Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quả phẫu thuật bắt vít qua vỏ xương cứng trong bệnh lý mất vững cột...

Tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật bắt vít qua vỏ xương cứng trong bệnh lý mất vững cột sống thắt lưng

.PDF
135
1
90

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- LẠI HUỲNH THUẬN THẢO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BẮT VÍT QUA VỎ XƢƠNG CỨNG TRONG BỆNH LÝ MẤT VỮNG CỘT SỐNG THẮT LƢNG Chuyên ngành: Ngoại thần kinh và sọ não Mã số: CK 62 72 07 20 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.BS. NGUYỄN PHONG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Lại Huỳnh Thuận Thảo . i. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................ viii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ ix ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................. 4 1.2. Giải phẫu ............................................................................................... 11 1.3. Sinh lý mất vững cột sống thắt lưng ..................................................... 18 1.4. Cơ sinh học trong bắt vít chân cung PS và bắt vít vỏ xương cứng CBT ...................................................................................................................... 20 1.5. Chẩn đoán bệnh lý mất vững cột sống thắt lưng .................................. 22 1.6. Điều trị .................................................................................................. 29 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 31 2.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 31 2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 31 2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh ..................................................................... 31 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ......................................................................... 32 2.3. Biến số nghiên cứu ................................................................................ 32 . . i 2.4. Phương pháp tiến hành phẫu thuật cbt .................................................. 39 2.5. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 43 2.6. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 43 2.7. Y đức ..................................................................................................... 43 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 44 3.1. Đặc điểm chung, lâm sàng, cận lâm sàng ............................................. 44 3.2. Kết quả phẫu thuật ................................................................................ 53 3.3. Mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị ............ 59 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 61 4.1. Đặc điểm chung, lâm sàng, hình ảnh học ............................................. 61 4.2. Kết quả phẫu thuật ................................................................................ 72 4.3. Mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị ............ 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . v. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt BN : Bệnh nhân CHT : Cộng hưởng từ CS : Cộng sự CSTL : Cột sống thắt lưng ĐLC : Độ lệch chuẩn DNT : Dịch não tủy TK : Thần kinh TL : Thắt lưng TVĐĐ : Thoát vị đĩa đệm XQ : X quang Tiếng Anh AO (Anterior translation): độ di lệch ra trước AO/W (Anterior translation/ Width): tỉ lệ phần trăm độ di lệch ra trước BMD (Bone Mineral Density): mật độ khoáng xương CBT (Cortical Bone Trajectory): bắt vít qua vỏ xương CPK (Creatin Phosphokinase): men CPK CT (Computed Tomography): chụp cắt lớp vi tính DDD (Degeneration Disc Disease): bệnh lý thoái hóa đĩa đệm JOAs (Japanese Orthopedic Association score): thang điểm theo Hiệp hội chỉnh hình Nhật Bản ODIs (Oswestry Disability Index score): chỉ số khuyết tật Oswestry PLIF (Posterior Lumbar Interbody Fusion): kỹ thuật hàn xương liên thân đốt lối sau qua bản sống . . PS (Pedicle Screw): bắt vít qua chân cung RRJOA (Recovery Rate JOA): tỉ lệ hồi phục theo JOA TLIF (Transforaminal Lumbar Interbody Fusion): kỹ thuật hàn xương liên thân đốt lối sau qua lỗ liên hợp VAS (Visual Analogue Scale): thang đo trực quan . . i DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đặc điểm chân cung cột sống thắt lưng (mm) ............................... 15 Bảng 2.1. Bảng đánh giá sức cơ ASIA ......................................................... 35 Bảng 2.2. Thang điểm JOA ............................................................................ 37 Bảng 2.3. Mức độ hàn xương theo LEE CK. ................................................. 38 Bảng 2.4. Đánh giá kết quả chung sau 6 tháng ............................................... 39 Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi. ................................................................. 45 Bảng 3.2. Phân bố thời gian từ khi khởi bệnh đến khi nhập viện. .................. 46 Bảng 3.3. Triệu chứng cơ năng ....................................................................... 47 Bảng 3.4. Đau theo rễ TK ............................................................................... 49 Bảng 3.5. Triệu chứng thực thể ....................................................................... 50 Bảng 3.6. Đặc điểm hình ảnh học phim chụp cộng hưởng từ tại tầng mất vững ......................................................................................................... 52 Bảng 3.7. Phân độ Modic trên hình ảnh MRI. ................................................ 52 Bảng 3.8. Phân độ Pffirman tại tầng mất vững ............................................... 53 Bảng 3.9. Biến chứng trong mổ ...................................................................... 54 Bảng 3.10. Điểm VAS đau lưng và VAS đau rễ trước và sau mổ .................. 54 Bảng 3.11. So sánh triệu chứng thực thể trước và sau mổ.............................. 55 Bảng 3.12. Mức độ nắn chỉnh di lệch ............................................................. 55 Bảng 3.13. Đánh giá mức độ đau của BN theo thang điểm VAS. .................. 56 Bảng 3.14. Đánh giá triệu chứng thực thể sau mổ 6 tháng ............................. 56 Bảng 3.15. Đánh giá tỉ lệ hồi phục theo JOA 6 tháng sau mổ ........................ 57 Bảng 3.16. Mức độ nắn chỉnh di lệch ............................................................. 58 Bảng 3.17. Mức độ di lệch và vòng sáng thấu tia sau mổ 6 tháng ................. 58 . . i Bảng 3.18. Kết quả chung sau mổ 6 tháng...................................................... 59 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thời gian diễn biến bệnh đến kết quả sau mổ ..... 59 Bảng 3.20. Liên quan giữa thoái hóa cột sống – đĩa đệm theo Modic và kết quả phẫu thuật ................................................................................. 60 Bảng 4.1. So sánh kết quả điều trị khi ra viện với các tác giả khác ............... 78 . . ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố các trường hợp theo lứa tuổi......................................... 44 Biểu đồ 3.2. Phân bố các trường hợp theo giới tính. ...................................... 45 Biểu đồ 3.3. Tiền sử liên quan đến chấn thương. ........................................... 46 Biểu đồ 3.4. Chỉ số T-score đo theo phương pháp DEXA ............................. 47 Biểu đồ 3.5. Mức độ đau lưng theo thang điểm VAS tại thời điểm trước phẫu thuật ................................................................................................. 48 Biểu đồ 3.6. Mức độ đau theo rễ TK theo thang điểm VAS........................... 49 Biểu đồ 3.7. Vị trí mất vững cột sống thắt lưng.............................................. 51 Biểu đồ 3.8. Mức độ hàn xương theo LEE ..................................................... 57 Biểu đồ 4.1. So sánh tuổi trung bình. .............................................................. 61 Biểu đồ 4.2. So sánh phân bố theo giới........................................................... 63 Biểu đồ 4.3. So Sánh thang điểm VAS rễ của nghiên cứu và Gonchar .......... 83 Biểu đồ 4.4. Diễn tiến thang điểm JOA của nghiên cứu và Sakaura .............. 86 Biểu đồ 4.5. Độ nắn chỉnh di lệch của nghiên cứu và Takata......................... 88 Biểu đồ 4.6. Cải thiện độ di lệch tại các thời điểm theo dõi Ninimiya. .......... 88 . x. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cột sống .......................................................................................... 11 Hình 1.2. Thân sống L2................................................................................... 12 Hình 1.3. Thành phần sau cột sống thắt lưng.................................................. 12 Hình 1.4. CT đa lát cắt tái tạo chân cung cột sống thắt lưng .......................... 13 Hình 1.5. Bốn điểm cố định vỏ xương của CBT ............................................ 14 Hình 1.6. Các dây chằng cột sống ................................................................... 16 Hình 1.7. Các bất thường rễ TK vùng thắt lưng – cùng. ................................ 17 Hình 1.8. Các giai đoạn của mất vững do thoái hóa ....................................... 20 Hình 1.9. Lực kéo và lực xoay vít của CBT và PS ......................................... 21 Hình 1.10. Dụng cụ đo lực mô men xoắn trong phẫu thuật ............................ 21 Hình 1.11. Xquang thẳng, nghiêng cột sống thắt lưng ................................... 24 Hình 1.12. Xquang chếch với hình ảnh gãy cổ chó Scottie ............................ 25 Hình 1.13. Xquang động cột sống thắt lưng ................................................... 25 Hình 1.14. Độ trượt và góc trượt ở hai tư thế cúi và ưỡn. .............................. 26 Hình 1.15. XQ động cho thấy di lệch đốt sống ............................................... 27 Hình 1.16. CT đa lát cắt khảo sát cột sống thắt lưng. ..................................... 28 Hình 1.17. Phân độ thoái hóa bề mặt thân sống theo Modic .......................... 28 Hình 1.18. Phân độ thoái hóa đĩa đệm của Pfirrman ...................................... 29 Hình 2.1. Thang điểm đau tự lượng giá VAS ................................................. 34 Hình 2.2. Điểm vào CBT ................................................................................ 40 Hình 2.3. Hướng vít CBT................................................................................ 40 Hình 2.4. Kỹ thuật CBT .................................................................................. 41 Hình 2.5. Các bước phẫu thuật bắt vít CBT.................................................... 42 Hình 4.1. Chiều dài vết mổ ............................................................................. 73 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Cố định vít qua chân cung (PS) được xem như phương pháp truyền thống trong phẫu thuật cột sống, là cách thức chính để duy trì tính bền vững và các đặc trưng sinh cơ học của cột sống trong nhiều bệnh lý. Bắt vít chân cung đang được sử dụng để điều trị thành công trong dị dạng, các bệnh lý thoái hóa hoặc chấn thương cột sống. Tuy nhiên có một số biến chứng liên quan đến phẫu thuật này, và lỗi hệ thống vít là một trong những biến chứng quan trọng nhất. Tỉ lệ lỏng vít ước tính từ 1% - 15% ở bệnh nhân không loãng xương, vượt quá 60% ở bệnh nhân loãng xương. Trên thực tế, tỉ lệ chính xác của vấn đề này thì vẫn chưa được xác nhận. [37][45] Một phương pháp cố định chắc chắn, ít biến chứng hơn là một vấn đề quan trọng với các bác sĩ phẫu thuật cột sống và đã có nhiều phương pháp được đưa ra nhằm cải thiện độ bền cũng như giảm thiểu biến chứng, bao gồm cả việc thay đổi hướng vít. Năm 2009, Santoni và cộng sự đã đề xuất một cách bắt vít mới thay cho kỹ thuật truyền thống, được gọi là bắt vít qua vỏ xương cứng (CBT). [111][117] Cách bắt vít truyền thống PS theo hướng từ bên vào giữa, bắt đầu từ chỗ giao của đường giữa gai ngang với mặt khớp bên và kết thúc trong thân sống. Ngược lại, CBT đi theo hướng từ giữa ra bên, lên trên ra ngoài, bắt đầu từ bờ trong dưới chân cung lên trên ra ngoài nhằm tối đa hóa sự tiếp xúc giữa đường ren xoáy của đinh vít với vùng vỏ xương có mật độ cao. So với hướng vít truyền thống, CBT có ưu thế hơn trong việc tăng cường sức kéo giữ, cung cấp sức tải tốt hơn theo chiều dọc giữa và bên của cơ thể, và chỉ ra sự đề kháng vượt trội với gập ưỡn. Ưu điểm của phương pháp này là tăng cường độ bám dính của các vít trong loãng xương và ngăn ngừa sự thất bại của việc đặt . . dụng cụ. Hơn nữa, CBT nhìn chung cung cấp độ vững trực tiếp tốt hơn. Trong các nghiên cứu lâm sàng, CBT đã cho kết quả khả quan hơn như ít mất máu, thời gian nằm viện ngắn, thời gian phẫu thuật ngắn, cũng như điểm số lâm sàng hậu phẫu cải thiện, và không gây biến chứng thần kinh do hệ thống vít cố định theo hướng lên trên và ra bờ ngoài. Hơn nữa, những ưu điểm như hạn chế bộc lộ sang bên cho phép CBT được xem như một kỹ thuật ít xâm lấn. [111] Ở Việt Nam hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào về phẫu thuật bắt vít qua vỏ xương cứng. Bệnh viện Chợ Rẫy, một trong những bệnh viện hàng đầu trong lĩnh vực Ngoại thần kinh của Việt Nam, đã ứng dụng kỹ thuật CBT trong một số trường hợp bệnh lý mất vững cột sống thắt lưng, bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả phẫu thuật bắt vít qua vỏ xƣơng cứng trong bệnh lý mất vững cột sống thắt lƣng” để trả lời câu hỏi nghiên cứu: “Phẫu thuật bắt vít qua vỏ xương cứng trong bệnh lý mất vững cột sống thắt lưng có hiệu quả hay không?”. . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được tiến hành với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá kết quả phẫu thuật bắt vít qua vỏ xương cứng trong bệnh lý mất vững cột sống thắt lưng. 2. Khảo sát mối liên quan giữa lâm sàng và hình ảnh học ảnh hưởng đến kết quả điều trị . . Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Thế giới 1.1.1.1. Các nghiên cứu về cơ sinh học và giải phẫu Năm 2007, Sterba và cộng sự xuất bản một nghiên cứu tử thi cho thấy cách đặt vít theo trục thẳng chân cung sẽ tạo ra một cấu trúc vít cố định hơn là cách đặt vít song song với mặt phẳng dọc giữa, bởi vì quỹ đạo góc thì tạo ra tổn thương trung bình thấp hơn. [119] Trước đây, Roy-Camille và cộng sự cũng đã chỉ ra rằng một quỹ đạo thẳng đứng qua chân cung sẽ làm tăng sự tiếp xúc của vít với vỏ xương ở điểm cuối. 2009, Santoni và cộng sự lần đầu tiên đề xuất CBT như một cách để tránh lỗi hệ thống vít ở bệnh nhân loãng xương, và đã chứng minh rằng hướng vít này tăng cường sức chịu đựng của vít trong một cuộc kiểm tra độ kéo giữ so với vít theo hướng truyền thống. [105][111] Li và cộng sự đã xem xét 41 lần chụp cắt lớp vi tính tập trung vào chiều cao, chiều rộng, và độ nghiêng của chân cung để kết luận rằng chiều rộng là yếu tố quan trọng nhất của sự bắt vít. Họ cũng tìm ra rằng độ dày vỏ của các thành trên và dưới thường lớn hơn 2 mm điều này giải thích vì sao các nẹp vít thường bị bể sang bên, mặt khác độ dày vỏ xương thành trong thì lớn hơn thành ngoài. Điều đó chứng minh rằng kỹ thuật CBT có thể gia tăng độ bám của vít và làm tăng sự tiếp xúc với bề mặt chắc chắn của bè xương có mật độ khoáng chất xương (BMD) lớn hơn, bởi vì các đinh vít bao gồm 4 điểm cố định: giữa vỏ xương mặt lưng và điểm bắt vít, trên thành sau trong và trước bên của chân cung, và vùng rìa của thành thân sống. Như vậy, mặc dù các . . đinh vít CBT có chiều dài ngắn hơn và đường kính nhỏ hơn đinh vít của cách bắt vít truyền thống nhưng chúng tiếp xúc với bề mặt xương có mật độ cao hơn. Trên thực tế, Mai và cộng sự đã tiến hành quan sát để đo lường BMD (theo đơn vị Hounsfield) tại điểm cuối trên lý thuyết trong bắt vít CBT và bắt vít truyền thống; kết quả cho thấy CBT có mật độ cao hơn, đặc biệt trong nhóm loãng xương. [52][63][65][117] Matsukawa và cộng sự đã thực hiện nhiều nghiên cứu liên tiếp chỉ ra rằng CBT có ưu thế hơn trong việc tăng cường sức kéo giữ, cung cấp độ cứng chắc tốt hơn theo chiều dọc và giữa bên của cơ thể, tạo ra lực kháng vượt trội ở tư thế gập ưỡn so với phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, CBT lại tỏ ra kém hơn trong việc uốn cong sang bên và quay quanh trục. Bên cạnh đó, từ nhiều kết quả khác nhau thu được khi thí nghiệm trên đốt sống bị trượt, CBT đã cho kết quả kém với tất cả các thông số này và khiến nó trở thành một phương án không phù hợp trong bắt vít cố định ở các ca này. Nhưng ở những nghiên cứu sau này, CBT lại cho kết quả khả quan khi được áp dụng cho các ca trượt trong những nghiên cứu bệnh chứng và các nghiên cứu khác. Phạm vi chuyển động được so sánh giữa CBT và PS trên động vật và tử thi người đều không cho thấy sự khác biệt về độ cúi ưỡn, uốn sang bên, hay quay quanh trục. [71][73][87][95][100] Calvert và cộng sự đã sử dụng CBT như vít cứu hộ sau khi thất bại trong đặt các dụng cụ, điều này đã cung cấp đủ độ cứng cho sự cúi ưỡn và quay quanh trục. Trước đây, mô men xoắn nằm trên vít có sự tương quan với lực kéo qua chân cung và nhóm Matsukawa đã xem xét nó thay đổi thế nào trong các vị trí bắt vít (như một cách đo lường gián tiếp tính vững chắc của vít) để thấy rằng bắt vít CBT chắc chắn gấp 1.7 lần đinh vít truyền thống. Trong một phân tích đa hồi qui, các tác giả này cũng đã xác định rằng, mật độ khoáng chất của cổ xương đùi, chiều dài đinh vít trong bản sống, và sự gập . . góc hướng lên là những yếu tố quan trọng độc lập ảnh hưởng đến lực quay. [28][69][75][126] Trái ngược với các bài báo trước đây, vào năm 2016, Akpolat và cộng sự đã công bố kết quả trên một nghiên cứu tử thi kết luận rằng bắt vít theo hướng truyền thống cần nhiều vòng để vít bị nới lỏng hơn và kháng lực rút vít so với CBT. [17] Cuối cùng, Sansur cùng cộng sự và nhiều tác giả khác thực hiện so sánh phương pháp CBT và PS trong bệnh lý mất vững của cột sống thắt lưng ở các trường hợp loãng xương trên tử thi, và thấy rằng CBT cho kết quả tốt hơn nhờ gia tăng khả năng cố định trong phần vỏ xương có mật độ khoáng cao. [28][69][72][95][110][111] 1.1.1.2. Các nghiên cứu lâm sàng Nhiều nghiên cứu sinh cơ học đã được xuất bản từ khi Santoni và cộng sự lần đầu đề cập về CBT, tuy nhiên các bằng chứng lâm sàng vẫn còn thiếu, và không có những đánh giá mang tính hệ thống có thể cung cấp những chỉ định rõ ràng cho việc sử dụng CBT. Năm 2004, Steel và cộng sự nghiên cứu 18 bệnh nhân gãy xương ngực thắt lưng đã được phẫu thuật làm cứng CBT mà không có biến chứng lớn nào. Tất cả các bệnh nhân đều đạt hàn xương, không có biến dạng, thất bại hệ thống hay thương tổn thần kinh, ngoại trừ 1 bệnh nhân đã không liền xương sau 12 tháng. Như vậy, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng hướng bắt vít này an toàn, hiệu quả, mang tính ổn định, ít tính xâm lấn hơn cách tiếp cận từ phía trước hoặc phía bên. [111][118] Năm 2013, Ueno và cộng sự đã công bố một trường hợp lâm sàng của một bệnh nhân loãng xương và bị vẹo cột sống thoái hóa, đã được phẫu thuật theo kỹ thuật bắt vít kép (CBT kết hợp với PS) cho kết quả hình thái tốt, không biến chứng, và các hoạt động hàng ngày được cải thiện trong vòng 14 . . tháng sau phẫu thuật. Các nghiên cứu sinh cơ học đã cho thấy kỹ thuật này có kết quả cúi, ngửa, cong bên và quay quanh trục tốt hơn so với CBT hoặc PS độc lập. [72][123] Gonchar và cộng sự đã trình bày 2 loạt nghiên cứu tại một cuộc họp của Hiệp Hội Phẫu Thuật Cột Sống Xâm Lấn Tối Thiểu, một trong những nghiên cứu này đã so sánh 100 trường hợp CBT với 63 trường hợp bắt vít truyền thống trên các bệnh nhân bị thoái hóa, loãng xương, chấn thương hoặc dị dạng. CBT cho thấy kết quả lâm sàng tương tự với kỹ thuật truyền thống PS về thang điểm đau lưng và đau rễ VAS, chỉ số khuyết tật Oswestry (ODI), thang điểm JOA, và thời gian phẫu thuật, nhưng lại cho thấy kết quả tốt vượt trội về độ mất máu, sự lỏng vít và khớp giả. Đã có 2 trường hợp gãy vít CBT được ghi nhận, tuy nhiên lỗi này đã không lặp lại khi được thay với vít có đường kính lớn hơn (5.5 mm thay cho 4.75 mm). Hơn nữa, một nghiên cứu tiền cứu trên 60 bệnh nhân bị thoái hóa (30 trường hợp CBT và 30 trường hợp PS với xâm lấn tối thiểu), các bệnh nhân CBT cho thấy tỉ lệ thấp hơn đáng kể về sự lỏng vít và sự mất điều chỉnh, CBT cũng được chứng minh là ít xâm lấn hơn cách bắt vít truyền thống khi được đo đạc bằng giá trị Creatine Phosphokinase (CPK). [48] Iwatsuki và cộng sự đã giới thiệu một cách tiếp cận dựa theo eo cho CBT (IGCBT) để tránh các biến chứng liên quan đến cách bắt vít này và so sánh nó với CBT thông thường. Đã không có biến chứng xảy ra và chỉ có 1 đinh vít bị trật trong phương pháp IGCBT nếu so với 4 đinh vít bị trật trong phương pháp CBT truyền thống. Ohkawa và cộng sự sau đó đã sử dụng quy trình này và so sánh các mức độ CPK giữa CBT gốc và IGCBT thấy kết quả đã được cải thiện hơn ở cách tiếp cận theo eo. Theo báo cáo, có 4% vít bị bắt trật trên 12 bệnh nhân (22%), và không có biến chứng nghiêm trọng. [52][85] . . Mizuno và cộng sự đã nghiên cứu những bệnh nhân bị trượt đốt sống được điều trị bằng cách bắt vít CBT kết hợp PLIF hoặc TLIF. Nghiên cứu ghi nhận một biến chứng trong khi phẫu thuật do vỡ vỏ xương, nhưng lại không liên quan đến thương tổn thần kinh. Sau 20 tháng theo dõi, không có dấu hiệu của sự lỏng vít mặc dù 4 đinh vít (8,3%) đã xuyên qua thành chân cung mà không có tác dụng phụ lâm sàng. Okudaira và cộng sự đã so sánh PLIF với hàn xương vùng thắt lưng giữa có sử dụng kỹ thuật CBT và cho thấy những lợi ích đáng kể của CBT về thời gian phẫu thuật và sự mất máu, trong khi cả 2 phương pháp đều có các kết quả lâm sàng tương tự nhau. Đã không có biến chứng trong nhóm CBT, trong khi đó ở nhóm PLIF+PS thì có 1 trường hợp nhiễm trùng với tổn thương thần kinh. Các tác giả đã kết luận rằng CBT ít tính xâm lấn hơn, đòi hỏi ít phơi nhiễm hơn và nhờ đó giúp phục hồi nhanh hơn. [76] Rodriguez và cộng sự đã đề xuất một hệ thống bắt vít kép cho những bệnh nhân bị chứng tầng kế cận, sử dụng bắt vít CBT mà không tháo bỏ các vít đã được đặt trước đó. Sau 6 tháng theo dõi ghi nhận kết quả lâm sàng tốt và không có biến chứng, cộng thêm sự cải thiện về lâm sàng và hàn xương trên hình ảnh học. Giống như Ueno và Rodriguez, nhóm Takata cũng đã trình bày một kỹ thuật lai ghép, trong đó cách bắt vít truyền thống được sử dụng cho các đốt dưới và CBT được sử dụng cho đốt sống trên. Họ đã chỉ ra rằng kỹ thuật lai ghép này có tính ít xâm lấn hơn kỹ thuật truyền thống vì nó làm giảm sự co rút cơ ở tầng trên. [104][120][123] Pacione và cộng sự nghiên cứu bệnh án của một phụ nữ loãng xương 83 tuổi bị gãy lún L4 do loãng xương, được điều trị bằng phương pháp tạo hình thân sống, giải ép L4, sau đó 3 tháng bệnh nhân đã phải bắt CBT ở L3 và L5 cùng với tạo hình thân sống với kỹ thuật chuẩn do L3 gãy lún, CBT đã bắt qua chân cung thông thường mà không có biến chứng. [88] . . Glennie và cộng sự là những người đầu tiên phản ánh về những biến chứng của CBT sau 1 năm theo dõi. Trong 8 bệnh nhân được phẫu thuật CBT, sau 1 năm, 2 người đã phải phẫu thuật lại, 5 người có biểu hiện lỏng vít, và 4 người không duy trì được sự điều chỉnh trên hình ảnh học. Các tác giả kết luận rằng CBT nên được theo dõi lâm sàng ở mức trung và dài hạn, để xác nhận hiệu quả và kiểm tra các biến chứng. [46] Các loạt nghiên cứu khác cũng ghi nhận những biến chứng tương tự: Patel và cộng sự đã báo cáo biến chứng ở 5 trong số 22 bệnh nhân (13,6%), còn Cheng và cộng sự đã báo cáo 2 trường hợp gãy eo và chân cung, cùng với 2 trường hợp có sự lỏng vít sớm trong số 22 bệnh nhân. Một nghiên cứu trên tử thi sau đó của cùng nhóm tác giả đã cho thấy tỉ lệ gãy eo và tỉ lệ gãy chân cung là 2,7% và 16,2%, điều này cũng là nguyên nhân gây ra sự lỏng vít. Những kết luận này cũng tương tự như của nhóm Ninomiya, những người đã đánh giá sự lỏng vít trong điều kiện có và không có sự hiện diện của một vùng trống xung quanh các vít trên các bệnh nhân CBT. Các vùng trống được quan sát khoảng 6 vít (5,5%) trên 5 bệnh nhân (26,3%) đã cho kết quả tốt hơn so với các lần quan sát trước đây. Nhóm tác giả này cũng so sánh kết quả hình ảnh của điều chỉnh độ trượt và tật ưỡn cột sống sau 1 năm phẫu thuật, không giống như cách bắt vít PS, CBT đã có những tiến bộ đáng kể so với phẫu thuật truyền thống trước đây. [30][81][82][93] Snyder và cộng sự nghiên cứu trên 79 bệnh nhân được bắt vít CBT cùng hoặc không cùng các kỹ thuật cố định khác, họ quan sát thấy chỉ có 10 biến chứng ở 7 bệnh nhân như sau: 2 thất bại phần cứng, 2 trường hợp khớp giả, 2 trường hợp thuyên tắc phổi, 2 chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, một trường hợp nhiễm trùng vết mổ, và 1 trường hợp tụ máu ngoài màng cứng. Phẫu thuật can thiệp thêm là bắt buộc cho các trường hợp khớp giả, nhiễm trùng, và tụ máu ngoài màng cứng. [116] . 0. Nhóm Mori đã có báo cáo dữ liệu sau 1 năm theo dõi các quy trình thực hiện CBT, cho thấy kết quả sau phẫu thuật về hình thái và lâm sàng tốt mà không có biến chứng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, quá trình theo dõi tiếp theo đã bộc lộ rõ sự không liền xương ở 9,4% (3 trên tổng số 32 bệnh nhân), tỉ lệ này cao hơn so với phương pháp truyền thống PS. [77][79][114] Dabbous và cộng sự cũng đã thu được những kết quả tốt của CBT đối với thời gian phẫu thuật và sự mất máu, khả năng hồi phục tốt theo chỉ số ODI và khoảng cách đi bộ không cần dùng thuốc, ngay cả việc hạn chế sử dụng thuốc giảm đau với 44% bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc. Họ đã không tìm thấy những biến chứng nghiêm trọng, có một số biến chứng nhẹ được ghi nhận như là rách màng cứng, gãy vít, đĩa đệm di trú, trong đó chỉ có 1 trường hợp liên quan đến kỹ thuật do những giới hạn về không gian gây ra bởi phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. [35] Một tiến hành đo lường về sự thâm nhiễm chất béo bằng hình ảnh cộng hưởng từ đã được Hung và cộng sự thực hiện sau phẫu thuật truyền thống PS và CBT: không có sự khác biệt đáng kể về kết quả lâm sàng hay các tham số phẫu thuật, mặc dù CBT cho thấy kết quả tích cực như ít mất máu hậu phẫu, thời gian phẫu thuật, quá trình nằm viện ngắn. Hơn nữa, sự thâm nhiễm chất béo của cách bắt vít truyền thống cũng cao hơn CBT. [51][118][77][35][106] Các bài viết mới về CBT đã được công bố trong vài tháng trở lại đây. Nhóm của Orita đã mô tả bắt vít CBT qua da có kết quả tốt hơn nhờ đo bằng thang điểm VAS sau 6 tháng so với bắt vít truyền thống qua da, với thời gian nhuộm huỳnh quang đường rạch da cũng ngắn hơn. Ashayeri và cộng sự thì sử dụng kỹ thuật lai ghép cho bệnh nhân bị dị tật cột sống nhiều tầng bẩm sinh và kết luận rằng CBT có thể cải thiện cách bắt vít qua chân cung khi chất lượng xương ở dưới mức tốt nhất hay chân cung của có thể bị biến dạng. Sakaura và cộng sự đã so sánh việc thực hiện PLIF cùng với CBT và thực .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất