Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dịch kính điều trị dị vật nội nhãn...

Tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dịch kính điều trị dị vật nội nhãn

.PDF
122
14
107

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------- NGUYỄN THỊ KIM DUNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT NỘI NHÃN Chuyên ngành NHÃN KHOA Mã số 62 72 56 01 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ Người hướng dẫn khoa học: TS.BS VÕ QUANG MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung . . i MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................................... i Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................................... iv Thuật ngữ sử dụng và tiếng Anh tương ứng ............................................................................. vi Danh mục các bảng .................................................................................................................. vii Danh mục các biểu đồ ............................................................................................................... ix Danh mục các hình và sơ đồ ..................................................................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 4 Chương 1. TỔNG QUAN .......................................................................................................... 5 1.1 TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHẪU SINH LÍ NHÃN CẦU ................................................. 5 1.1.1 Giác mạc .................................................................................................................. 5 1.1.2 Củng mạc ................................................................................................................. 5 1.1.3 Hắc mạc ................................................................................................................... 5 1.1.4 Võng mạc ................................................................................................................. 6 1.1.5 Thể thuỷ tinh ............................................................................................................ 6 1.1.6 Dịch kính.................................................................................................................. 6 1.2 TỔNG QUAN VỀ DỊ VẬT NỘI NHÃN ........................................................................ 7 1.2.1 Giới thiệu và định nghĩa DVNN .............................................................................. 7 1.2.2 Phân loại DVNN ...................................................................................................... 7 1.2.3 Sinh bệnh học của DVNN phần sau ...................................................................... 10 1.2.4 Chẩn đoán xác định DVNN ................................................................................... 15 . . ii 1.2.5 Các phương pháp điều trị DVNN phần sau ........................................................... 23 1.2.6 Tình hình nghiên cứu về phẫu thuật cắt dịch kính điều trị DVNN phần sau......... 31 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 34 2.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 34 2.1.1 Dân số nghiên cứu ................................................................................................. 34 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................................................. 34 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................................. 34 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 35 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 35 2.2.2 Cỡ mẫu ................................................................................................................. 35 2.2.3 Phương pháp tiến hành .......................................................................................... 35 2.2.4 Thu thập dữ liệu ..................................................................................................... 43 2.2.5 Biến số nghiên cứu ................................................................................................ 43 2.2.6 Xử lí và phân tích số liệu ....................................................................................... 49 Chương 3. KẾT QUẢ .............................................................................................................. 51 3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 51 3.1.1 Đặc điểm dịch tễ .................................................................................................... 51 3.1.2 Đặc điểm lâm sàng ................................................................................................. 52 3.1.3 Đặc điểm liên quan DVNN .................................................................................... 54 3.1.4 Đặc điểm liên quan viêm mủ nội nhãn sau chấn thương kèm DVNN .................. 56 3.2 Kết quả điều trị .............................................................................................................. 57 3.2.1 Kết quả điều trị về chức năng ................................................................................ 57 3.2.2 Kết quả điều trị liên quan thành công về giải phẫu ............................................... 60 3.2.3 Biến chứng sau phẫu thuật ..................................................................................... 61 . . iii 3.3 Yếu tố tiên lượng kết quả phẫu thuật............................................................................. 62 3.3.1 Yếu tố tiên lượng thành công về mặt chức năng ................................................... 62 3.3.2 Yếu tố liên quan thành công về mặt giải phẫu....................................................... 69 Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................................................... 71 4.1 Bàn luận về đặc điểm mẫu nghiên cứu .......................................................................... 71 4.1.1 Bàn luận về đặc điểm dịch tễ ................................................................................. 71 4.1.2 Bàn luận về đặc điểm lâm sàng ............................................................................. 73 4.1.3 Bàn luận đặc điểm của DVNN .............................................................................. 81 4.2 Bàn luận về kết quả điều trị và yếu tố tiên lượng kết quả điều trị ................................. 83 4.2.1 Bàn luận về kết quả và các yếu tố tiên lượng thành công về mặt giải phẫu .......... 83 4.2.2 Bàn luận kết quả điều trị về mặt chức năng ........................................................... 85 4.2.3 Bàn luận về biến chứng sau phẫu thuật ................................................................. 91 KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 94 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................. 95 . . iv Danh mục các chữ viết tắt Tiếng Việt BBT Bóng bàn tay BN Bệnh nhân cs Cộng sự CT scan Chụp cắt lớp vi tính ĐNT Đếm ngón tay DV Dị vật DVNN dị vật nội nhãn GM Giác mạc MRI Chụp cộng hưởng từ ST (Thị lực) sáng tối Tăng sinh DK-VM Tăng sinh dịch kính võng mạc TL Thị lực TTT Thủy tinh thể VMNN Viêm mủ nội nhãn XHDK Xuất huyết dịch kính . . v Tiếng Anh CT scan Computed Tomography MRI Magnetic Resonance Imaging PPV Pars plana vitrectomy PVR Proliferative vitreoretinopathy RAPD Relative afferent pupillary defect SO Silicone oil . . vi Thuật ngữ sử dụng và tiếng Anh tương ứng Phẫu thuật cắt dịch kính Pars plana vitrectomy Bệnh lí tăng sinh dịch kính võng mạc Proliferative vitreoretinopathy Chất độn nội nhãn Tamponade Dầu silicon Silicone oil Dị vật nội nhãn Intraocular foreign body Khiếm khuyết phản xạ đồng tử hướng Relative afferent pupillary defect tâm tương đối . . vii Danh mục các bảng Bảng 2.1 Bảng mã hóa các biến số liên quan đặc điểm dịch tễ của mẫu...........................43 Bảng 2.2 Bảng mã hóa các biến số liên quan đặc điểm lâm sàng của mẫu .......................44 Bảng 2.3 Bảng mã hóa các biến số liên quan dị vật nội nhãn ...........................................46 Bảng 2.4 Bảng mã hóa các biến số liên quan kết quả điều trị ...........................................47 Bảng 2.5 Bảng mã hóa các biến số liên quan biến chứng phẫu thuật ................................48 Bảng 3.1 Đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân .........................................................................51 Bảng 3.2 Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân .....................................................................52 Bảng 3.3 Đặc điểm liên quan dị vật nội nhãn ....................................................................54 Bảng 3.4 Đặc điểm các yếu tố liên quan VMNN sau chấn thương kèm DVNN...............56 Bảng 3.5 Đặc điểm trường hợp có thị lực giảm sau phẫu thuật.........................................58 Bảng 3.6 Đặc điểm 2 trường hợp thất bại về mặt giải phẫu sau phẫu thuật ......................60 Bảng 3.7 Các biến chứng sau phẫu thuật ...........................................................................61 Bảng 3.8 Phân tích đơn biến yếu tố liên quan kết quả thị lực tốt sau phẫu thuật ..............62 Bảng 3.9 Hồi quy logictics đa biến các yếu tố tiên lượng khả năng đạt kết quả thị lực tốt sau mổ ................................................................................................................................64 Bảng 3.10 Phân tích đơn biến yếu tố liên quan kết quả thị lực kém sau phẫu thuật .........65 Bảng 3.11 Hồi quy logictics đa biến các yếu tố tiên lượng khả năng kết quả thị lực kém sau mổ .......................................................................................................................................66 Bảng 3.12 Hồi quy đơn biến yếu tố tiên lượng với thị lực 6 tháng sau mổ .......................67 Bảng 3.13 Phân tích đơn biến yếu tố liên quan thành công về giải phẫu ..........................69 Bảng 4.1 So sánh thị lực trung bình trước phẫu thuật với các nghiên cứu khác ...............73 . . viii Bảng 4.2 So sánh tỉ lệ thành công về mặt giải phẫu với các nghiên cứu khác ..................83 Bảng 4.3 So sánh kết quả hồi phục thị lực với các nghiên cứu khác .................................85 Bảng 4.4 So sánh phân nhóm thị lực sau phẫu thuật với các nghiên cứu khác .................86 Bảng 4.5 So sánh kết quả thị lực trung bình sau phẫu thuật với các nghiên cứu khác ......89 Bảng 4.6 So sánh thị lực sau mổ theo vị trí DVNN ...........................................................90 Bảng 4.7 So sánh thị lực sau mổ ở nhóm có và không bong VM hay VMNN trước mổ ..91 . . ix Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 3.1 Thị lực thập phân trước và sau phẫu thuật 6 tháng ........................................57 Biểu đồ 3.2 Phân nhóm thị lực trước và sau phẫu thuật ....................................................59 Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 2.1 Quy trình tiến hành nghiên cứu .........................................................................39 Danh mục các hình Hình 1.1 Dị vật phần trước nhãn cầu ...................................................................................9 Hình 1.2 Dị vật phần sau nhãn cầu ....................................................................................10 Hình 1.3 Dị vật nằm trên bề mặt võng mạc .......................................................................16 Hình 1.4 Dị vật kim loại trong pha lê thể và cắm hắc võng mạc. ......................................16 Hình 1.5 Dị vật cắm gai thị ................................................................................................17 Hình 1.6 Dị vật mảnh thủy tinh vỡ cắm võng mạc chu biên .............................................17 Hình 1.7 Dị vật kim loại trên Xquang Baltin .....................................................................19 Hình 1.8 DVNN kim loại hiển thị trên hình ảnh siêu âm B ..............................................21 Hình 1.9 DVNN trên hình chụp cắt lớp vi tính ..................................................................22 Hình 1.10 Lấy dị vật từ tính bằng nam châm ngoài trực tiếp qua đường củng mạc..........24 Hình 1.11 Lấy dị vật từ tính bằng nam châm ngoài gián tiếp qua đường cùng mạc .........25 Hình 1.12 Lấy DVNN từ tính trong dịch kính qua phẫu thuật cắt dịch kính ....................29 . . x Hình 1.13 Lấy DVNN nằm trong võng mạc bằng phẫu thuật cắt dịch kính .....................30 Hình 2.1 Phương tiện sử dụng trong phẫu thuật ................................................................37 Hình 2.2 Kẹp 20G lấy dị vật nội nhãn ...............................................................................37 Hình 2.3 Phẫu thuật cắt dịch kính và lấy DVNN qua đường rạch củng mạc mở rộng .....42 Hình 2.4 Phân độ vị trí vết thương trong chấn thương nhãn cầu hở ..................................46 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương nhãn cầu có dị vật nội nhãn (DVNN) là một tổn thương có khả năng gây mù lòa cao, phần lớn xảy ra trong nhóm dân số thuộc độ tuổi lao động, đặt thêm gánh nặng kinh tế cho gia đình người bệnh và xã hội [48]. Tỉ lệ DVNN dao động khoảng 18-41% chấn thương nhãn cầu hở [52]. Về sinh bệnh học, DVNN vừa mang đặc điểm chung của một chấn thương nhãn cầu gồm tổn thương trực tiếp các tổ chức nội nhãn và nguy cơ nhiễm khuẩn cao do vết thương hở, mà còn có đặc điểm riêng là sự tồn tại của dị vật trong nhãn cầu. Các dị vật có thể ở bất cứ vị trí nào trong nhãn cầu, tuy nhiên phần lớn (58-88%) tập trung ở bán phần sau [48], điều này gây khó khăn cho việc tiếp cận và điều trị. Ngoài yếu tố làm tăng khả năng nhiễm khuẩn, những dị vật bản chất kim loại còn gây nên bệnh cảnh nhiễm kim loại trong mắt, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc bên trong của nhãn cầu và gây ra giảm thị lực trầm trọng. Khác với trước đây khi mà điều trị DVNN mà mục đích ưu tiên loại trừ dị vật, bảo tồn nhãn cầu, hạn chế các biến chứng thì ngày nay việc điều trị còn nhằm khôi phục cấu trúc giải phẫu ban đầu của nhãn cầu với mục tiêu cuối cùng là đạt được thị giác tốt nhất cho người bệnh [52]. Các phương pháp điều trị lấy dị vật nội nhãn đã được nhiều tác giả thực hiện trước đây. Các trường hợp lâm sàng đầu tiên lấy DVNN bằng nam châm ngoài qua đường rạch giác mạc [12], qua pars plana [73]. Tuy nhiên phương pháp sử dụng nam châm chỉ hiệu quả với dị vật từ tính, không xử trí được các biến chứng kèm theo (đục vỡ thủy tinh thể, xuất huyết dịch kính, bong vong mạc..), đôi khi dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề hơn như tổn thương võng mạc [51] nhất là khi DVNN nằm ở vùng 30 độ quanh trung tâm hoàng điểm. . . 2 Từ khi phẫu thuật cắt dịch kính ra đời và phát triển, phương pháp này dần được chỉ định cho cả hầu hết DVNN bán phần sau, ở cả nhóm từ tính và không từ tính với nhiều ưu điểm như khả năng đánh giá trực quan dị vật, loại bỏ các yếu tố vẩn đục môi trường trong suốt nhãn cầu, kiểm soát tốt cầm giữ dị vật và tiên lượng thị lực sau phẫu thuật cao hơn [51]. Theo thời gian sự tiến bộ của các kĩ thuật và trang thiết bị vi phẫu, cắt dịch kính đã trở thành kĩ thuật phổ biến nhất điều trị DVNN bán phần sau. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả về mặt chức năng và các yếu tố tiên lượng phẫu thuật cắt dịch kính lấy DVNN. Tỷ lệ thành công về mặt giải phẫu và chức năng khá cao [19], [59], [89]. Tuy nhiên đa số là các nghiên cứu hồi cứu hoặc ca lâm sàng. Đồng thời, nhiều yếu tố tiên lượng như thị lực trước phẫu thuật, thời gian từ lúc chấn thương đến phẫu thuật còn nhiều bàn cãi theo nhiều nghiên cứu khác nhau [38], [48]. Ở Việt Nam hiện có một số các công trình nghiên cứu về phẫu thuật cắt dịch kính lấy DVNN bán phần sau. Ở BV Mắt Trung Ương, nhiều nghiên cứu về DVNN được thực hiện như tác giả Đỗ Như Hơn (1996), Đào Lan Hoa (1999), với các công trình nghiên cứu về hiệu quả của cắt dịch kính lấy dị vật phần sau nhãn cầu [2], [3]. Tác giả Trần Minh Đạt (2007) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị dị vật hắc võng mạc do chấn thương [1]. Riêng ở BV Mắt TPHCM, DVNN cũng được đào sâu trong số ít nghiên cứu. Về cận lâm sàng, hai tác giả Trần Thị Thanh Hồng, Lê Minh Thông (2002) [5] đã so sánh hiệu quả và vai trò siêu âm và X-quang trong chẩn đoán định vị DVNN bán phần sau. Về điều trị, nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Phụng, Nguyễn Văn Thịnh, Vũ Anh Lê (2012) [7] mô tả các đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị DVNN ở bán phần sau bằng nam châm điện và cắt dịch kính tại khoa Chấn thương; tuy nhiên nghiên cứu này chủ yếu về điều trị DVNN nói chung, tiêu chuẩn chọn mẫu rộng rãi, chưa đi sâu vào lựa chọn phẫu thuật cắt dịch kính. . . 3 Tại khoa Dịch kính - Võng mạc BV Mắt TPHCM, với đầy đủ máy móc trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ phẫu thuật viên có kinh nghiệm, DVNN tuy là bệnh cảnh nặng nề và nguy cơ giảm thị lực trầm trọng nhưng nếu điều trị kịp thời vẫn có thể bảo tồn thị lực hữu ích cho bệnh nhân. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dịch kính điều trị dị vật nội nhãn”. . . 4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dịch kính lấy dị vật nội nhãn phần sau qua pars plana Mục tiêu chuyên biệt 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của dị vật nội nhãn 2. Đánh giá yếu tố tiên lượng, hiệu quả của phẫu thuật cắt dịch kính điều trị dị vật nội nhãn phần sau. 3. Đánh giá các biến chứng sau phẫu thuật . . 5 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHẪU SINH LÍ NHÃN CẦU 1.1.1 Giác mạc Giác mạc chiếm 1∕5 trước của lớp vỏ ngoài cùng của nhãn cầu, trong suốt, không có mạch máu và phong phú về thần kinh. Giác mạc có hình hơi oval với đường kính dọc 9-11 cm và đường kính ngang 11-12 cm, độ dày trung tâm khoảng 0.5 mm, càng ra ngoại vi thì càng dày hơn (khoảng 0.7 mm). Về mặt mô học có 5 lớp từ ngoài vào trong gồm có: biểu mô, lớp Bowman, nhu mô, màng Descemet, lớp nội mô. Khi tổn thương vượt quá lớp Bowman sẽ để lại sẹo giác mạc vĩnh viễn. [6] 1.1.2 Củng mạc Củng mạc là một mô sợi xơ rất dai, màu trắng chiếm 4/5 sau vỏ nhãn cầu. Củng mạc dày nhất ở cực sau, mỏng nhất ở chỗ bám của các cơ trực. Bờ trước củng mạc tiếp nối với giác mạc, bờ sau giới có lỗ ra của thị thần kinh, mặt trong tiếp giáp với lớp thượng hắc mạc, mặt ngoài tiếp giáp kết mạc ở phía trước và bao Tenon ở phía sau. Củng mạc rất ít mạch máu, nuôi dưỡng chủ yếu dựa vào thẩm thấu từ các phần lân cận. Vùng nhiều tương đối nhiều mạch máu là lớp thượng củng mạc. Thần kinh chi phối cho phần trước củng mạc là các nhánh của dây thần kinh mi ngắn, còn cho phần sau là các nhánh thuộc dây thần kinh mi dài. [6] 1.1.3 Hắc mạc Hắc mạc hay còn gọi là màng bồ đào sau nằm giữa võng mạc ở trong và củng mạc ở ngoài; phía trước được giới hạn bởi Ora serrata; phía sau hắc mạc kết thúc ở quanh thị thần kinh và dính chặt vào gai thị. . . 6 Hắc mạc giàu mạch máu để nuôi dưỡng nhãn cầu và nhiều tế bào mang sắc tố tạo ra buồng tối giúp ảnh của vật in rõ nét trên nhãn cầu. Các lớp ngoài của võng mạc do các lớp mao mạch hắc mạc nuôi dưỡng nên tổn thương hắc mạc sẽ ảnh hưởng tới chức năng võng mạc, gây tổn thương thứ phát trên võng mạc. [6] 1.1.4 Võng mạc Võng mạc là lớp màng mỏng có nguồn gốc thần kinh, lót mặt trong ba phần tư sau của nhãn cầu. Võng mạc gồm 10 lớp chia thành 2 phần: - Phần ngoài cùng là lớp biểu mô sắc tố - Phần trong là võng mạc thần kinh: gồm 9 lớp còn lại, phần này gắn kết lỏng lẻo với biểu mô sắc tố, trừ vùng bờ đĩa thị và miệng thắt, do đó khi bị chấn thương chúng dễ bị tách rời tạo thành bong võng mạc. Võng mạc được nuôi dưỡng nhờ thẩm thấu từ mạch máu hắc mạc và động mạch trung tâm võng mạc. [6] 1.1.5 Thể thuỷ tinh Thể thủy tinh là một thấu kính trong suốt hai mặt lồi, được treo vào vùng thể mi nhờ các dây chằng Zinn. Thể thủy tinh dày khoảng 4mm với đường kính 8-10mm, bán kính cong của mặt trước là 10mm, mặt sau là 6 mm. Công suất quang học là 2022D. [6] 1.1.6 Dịch kính Dịch kính là một chất lỏng như lòng trắng trứng, nằm sau thể thuỷ tinh, chiếm toàn bộ phần sau nhãn cầu. Lớp ngoài cùng đặc lại thành màng hyaloid. Thành phần . . 7 chính của dịch kính là một protein có cấu trúc dạng sợi tên là vitrein và lấp đầy trong các khoang, giữa các sợi là acid hyaluronic. Nền dịch kính: trải dài 1,5 - 2 mm trước miệng thắt đến 1 – 3 mm sau miệng thắt. Đây là vùng các dải dịch kính dính rất chặt vào miệng thắt, do vậy thường không thể bóc tách hết dịch kính ra khỏi võng mạc tại vùng này khi phẫu thuật cắt dịch kính. Lớp vỏ này mỏng đi ở vùng trước hoàng điểm và biến mất ở phía trước gai thị.[6] 1.2 TỔNG QUAN VỀ DỊ VẬT NỘI NHÃN 1.2.1 Giới thiệu và định nghĩa DVNN Theo thuật ngữ chấn thương mắt của Birmingham (Birmingham Eye Trauma Terminology), chấn thương có DVNN là một chấn thương hở có vết thương vào gây tổn thương toàn bộ các lớp của thành nhãn cầu, gây ra bởi vật sắc nhọn, và có một hoặc nhiều dị vật tồn tại bên trong nhãn cầu. Tần suất chấn thương có DVNN chiếm 18-41% chấn thương nhãn cầu hở [52], [86], [91], trong đó 58-88% DVNN nằm ở phần sau nhãn cầu [63], [86], [91]. Đa số bệnh nhân là nam, trẻ tuổi, với độ tuổi trung bình 21-40 [48]. Các nguyên nhân gây chấn thương hàng đầu là do thao tác dùng búa trong công nghiệp, do vận hành máy móc hoặc liên quan vũ khí [48]. Tuy tương tự chấn thương xuyên nhãn cầu về mặt cơ chế, nhưng chấn thương có DVNN được chia thành một nhóm riêng biệt do khác nhau về biểu hiện lâm sàng, điều trị, tiên lượng. 1.2.2 Phân loại DVNN Có nhiều cách phân loại DVNN, dưới đây là các phân loại phổ biến. [8] . . 8 1.2.2.1 Dựa vào tính chất dị vật Thành phần DVNN rất đa dạng nhưng chia thành hai loại chính là dị vật kim loại và không kim loại. Trong đó, dị vật kim loại chiếm đa số (69-91%) theo đa số các nghiên cứu trước đó [86], [89], [91]. - dị vật kim loại: sắt, đồng, nhôm. Sự tồn tại của những dị vật này nội nhãn này có nguy cơ gây nhiễm kim loại tại mắt. - dị vật không kim loại: tre, thảo mộc… Đây là những dị vật dễ gây nhiễm khuẩn cho mắt do mang theo đất, nấm, vi khuẩn. 1.2.2.2 Dựa vào khả năng hút nam châm Đặc điểm hút nam châm của dị vật quan trọng khi lựa chọn phương pháp điều trị. - dị vật kim loại có từ tính: sắt và hợp kim của sắt - dị vật kim loại không từ tính: đồng, nhôm, hợp kim… Nhóm này thường gặp trong các vụ nổ, do không có từ tính nên khó khăn trong lấy dị vật. - dị vật không kim loại: thực vật, đá, thủy tinh, nhựa. Dị vật thủy tinh, nhựa là dị vật trơ, có khả năng tồn tại trong nhãn cầu thời gian dài mà không gây phản ứng. 1.2.2.3 Dựa vào vị trí dị vật nội nhãn - dị vật phần trước: trong tiền phòng, cắm mống mắt, trong thể thủy tinh - dị vật phần sau: trong dịch kính, nằm trên hoặc cắm vào hắc võng mạc Tần suất dị vật phần sau nhãn cầu chiếm đa số (58-88%), các vị trí khác thường gặp như trong tiền phòng (10-15%), trong thủy tinh thể (2-8%) [63], [86], [91]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng khảo sát là bệnh nhân bị chấn thương có dị vật nội nhãn phần sau nhãn cầu. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất