Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân phẫu thuật ...

Tài liệu đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân phẫu thuật sỏi đường tiết niệu trên có đặt thông double j

.PDF
110
1
128

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ TRỌNG THIÊN LONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƢỜNG TIẾT NIỆU TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT SỎI ĐƢỜNG TIẾT NIỆU TRÊN CÓ ĐẶT THÔNG DOUBLE J Chuyên ngành: Ngoại – Tiết niệu Mã số: NT 62 72 07 15 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.BS. NGUYỄN VĂN ÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Lê Trọng Thiên Long . . ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iv DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT ............................. v DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 4 1.1 Sơ lƣợc về giải phẫu học niệu quản .................................................... 4 1.2 Đặc điểm ống thông DJ ....................................................................... 7 1.3 Nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu [5] ...................................................... 15 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 25 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 25 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 26 2.3 Phƣơng pháp tiến hành ...................................................................... 26 2.4 Các thông tin ghi nhận....................................................................... 27 2.5 Các biến số nghiên cứu ..................................................................... 28 2.6 Thu thập và phân tích số liệu............................................................. 32 CHƢƠNG 3 K T QU ............................................................................... 34 3.1 Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu. ........................................... 35 3.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trƣớc đặt thông DJ ...................... 37 3.3 Đặc điểm lâm sàng lần tái khám thứ nhất ......................................... 40 3.4 Đặc điểm cận lâm sàng trong lần tái khám thứ nhất ......................... 41 . . iii 3.5 Tỷ lệ mủ niệu, khuẩn niệu, nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu sau lần tái khám thứ nhất .............................................................................................. 46 3.6 Chỉ định dùng kháng sinh ở lần tái khám thứ nhất ........................... 48 3.7 Chỉ định rút thông DJ sau lần tái khám 1.......................................... 50 3.8. Thời gian lƣu thông DJ ..................................................................... 52 3.9 Tình hình nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu sau rút ống thông DJ ......... 52 CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN ............................................................................ 55 4.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (N = 225) .............................. 55 4.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trƣớc đặt thông DJ ...................... 58 4.3 Đặc điểm lâm sàng lần tái khám thứ nhất ......................................... 60 4.4 Đặc điểm cận lâm sàng trong lần tái khám thứ nhất ......................... 61 4.5 Tỷ lệ mủ niệu, khuẩn niệu, nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu sau lần tái khám thứ nhất (sau khi có kết quả cấy) ...................................................... 68 4.6 Chỉ định dùng kháng sinh ở lần tái khám thứ nhất ........................... 70 4.7 Chỉ định rút thông DJ ở lần tái khám thứ nhất .................................. 72 4.8 Hƣớng xử trí thích hợp mủ niệu, khuẩn niệu và NKĐTN ................ 72 4.9 Tình hình nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu sau rút thông DJ ................. 73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 75 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1 PHỤ LỤC - Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu - Bảng thu thập số liệu - Danh sách bệnh nhân - Giấy chấp thuận cho phép thực hiện nghiên cứu của hội đồng y đức . . iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BN : bệnh nhân BQ : bàng quang cs : cộng sự CTM : công thức máu DJ : Double J KSDP : kháng sinh dự phòng KSĐT : kháng sinh điều trị NKĐTN : nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu NQ : niệu quản NT : nƣớc tiểu TH : trƣờng hợp TPTNT : tổng phân tích nƣớc tiểu . . v DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT ABU/ASB : Asymtomatic bacteriuria Khuẩn niệu không triệu chứng AUA : American Urological Association Hiệp hội Niệu khoa Hoa Kì CA-UTIs : Catheter associated urinary tract infections Nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu liên quan đến ống thông CCMS : Clean-catch midstream urine Mẫu nƣớc tiểu giữa dòng CFU : Colony form unit Đơn vị hình thành khuẩn lạc EAU : European Association of Urology Hiệp hội Niệu khoa Châu Âu HFU : High power field Quang trƣờng độ phóng đại lớn IDSA : Infectious Diseases Society of America Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn Hoa Kì KUB : Kidney Ureter Bladder Chụp hệ niệu không chuẩn bị MSCT-scan : Multislide computed tomography scanner Chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt RCTs: : Randomized controlled trials Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng/đối chứng SWAB : Stichting Werkgroep Antibioticabeleid Antibiotic Policy Workgroup Foundation Tổ chức về luật sử dụng kháng sinh . . vi URSL : Ureteroscopic Lithotripsy Nội soi niệu quản tán sỏi USSQ : Ureteral Stent Symptoms Questionnaire Bảng câu hỏi về triệu chứng khi mang thông niệu quản UTIs : Urinary Tract Infections Nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu VUNA : Vietnam Urology - Nephrology Association Hội Tiết Niệu Thận học Việt Nam . . vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu [5] .................................... 20 Bảng 2.2: Các biến số phân tích trong nghiên cứu ......................................... 28 Bảng 3.3: Men esterase bạch cầu trong nƣớc tiểu / TPTNT trƣớc mổ ........... 38 Bảng 3.4: Phân bố loại kháng sinh trong điều trị dự phòng trƣớc mổ ............ 38 Bảng 3.5: Số lƣợng men esterase bạch cầu trong nƣớc tiểu trên sỏi/TPTNT. 39 Bảng 3.6: Kết quả soi nƣớc tiểu trên sỏi ......................................................... 39 Bảng 3.7: Sự phân bố men esterase bạch cầu 3+/TPTNT theo thời gian lƣu ống thông DJ ........................................................................................... 42 Bảng 3.8: Kết quả soi nƣớc tiểu lần tái khám thứ nhất ................................... 43 Bảng 3.9: Sự phân bố mủ niệu theo thời gian ................................................. 43 Bảng 3.10: Kết quả nhuộm gram vi khuẩn trong nƣớc tiểu............................ 44 Bảng 3.11: Tỷ lệ soi tƣơi, nhuộm gram nƣớc tiểu thấy vi khuẩn ................... 44 Bảng 3.12: Kết quả cấy nƣớc tiểu lần tái khám 1 ........................................... 45 Bảng 3.13: Sự phân bố khuẩn niệu theo thời gian .......................................... 45 Bảng 3.14: Tỷ lệ mủ niệu, khuẩn niệu, NKĐTN trên bệnh nhân phẫu thuật sỏi đƣờng tiết niệu trên có đặt thông DJ ....................................................... 46 Bảng 3.15: Tỷ lệ dùng kháng sinh trong lần tái khám 1 theo thời gian lƣu ống thông DJ .................................................................................................. 48 Bảng 3.16: Tỷ lệ dùng kháng sinh theo các yếu tố gợi ý có NKĐTN ............ 49 Bảng 3.17: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm chƣa rút thông DJ tại lần tái khám thứ nhất ............................................................................... 51 Bảng 3.18: Phân bố thời gian lƣu thông DJ .................................................... 52 Bảng 3.19: Kết quả cận lâm sàng qua 2 lần tái khám và sau rút ống thông DJ của bệnh nhân Trần Thị T.T .................................................................... 53 Bảng 4.20: So sánh tuổi trung bình các tác giả ............................................... 56 . . viii Bảng 4.21: So sánh tỷ lệ mủ niệu giữa các nghiên cứu .................................. 64 Bảng 4.22: So sánh tỷ lệ khuẩn niệu giữa các nghiên cứu. ............................ 66 Bảng 4.23: So sánh tỷ lệ các chủng vi khuẩn phân lập trong nƣớc tiểu giữa các nghiên cứu......................................................................................... 68 Bảng 4.24: So sánh giá trị tiên đoán dƣơng các triệu chứng cận lâm sàng trong chẩn đoán nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu. ....................................... 71 . . ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Các phƣơng pháp phẫu thuật lấy sỏi .......................................... 35 Biểu đồ 3.2: Phân bố BN theo nhóm tuổi ....................................................... 35 Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân theo giới tính ............................................... 36 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ phân bố BN theo chiều cao ............................................... 37 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ phân bố các triệu chứng nghi ngờ có NKĐTN khi mang thông DJ .................................................................................................. 40 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ men esterase bạch cầu ở lần tái khám thứ nhất / TPTNT . 41 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ men esterase bạch cầu 3+, mủ niệu, khuẩn niệu và NKĐTN theo thời gian mang thông DJ ................................................................. 47 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ rút thông DJ theo thời gian ............................................... 50 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Tóm tắt quy trình nghiên cứu ........................................................ 34 . . x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Phân đoạn niệu quản ......................................................................... 5 Hình 1.2: Phân đoạn niệu quản trên KUB ........................................................ 6 Hình 1.3: Các kiểu ống thông DJ ...................................................................... 9 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ống thông niệu quản có vai trò quan trọng trong điều trị hẹp đƣờng tiết niệu trên và phòng ngừa các biến chứng sau mổ, kể cả mổ mở hay phẫu thuật nội soi. Do có chỉ định rộng rãi nên việc đặt ống thông niệu quản trở nên quen thuộc đối với các bác sĩ tiết niệu. Trong đó, ống thông Double J (DJ) là ống thông niệu quản đƣợc sử dụng nhiều nhất [44], [60]. Ống thông DJ đã đƣợc sử dụng hơn bốn thập kỷ qua và trở thành một phần thiết yếu trong thực hành lâm sàng tiết niệu. Mặc dù việc sử dụng ống thông niệu quản gắn liền với công việc hằng ngày của các bác sĩ niệu khoa, song vẫn còn khó khăn vì gây ra các triệu chứng bất lợi cho bệnh nhân sau mổ. Các triệu chứng này liên quan đến thời gian lƣu ống là dài hạn hay ngắn hạn và vị trí đầu dƣới ống thông trong bàng quang [12], [22]. Chúng ta thƣờng nghĩ rằng các thay đổi hay rối loạn liên quan đến ống thông thƣờng hiếm gặp và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, vì có sự trùng lấp giữa triệu chứng liên quan đến ống thông DJ với triệu chứng nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu (NKĐTN), nên trong thực tế lâm sàng, có thể bỏ sót chẩn đoán và xử trí không đúng, không kịp thời đƣa đến các biến chứng nghiêm trọng nhƣ viêm thận bể thận cấp, nhiễm khuẩn huyết và thậm chí tử vong [12], [60], [76], [79]. Mặt khác, các triệu chứng khó chịu này gây khó khăn trong chẩn đoán NKĐTN, từ đó làm tăng tỷ lệ sử dụng kháng sinh không cần thiết. Do việc sử dụng ống thông DJ ngày càng tăng lên, NKĐTN liên quan đến ống thông cũng tăng lên theo [39], [40]. Nhiễm khuẩn liên quan đến ống thông là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện, bên cạnh đó tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc ngày càng tăng lên gây khó khăn trong điều trị [35]. . . 2 Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về tƣơng quan giữa mức độ phân lập vi khuẩn trên ống thông và NKĐTN nhƣ Ridle và cộng sự (cs) [78] (Úc, 1999), Paick và cs [68] (Hàn Quốc, 2003) , Klis và cs [45] (Ba Lan, 2009) và gần đây nhất, vào năm 2018 tại Ấn Độ của tác giả Shabeena và cs [83]. Các nghiên cứu này khảo sát tình trạng bám khuẩn và tỷ lệ các chủng vi khuẩn đƣợc phân lập trên ống thông DJ tại thời điểm rút ống thông, không đƣa ra khuyến cáo nên điều trị các bệnh nhân NKĐTN trên ống thông DJ nhƣ thế nào. Theo tài liệu mới nhất của Hiệp hội kiểm soát nhiễm khuẩn Hoa Kỳ (IDSA) cũng chƣa có khuyến cáo điều trị cho các bệnh nhân NKĐTN có mang ống thông DJ [35]. Tại Việt Nam, tỷ lệ đặt ống thông DJ sau điều trị sỏi đƣờng tiết niệu trên là khá cao và hiện vẫn chƣa có nghiên cứu nào về tình trạng NKĐTN trên bệnh nhân có mang thông DJ. Theo quan sát của chúng tôi tại phòng khám và phòng cấp cứu bệnh viện Bình Dân, số lƣợng bệnh nhân phải tái nhập viện sau rút ống thông DJ là đáng kể, đa phần là do NKĐTN, trong đó một số trƣờng hợp diễn tiến rất nhanh đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, vì nghi ngờ có NKĐTN, một tỷ lệ không ít các bệnh nhân phải kéo dài thời gian mang thông DJ cùng với các triệu chứng khó chịu, ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng cuộc sống bản thân và gia đình. Đồng thời, làm gia tăng áp lực bệnh tật cho cơ sở khám, chữa bệnh. Từ đó, chúng tôi có câu hỏi: việc chẩn đoán và điều trị NKĐTN trên bệnh nhân có mang thông DJ sau mổ sỏi đƣờng tiết niệu thì nên nhƣ thế nào? Điều này thúc đẩy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với tên đề tài là: ―Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân phẫu thuật sỏi đường tiết niệu trên có đặt thông Double J ‖ Với các mục tiêu nhƣ sau: . . 3 Mục tiêu tổng quát Đánh giá kết quả điều trị NKĐTN trên bệnh nhân phẫu thuật sỏi đƣờng tiết niệu trên có đặt thông DJ tại bệnh viện Bình Dân. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định tỷ lệ khuẩn niệu, mủ niệu, NKĐTN trên bệnh nhân phẫu thuật sỏi đƣờng tiết niệu trên có đặt thông DJ. 2. Xác định tỷ lệ các chủng vi khuẩn gây NKĐTN trên bệnh nhân phẫu thuật sỏi đƣờng tiết niệu trên có đặt thông DJ. 3. Xác định hƣớng xử trí thích hợp mủ niệu, khuẩn niệu và NKĐTN trƣớc khi rút thông DJ. . . 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Sơ lƣợc về giải phẫu học niệu quản 1.1.1 Kích thƣớc và các chỗ hẹp của niệu quản Niệu quản là con đƣờng bài tiết duy nhất của thận, nối liền bể thận với bàng quang. Chiều dài của niệu quản thay đổi tùy theo chủng tộc, giới tính, chiều cao của cơ thể, vị trí của thận và bàng quang. Chiều dài của niệu quản ở ngƣời lớn, từ khúc nối bể thận đến khúc nối với bàng quang, dao động từ 22 – 30 cm. Niệu quản trái thƣờng dài hơn so với niệu quản phải 1 cm tùy theo vị trí của 2 thận và do thận trái nằm cao hơn thận phải một đốt sống. Đƣờng kính ngoài của niệu quản là 4 – 5 mm, đƣờng kính trong thay đổi từ 2 – 3 mm tùy từng đoạn, với 3 vị trí hẹp tự nhiên giữ vai trò chủ yếu trong tắc nghẽn do sỏi: (a) Phần trên cùng của niệu quản tiếp nối với bể thận đƣợc gọi là khúc nối bể thận – niệu quản. (b) Nơi niệu quản bắt chéo bó mạch chậu. (c) Phần dƣới cùng của niệu quản cắm vào bàng quang qua ―khúc nối niệu quản – bàng quang‖, đảm nhiệm chức năng chống ngƣợc dòng [6]. Quan điểm về 3 chỗ hẹp tự nhiên ở trên cũng chính là quan điểm đƣợc ghi nhận trong y văn [6]. Ngoài ra, Anson và McVay cũng nhấn mạnh đoạn niệu quản nội thành bàng quang dài 5 – 10 mm với đƣờng kính từ 3 – 4 mm là vị trí thƣờng xảy ra tắc nghẽn do sỏi [58]. 1.1.2 Phân đoạn niệu quản Theo giải phẫu học (Hình 1.1) Về mặt giải phẫu học, Nguyễn Quang Quyền chia niệu quản thành hai đoạn: đoạn bụng và đoạn chậu [6]. . . 5 - Niệu quản đoạn bụng: kéo dài từ khúc nối bể thận – niệu quản đến đƣờng cung xƣơng chậu. Đƣờng cung này liên tục ra phía sau đến ngang nền xƣơng cùng (S1), đối chiếu trên phim KUB là ngang đốt sống thắt lƣng cùng (L5 – S1). - Niệu quản đoạn chậu: đi từ cung xƣơng chậu đến miệng niệu quản. Trong thực hành lâm sàng, theo Segura thì vị trí niệu quản bắt chéo bó mạch chậu chia niệu quản ra làm hai đoạn: phía trên thuộc niệu quản đoạn bụng, phía dƣới thuộc niệu quản đoạn chậu. Nơi niệu quản bắt chéo bó mạch chậu chính là nơi cản trở việc đƣa ống soi lên cao [13], [82]. NQ đoạn bụng NQ đoạn chậu Hình 1.1: Phân đoạn niệu quản “Nguồn: Campbell Walsh Urology 10th edition, 2012 [13]” . . 6 Theo mục đích lâm sàng Trƣớc thập niên 1980, Hiệp hội Niệu khoa Hoa Kỳ (AUA) chia niệu quản thành 3 đoạn nhằm mục đích xác định đƣờng mổ trong phẫu thuật [33] (Hình 1.2): - Niệu quản đoạn trên (đoạn gần): từ khúc nối bể thận – niệu quản đến bờ trên xƣơng cùng. - Niệu quản đoạn giữa: từ bờ trên xƣơng cùng đến eo chậu. - Niệu quản đoạn dƣới (đoạn xa): từ eo chậu đến miệng niệu quản. NQ đoạn trên NQ đoạn giữa NQ đoạn dƣới Hình 1.2: Phân đoạn niệu quản trên KUB “Nguồn: Campbell Walsh Urology 10th edition, 2012 [13]” . . 7 Cũng theo AUA, việc phân đoạn niệu quản đƣợc xác định sao cho phù hợp với các phác đồ điều trị, với phác đồ tán sỏi là niệu quản đoạn trên hay niệu quản đoạn gần và niệu quản đoạn thấp hay niệu quản đoạn xa. Mốc phân chia là mốc lâm sàng của Segura, nơi niệu quản bắt chéo bó mạch chậu [82]. 1.2 Đặc điểm ống thông DJ 1.2.1 Lịch sử Việc sử dụng ống thông niệu quản trong phẫu thuật đƣợc mô tả từ rất sớm trong thế kỷ thứ XIX [85]. Nhà Tiết niệu học đầu tiên nội soi niệu quản là bác sĩ James Brown tại bệnh viện John Hopkins vào năm 1893 [14]. Tuy vậy, vào năm 1967, Zimskind là ngƣời đầu tiên mô tả kỹ thuật đặt thông niệu quản qua nội soi bàng quang trong một trƣờng hợp bế tắc niệu quản [101]. Vào thời điểm đó, ống thông rất dễ di chuyển và bị tống xuất ra khỏi máy soi làm ngăn cản việc ứng dụng rộng rãi kỹ thuật này. Gibbons là ngƣời đầu tiên có bằng sáng chế về ống thông có cơ chế tự cố định [27]. Ống thông DJ đầu tiên hay ống thông đuôi heo (pigtail) 2 đầu đƣợc phát triển ngay sau đó bởi Finney và Hepperlen [24]. Sau bƣớc cải tiến này, ống thông DJ đƣợc sử dụng ngày càng rộng rãi trên khắp các cơ sở niệu khoa toàn cầu, tạo nên một tác động tốt cho phẫu thuật nội soi và chăm sóc bệnh nhân. Ngày nay, ống thông niệu quản đóng vai trò then chốt trong việc thực hành niệu khoa. 1.2.2 Các đặc tính của ống thông lý tƣởng Ống thông lý tƣởng là ống thông dễ đặt, có khả năng giải quyết bế tắc trong và ngoài ống thông, có khả năng lƣu thông dịch tốt, chống bám dính tạo sỏi và nhiễm khuẩn, có khả năng duy trì đặc điểm hoá học bền vững sau khi đặt trong môi trƣờng nƣớc tiểu và không gây triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Ống thông nên có trƣơng lực cao, gây ma sát ít, có cơ chế tự cố định, có đặc tính thích ứng sinh học cao và giá cả phải chăng. Hiện tại ngƣời ta vẫn . . 8 đang tiếp tục cải tiến ống thông về kiểu dáng, vật liệu sinh học, lớp phủ bề mặt để có thể đạt đƣợc các đặc tính của một ống thông lý tƣởng. 1.2.3 Vật liệu làm ống thông Những ống thông niệu quản thời gian đầu đƣợc làm từ silicone [101]. Dù silicone vẫn là vật liệu có độ tƣơng thích sinh học cao nhất đến hiện tại [98], nhƣng do đặc tính dễ cọ xát và độ dẻo dai cao khiến nó khó định vị trong trƣờng hợp niệu quản tắc nghẽn hay ngoằn ngoèo. Polyethylene đƣợc giới thiệu là nhựa tổng hợp đầu tiên đƣợc sử dụng rộng rãi làm ống thông DJ [56]. Ống thông polyethylene trở nên giòn hơn và dễ gãy sau một thời gian đủ dài tiếp xúc với nƣớc tiểu, dễ tạo sỏi, tắc nghẽn và phân mảnh, dẫn đến việc ngƣng sử dụng vật liệu này làm ống thông DJ và phát triển một vật liệu tổng hợp khác. 1.2.4 Lớp phủ Ống thông với lớp phủ thuốc và chống dính đang đƣợc nghiên cứu với mục tiêu cải thiện khả năng kiểm soát ống thông, giảm hình thành lớp màng sinh học bề mặt, chống bám sỏi và cải thiện sự thoải mái của bệnh nhân. Lớp phủ DLC polyurethane cho thấy ngăn ngừa đáng kể hình thành lớp màng sinh học và bám khuẩn trong thử nghiệm in vitro và in vivo [48]. Lớp phủ Silicone với Oxalobacter formigenes xuất phát từ enzyme phân giải oxalate cho thấy làm giảm khá nhiều tỷ lệ bám sỏi trong môi trƣờng in vivo [98]. Ống thông phủ Triclosan ban đầu cho thấy làm giảm đáng kể sự tăng sinh và sống sót của P. mirabilis trên thỏ [17]. 1.2.5 Thiết kế ống thông Thiết kế của ống thông DJ ban đầu của Finney [24] đƣợc tùy chỉnh rất đa dạng, bao gồm vật liệu sinh học đã nêu trên, khẩu kính và chiều dài khác nhau, nhiều hơn hay ít hơn lỗ bên và một đầu mở và đầu đóng. . . 9 Ống thông mới 3F Microstent sử dụng một tấm phim cuộn ở đầu gần nhƣ là cơ chế cố định. Ở trên chỗ tắc nghẽn, tấm phim cuộn đƣợc bung ra bởi một dây dẫn đƣờng (guidewire). Đặc điểm dòng chảy của ống thông 3F Microstent tƣơng đƣơng với loại DJ 4,7 Fr và tốt hơn đáng kể so với loại 3 Fr DJ thƣờng [47]. Vì cấu tạo từ các loại vi sợi nhỏ hơn nên chiếm ít không gian hơn trong lòng niệu quản, từ đó khả năng tống xuất sỏi tốt hơn. Hình 1.3: Các kiểu ống thông DJ Hình A: ống thông Polaris Loop, Polaris Ultra, Percuflex Plus và ống thông Contour VL. Hình B: ống thông kim loại (Resonance metal stent). "Nguồn: Campbell Wash Urology [60]" 1.2.6 Chỉ định đặt ống thông Chỉ định đặt thông niệu quản thƣờng nhằm giải quyết bế tắc niệu quản. Bế tắc bên trong lòng thƣờng gặp bởi sỏi, bƣớu, xơ hẹp. Ngoài ra, bế tắc có thể do tác động từ bên ngoài chèn ép nhƣ bƣớu, mạch máu, xơ dính sau phúc mạc hay bệnh lý u hạch lympho. Giải quyết bế tắc bởi ống thông có thể là tạm thời cho đến khi giải quyết triệt để bệnh lý nguyên nhân hay vĩnh viễn khi không thể điều trị triệt căn hay theo mong muốn của ngƣời bệnh. Chỉ định tuyệt đối và thƣờng cấp cứu là dẫn lƣu thận bị bế tắc hai bên hay một bên mà thận bên kia không còn chức năng. Hay kết hợp giữa thận ứ .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất