Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quả điều trị sớm phương pháp tạo hình niệu đạo bằng niêm mạc miệng ...

Tài liệu đánh giá kết quả điều trị sớm phương pháp tạo hình niệu đạo bằng niêm mạc miệng tại mặt lưng niệu đạo trong hẹp niệu đạo trước

.PDF
93
2
113

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ CHUNG TẤN TINH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỚM PHƢƠNG PHÁP TẠO HÌNH NIỆU ĐẠO BẰNG NIÊM MẠC MIỆNG TẠI MẶT LƢNG NIỆU ĐẠO TRONG HẸP NIỆU ĐẠO TRƢỚC Chuyên ngành: Ngoại khoa (Ngoại - Niệu) Mã số: 8720104 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. BS. Nguyễn Tuấn Vinh THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . LỜI CAM ĐOAN ―Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.‖ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Chung Tấn Tinh . . MỤC LỤC Trang Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục chữ viết tắt. Danh mục thuật ngữ Anh -Việt. Danh mục các bảng. Danh mục các biểu đồ. Danh mục các hình. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... i Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 1.1. Giải phẫu niệu đạo nam .......................................................................... 3 1.2. Cấu tạo mô học của niệu đạo và niêm mạc miệng ................................. 6 1.3. Lịch sử điều trị hẹp niệu đạo................................................................. 10 1.4 Một số nghiên cứu về sử dụng niêm mạc miệng để tạo hình niệu đạo gần đây .................................................................................................. 19 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 21 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 21 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 21 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 30 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ................................................................. 30 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nơi cƣ trú ....................................................... 30 3.3. Khám và xét nghiệm tiền phẫu ............................................................. 31 3.4. Các yếu tố trong phẫu thuật .................................................................. 35 3.5. Chăm sóc hậu phẫu ............................................................................... 38 3.6. Kết quả theo dõi .................................................................................... 39 3.7. Kiểm định các mối liên quan: ............................................................... 39 . . Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 43 4.1. Các yếu tố dịch tễ .................................................................................. 43 4.2. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................ 46 4.3. Lý do chọn dùng mảnh ghép niêm mạc miệng ..................................... 46 4.4. Đặc điểm kỹ thuật phƣơng pháp dùng mảnh ghép niêm mạc miệng tạo hình niệu đạo trƣớc ............................................................................... 51 4.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phẫu thuật ................................................... 53 4.6. Kết quả .................................................................................................. 57 4.7. Phân tích những trƣờng hợp không thành công .................................... 60 4.8. Chế độ theo dõi hậu phẫu...................................................................... 64 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 70 TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ................................................................................. 70 Phụ lục 1: Bản thu thập số liệu. Phụ lục 2: Một số hình ảnh liên quan trong nghiên cứu Phụ lục 3: Danh sách bệnh nhân. Phụ lục 4: Các giấy quyết định. . . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ BN Bệnh nhân TH Trƣờng hợp HP Hậu phẫu . . THUẬT NGỮ ANH VIỆT Balanitis xerotica obliterans. BXO: Viêm da quy đầu khô tắc nghẽn. ESBL: Extended Spectrum B-lactamase. Men beta-lactamases phổ rộng. International Prostate Symptom Score. IPSS: Thang điểm quốc tế về triệu chứng tuyến tiền liệt. Quality of life. QoL: Chỉ số chất lƣợng cuộc sống. Retrograde urethrogram. RUG: Chụp X-quang niệu đạo ngƣợc dòng. Voiding cystourethrogram. VCUG: Chụp X-quang bàng quang niệu đạo lúc đi tiểu. . . DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1: Giải Phẫu niệu đạo nam .................................................................... 3 Hình 1.2: Thiết đồ cắt ngang từng đoạn niệu đạo trƣớc. .................................. 5 Hình 1.3: Đám tế bào tiết nhầy của biểu mô niệu đạo. ..................................... 7 Hình 1.4: Lớp biểu mô trụ tầng của niệu đạo ................................................... 7 Hình 1.5: Lớp biểu mô lát tầng sừng hóa tại miệng niệu đạo. .......................... 8 Hình 1.6: Cấu tạo mô học niêm mạc miệng...................................................... 9 Hình 1.7: Giải phẫu bệnh hẹp niệu đạo trƣớc. ................................................ 11 Hình 1.8: Minh họa phẫu thuật cắt nối tận-tận. .............................................. 13 Hình 1.9: Minh họa phẫu thuật Sabadini. ....................................................... 13 Hình 1.10: Tạo hình niệu đạo bằng vạt da dƣơng vật có cuống ..................... 15 Hình 1.11: Minh họa kỹ thuật đặt mảnh ghép mặt lƣng của Barbagli............ 16 Hình 1.12: Minh họa kỹ thuật đặt mảnh ghép mặt lƣng của Asopa. .............. 17 . . DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Mối liên quan giữa diện tích niêm mạc miệng đã lấy và thời gian há miệng dễ hậu phẫu. ......................................................................... 39 Bảng 3.2: Mối liên quan giữa chiều dài đoạn hẹp với VCUG sau mổ. .......... 40 Bảng 3.3: Mối liên quan giữa thời gian nằm viện với VCUG sau mổ. .......... 40 Bảng 3.4: Mối liên quan giữa viêm da quy đầu khô tắc nghẽn và vị trí hẹp niệu đạo trƣớc. ................................................................................ 41 Bảng 3.5: Mối liên quan giữa hẹp niệu đạo hành và thời gian phẫu thuật ..... 41 Bảng 3.6: Mối liên quan giữa có hẹp niệu đạo hành và VCUG sau mổ ......... 42 Bảng 4.7: Tuổi trung bình của bệnh nhân hẹp niệu đạo trƣớc ........................ 43 Bảng 4.8: So sánh chỉ Vycrl với Monocryl và PDS ....................................... 54 Bảng 4.9: Loại chỉ khâu các tác giả khâu nối mảnh ghép niêm mạc miệng ... 54 Bảng 4.10: Thời gian lƣu ống thông. .............................................................. 55 Bảng 4.11: Kết quả tạo hình niệu đạo bằng mảnh ghép niêm mạc miệng của một số tác giả. ............................................................................... 63 Bảng 4.12: Lịch theo dõi hậu phẫu trong năm đầu tiên. ................................. 64 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi ...................................................... 30 Biểu đồ 3.2: Phân bố theo nơi cƣ trú. ............................................................. 31 Biểu đồ 3.3: Phân bố theo lý do đến khám ..................................................... 31 Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh nhân theo thời gian tiểu khó ................................ 32 Biểu đồ 3.5: Phân bố bệnh nhân nguyên nhân cơ học .................................... 33 Biểu đồ 3.6: Phân bố bệnh nhân theo tiền căn phẫu thuật niệu đạo ............... 33 Biểu đồ 3.7: Phân bố bệnh nhân theo tiền căn nong niệu đạo ........................ 34 Biểu đồ 3.8: Phân bố bệnh nhân có viêm da quy đầu khô tắc nghẽn ............. 34 Biểu đồ 3.9: Vị trí tổn thƣơng niệu đạo trƣớc ................................................. 36 Biểu đồ 3.10: Đƣờng rạch da trong phẫu thuật. .............................................. 36 Biểu đổ 3.11: Chiều dài đoạn hẹp niệu đạo .................................................... 37 Biểu đồ 3.12: Diện tích niêm mạc miệng lấy để tạo hình niệu đạo ................ 37 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hẹp niệu đạo là bệnh lý giảm khẩu kính lòng niệu đạo. Trong đó do tiến trình hình thành mô sẹo trong thể xốp của dƣơng vật và sự co rút mô sẹo này gây giảm khẩu kính lòng niệu đạo [20], [39], [13]. Hẹp niệu đạo thƣờng có triệu chứng rối loạn đƣờng tiểu dƣới: tiểu khó, bí tiểu. Hẹp niệu đạo là yếu tố thuận lợi dẫn đến nhiễm khuẩn niệu, dày thành bàng quang và túi ngách bàng quang, áp xe và rò vùng đáy chậu [10], [13], [4], [20], [41]. Trong bệnh lý hẹp niệu đạo trƣớc các nguyên nhân bao gồm chấn thƣơng, viêm da quy đầu khô tắc nghẽn , đặt ống thông niệu đạo, do thủ thuật ngoại khoa trên niệu đạo, hẹp niệu đạo sau xạ trị, bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục và các trƣờng hợp chƣa rõ nguyên nhân [13], [4], [20], [49], [16]. Có nhiều phƣơng pháp điều trị hẹp niệu đạo, tùy vào mức độ hẹp và vị trí sẽ chọn phƣơng pháp phù hợp nhất. Theo thời gian phẫu thuật hẹp niệu đạo ngày càng phong phú và phát triển [20], [39]. Thƣờng khởi đầu là nong niệu đạo, kế tiếp là nội soi xẻ lạnh trong niệu đạo và cuối cùng là mổ mở tạo hình niệu đạo [8], [13]. Trong đó, nong niệu đạo và xẻ lạnh thƣờng có tác dụng tạm thời với tỷ lệ thành công thấp 29-33% [27] do tổn thƣơng xơ hóa đã ăn sâu vào thể xốp nên tạo hình niệu đạo vẫn là phƣơng pháp triệt để hơn. Phẫu thuật tạo hình niệu đạo trƣớc bằng phƣơng pháp cắt nối tận-tận khi không thể thực hiện đƣợc có thể sử dụng mảnh ghép niêm mạc miệng. Trong đó mảnh ghép đƣợc làm bằng vạt mô tăng cƣờng mở rộng khẩu kính niệu đạo hẹp. Humby đƣợc công nhận là ngƣời đầu tiên sử dụng mảnh ghép niêm mạc miệng để tạo hình niệu đạo [31]. Burger và cộng sự đã phát triển khuynh hƣớng sử dụng mảnh ghép niêm mạc miệng trong điều trị hẹp niệu đạo và miệng niệu đạo đóng thấp [32], [37]. Với tỷ lệ thành công cao hơn, nhiều tác . . 2 giả nƣớc ngoài nhƣ Angermeier, Barbagli, Jordan, McAninch, Webster, Gelman…[39], [20] [44], [34] và các tác giả Việt Nam nhƣ Trần Ngọc Bích, Vũ Văn Ty, Nguyễn Hồ Vĩnh Phƣớc…nghiên cứu [2], [5], [15], [14]. Trong tạo hình niệu đạo, tỷ lệ thành công và tái phát luôn là điều đƣợc quan tâm nhất . Việc sử dụng mảnh ghép niêm mạc miệng tạo hình tại mặt lƣng giúp tăng khẩu kính đồng thời vẫn giữ lại đƣợc mô niệu đạo và sự liên tục tự nhiên của thể xốp nên hình dáng và chức năng cƣơng của dƣơng vật thƣờng ít bị ảnh hƣởng, ngoài ra việc ghép niêm mạc miệng tại mặt lƣng và mảnh ghép đƣợc đính vào phần nền là thể hang sẽ giúp cho việc cung cấp máu nuôi mảnh ghép tốt hơn [53]. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của các phƣơng tiện, trong đó vai trò của soi mềm đã giúp cho việc chẩn đoán và điều trị đƣợc hiệu quả hơn. Hiện nay, tình hình tạo hình niệu đạo trƣớc bằng mảnh ghép niêm mạc miệng tại mặt lƣng niệu đạo ra sao? Để tìm ra câu trả lời nghiên cứu này đƣợc thực hiện với các mục tiêu: Mục tiêu tổng quát: Đánh giá kết quả điều trị sớm phƣơng pháp tạo hình niệu đạo bằng niêm mạc miệng tại mặt lƣng niệu đạo trong hẹp niệu đạo trƣớc. Mục tiêu chuyên biệt:  Nêu đặc điểm lâm sàng của hẹp niệu đạo trƣớc.  Xác định tỷ lệ thành công giai đoạn sớm tạo hình tại mặt lƣng niệu đạo bằng niêm mạc miệng trong hẹp niệu đạo trƣớc.  Xác định tỷ lệ biến chứng giai đoạn sớm tạo hình tại mặt lƣng niệu đạo bằng niêm mạc miệng trong hẹp niệu đạo trƣớc. . . 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 . Giải phẫu niệu đạo nam Niệu đạo nam vừa là đƣờng dẫn tiểu, vừa là đƣờng dẫn tinh. Niệu đạo bắt đầu từ cổ bàng quang đi thẳng xuống dƣới xuyên qua tuyến tiền liệt, đi qua hoành chậu và hoành niệu dục, cong ra trƣớc và lên trên ôm lấy bờ dƣới khớp mu rồi đi vào dƣơng vật đến đỉnh quy đầu [6]. Niệu đạo tuyến tiền liệt Niệu đạo màng Niệu đạo hành Niệu đạo dƣơng vật Hình 1.1: Giải Phẫu niệu đạo nam ―Nguồn: Skandalakis JE. Skandalakis’ Surgical Anatomy, 2006‖ [55] Về giải phẫu, niệu đạo đƣợc chia làm 3 đoạn: niệu đạo tuyến tiền liệt, niệu đạo màng, niệu đạo xốp (niệu đạo hành và niệu đạo dƣơng vật) (hình 1.1) . . 4 Về phẫu thuật, niệu đạo gồm 2 đoạn: Niệu đạo sau: gồm niệu đạo tuyến tiền liệt và niệu đạo màng.  Niệu đạo tuyến tiền liệt ít khi tổn thƣơng, thƣờng chỉ tổn thƣơng khi chấn thƣơng gãy khung chậu nặng vỡ cả tuyến tiền liệt.  Niệu đạo màng đi qua hoành chậu, dễ tổn thƣơng trong chấn thƣơng gãy khung chậu. Niệu đạo trƣớc: gồm hai phần.  Đoạn cố định: từ niệu đạo màng đến dây treo dƣơng vật.  Đoạn di động: từ dây treo dƣơng vật đến miệng niệu đạo ngoài. 1.1.1. Kích thƣớc Khi dƣơng vật mềm, niệu đạo dài khoảng 16cm. Trong đó, niệu đạo tuyến tiền liệt dài 2,5-3cm, niệu đạo màng dài 1,2cm, và niệu đạo trƣớc dài khoảng 12cm. Lúc không tiểu, niệu đạo là một khe thẳng dọc ở đoạn đầu dƣơng vật, hình T ngƣợc trong thân dƣơng vật, khe ngang ở đoạn màng và cong ra sau ở đoạn tuyến tiền liệt. Lúc đi tiểu, lòng niệu đạo là một ống không đều, có 3 đoạn phình (hố thuyền, đoạn niệu đạo hành, xoang tuyến tiền liệt) và 4 đoạn hẹp (miệng niệu đạo ngoài, niệu đạo trong thể xốp, niệu đạo màng, cổ bàng quang). Niệu đạo có thể nong to và kéo thành một ống thẳng khi thông niệu đạo bằng ống thông sắt. . . 5 Hình 1.2: Thiết đồ cắt ngang từng đoạn niệu đạo trƣớc. A: Tại niệu đạo hành B: Tại niệu đạo dƣơng vật C: Tại ngang rãnh quy đầu D: Tại hố thuyền (Nguồn: Wein: Campbell-Walsh Urology, 2007) [27] 1.1.2. Hình thể trong Niệu đạo tuyến tiền liệt: Niệu đạo tuyến tiền liệt có mào niệu đạo, lồi tinh. Ở giữa lồi tinh có miệng của túi bầu dục tuyến tiền liệt, 2 bên có hai miệng của ống phóng tinh. Túi bầu dục tuyến tiền liệt là di tích của ống trung thận. Niệu đạo màng: Có nhiều nếp dọc, khi đi tiểu các nếp này mất đi. Niệu đạo xốp: Ngoài các nếp dọc còn có hai tuyến hành niệu đạo đổ vào đoạn đầu của niệu đạo xốp. Niêm mạc niệu đạo có các hốc Morgagni tập trung các tuyến niệu đạo tiết dịch. Van hố thuyền là một nếp ngang niệu đạo, cách miệng niệu đạo ngoài 1-2cm. . . 6 1.1.3. Đƣờng đi và liên quan Niệu đạo trƣớc bắt đầu từ hành niệu đạo đến miệng sáo, nằm trong thể xốp. Thể xốp là một thành phần cƣơng của dƣơng vật, rất dày ở hành niệu đạo nên khi bị tổn thƣơng gây chảy máu nhiều, dễ xơ hóa gây hẹp niệu đạo. Niệu đạo trƣớc gồm hai phần: phần cố định và phần di động. Chấn thƣơng thƣờng tác động đến phần cố định. 1.1.4. Phân bố mạch máu và thần kinh  Động mạch: Niệu đạo tuyến tiền liệt: đƣợc nuôi dƣỡng bởi động mạch bàng quang dƣới và động mạch trực tràng giữa. Niệu đạo màng: đƣợc nuôi dƣỡng bởi động mạch hành dƣơng vật. Niệu đạo xốp: đƣợc nuôi dƣỡng bởi động mạch niệu đạo và một số nhánh của động mạch sâu dƣơng vật và động mạch mu dƣơng vật. Tĩnh mạch: máu dẫn từ các đoạn niệu đạo đổ về đám rối tĩnh mạch tuyến tiền liệt và tĩnh mạch thẹn trong. Mạch bạch huyết: Bạch mạch từ niệu đạo tuyến tiền liệt và đoạn màng đổ vào các hạch dọc động mạch thẹn trong, rồi đổ vào các hạch dọc động mạch chậu trong. Bạch mạch từ niệu đạo xốp hầu hết đổ vào các hạch bẹn sâu, một số đổ vào các hạch dọc động mạch chậu ngoài. Thần kinh: xuất phát từ đám rối tiền liệt và các nhánh của thần kinh thẹn. 1.2. Cấu tạo mô học của niệu đạo và niêm mạc miệng 1.2.1. Cấu tạo mô học của niệu đạo Thành niệu đạo gồm 2 lớp: Lớp niêm mạc: có thể căng ra khi đi tiểu hay nong niệu đạo. Khi đứt niệu đạo, hai đầu niệu đạo dễ tách xa nhau. . . 7 Niêm mạc có nhiều tuyến tiết ra chất nhờn bôi trơn lòng niệu đạo. Các tuyến này nằm sâu ở đáy các hốc niệu đạo, nên viêm niệu đạo dễ thành mạn tính, gây hẹp niệu đạo (nhất là do lậu cầu). Hình 1.3: Đám tế bào tiết nhầy của biểu mô niệu đạo. ―Nguồn: Slide atlas of urinary tract anatomy, 1984‖ [35] Niệu đạo tuyến tiền liệt có biểu mô chuyển tiếp, liên tục với niêm mạc của bàng quang. Từ ống phóng tinh ra ngoài, niêm mạc niệu đạo thay đổi. Niệu đạo màng có biểu mô trụ tầng hay giả tầng với 3-6 lớp tế bào, tế bào đáy hình trụ và tế bào bên trên hình đa giác. Đoạn xa của niệu đạo có biểu mô là tế bào lát tầng. Từ hố thuyền đến miệng niệu đạo, biểu mô là tế bào lát tầng sừng hóa [9], [48]. Hình 1.4: Lớp biểu mô trụ tầng của niệu đạo ―Nguồn: Gresham: Atlas of histopathology, 1993‖ [34] . . 8 Hình 1.5: Lớp biểu mô lát tầng sừng hóa tại miệng niệu đạo. ―Nguồn: Slide atlas of urinary tract anatomy, 1984‖ [35]  Lớp cơ: gồm cơ dọc ở trong và cơ vòng ở ngoài. Lớp cơ dọc đoạn niệu đạo tuyến tiền liệt và đoạn màng là sự tiếp nối với lớp cơ bàng quang. Lớp cơ vòng ở gần cổ bàng quang tạo thành cơ thắt giúp giữ nƣớc tiểu và tránh xuất tinh ngƣợc dòng. Vật xốp là thành phần cƣơng dƣơng vật, có những vách và bè liên kết chứa collagen, elastin, nguyên bào sợi, và cơ trơn. 1.2.2. Cấu tạo mô học của niêm mạc miệng Niêm mạc miệng gồm 3 lớp bao gồm [9]: - Lớp biểu mô (epithelial) - Lớp đệm (lamina propria), là mô liên kết lỏng lẻo, giàu mạch máu, bạch huyết, có các sợi cơ trơn và các tuyến. - Lớp cơ niêm (muscularis mucosa), là lớp cơ trơn mỏng, xếp vòng và xếp dọc, ngăn cách lớp niêm mạc với lớp dƣới niêm mạc. Lớp niêm mạc miệng còn gọi là màng nhầy (mucosa). . . 9 Hình 1.6: Cấu tạo mô học niêm mạc miệng. ―Nguồn: Jordan G.H., Schlossberg S.M.: Using tissue transfer for urethral reconstruction, 1993‖ [37] Biểu mô trong khoang miệng khác nhau tùy theo vị trí: - Biểu mô lát tầng sừng hóa: chỉ có ở vùng nƣớu và khẩu cái cứng, bảo vệ niêm mạc miệng không bị tổn hại do nhai. Lớp đệm có nhiều nhú và gắn trực tiếp vào xƣơng. - Biểu mô lát tầng không sừng hóa: ở vùng khẩu cái mềm, môi, má và sàn miệng. Lớp đệm có các nhú nhƣ biểu mô lát tầng sừng hóa, bên dƣới có các tuyến nƣớc bọt nhỏ. Tại môi, có sự chuyển tiếp của biểu mô lát tầng không sừng hóa của khoang miệng sang biểu mô lát tầng sừng hóa của da mặt. Tại vùng khẩu cái mềm trong lớp dƣới niêm có mô cơ vân, nhiều tuyến nƣớc bọt tiết nhầy và các nang lympho. . . 0 1.3. Lịch sử điều trị hẹp niệu đạo 1.3.1. Tại nƣớc ngoài Hẹp niệu đạo là một trong những bệnh có lịch sử điều trị lâu đời nhất đƣợc ghi nhận trong y văn. Vào khoảng 600 năm trƣớc Công Nguyên, ngƣời Ai Cập và Ấn Độ đã dùng cây nong làm bằng gỗ, giấy cói, lông chim, và kim loại để nong niệu đạo hẹp [20]. Từ thời kỳ Cổ đại đến Trung cổ, y học nói chung trong đó có bệnh hẹp niệu đạo tiến bộ rất chậm. Đƣờng mổ trên bàng quang là điều cấm kỵ và những hiểu biết về giải phẫu, sinh lý vùng đáy chậu, niệu đạo còn thô sơ. Dựa vào triệu chứng, các thầy thuốc mô tả hẹp niệu đạo thành ―bệnh‖: strangurie (tiểu rỉ từng giọt) và ischurie (bí tiểu). Hẹp niệu đạo còn gọi là carnosité, nghĩa là sự phát triển tổ chức xơ, hay chồi thịt xuất phát từ niêm mạc niệu đạo do bệnh hoa liễu. Với những hiểu biết thô sơ về bệnh học nên điều trị hẹp niệu đạo còn hạn chế. Năm 1561, Ambroise Paré đã sáng chế cây nong niệu đạo bằng chì có đầu nhọn để điều trị hẹp niệu đạo [20]. Đến đầu thế kỷ XX, sau những thất bại của nong niệu đạo và một số thủ thuật khác, lịch sử hẹp niệu đạo đã sang trang mới. Vào thời kỳ đầu của phẫu thuật niệu đạo, phẫu thuật niệu đạo trƣớc chƣa đƣợc phân biệt với các phƣơng pháp phẫu thuật niệu đạo sau [46], [39]. Những điểm son trong lịch sử phẫu thuật niệu đạo trƣớc gồm [20], [39]: - Phẫu thuật nội soi cắt trong niệu đạo (thế kỷ XIX) [54] - Phẫu thuật nối tận-tận của Marion (1929). - Phẫu thuật của Sabadini (1950) [19]. - Các phẫu thuật dùng vạt da có cuống, tiêu biểu là của Bengt Johanson (1953). . . 1 - Các phẫu thuật dùng mảnh ghép tự do. - Phẫu thuật dùng vật liệu nhân tạo làm nòng niệu đạo. Hình 1.7: Giải phẫu bệnh hẹp niệu đạo trƣớc. A: Nếp gấp niêm mạc. B: Vòng thắt niệu đạo. C: Hẹp khít do xơ hóa ít trong thể xốp. D: Thể xốp xơ hóa hẹp khít. E: Viêm và xơ hóa mô quanh thể xốp. F: Hẹp phức tạp kèm rò. ―Nguồn: Jordan G.H.: Management of anterior urethral stricture disease, 2010‖ [39]  Nội soi cắt trong niệu đạo: Từ thế kỷ XIX, thủ thuật cắt trong niệu đạo đƣợc áp dụng với các dụng cụ Maisonneuve (1854), Otis (1872). Về sau, nội soi cắt trong niệu đạo có những tiến bộ với sự cải tiến của các dụng cụ nội soi niệu đạo đầu tù, bộ phận nong và cắt từ bên trong bớt thô bạo. Sau thủ thuật, bệnh nhân đƣợc đặt thông niệu đạo 3-5 ngày. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất