Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tắc khúc nối bể thận niệu quản có dẫn lưu ng...

Tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tắc khúc nối bể thận niệu quản có dẫn lưu ngoài

.PDF
120
1
62

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- HUỲNH CAO NHÂN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TẮC KHÚC NỐI BỂ THẬN-NIỆU QUẢN CÓ DẪN LƯU NGOÀI LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- HUỲNH CAO NHÂN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TẮC KHÚC NỐI BỂ THẬN-NIỆU QUẢN CÓ DẪN LƯU NGOÀI CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI NHI MÃ SỐ: CK 62 72 07 35 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.BS. LÊ TẤN SƠN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Huỳnh Cao Nhân . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH-VIỆT ............................................. v DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. vii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 1.1 Đại cương ......................................................................................................4 1.2 Tần suất..........................................................................................................5 1.3 Dị tật phối hợp ...............................................................................................5 1.4 Nguyên nhân ..................................................................................................5 1.5 Bệnh sinh .......................................................................................................6 1.6 Lâm sàng ........................................................................................................7 1.7 Cận lâm sàng .................................................................................................8 1.8 Điều trị .........................................................................................................17 1.9 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước..........................................25 1.9.1 Trong nước ...............................................................................................25 1.9.2 Ngoài nước ...............................................................................................25 . . Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 27 2.1 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................27 2.2 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................27 2.3 Biến số thu thập ...........................................................................................31 2.4 Định nghĩa biến số .......................................................................................33 2.5 Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................35 2.6 Công cụ thu thập dữ liệu..............................................................................35 2.7 Kiểm soát sai lệch ........................................................................................35 2.8 Xử lý số liệu.................................................................................................36 2.9 Vấn đề y đức ................................................................................................36 Chương 3: KẾT QUẢ .................................................................................... 37 3.1 Đặc điểm nhóm bệnh nhi nghiên cứu .............................................................37 3.2 Kết quả phẫu thuật ..........................................................................................43 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 54 4.1 Đặc điểm nhóm bệnh nhi nghiên cứu ..........................................................54 4.2 Kết quả phẫu thuật .......................................................................................61 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 88 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 89 PHỤ LỤC: BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU DANH SÁCH BỆNH NHI . . DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐDCMT Độ dày chủ mô thận ĐKTSBT Đường kính trước-sau bể thận . . BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH-VIỆT Anteroposterior pelvic diameter Đường kính trước-sau bể thận (APPD) Renal cortical thickness Độ dày chủ mô thận Differential renal function (DRF) Chức năng riêng mỗi thận Diuretic renography Chụp xạ hình thận với thuốc lợi tiểu Chụp bể thận cản quang đường Intravenous pyelography (IVP) tĩnh mạch Kidney Internal Splint Stent Ống thông KISS (KISS) catheter Society of Fetal Ultrasound (SFU) Hiệp hội siêu âm bào thai Split renal function (SRF) Chức năng riêng mỗi thận Transforming growth factor β Yếu tố vận chuyển tăng trưởng β (TGFβ) Voiding cystourethrography (VCUG) Chụp bàng quang-niệu đạo lúc tiểu . . DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các biến số thu thập ...................................................................... 31 Bảng 3.2. Xạ hình thận với thuốc lợi tiểu trước phẫu thuật .......................... 41 Bảng 3.3. Triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật ........................................... 43 Bảng 3.4. Siêu âm độ ứ nước trước và sau phẫu thuật .................................. 44 Bảng 3.5. Đường kính trước-sau bể thận và độ dày chủ mô thận trước và sau phẫu thuật ........................................................................................................ 45 Bảng 3.6. Sự khác biệt đường kính trước-sau bể thận trước và sau phẫu thuật theo thời gian................................................................................................... 46 Bảng 3.7. Sự khác biệt độ dày chủ mô thận trước và sau phẫu thuật theo thời gian .................................................................................................................. 47 Bảng 3.8. So sánh chức năng thận hai nhóm trước và sau phẫu thuật ......... 48 Bảng 3.9. Thời gian phẫu thuật, rút dẫn lưu và nằm viện sau phẫu thuật .... 50 Bảng 3.10. Kết quả phẫu thuật ...................................................................... 53 Bảng 4.11. So sánh chức năng thận bị ứ nước giữa các nghiên cứu ............ 65 Bảng 4.12. So sánh tỷ lệ thành công với các nghiên cứu khác ...................... 72 Bảng 4.13. So sánh kết quả phẫu thuật với các nghiên cứu khác.................. 74 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tình huống phát hiện bệnh. ....................................................... 37 Biểu đồ 3.2. Triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật. ................................... 39 Biểu đồ 3.3. Siêu âm độ ứ nước thận trước phẫu thuật. ................................ 40 Biểu đồ 3.4. Chỉ định phẫu thuật. .................................................................. 42 Biểu đồ 3.5. Các biến chứng trong thời gian nằm viện. ................................ 51 Biểu đồ 3.6. Các biến chứng sau xuất viện. ................................................... 52 . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình minh họa tắc khúc nối bể thận-niệu quản. .............................. 4 Hình 1.2. Phân độ thận ứ nước ........................................................................ 9 Hình 1.3. Phim chụp bàng quang-niệu đạo trong lúc đi tiểu có.................... 10 Hình 1.4. Phim chụp bàng quang-niệu đạo trong lúc đi tiểu ........................ 11 Hình 1.5. Đường cong bài xuất trên xạ hình thận có tiêm thuốc lợi tiểu ...... 12 Hình 1.6. Xạ hình thận, chức năng thận giảm, T1/2>20 phút......................... 13 Hình 1.7. Xạ hình cho biết chức năng thận bị ứ nước mỗi bên thận ............. 14 Hình 1.8. Phim chụp hệ niệu tĩnh mạch. ........................................................ 15 Hình 1.9. Vị trí cắt bể thận và niệu quản ở vị trí tắc. .................................... 20 Hình 1.10. Tạo miệng nối bể thận-niệu quản sau cắt bỏ vị trí tắc. ............... 21 Hình 1.11. Khâu lại bể thận và đặt thông dẫn lưu. ....................................... 22 Hình 1.12. Chuyển dòng nước tiểu ra ngoài bằng ống thông nuôi ăn ........... 24 Hình 2.13. Tư thế bệnh nhi............................................................................. 28 Hình 3.14. Hình đường cong bài xuất trên xạ hình sau mổ........................... 49 Hình 4.15. Xạ hình thận trước mổ giảm chức năng và đường cong bài xuất dạng tắc nghẽn. ............................................................................................... 60 Hình 4.16. Siêu âm đo đường kính trước-sau bể thận và độ dày chủ mô thận. ......................................................................................................................... 64 Hình 4.17. Ống thông nuôi ăn dùng để dẫn lưu ngoài trong nghiên cứu...... 81 Hình 4.18. Hình đặt thông xuyên miệng nối và penrose................................ 81 Hình 4.19. Vị trí ống dẫn lưu và penrose đưa ra ngoài................................. 82 Hình 4.20. Sẹo vết mổ sau khi lành. ............................................................... 85 . 1 . ĐẶT VẤN ĐỀ Tắc khúc nối bể thận-niệu quản được định nghĩa như sự suy yếu của lưu thông nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản, gây giãn hệ thống thu thập và có khả năng gây ra suy gỉảm chức năng thận [6]. Tắc dòng nước tiểu xảy ra tại khúc nối bể thận-niệu quản có thể là tắc một phần hoặc tắc hoàn toàn từng đợt [21]. Tắc khúc nối bể thận-niệu quản là dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu đứng hàng thứ hai trong các dị tật tiết niệu-sinh dục ở trẻ em. Tần suất chung khoảng 1/500 trẻ sinh ra sống [21]. Chuyển dòng nước tiểu qua khúc nối bể thận-niệu quản không hiệu quả gây giãn hệ thống đài-bể thận gây tổn thương chủ mô thận, suy giảm chức năng thận. Điều trị tắc khúc nối bể thận-niệu quản bằng phẫu thuật cắt bỏ khúc nối, tạo hình bể thận, nối bể thận-niệu quản, tạo sự thông thương hiệu quả, không còn tắc nghẽn, tránh suy thận tiến triển. Phẫu thuật mở hay phẫu thuật nội soi cắt bỏ khúc nối bể thận-niệu quản đều có hiệu quả [5], [9], [12]. Sau khi tạo miệng nối, phẫu thuật viên có thể cần chuyển dòng nước tiểu tạm thời để tạo điều kiện thuận lợi cho miệng nối lành tốt, không bị rò rỉ nước tiểu cũng như không bị tắc nghẽn giai đoạn sớm sau mổ. Chuyển dòng nước tiểu tạm thời có thể bằng phương pháp chuyển dòng bên trong qua thông JJ hoặc chuyển dòng ra ngoài qua một ống thông nuôi ăn có kích thước phù hợp. Chuyển dòng nước tiểu bằng thông JJ có khuyết điểm cần phải gây mê trẻ ở lần rút ống, trẻ phải nhập viện thêm một lần nữa, cần có phương tiện nội soi bàng quang để rút ống, ống đắt tiền, vài trường hợp có biến chứng cần phải xử lý [7], [11]. . 2 . Chuyển dòng nước tiểu ra ngoài bằng ống thông nuôi ăn sau tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản bằng mổ mở đã được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ nhiều năm qua. Kết quả đã được báo cáo bởi các tác giả Nguyễn Thị Trúc Linh và cộng sự [3], Lê Tấn Sơn và cộng sự [53]. Chuyển dòng nước tiểu ra ngoài trên bệnh nhi được phẫu thuật nội soi tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản đã được tác giả Eassa [33] công bố 14 trường hợp vào năm 2012, đây là công bố duy nhất trên thế giới kể từ đó cho đến nay. Kỹ thuật này vẫn chưa được tác giả nào công bố ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ vài năm qua, chuyển dòng nước tiểu ra ngoài bằng mổ nội soi đã được thực hiện, kết quả chưa được báo cáo, vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: việc dẫn lưu nước tiểu ra ngoài sau tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản qua nội soi có đem lại hiệu quả điều trị thật sự và có biến chứng gì hay không? . 3 . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản có dẫn lưu ngoài. Mục tiêu chuyên biệt 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhóm bệnh nhi được phẫu thuật nội soi tạo hình khúc nối-bể thận niệu quản có dẫn lưu ngoài. 2. Xác định tỷ lệ thành công, tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật nội soi tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản có dẫn lưu ngoài. . 4 . Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đại cương Tắc khúc nối bể thận-niệu quản là nguyên nhân thường gặp nhất gây thận ứ nước ở trẻ em, xảy ra với tỷ lệ 1/500 trẻ sinh ra sống qua tầm soát bằng siêu âm trước sinh [21]. Ngày nay, sự phổ biến của siêu âm cùng với các kỹ thuật hình ảnh hiện đại giúp chẩn đoán thận ứ nước sớm hơn và nhiều hơn. Hình 1.1. Hình minh họa tắc khúc nối bể thận-niệu quản. “Nguồn: Hensle T.W (2004)” [44]. Vào năm 1949, Anderson và Hynes [13] công bố kinh nghiệm phẫu thuật của họ gồm cắt rời hoàn toàn phần trên niệu quản, xẻ rộng phần niệu quản ngay phía dưới và cắt bỏ bớt phần bể thận giãn. Thành công cao của kỹ . 5 . thuật này làm cho nó trở thành phẫu thuật chuẩn được sử dụng cho tới ngày nay, ngay cả trong phẫu thuật tạo hình bể thận bằng robot. 1.2 Tần suất Tắc ở khúc nối bể thận-niệu quản gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Có đến 67% các trường hợp ảnh hưởng trên thận bên trái trong giai đoạn sơ sinh. Các trường hợp hai bên (đồng thời và không đồng thời) chiếm từ 10 đến 40% [24]. Hầu hết các trường hợp này được ghi nhận ở trẻ dưới 6 tháng tuổi; tuy nhiên, ít hơn 5% các trường hợp cần phải được điều trị hai bên vì tự khỏi trong nhiều trường hợp [24]. 1.3 Dị tật phối hợp Tắc khúc nối bể thận-niệu quản phối hợp với các dị tật bẩm sinh khác chiếm khoảng 50% các trường hợp, 10% các trường hợp tắc khúc nối bể thậnniệu quản có biểu hiện trào ngược bàng quang-niệu quản cùng bên. 1.4 Nguyên nhân Tắc khúc nối bể thận-niệu quản có thể được chia thành hai nhóm lớn: những tổn thương liên quan đến bên trong và bên ngoài khúc nối. 1.4.1 Các bất thường nội tại khúc nối Trong suốt quá trình sinh phôi, niệu quản xuất phát từ nụ niệu quản và trải rộng về phía vùng mầm sinh hậu thận – vùng này sẽ trở thành thận sau này. Khúc nối bể thận-niệu quản được hình thành trong suốt tuần thứ 5. Sự cảm ứng của mầm sinh hậu thận được điều khiển bởi nụ niệu quản thông qua các yếu tố mã hóa gen PAX-2 và các yếu tố tăng trưởng như CRET, KDN-1 và WT1, cũng như bởi yếu tố vận chuyển tăng trưởng β. Trong khoảng tuần thứ 10 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, nụ niệu quản bắt đầu rỗng hoá [24]. . 6 . Phần khúc nối bể thận-niệu quản và niệu quản-bàng quang rỗng hoá sau cùng, dẫn đến khả năng chỉ rỗng hoá một phần nếu tiến trình rỗng hoá không hoàn tất. Một giả thuyết khác cho rằng tắc là thứ phát sau sự mất liên tục của lớp cơ, điều này làm cho gián đoạn sự đồng vận của các tế bào cơ trơn và kết quả là sự truyền sóng nhu động qua khúc nối bị cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động đẩy dòng nước tiểu đi xuống [62]. 1.4.2 Các bất thường ngoại lai khúc nối Tắc nghẽn khúc nối từ bên ngoài do các dãy dây xơ, dãy xoắn và các mạch máu bắt chéo bất thường. Khoảng 25% các trường hợp tắc khúc nối bể thận-niệu quản do đoạn niệu quản gần bị gập góc, xoắn hoặc bị chèn ép do các mạch máu cung cấp máu cho cực dưới của thận [24]. Bệnh nhi bị tắc khúc nối bể thận-niệu quản nguyên nhân từ bên ngoài có xu hướng biểu hiện lâm sàng muộn, thường đau bụng hay đau hông lưng từng đợt [24], [31], [40]. 1.5 Bệnh sinh Dẫn lưu nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản được xác định bởi nhiều yếu tố. Áp lực bên trong bể thận được xác định bằng thể tích nước tiểu được bài tiết ra, đường kính bên trong của khúc nối và hệ thống thu thập, độ đàn hồi của bể thận, cũng như hoạt động nhu động của niệu quản. Đáp ứng với tình trạng tăng thể tích và áp lực, bể thận giãn ra. Ban đầu, cơ trơn của bể thận thưa bớt đi nhưng theo thời gian trở nên phì đại ở các mức độ khác nhau. Những ảnh hưởng trên chủ mô thận đang tăng trưởng rất khác nhau nhờ vào tính đàn hồi của hệ thống thu thập của thận. Mặc dù giãn rất lớn, chức năng thận vẫn có thể được bảo tồn [6], [21]. Hầu hết các trường hợp tắc nghẽn được theo dõi trên lâm sàng là tắc một phần, các mô hình nghiên cứu tắc nghẽn một phần đã được thực nghiệm . 7 . [18]. Trong các trường hợp này, tổng độ lọc cầu thận của thận tắc nghẽn bị giảm, nhưng tăng độ lọc trong một cầu thận. Tiến trình này có thể là kết quả của những thay đổi trong sản xuất các phân tử Peptid hoạt mạch và các Cytokine [24]. Tắc nghẽn đường tiểu nặng dẫn đến giãn các ống thận, xơ cứng cầu thận, viêm và sợi hóa. Mặc dù không hoàn toàn, nhưng có mối liên quan chặt chẽ giữa mức độ nặng của những thay đổi mô học này với chức năng còn lại của thận bị ảnh hưởng. Xơ cứng cầu thận và xơ hoá khu trú tại chỗ ở vùng thận thâm nhập tế bào viêm nhiều nhất. Sự thâm nhập này bao gồm hầu hết các tế bào đơn nhân ở cả hai vùng vỏ và tủy thận. Các tế bào này nhiều nhất là các đại thực bào, mặc dù có hiện diện một số lượng ít tế bào T [24]. Sự hoạt hoá hệ thống Renin-Angiotensin được cho là một yếu tố chính trong tắc nghẽn niệu quản một phần. Sử dụng các thuốc ức chế men chuyển Angiotensin cho thấy duy trì lưu lượng máu tới thận trên các thận bị tắc nghẽn một phần ở thời điểm 3 tuần sau khi bị tắc nghẽn và ngăn ngừa được các thay đổi mô học xơ cứng cầu thận [18]. Các ảnh hưởng của tắc nghẽn không phải tất cả là do thiếu máu. Tắc niệu quản có thể gây hiệu ứng giả hẹp động mạch thận, kích hoạt hoạt động của các chất co mạch, kết quả là làm tăng Angiotensin II, dẫn đến làm giảm độ lọc cầu thận [68]. 1.6 Lâm sàng Hầu hết các trường hợp thận ứ nước ngày nay được phát hiện trước sinh. Ở trẻ lớn, đau bụng từng đợt kèm với nôn ói là triệu chứng thường gặp. Thỉnh thoảng đau hông lưng, sau đó bệnh nhi đi tiểu là biểu hiện lâm sàng thường gặp ở người trẻ, nhưng không phổ biến ở trẻ em. Mặc dù hiếm gặp ở các nước phát triển, trẻ có thể đến khám vì một khối u ở bụng làm cho bụng to. Khối u lớn này làm cho thân nhân nhận biết đưa trẻ đi khám bệnh. Một số . 8 . triệu chứng khác có thể gặp: nhiễm trùng tiểu, tiểu máu, chậm lớn, suy thận, tăng huyết áp, sỏi thận…[6], [21], [24], [40], [96]. 1.7 Cận lâm sàng 1.7.1 Siêu âm Siêu âm trước sinh Ở thai kỳ từ tuần thứ 16 đến 18 gần như tất cả dịch ối là nước tiểu. Tủy thận, các tháp thận và mỡ xoang thận trở nên gồ ghề được nhìn thấy vào tuần thứ 20. Bàng quang thường được quan sát thấy ở tuần thứ 28 nên siêu âm ở tuần thứ 20 và khảo sát lặp lại ở tuần thứ 28 được đề nghị để đánh giá đường tiết niệu bào thai. Khi có bất kỳ chẩn đoán bằng siêu âm nào trước sinh, chúng ta cần phải khảo sát kỹ lưỡng sau đó, bao gồm: đo thể tích dịch ối để phát hiện thiểu ối, thể tích bàng quang, kích thước thận, đường kính trước-sau bể thận và các dị tật phối hợp. Siêu âm sau sinh Sau khi tình trạng giãn bể thận đã được chẩn đoán trước sinh, trẻ sơ sinh nên được siêu âm đánh giá lại. Đánh giá sau sinh bao gồm khảo sát toàn bộ đường tiết niệu để xác định giãn đài-bể thận có kèm với tình trạng vỏ thận mỏng hay không, các dị tật thận, niệu quản, bàng quang và cấu trúc cơ quan sinh dục trong. Hệ thống phân độ thận ứ nước theo Hiệp hội siêu âm bào thai như sau [87]:  Độ 0 - Không ứ nước, phức hợp thận ở trung tâm còn nguyên vẹn được nhìn thấy trên siêu âm.  Độ I - Chỉ có bể thận được nhìn thấy, giãn bể thận trên siêu âm, không giãn đài thận.  Độ II - Bể thận giãn mức độ trung bình và thấy được vài đài thận . 9 .  Độ III - Thận ứ nước với hầu hết các đài thận được nhìn thấy, bể thận lớn, chủ mô thận không mỏng.  Độ IV - Giãn nặng bể thận và các đài thận kèm với chủ mô thận teo hay mỏng. Độ I Độ II Độ III Độ IV Hình 1.2. Phân độ thận ứ nước “Nguồn: Timberlake M.D (2013)” [87]. 1.7.2 Chụp bàng quang-niệu đạo lúc tiểu Các thông số đánh giá phim chụp bàng quang-niệu đạo lúc đi tiểu bao gồm hình dạng bàng quang, ước lượng thể tích bàng quang, hình dạng niêm mạc bàng quang, trào ngược bàng quang-niệu quản một hoặc hai bên, hình dạng niệu đạo. Phim chụp bàng quang-niệu đạo lúc tiểu ở trẻ bình thường cho hình dạng bàng quang tròn đều, không biến dạng bất thường, không có hình ảnh túi thừa bàng quang, không trào ngược bàng quang-niệu quản hai bên, hình dạng niệu đạo thông thương, không có hình dạng giãn bất thường niệu đạo trước, niệu đạo sau và bàng quang không giãn. . 10 . Khi có trào ngược bàng quang-niệu quản, chất cản quang sẽ xuất hiện ở niệu quản một hoặc hai bên, cho hình ảnh niệu quản giãn ở các mức độ khác nhau. Xác định được mức độ trào ngược bàng quang-niệu quản. Trào ngược bàng quang-niệu quản được tìm thấy trên khoảng 40% trường hợp trẻ bị thận ứ nước. Trào ngược thường ở mức độ thấp, không góp phần vào việc tắc đường tiết niệu trên và hầu như tự khỏi. Tắc khúc nối bể thận-niệu quản cũng có thể phối hợp với trào ngược bàng quang-niệu quản. Hình 1.3. Phim chụp bàng quang-niệu đạo trong lúc đi tiểu có trào ngược bàng quang-niệu quản bên phải. (Lý Thị Cẩm L., nữ, 14 tuổi, SHS: 588843/16) Mũi tên đỏ chỉ hình dạng niệu quản bị trào ngược độ I .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất