Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quả ngắn hạn điều trị viêm mủ màng phổi ở trẻ em bằng phẫu thuật nộ...

Tài liệu đánh giá kết quả ngắn hạn điều trị viêm mủ màng phổi ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực hỗ trợ

.PDF
122
1
143

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --o0o-- HỒ TRUNG CƯỜNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGẮN HẠN ĐIỀU TRỊ VIÊM MỦ MÀNG PHỔI Ở TRẺ EM BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC HỖ TRỢ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --o0o-- HỒ TRUNG CƯỜNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGẮN HẠN ĐIỀU TRỊ VIÊM MỦ MÀNG PHỔI Ở TRẺ EM BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC HỖ TRỢ CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI - NHI MÃ SỐ: NT 62 72 07 35 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ Người hướng dẫn khoa học: TS. BS. TRƯƠNG ĐÌNH KHẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. HỒ TRUNG CƯỜNG . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... i DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT ...................................................... ii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4 1.1. Đại cương ................................................................................................... 4 1.2. Sinh lí – Sinh lí bệnh .................................................................................. 7 1.3. Nguyên nhân ............................................................................................ 10 1.4. Vi khuẩn học ............................................................................................ 10 1.5. Bệnh học................................................................................................... 11 1.6. Lâm sàng .................................................................................................. 13 1.7. Cận lâm sàng: ........................................................................................... 14 1.8. Điều trị...................................................................................................... 24 1.9. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 31 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 34 2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 34 2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 34 2.3. Vấn đề y đức ............................................................................................ 43 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 44 3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu .................................................................... 44 3.2. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................... 46 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng ............................................................................ 49 3.4. Kết quả điều trị ......................................................................................... 52 . . CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 57 4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu .................................................................... 57 4.2. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................... 59 4.3. Đặc điểm cận lâm sàng ............................................................................ 65 4.4. Kết quả điều trị ......................................................................................... 72 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ 7v-PVC 7-valent pneumococcal vaccine CLĐT Cắt lớp điện toán DNase Deoxyribonucleoprotein PTNSLNHT Phẫu thuật nội soi lồng ngực hỗ trợ SHS Số hồ sơ VMMP Viêm mủ màng phổi . . ii DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT THUẬT NGỮ TIẾNG ANH THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT Computed Tomography Chụp cắt lớp điện toán Empyema Viêm mủ màng phổi Nasal Continuous Positive Airway Pressure Thở áp lực dương liên tục qua mũi Poly Chain Reaction Phản ứng chuỗi polymerase Tumor Necrosis Factor - α Yếu tố hoại tử u alpha Ventilation–perfusion scan Khảo sát tương hợp thông khí–tưới máu Video-Assisted-Thoracoscopic Surgery . Phẫu thuật nội soi lồng ngực hỗ trợ . iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng liệt kê các biến số trong nghiên cứu...................................... 36 Bảng 2.2: Tiêu chuẩn thở nhanh theo tuổi của WHO ..................................... 41 Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhi theo nhóm tuổi ................................................... 44 Bảng 3.2: Tỉ lệ lí do nhập viện của từng nhóm tuổi. ...................................... 46 Bảng 3.3: Tỉ lệ từng loại tác nhân được phân lập ........................................... 51 Bảng 3.4: Liên quan giữa dẫn lưu trước mổ và thời gian phẫu thuật ............. 53 Bảng 3.5: So sánh thời gian điều trị và thời gian thở máy trung bình của nhóm trẻ suy dinh dưỡng và không suy dinh dưỡng tại Khoa Hồi sức Ngoại.......... 54 Bảng 4.1: Phân bố giới tính của bệnh nhi theo các tác giả ............................. 57 Bảng 4.2: Tuổi trung bình theo các tác giả ..................................................... 57 Bảng 4.3: Phân bố theo nhóm tuổi theo các tác giả ........................................ 58 Bảng 4.4: Tỉ lệ bệnh nhi suy dinh dưỡng theo các tác giả .............................. 59 Bảng 4.5: Triệu chứng lâm sàng theo các tác giả ........................................... 60 Bảng 4.6: Nguyên nhân viêm mủ màng phổi theo các tác giả........................ 61 Bảng 4.7: Thời gian từ lúc có triệu chứng đến lúc nhập viện ......................... 62 Bảng 4.8: Thời gian đến lúc được phẫu thuật ................................................. 62 Bảng 4.9: Thời gian từ lúc có chẩn đoán đến lúc phẫu thuật.......................... 64 Bảng 4.10: Số lượng bạch cầu của bệnh nhi ................................................... 65 Bảng 4.11: Trung vị chỉ số Hemoglobin của bệnh nhi ................................... 65 Bảng 4.12: Số lượng tiểu cầu của bệnh nhi .................................................... 66 Bảng 4.13: Nồng độ CRP của bệnh theo các tác giả ...................................... 67 Bảng 4.14: Tỉ lệ nuôi cấy vi khuẩn dương tính trong các nghiên cứu ............ 68 Bảng 4.15: Tỉ lệ từng tác nhân gây bệnh được xác định................................. 68 Bảng 4.16: Phân bố bên phổi bệnh theo các tác giả........................................ 72 Bảng 4.17: Thời gian phẫu thuật theo các tác giả ........................................... 75 Bảng 4.18: Lượng máu mất trong phẫu thuật qua các nghiên cứu ................. 77 Bảng 4.19: Tỉ lệ chuyển mổ mở qua các nghiên cứu ...................................... 78 . . iv Bảng 4.20: Thời gian hỗ trợ hô hấp trong các nghiên cứu ............................. 80 Bảng 4.21: Thời gian hết sốt sau mổ của bệnh nhi ......................................... 81 Bảng 4.22: Thời gian rút ống dẫn lưu sau mổ................................................. 82 Bảng 4.23: Thời gian nằm viện sau mổ .......................................................... 83 Bảng 4.24: Tổng thời gian nằm viện trong các nghiên cứu ............................ 85 Bảng 4.25: Tỉ lệ biến chứng qua các nghiên cứu ............................................ 86 . . v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhi theo nhóm dinh dưỡng................................... 45 Biểu đồ 3.2: Lí do nhập viện. .......................................................................... 46 Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ các triệu chứng. .................................................................. 47 Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh nhi theo kiểu hỗ trợ hô hấp. ................................. 48 . . vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Giải phẫu khoang màng phổi. ........................................................... 6 Hình 1.2: Hình ảnh X-quang ngực thẳng một trường hợp tràn dịch màng phổi khu trú bên trái. ............................................................................................... 15 Hình 1.3: Hình ảnh vách fibrin tạo nên các khoang nhỏ trong khoang màng phổi với dịch có hồi âm bên trong........................................................................... 17 Hình 1.4: Hình ảnh đông đặc phổi kèm tràn dịch màng phổi khu trú. ........... 18 Hình 1.5: Hình ảnh CLĐT ngực với dày màng phổi, tăng đậm độ lớp mỡ thành ngực và đốm khí trong khoang màng phổi. .................................................... 19 Hình 1.6: Hình ảnh CLĐT ngực với dày màng phổi và dịch ứ đọng. ............ 20 Hình 1.7: Kỹ thuật phẫu thuật nội soi lồng ngực hỗ trợ ................................. 30 Hình 2.1: Dụng cụ thao tác trong phẫu thuật. ................................................. 36 Hình 4.1: Hình ảnh viêm phổi kèm tràn dịch màng phổi phải........................ 70 Hình 4.2: Hình ảnh vách hóa trên siêu âm khoang màng phổi của bệnh nhi. 71 Hình 4.3: Hình ảnh khoang màng phổi trong mổ. .......................................... 73 Hình 4.4: Thao tác phá vách trong khoang màng phổi. .................................. 74 Hình 4.5: Vết mổ sau khi kết thúc phẫu thuật................................................. 74 Hình 4.6: Bệnh nhi VMMP phải sau phẫu thuật............................................. 75 Hình 4.7: X-quang ngực thẳng bệnh nhi trước xuất viện ............................... 85 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm mủ màng phổi hay còn gọi là tràn mủ màng phổi được định nghĩa là sự tích tụ mủ trong khoang màng phổi [3], [51], [54]. VMMP ở trẻ em hầu hết xảy ra sau viêm phổi. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể do nhiễm khuẩn các cơ quan lân cận như áp xe dưới hoành, áp xe trung thất, áp xe cột sống. VMMP cũng có thể xuất hiện sau chấn thương ngực hoặc sau phẫu thuật lồng ngực [51], [54]. Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, các biểu hiện lâm sàng thường không điển hình, chủ yếu là triệu chứng của nhiễm trùng hô hấp như sốt, ho, khó thở... Do đó, chẩn đoán dễ bị bỏ sót, dẫn đến việc điều trị chưa đúng, chưa kịp thời nên hiệu quả điều trị không cao [10]. Trong những năm qua, dù các sản phẩm vắc-xin kháng phế cầu cũng như các kháng sinh ngày càng trở nên phổ biến nhưng tỉ lệ mới mắc của tràn dịch màng phổi cận viêm phổi và VMMP vẫn có xu hướng tăng [41], [66], [70] . VMMP diễn tiến qua 3 giai đoạn: giai đoạn xuất tiết, giai đoạn mủ sợi và giai đoạn tổ chức hóa [6]. VMMP là một quá trình diễn biến liên tục, vì vậy điều trị phải phù hợp với từng giai đoạn của bệnh để có hiệu quả tốt nhất [3], [51]. Các phương pháp điều trị bao gồm: kháng sinh, chọc dò, dẫn lưu, dẫn lưu kết hợp tiêu sợi huyết, phẫu thuật mở ngực và PTNSLNHT. Hồi cứu y văn thế giới, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của các phương pháp trên [16], [21], [29], [61], [71]. Đối với VMMP giai đoạn xuất tiết, điều trị nội khoa với kháng sinh và dẫn lưu là chủ yếu, bệnh nhi có thể đáp ứng rất tốt nếu kháng sinh được sử dụng sớm và phù hợp. Khi bệnh nhi kém hoặc không đáp ứng vì một nguyên nhân nào đó thì bệnh sẽ tiếp tục diễn tiến qua giai đoạn mủ sợi. Ở giai đoạn này, điều trị cần những phương pháp tích cực hơn, đó là dẫn lưu khoang màng phổi kèm bơm . . 2 thuốc tiêu sợi huyết hoặc phẫu thuật. Hiện nay, phẫu thuật mở ngực không còn được khuyến khích sử dụng ở trẻ em vì PTNSLNHT đã dần chiếm ưu thế với ưu điểm về xâm lấn tối thiểu, quan sát tốt hơn các cấu trúc trong khoang màng phổi và nhiều lợi ích hậu phẫu khác [66]. Chính vì thế điều trị VMMP ở trẻ em bằng PTNSLNHT dần trở nên phổ biến và ưa chuộng hơn. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về hiệu quả điều trị của các phương pháp can thiệp trên ở bệnh nhi bị VMMP còn chưa nhiều [1], [5], [8], [10]. Với điều kiện về chi phí điều trị y tế ở nước ta và mức độ lưu hành của các sản phẩm tiêu sợi huyết ở các cơ sở y tế cũng như các phản ứng đi kèm của nó nên phương pháp dùng thuốc tiêu sợi huyết chưa được phổ biến. Chính vì lí do đó, phẫu thuật mà chủ yếu là PTNSLNHT là phương pháp điều trị chủ yếu ở các bệnh nhi viêm mủ màng phổi từ giai đoạn mủ sợi trở đi. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu tổng kết về kết quả điều trị của phương pháp này còn khá hạn chế [1], [8]. Do vậy, nhằm góp phần đánh giá hiệu quả của PTNSLNHT trong điều trị VMMP trẻ em giai đoạn hiện nay, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để trả lời câu hỏi nghiên cứu: Kết quả của phẫu thuật nội soi lồng ngực hỗ trợ trong điều trị viêm mủ màng phổi ở trẻ em là như thế nào? . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu gồm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của VMMP trẻ em. 2. Đánh giá kết quả ngắn hạn điều trị VMMP ở trẻ em bằng phương pháp phẫu thuật nội soi lồng ngực hỗ trợ. . . 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẠI CƯƠNG Viêm mủ màng phổi được định nghĩa là sự tích tụ mủ trong khoang màng phổi. Thuật ngữ empyema – Viêm mủ màng phổi được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp empyein có nghĩa là “có mủ trong”, trong thuật ngữ y khoa được hiểu là “có mủ trong khoang màng phổi”. Tình trạng bệnh này đã được nhắc đến từ thời của Hippocrates, thường xảy ra sau nhiễm trùng phổi và cần phải được dẫn lưu nếu muốn khỏi bệnh [54]. Tỉ lệ tử vong vẫn còn ở mức cao 6 – 24% đối với người lớn, ở trẻ em dù tỉ lệ này khá thấp và tiên lượng tốt nhưng kết quả vẫn có sự khác biệt giữa các nước phát triển so với các nước đang phát triển và các nước nghèo [12]. Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước cho thấy tỉ lệ tử vong dao động từ 6,5 – 35,7% [10]. Trong những năm gần đây, nhờ có sự tiến bộ của y học, tỉ lệ này đã giảm rõ rệt nhưng đây vẫn là mối lo ngại đối với gia đình bệnh nhi cũng như ngành y [53]. 1.1.1. Dịch tễ Từ 1997 đến 2007, dù các loại kháng sinh mới và vắc-xin kháng phế cầu xuất hiện ngày càng nhiều nhưng tỉ lệ mới mắc của tràn dịch màng phổi cận viêm phổi và VMMP vẫn không cải thiện và có xu hướng tăng. Ở trẻ dưới 2 tuổi, tỉ lệ VMMP tăng gấp đôi. Tương tự, ở nhóm trẻ từ 2 tuổi, tỉ lệ VMMP tăng gần như gấp 3 trong cùng khoảng thời gian từ 1997-2007 [3], [53], [55]. Nguyên nhân chính xác lí giải cho sự tăng của tỉ lệ VMMP vẫn chưa được biết rõ. Tỉ lệ mới mắc của viêm phổi ở trẻ em đạt đỉnh ở độ tuổi dưới 5 có thể là lời lí giải hợp lí cho tình trạng này. Tuy nhiên, một nghiên cứu ở Scotland từ năm 1998 đến 2005 cho thấy tỉ lệ viêm phổi không thay đổi có ý nghĩa thống kê qua các năm và đưa ra kết luận rằng tình trạng tăng số trường hợp VMMP ở trẻ em . . 5 không liên quan đến tình trạng viêm phổi [12]. Có tác giả còn cho rằng nguyên nhân một phần là do sự hạn chế sử dụng kháng sinh ở cơ sở chăm sóc y tế ban đầu để tránh kháng thuốc, vấn đề này thường xảy ra ở các nước phát triển [66]. Ngoài ra, một ý kiến khác cho rằng tình trạng này là do sự có mặt của vắc-xin 7v-PVC (7-valent pneumococcal vaccine). Vắc-xin này không chứa các huyết thanh kháng các chủng phế cầu thường gây VMMP cận viêm phổi như 1, 3, 7F, 19A. Vì vậy, tỉ lệ viêm phổi do các chủng phế cầu có trong 7v-PVC có xu hướng giảm nhưng tỉ lệ viêm phổi do các chủng phế cầu không có trong 7vPVC lại tăng dẫn đến tỉ lệ mới mắc của VMMP cũng tăng theo [70]. Về sự phân bố bệnh tuổi, nhiều nghiên cứu cho thấy độ tuổi thường gặp VMMP là 1–5 năm [12], [43], [44]. Một số nghiên cứu cho thấy VMMP dễ xảy ra trên các trẻ bị thiếu dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng [39], [44], [48]. 1.1.2. Giải phẫu Màng phổi là lớp thanh mạc bao bọc phổi, gồm lá thành và lá tạng. Giữa hai lá là một khoang ảo gọi là khoang màng phổi. Bình thường trong khoang màng phổi có một ít dịch giúp lá thành và lá tạng trượt lên nhau dễ [7]. Lá tạng bao bọc xung quanh mặt phổi trừ ở rốn phổi. Ở rốn phổi, lá tạng quặt ngược lại, liên tiếp với lá thành, theo hình cái vợt mà cán ở dưới (tạo nên dây chẳng phổi hay dây chẳng tam giác). Lá tạng lách vào các khe liên thùy và ngăn các thùy với nhau. Mặt trong lá tạng dính chặt vào bề mặt phổi, còn ở mặt ngoài thì nhẵn, bóng và áp sát vào lá thành [2], [7]. . . 6 Hình 1.1: Giải phẫu khoang màng phổi. “Nguồn: Tạ Khánh Vân (2002)” [10]. Lá thành lót mặt trong lồng ngực, liên tiếp với lá tạng ở rốn phổi và tạo nên dây chằng tam giác lúc nó đi từ rốn phổi đến cơ hoành. Lá thành cuốn lấy phổi, dính vào các vùng xung quanh phổi nên có các mặt cũng như phổi, lá thành tạo nên các túi cùng (góc): góc sườn hoành, góc sườn trung thất trước, góc sườn trung thất sau, góc hoành trung thất [2], [7]. Khoang màng phổi là một khoang ảo, nằm giữa màng phổi tạng và màng phổi thành. Hai màng phổi áp sát vào nhau và có thể trượt lên nhau làm cho phổi nở ra hoặc co lại lúc hô hấp một cách dễ dàng. Mỗi phổi có một khoang màng phổi riêng, không thông nối với nhau. Khi màng phổi bị viêm, trong khoang màng phổi có thể chứa dịch hoặc máu, mủ, đó là tràn dịch màng phổi hoặc tràn mủ màng phổi. Khi màng phổi thành hoặc màng phổi tạng bị rách do viêm hoặc chấn thương, không khí tràn vào khoang màng phổi gây nên tràn khí màng phổi [7]. . . 7 1.2. SINH LÍ – SINH LÍ BỆNH Khoang màng phổi là một khoang ảo với áp lực âm trung bình khoảng -5cm nước. Áp lực trong khoang màng phổi dao động từ -2 đến -8 cm nước theo thì thở và hít vào. Lượng dịch trung bình trong khoang màng phổi là khoảng 0,5– 1ml với nồng độ prôtein 1–2g/100ml. Có khoảng 1.500–4.500 tế bào trong một mili lít dịch màng phổi, chủ yếu là các đại thực bào và tế bào đơn nhân [2] 1.2.1. Nguồn gốc dịch màng phổi Dịch màng phổi được hình thành từ các mao mạch màng phổi, khoảng kẽ của phổi, hệ thống bạch mạch trong lồng ngực, các mạch máu trong lồng ngực hoặc từ khoang màng bụng [2]. 1.2.1.1. Từ khoảng kẽ của phổi Phần lớn dịch màng phổi bắt nguồn từ khoảng kẽ để đi vào khoang màng phổi, đặc biệt trong các tình trạng bệnh lý. Tăng áp lực khoảng kẽ, tăng tính thấm của phổi (phù phổi) dẫn đến tăng lượng dịch trong khoang màng phổi [2]. 1.2.1.2. Từ các mao mạch màng phổi Dịch được vận chuyển từ hệ mao mạch màng phổi vào khoang màng phổi và được dẫn lưu ra bằng hệ mao mạch màng phổi theo phương trình của định luật Starling [2]. . . 8 1.2.1.3. Từ chấn thương mạch máu hoặc ống ngực Nếu ống ngực bị vỡ sẽ gây tràn dịch dưỡng trấp màng phổi. Tương tự như vậy, khi một mạch máu lớn trong lồng ngực bị vỡ do bệnh hoặc chấn thương sẽ gây ra tràn máu màng phổi [2]. 1.2.1.4. Từ khoang bụng Tràn dịch màng phổi có thể xảy ra nếu có dịch tự do trong ổ bụng và nếu có các lỗ trên cơ hoành. Ở những tình trạng này, dịch sẽ di chuyển từ khoang màng bụng vào khoang màng phổi vì áp lực trong khoang màng phổi thấp hơn [2]. 1.2.2. Sự hấp thu dịch màng phổi Dịch màng phổi sau khi được hình thành, đi vào khoang màng phổi theo hai con đường dưới đây:  Hấp thu qua hệ thống mao mạch lá tạng màng phổi.  Hấp thu qua hệ thống bạch mạch lá thành màng phổi. Dịch màng phổi được hấp thu chủ yếu qua hệ thống bạch mạch lá thành màng phổi. Khoang màng phổi được thông với các mạch bạch huyết ở màng phổi thành bởi các lỗ có trên lá màng phổi này mà ở màng phổi tạng không có [2]. 1.2.3. Bệnh sinh của các tràn dịch màng phổi Bình thường, một lượng nhỏ dịch (0,01 ml/kg/h) luôn luôn được tiết vào khoang màng phổi từ các mao mạch ở màng phổi thành. Hầu hết tất cả dịch này được tái hấp thu bởi hệ bạch huyết ở màng phổi thành, có khả năng được hấp thu ít nhất 0,2 ml/kg/giờ. Tràn dịch màng phổi xuất hiện khi dịch màng phổi được hình thành vượt quá lượng dịch được hấp thu [2]. . . 9 1.2.3.1. Tăng hình thành dịch màng phổi Tăng hình thành dịch màng phổi có thể xảy ra khi có sự gia tăng dịch khoảng kẽ phổi hoặc khi một trong các hệ số của phương trình Starling bị thay đổi theo hướng hình thành dịch nhiều hơn.  Tăng dịch khoảng kẽ: Nguyên nhân phổ biến nhất của tăng hình thành dịch màng phổi là tăng dịch khoảng kẽ trong phổi. Đây là cơ chế chủ yếu cho sự hình thành dịch màng phổi ở bệnh nhân suy tim sung huyết, tràn dịch màng phổi cận viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp và trong những trường hợp ghép phổi.  Tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch có thể xảy ra trong suy thất phải, suy thất trái, tràn dịch màng tim hoặc hội chứng tĩnh mạch chủ trên.  Giảm áp lực khoang màng phổi: Tình trạng phổ biến nhất gây ra giảm áp lực màng phổi là tắc nghẽn phế quản dẫn đến xẹp phổi và giảm áp lực trong màng phổi cũng xảy ra khi màng phổi tạng bị bao phủ bởi một lớn collagen và phổi bị bó lại.  Tăng tính thấm mao mạch: Tăng tính thấm mao mạch cũng có thể dẫn tới tăng hình thành dịch màng phổi. Trong phương trình Starling, tăng tính thấm màng phổi được thể hiện tăng Lp (hệ số lọc). Nếu bề mặt màng phổi bị viêm, thì tính thấm của các mao mạch tăng rất cao.  Xuất hiện dịch tự do màng bụng, chấn thương ống ngực hoặc mạch máu trong lồng ngực [2]. 1.2.3.2. Giảm hấp thu dịch màng phổi  Tắc nghẽn hệ bạch huyết: Nguyên nhân phổ biến nhất của giảm hấp thu dịch trong khoang màng phổi là sự tắc nghẽn dẫn lưu bạch huyết .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất