Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá kết quả điều trị đau khớp cùng chậu sau phẫu thuật làm cứng cột sống th...

Tài liệu Đánh giá kết quả điều trị đau khớp cùng chậu sau phẫu thuật làm cứng cột sống thắt lưng – cùng bằng phương pháp tiêm thấm steroid khớp cùng chậu

.PDF
139
1
72

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- DƯ ĐỖ VĂN TRUNG HIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU KHỚP CÙNG CHẬU SAU PHẪU THUẬT LÀM CỨNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG – CÙNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIÊM THẤM STEROID KHỚP CÙNG CHẬU LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- DƯ ĐỖ VĂN TRUNG HIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU KHỚP CÙNG CHẬU SAU PHẪU THUẬT LÀM CỨNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG – CÙNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIÊM THẤM STEROID KHỚP CÙNG CHẬU CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI - THẦN KINH VÀ SỌ NÃO MÃ SỐ: NT 62 72 07 20 LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM ANH TUẤN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Dư Đỗ Văn Trung Hiếu . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ......................................... i DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT ................................ ii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. vii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................ 4 1.2. Giải phẫu khớp cùng chậu.......................................................................... 7 1.3. Bệnh lý đau khớp cùng chậu sau phẫu thuật làm cứng cột sống thắt lưng cùng ......................................................................................................... 12 1.4. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................... 14 1.5. Hình ảnh học ............................................................................................ 20 1.6. Điều trị...................................................................................................... 22 1.7. Steroid ...................................................................................................... 24 1.8. Phương pháp tiêm thấm steroid khớp cùng chậu ..................................... 29 1.9. Biến chứng của thủ thuật.......................................................................... 34 . . Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 36 2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 36 2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 36 2.3. Thu thập số liệu ........................................................................................ 37 2.4. Thủ thuật .................................................................................................. 43 2.5. Phân tích dữ liệu....................................................................................... 47 2.6. Vấn đề y đức ............................................................................................ 49 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 51 3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu .................................................................... 51 3.2. Đặc điểm của phẫu thuật làm cứng cột sống thắt lưng – cùng trước đó.. 53 3.3. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................... 55 3.4. Kết quả điều trị ......................................................................................... 60 3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị đau khớp cùng chậu sau phẫu thuật làm cứng cột sống thắt lưng – cùng ............................................... 64 3.6. Biến chứng của thủ thuật.......................................................................... 75 Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 76 4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu .................................................................... 76 4.2. Đặc điểm của phẫu thuật làm cứng cột sống thắt lưng – cùng trước đó.. 79 4.3. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................... 81 4.4. Kết quả điều trị ......................................................................................... 87 4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị đau khớp cùng chậu sau phẫu thuật làm cứng cột sống thắt lưng – cùng ............................................... 93 4.6. Biến chứng của thủ thuật.......................................................................... 98 . . KẾT LUẬN .................................................................................................. 100 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 102 HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 . . i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT . CSTLC Cột sống thắt lưng – cùng ĐKCC Đau khớp cùng chậu ĐLT Đau lưng thấp KCC Khớp cùng chậu PTLC Phẫu thuật làm cứng . ii DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể CT scan Computed Tomography scan Cắt lớp vi tính MRI Magnetic Resonance Imaging Cộng hưởng từ NSAIDs Nonsteroidal Anti – Inflammatory Drugs Các thuốc kháng viêm không steroid ODI Oswestry Disability Index Thang điểm đánh giá khiếm khuyết vận động Oswestry SIJ Sacroiliac Joint Khớp cùng chậu SIJP Sacroiliac Joint Pain Đau khớp cùng chậu SPECT Single Photon Emission Computed Tomography Chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn photon VAS Visual Analogue Scale Thang điểm đau nhìn . . iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Sự phân bố thần kinh của KCC ...................................................... 12 Bảng 1.2. Tỉ lệ hiện hành, độ nhạy, độ đặc hiệu, các giá trị tiên đoán và chỉ số khả dĩ của các nghiệm pháp thăm khám KCC ...................................... 17 Bảng 1.3. Độ nhạy, độ đặc hiệu, các giá trị tiên đoán và chỉ số khả dĩ của các nghiệm pháp thăm khám KCC dương tính ........................................... 18 Bảng 1.4. Độ nhạy và độ đặc hiệu của các triệu chứng và dấu hiệu............... 19 Bảng 1.5. Liều tương đương và tỉ lệ kích thước hạt lớn hơn hồng cầu của các loại steroid ............................................................................................. 26 Bảng 2.1.Thang điểm Oswestry đánh giá chức năng cột sống ....................... 39 Bảng 3.1. Tỉ lệ các nhóm tuổi của bệnh nhân ĐKCC sau PTLC CSTLC ...... 51 Bảng 3.2. Tỉ lệ các nhóm nghề nghiệp của bệnh nhân PTLC CSTLC ........... 52 Bảng 3.3. Chẩn đoán của PTLC CSTLC trước đó.......................................... 53 Bảng 3.4. Tỉ lệ số tầng được làm cứng ........................................................... 53 Bảng 3.5. Tỉ lệ làm cứng đến xương cùng ...................................................... 54 Bảng 3.6. Thời gian không đau ....................................................................... 56 Bảng 3.7. Thời gian khởi phát triệu chứng ĐLT trước khi can thiệp ............. 56 Bảng 3.8. Thời gian điều trị nội khoa trước can thiệp .................................... 57 Bảng 3.9. Tiền căn bệnh lý nội khoa............................................................... 57 Bảng 3.10. Tỉ lệ dương tính của các nghiệm pháp thăm khám....................... 58 Bảng 3.11. Điểm VAS trước can thiệp ........................................................... 58 Bảng 3.12. Chỉ số ODI trước can thiệp ........................................................... 59 Bảng 3.13. Tỉ lệ hình ảnh thoái hóa KCC trên phim X – quang..................... 59 Bảng 3.14. Sự thay đổi điểm VAS trước và sau can thiệp tại thời điểm xuất viện, 1 tháng và 3 tháng......................................................................... 60 Bảng 3.15. Số bệnh nhân đáp ứng điều trị dựa trên thang điểm VAS ............ 60 . . iv Bảng 3.16. Sự thay đổi tỉ lệ mức độ nặng lâm sàng theo chỉ số ODI trước can thiệp và sau can thiệp 1 tháng, 3 tháng ................................................. 61 Bảng 3.17. Sự thay đổi chỉ số ODI tại thời điểm trước can thiệp và sau can thiệp 1 tháng, 3 tháng ..................................................................................... 62 Bảng 3.18. Số bệnh nhân đáp ứng điều trị theo chỉ số ODI tại thời điểm 1 tháng, 3 tháng sau can thiệp ............................................................................. 63 Bảng 3.19. Liên quan giữa nhóm tuổi với đáp ứng điều trị theo thang điểm VAS ............................................................................................................... 64 Bảng 3.20. Liên quan giữa giới tính với đáp ứng điều trị theo thang điểm VAS ............................................................................................................... 65 Bảng 3.21. Liên quan giữa nghề nghiệp với đáp ứng điều trị theo thang điểm VAS ....................................................................................................... 66 Bảng 3.22. Liên quan giữa thời gian không đau với đáp ứng điều trị theo thang điểm VAS .............................................................................................. 67 Bảng 3.23. Liên quan giữa thời gian khởi phát bệnh với đáp ứng điều trị theo thang điểm VAS .................................................................................... 68 Bảng 3.24. Liên quan giữa thời gian điều trị nội khoa với đáp ứng điều trị theo thang điểm VAS .................................................................................... 69 Bảng 3.25. Liên quan giữa số tầng được làm cứng với đáp ứng điều trị theo thang điểm VAS .................................................................................... 70 Bảng 3.26. Liên quan giữa có hay không làm cứng xương cùng với đáp ứng điều trị theo thang điểm VAS ................................................................ 72 Bảng 3.27. Liên quan giữa tình trạng bệnh lý nội khoa với đáp ứng điều trị theo thang điểm VAS .................................................................................... 73 Bảng 3.28. Liên quan giữa điểm VAS trước can thiệp với đáp ứng điều trị .. 74 Bảng 3.29. Biến chứng của thủ thuật tiêm thấm steroid KCC........................ 75 Bảng 4.1. Tuổi trung bình của các nghiên cứu ............................................... 77 . . v Bảng 4.2. Tỉ lệ nam, nữ của các nghiên cứu ................................................... 77 Bảng 4.3. Thời gian không đau của các nghiên cứu ....................................... 83 Bảng 4.4. Độ nhạy của nghiệm pháp kích thích KCC .................................... 86 Bảng 4.5. Sự thay đổi điểm VAS trước và sau tiêm thấm KCC trong một số nghiên cứu ............................................................................................. 88 Bảng 4.6. Sự thay đổi chỉ số ODI trước và sau can thiệp ............................... 91 . . vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Giải phẫu xương chậu, xương cùng và diện KCC ............................ 8 Hình 1.2. Hình ảnh khớp sợi và khớp hoạt dịch của KCC ............................... 9 Hình 1.3. Các dây chằng của KCC phía trước ................................................ 11 Hình 1.4. Các dây chằng của KCC phía sau ................................................... 11 Hình 1.5. Mô hình đau quy chiếu điển hình của KCC.................................... 15 Hình 1.6. Kĩ thuật tiêm thấm steroid KCC dưới hướng dẫn huỳnh quang ..... 33 Hình 2.1. Thang điểm VAS............................................................................. 38 Hình 2.2. Sắp xếp thiết bị và dụng cụ tại phòng mổ ....................................... 44 Hình 2.3. Hình ảnh đường KCC trên màn huỳnh quang khi chụp C-arm theo hướng trước – sau .................................................................................. 45 Hình 2.4. Hình ảnh đường KCC trên màn huỳnh quang khi chụp C-arm theo hướng chếch........................................................................................... 45 Hình 2.5. Hình ảnh KCC trước và sau khi bơm thuốc cản quang .................. 46 Hình 4.1. Tỷ trọng của các vùng đau nguồn gốc từ KCC ............................... 82 . . vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ nam, nữ trong nghiên cứu .................................................. 52 Biểu đồ 3.2. Thống kê các tầng được làm cứng trên 28 bệnh nhân................ 54 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ lý do vào viện ..................................................................... 55 Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ đáp ứng điều trị theo thang điểm VAS tại thời điểm xuất viện, 1 tháng và 3 tháng.................................................................................. 61 Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ đáp ứng điều trị theo chỉ số chức năng lâm sàng ODI tại thời điểm 1 tháng, 3 tháng sau can thiệp ...................................................... 63 Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ đáp ứng với điều trị của các tầng được làm cứng theo thang điểm VAS tại thời điểm xuất viện, 1 tháng và 3 tháng ......................... 71 Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ đáp ứng với điều trị của hai nhóm có và không làm cứng xương cùng theo thang điểm VAS tại thời điểm xuất viện, 1 tháng và 3 tháng ...................................................................................................... 72 Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ đáp ứng điều trị của các mức điểm VAS trước can thiệp tại thời điểm xuất viện, 1 tháng và 3 tháng ................................................ 75 Biểu đồ 4.1. Điểm VAS tại thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp tại thời điểm xuất viện, 1 tháng và 3 tháng........................................................ 87 Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ bệnh nhân theo mức ODI trước can thiệp, sau can thiệp 1 tháng, 3 tháng ........................................................................................ 90 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, phẫu thuật làm cứng (PTLC) vùng cột sống thắt lưng – cùng (CSTLC) trở nên phổ biến để điều trị các bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng[22]. Một nghiên cứu đa trung tâm cho thấy loại phẫu thuật này làm giảm đau hiệu quả hơn so với phương pháp điều trị bảo tồn[32]. Tuy nhiên, tỉ lệ thất bại sau PTLC dao động từ 5% đến 30% theo nhiều báo cáo trước đó[10], [64]. Trong đó phổ biến là triệu chứng đau lưng thấp (ĐLT) kéo dài dai dẳng hoặc xuất hiện mới sau phẫu thuật và việc điều trị tiếp theo có thể gặp nhiều khó khăn. Một số nguyên nhân của ĐLT sau PTLC vùng CSTLC có thể là do thoái hóa tầng kế cận, khớp giả, đau khớp cùng chậu (ĐKCC), không thích hợp dụng cụ,…[92]. Khoảng đầu những năm 2000, nhiều tác giả cho rằng ĐKCC có thể là nguyên nhân gây nên triệu chứng ĐLT kéo dài hoặc xuất hiện mới sau PTLC[20], [64]. Các khả năng gây ĐKCC đã được nghiên cứu, trong đó 3 nguyên nhân chính là: gia tăng tải trọng cơ học lên khớp cùng chậu (KCC) sau đặt dụng cụ, tổn thương KCC do việc lấy xương mào chậu để ghép tự thân và chẩn đoán nhầm trước phẫu thuật[64]. ĐKCC được xem như thoái hóa tầng kế cận với diện khớp giữa xương cùng và cánh chậu là tầng kế tiếp tầng đốt sống L5 – xương cùng S1[45]. Theo nhiều nghiên cứu, ĐKCC chiếm từ 16,2% đến 43% các bệnh nhân ĐLT sau PTLC vùng CSTLC[20], [50], [60], [64]. Các nghiên cứu Eiki Unoki và cộng sự[92], [93] đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ của ĐKCC, theo đó bệnh nhân được PTLC càng nhiều tầng thì khả năng ĐKCC càng cao và điều này cũng xảy ra nhiều hơn ở những bệnh nhân được PTLC đến xương cùng S1 so với các trường hợp được PTLC từ đốt sống L5 trở lên. ĐKCC kéo dài ảnh hưởng đến khả năng đi lại, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị ĐKCC sau PTLC chủ yếu bằng các phương pháp bảo tồn: thuốc men, vật lý trị . . 2 liệu, tiêm thấm steroid nội khớp, tiêm dung dịch đường nội khớp, đốt sóng cao tần các dây thần kinh chi phối KCC,…và thậm chí gần đây, PTLC KCC đã được đề cập và nghiên cứu thực hiện[107]. ĐKCC sau PTLC CSTLC mới được phát hiện hơn hai thập kỷ nay và các nghiên cứu cho thấy tiêm thấm KCC được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định[26], [50], [54], [55]. Đồng thời đây cũng là phương thức điều trị đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều trung tâm trên thế giới và một số cơ sở y tế tại Việt Nam, tuy nhiên hiệu quả và tính an toàn của phương pháp này vẫn chưa chắc chắn. Với sự giúp đỡ của bộ môn Ngoại Thần Kinh – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và khoa Ngoại Thần Kinh – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị đau khớp cùng chậu sau phẫu thuật làm cứng cột sống thắt lưng – cùng bằng phương pháp tiêm thấm steroid khớp cùng chậu” để trả lời các câu hỏi: 1. Hiệu quả và an toàn của phương pháp tiêm thấm steroid KCC trên những bệnh nhân ĐKCC sau PTLC. 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị ĐKCC sau PTLC bằng phương pháp tiêm thấm steroid KCC. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá kết quả điều trị ĐKCC sau PTLC vùng CSTLC bằng phương pháp tiêm thấm steroid KCC theo thang điểm VAS và ODI. 2. Đánh giá các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ĐKCC sau PTLC vùng CSTLC bằng phương pháp tiêm thấm steroid KCC. . . 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới Các tác giả bắt đầu nghiên cứu bệnh lý ĐKCC là một trong những nguyên nhân gây ĐLT sau PTLC CSTLC hơn hai thập kỷ nay. Hiện tại đã có nhiều báo cáo về bệnh lý này trên thế giới. Mặc dù nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng điều trị phẫu thuật các bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng mang lại hiệu quả giảm đau tốt hơn hẳn điều trị bảo tồn, tuy nhiên tỉ lệ thất bại xảy ra sau phẫu thuật thay đổi từ 5 – 30%[10], [32], [64]. Tỉ lệ ĐKCC trong những bệnh nhân có triệu chứng ĐLT xuất hiện mới sau PTLC CSTLC dao động từ 16,2% đến 43% theo nhiều báo cáo trước đó[20], [50], [60], [64]. Phong bế KCC được xem là tiêu chuẩn xác nhận hay loại trừ đau do nguyên nhân từ KCC[26], [50], [54], [55]. Năm 2003, Katz và cộng sự[50] thực hiện nghiên cứu trên 34 bệnh nhân ĐLT sau PTLC CSTLC, tất cả các bệnh nhân này đều được đặt dụng cụ đến S1. ĐKCC được chẩn đoán ở 11 (chiếm 32,4%) bệnh nhân và cân nhắc có thể là nguyên nhân gây đau trên 10 bệnh nhân khác. Năm 2005, Maigne và Planchon[67] báo cáo có 14 trên 61 (chiếm 23%) bệnh nhân ĐLT trong nghiên cứu được chẩn đoán ĐKCC sau PTLC, trong đó, tác giả thống kê có 11 trên 14 (78,6%) bệnh nhân được làm cứng đến S1. Năm 2011, DePalma và cộng sự[20] nhận thấy trong 28 bệnh nhân quay lại vì triệu chứng ĐLT sau PTLC CSTLC thì có 12 (chiếm 43%) bệnh nhân được chẩn đoán ĐKCC. Cũng trong năm 2011, Liliang và cộng sự[60] nghiên cứu 130 bệnh nhân quay lại vì ĐLT sau PTLC CSTLC, ghi nhận 21 (chiếm 16,2%) bệnh nhân ĐKCC theo tiêu chuẩn đáp ứng dương tính với hai lần phong bế KCC. Năm 2012, tác giả Hiroyuki Yoshihara[107] thực hiện bài tổng quan đầu tiên về bệnh lý ĐKCC sau PTLC CSTLC, cơ bản đã làm rõ cơ chế sinh lý bệnh, . . 5 phương pháp chẩn đoán và các phương thức điều trị hiện tại của bệnh lý này thông qua tổng hợp các nghiên cứu trước đó. Năm 2016, Unoki và cộng sự[92] báo cáo dựa trên 262 bệnh nhân được PTLC CSTLC trong thời gian 3 năm, 66 bệnh nhân quay lại vì triệu chứng ĐLT xuất hiện mới, trong đó có 28 (chiếm 42,4%) bệnh nhân được chẩn đoán ĐKCC, các nguyên nhân gây ĐLT khác bao gồm: thoái hóa tầng kế cận, gãy xương đầu gần, không thích hợp dụng cụ và khớp giả với tỉ lệ lần lượt là 23 (34,8%), 8 (12,1%), 5 (7,6%) và 2 (3%). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ bệnh nhân ĐKCC sau PTLC CSTLC gia tăng có ý nghĩa theo số tầng được làm cứng. Cụ thể, tỉ lệ ĐKCC theo số tầng được làm cứng lần lượt là: 1 tầng 5,8%, 2 tầng 10%, 3 tầng 20%, 4 tầng trở lên 22,5%. Năm 2017, Unoki và cộng sự[93] tiếp tục nghiên cứu để trả lời câu hỏi liệu ĐKCC có xảy ra nhiều hơn ở nhóm được PTLC đến xương cùng hay không. Kết quả cho thấy có 9 trên 28 (32,1%) bệnh nhân ĐKCC ở nhóm làm cứng đến S1 và 8 trên 63 (12,7%) ở nhóm không làm cứng S1. Tác giả kết luận rằng PTLC đến xương cùng có khả năng dẫn đến ĐKCC cao hơn và thời điểm xảy ra bệnh lý này sớm hơn có ý nghĩa so với nhóm còn lại. Năm 2018, Guan và cộng sự[37] quan sát 472 bệnh nhân được PTLC CSTLC hơn 2 năm, báo cáo tỉ lệ ĐKCC là 13,8% sau PTLC. Nghiên cứu này cũng có kết quả tương đồng với các nghiên cứu của Unoki vào năm 2016 và 2017, tỉ lệ ĐKCC tăng theo số tầng được làm cứng và xảy ra nhiều hơn nếu đặt dụng cụ vào S1 so với nhóm đặt dụng cụ từ L5 trở lên. Năm 2019, Lee và cộng sự[58] theo dõi 317 bệnh nhân được trải qua phẫu thuật, trong đó có 38 bệnh nhân quay lại vì triệu chứng ĐKCC, chiếm 12%. Kết quả cho thấy tỉ lệ ĐKCC trong nghiên cứu tăng theo số tầng được làm cứng và nhiều hơn nếu làm cứng đến S1, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê. . . 6 Việc chẩn đoán ĐKCC là một nguyên nhân gây thất bại sau PTLC CSTLC đã được báo cáo tại nhiều trung tâm, tuy nhiên nghiên cứu điều trị và theo dõi giảm đau còn hạn chế. Hiện nay, tiêm thấm KCC dưới hướng dẫn của huỳnh quang được xem là tiêu chuẩn xác nhận hay loại trừ chẩn đoán ĐKCC, nó còn là phương thức điều trị. Năm 2009, Liliang và cộng sự[61] báo cáo hiệu quả giảm đau của triamcinolone nội khớp trên 39 bệnh nhân ĐKCC, trong đó có 12 trường hợp xảy ra sau PTLC CSTLC. Thời gian theo dõi trung bình là 45,4 ± 12,0 tuần (26 – 72 tuần). Điểm VAS trước can thiệp và tại thời điểm quan sát lần lượt là 7,0 ± 1,1 và 3,2 ± 2,5. Chỉ số đánh giá mức độ nặng lâm sàng Oswestry (ODI) trước can thiệp và tại thời điểm quan sát lần lượt là 30,4 ± 16, 2 và 21,2 ± 14,6. Kết quả cho thấy mức độ giảm đau và phục hồi chức năng cột sống có ý nghĩa thống kê so với trước thủ thuật. Năm 2011, Hart và cộng sự[42] nghiên cứu trên 14 bệnh nhân được chẩn đoán ĐKCC sau PTLC CSTLC, tất cả đều giảm đau bằng phương pháp tiêm methylprednisolone KCC sau 24 giờ và tiếp tục theo dõi hiệu quả giảm đau sau đó. Kết quả cho thấy điểm VAS trung bình trước và sau thủ thuật phong bế 24 giờ lần lượt là 9,1 (dao động từ 8 – 10) và 4,8 (dao động từ 2 – 7) và thời gian đau tái phát trung bình là 5 tuần (1 – 28 tuần). Tuy nhiên nghiên cứu này thực hiện chẩn đoán bệnh lý KCC dựa vào phân bố vị trí của triệu chứng đau và các nghiệm pháp thăm khám mà không sử dụng phương thức phong bế. Năm 2014, Jee và cộng sự[46] báo cáo hiệu quả giảm đau của dexamethasone nội khớp trên 55 bệnh nhân ĐKCC, trong đó có 15 trường hợp xảy ra sau PTLC CSTLC. Điểm VAS tại thời điểm trước tiêm và sau tiêm 2 tuần, 12 tuần lần lượt là 6,5 ± 0,9; 3,1 ± 0,5; 2,6 ± 0,5. Chỉ số ODI trước tiêm và sau tiêm 2 tuần, 12 tuần lần lượt là 45,8 ± 7,3; 25,4 ± 4,5; 20,5 ± 3,4. Các kết quả sau can thiệp đều giảm có ý nghĩa thống kê so trước can thiệp. . . 7 Hiện nay ở Việt Nam, việc điều trị ĐKCC nói chung và ĐKCC sau PTLC CSTLC bằng phương pháp tiêm thấm steroid KCC đã được thực hiện ở một số trung tâm, cơ sở y tế, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào báo cáo về kết quả điều trị cũng như tính an toàn của phương pháp này. 1.2. Giải phẫu khớp cùng chậu 1.2.1. Các xương của khớp Khung chậu bao gồm hai xương chậu khớp nối với xương cùng[2]. − Xương cùng là phần xương đốt sống nằm dưới phần xương cột sống thắt lưng, khớp với đốt sống thắt lưng thứ năm tạo thành một góc lồi ra phía trước gọi là ụ nhô, hai bên khớp với xương chậu tạo thành chậu hông. Không di động như các xương đốt sống khác, năm đốt xương cùng dính lại với nhau tạo thành khối xương có dạng hình tam giác. Xương cùng có hình tháp bốn mặt, dẹt trước sau, nền quay lên trên, đỉnh xuống dưới, có hai mặt là mặt chậu hông và mặt lưng. − Xương chậụ là xương chẵn, hình cánh quạt. Về phương diện phôi thai học, xương chậu được tạo bởi ba xương: + Xương cánh chậu ở phía trên, tạo nên phần cánh và thân xương chậu. + Xương mu hay còn gọi là xương vệ ở phía trước, gồm thân và hai ngành trên, dưới. Xương mu nối với xương mu đối bên bởi diện mu. + Xương ngồi ở phía sau, gồm thân và ngành xương ngồi. + Ba xương này nối với nhau tại ổ cối, nơi đây có vết tích của sụn hình chữ Y, dưới ổ cối các xương không nối nhau gọi là lỗ bịt. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất