạch 66 3.4.3.2 Tổn thương tĩnh mạch phối hợp 68 3.4.4 Điều trị tổn thương phối hợp 68 3.4.4.1 Phẫu thuật thần kinh 68 3.4.4.2 Cố định chân bị tổn thương 68 3.4.4.3 Rạch cân giải áp khoang 69 3.4.5 Sử dụng thuốc kháng đông sau mổ 70 3.4.6 Phẫu thuật thì hai 70 3.5 KẾT QUẢ 70 3.5.1 Kết quả sớm sau mổ 70 3.5.2 Biến chứng sau mổ 71 3.5.3 Mối liên quan giữa các yếu tố 71 3.5.3.1 Giới tính với nguyên nhân 71 3.5.3.2 Sự ảnh hưởng của các yếu tố khác đến kết quả điều trị sớm 72 Chƣơng IV: BÀN LUẬN 78 4.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 79 4.1.1 Tuổi 79 4.1.2 Giới tính 79 4.1.3 Nguyên nhân chấn thương 79 4.1.4 Thời gian trước nhập viện 80 4.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 81 4.2.1 Tình trạng toàn thân 81 4.2.2 Triệu chứng lâm sàng 82 4.2.3 Đặc điểm thang điểm MESS trước phẫu thuật 85 4.3 ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 86 4.3.1 Chụp X – Quang xương khớp 86 4.3.2 Siêu âm doppler mạch máu 87 4.3.3 Chụp mạch máu số hoá xoá nền 88 4.4 ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẪU THUẬT 89 4.4.1 Thời gian trước phẫu thuật 89 4.4.2 Vị trí động mạch bị tổn thương 90 4.4.3 Hình thái tổn thương động mạch trong mổ 92 4.4.4 Tổn thương tĩnh mạch 93 4.4.5 Tổn thương thần kinh 93 4.4.6 Phương pháp điều trị 94 4.4.6.1 Phương pháp xử trí tổn thương động mạch 96 4.4.6.2 Phương pháp xử trí tổn thương tĩnh mạch 98 4.4.6.3 Rạch cân giải áp khoang 98 4.4.6.4 Phương pháp xử trí tổn thương mô mềm 100 4.4.6.5 Kháng đông sau mổ, hồi sức 100 4.5 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 102 4.5.1 Kết quả sớm sau mổ 102 4.5.2 Biến chứng sau mổ và xử trí 106 KẾT LUẬN 108 KIẾN NGHỊ 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC HỒ SƠ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DANH SÁCH BỆNH NHÂN 1 MỞ ĐẦU Chấn thƣơng mạch máu là một cấp cứu ngoại khoa khẩn do tình trạng bệnh nhân bị mất máu cấp và chiếm 2% trong cấp cứu ngoại chung, 3,1% cấp cứu ngoại chấn thƣơng[6],[53]. Trong thời chiến cũng nhƣ thời bình, chấn thƣơng mạch máu rất thƣờng gặp: chi dƣới 55%, chi trên 30%, thân mình 15%[1],[8],[24]. Các chấn thƣơng động mạch ngoại vi chiếm khoảng 20 – 50% các chấn thƣơng mạch máu[24],[75]. Nguyên nhân gây tổn thƣơng khá đa dạng, thƣờng gặp nhất là các chấn thƣơng động mạch do đập trực tiếp hoặc gãy xƣơng trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt gây ra. Theo dữ liệu chấn thƣơng của Mỹ, trong chấn thƣơng động mạch chi dƣới tỷ lệ chấn thƣơng động mạch đùi chung chiếm 18%, động mạch đùi nông 28%, động mạch khoeo 36%, động mạch chày trƣớc 8,6%, động mạch chày sau 13%[53]. Mặt khác, do cấu trúc giải phẫu nên tổn thƣơng tĩnh mạch đùi, khoeo kèm theo khoảng 40 – 50% trƣờng hợp và tổn thƣơng thần kinh khoảng 7 – 25% các trƣờng hợp chấn thƣơng động mạch[25],[53]. Ngày nay, chẩn đoán tổn thƣơng động mạch chi dƣới thƣờng chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng (chảy máu qua vết thƣơng, thay đổi mạch ngoại vi, hội chứng thiếu máu cấp tính chi …), kết hợp thêm với siêu âm Doppler mạch hoặc chụp động mạch chi cản quang, chụp cắt lớp vi tính có cản quang[27],[62],[77],[80]. Do tổn thƣơng động mạch gây ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn cấp máu của chi và thời điểm điều trị tốt nhất là trong 6 giờ đầu sau khi bị thƣơng, nên đây luôn là loại cấp cứu đƣợc ƣu tiên số 1 trong ngoại khoa[1] và chẩn đoán, can thiệp sớm là rất quan trọng để hạn chế tỷ lệ biến chứng[64],[75]. Nếu điều trị muộn có nguy cơ gây ra các biến chứng, di chứng nặng nề của thiếu máu chi nhƣ: hoại tử chi phải cắt cụt (10%), giảm mất chức 2 năng của chi, thậm chí gây tử vong (2 – 5%) nếu mất máu nhiều hoặc nhiễm độc do hoại tử chi[24],[53]. Thống kê ở Bệnh viện Trung Quốc, khoảng 20 – 26% di chứng và tử vong có liên quan đến tổn thƣơng động mạch[81]. Về mặt điều trị chấn thƣơng động mạch chi dƣới, chủ yếu là khâu nối phục hồi lƣu thông mạch máu, kết hợp với xử trí thƣơng tổn thần kinh, xƣơng khớp, cơ, có thể kết hợp với thủ thuật mở cân cơ giải áp khoang. Tỷ lệ bảo tồn chi thành công trong những tổn thƣơng đơn giản khoảng 80% - 90%[5],[39],[53]. Cắt cụt chi là biện pháp điều trị khi thiếu máu ở giai đoạn rất muộn hoặc bị tổn thƣơng mô mềm rất nặng trong khoảng 7 – 30% trƣờng hợp[17],[24],[56],[74]. Tỷ lệ cắt cụt chi do tổn thƣơng động mạch khoeo chiếm tỷ lệ khoảng 28% và nếu thắt động mạch đùi nông hoặc động mạch khoeo thì tỷ lệ cắt cụt chi là 75%[53]. Kết quả điều trị phụ thuộc vào việc sơ cứu ban đầu, chẩn đoán, xử trí sớm và có tổn thƣơng phối hợp theo thang điểm đánh giá độ nặng tổn thƣơng chi (MESS) nhƣ: tổn thƣơng phần mềm, tình trạng thiếu máu chi, sốc, tuổi, bệnh nội khoa đi kèm [10],[15],[41],[67],[72]. Các bệnh viện tuyến tỉnh là nơi tiếp nhận và xử trí rất nhiều trƣờng hợp chấn thƣơng động mạch chi dƣới, tuy nhiên vẫn còn khó khăn trong chẩn đoán, điều trị, một số trƣờng hợp phải cắt cụt chi hoặc chuyển lên tuyến trên. Nghiên cứu tập trung vào chấn thƣơng động mạch chi dƣới sẽ giúp ích nhiều cho công tác chẩn đoán, xử trí sớm, tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả điều trị phẫu thuật thành công hay thất bại. Từ yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành đề tài “ Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật chấn thƣơng động mạch chi dƣới tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang ” trong giai đoạn từ 2011 đến 2018. Đề tài có các mục tiêu nghiên cứu sau: 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật chấn thƣơng động mạch chi dƣới. 2. Xác định các yếu tố tiên lƣợng ảnh hƣởng đến kết quả của điểu trị chấn thƣơng động mạch chi dƣới theo thang điểm MESS. 4 Chƣơng I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ ĐIỀU TRỊ TỔN THƢƠNG MẠCH MÁU CHI 1.1.1. TRÊN THẾ GIỚI  Giai đoạn thắt mạch cầm máu[1],[15],[46],[53] Tài liệu cổ xƣa nhất đƣợc biết đến về phẫu thuật mạch máu là ở Ấn Độ, khoảng 700 năm trƣớc công nguyên, Sushusa đã sử dụng sợi gai dầu để thắt mạch cầm máu[1]. Đến thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Celcius có một đóng góp quan trọng là đề xuất sau khi thắt hai đầu mạch cầm máu, cần cắt đôi mạch để hai đầu tụt vào trong cơ, giảm đƣợc nguy cơ chảy máu thứ phát do nhiễm trùng[1]. Năm 1552, Ambroise Paré mới thành công trong việc phổ biến phẫu thuật thắt mạch máu tại chiến trƣờng Danvillie [8],[53] và biện pháp điều trị này đƣợc thực hiện đến tận đầu thế kỷ XX. Phƣơng pháp này có nguy cơ dẫn tới hoại tử chi phía dƣới tổn thƣơng với tỷ lệ cắt cụt chi rất cao. Tới năm 1896, Jaboulay và Briau lần đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật nối mạch máu tận – tận cho thƣơng tổn động mạch cảnh. Năm 1897, John Murphy cũng đã thực hiện thành công ca nối động mạch đùi tận – tận do đạn bắn; đánh dấu một bƣớc ngoặt quan trọng bắt đầu chuyển từ giai đoạn thắt mạch sang giai đoạn phục hồi lƣu thông dòng máu[65],[80]. Thế kỷ 20 mở ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực chấn thƣơng mạch máu và phẫu thuật là kết quả của nhiều yếu tố hội tụ, quan trọng nhất là sự ra đời của thuốc chống nhiễm trùng, thuốc kháng sinh và thuốc gây mê an toàn[53].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất