Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quả dẫn lưu thận, quanh thận qua da bằng thông mono j...

Tài liệu đánh giá kết quả dẫn lưu thận, quanh thận qua da bằng thông mono j

.PDF
118
2
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- LÊ NHO TÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẪN LƢU THẬN, QUANH THẬN QUA DA BẰNG THÔNG MONO J Chuyên ngành: Ngoại khoa (Ngoại - Niệu) Mã số: 60 72 01 23 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ XUÂN THÁI Thành phố Hồ Chí Minh – 2017 LỜI CAM ĐOAN “Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.” Thành phố Hồ Chí Minh tháng 9 năm 2017 Tác giả Lê Nho Tình MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Bảng đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt Danh mục các bảng, biểu đồ, hình ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Giải phẫu học thận và khoang sau phúc mạc ........................................... 3 1.2. Chỉ định dẫn lưu thận, quanh thận qua da ................................................ 6 1.3. Chống chỉ định dẫn lưu thận, quanh thận qua da ................................... 13 1.4. Quy trình thực hiện thủ thuật dẫn lưu thận, quanh thận qua da .............. 13 1.5. Hình ảnh học hỗ trợ dẫn lưu thận, quanh thận qua da ............................ 16 1.6. Biến chứng dẫn lưu thận, quanh thận qua da ......................................... 18 1.7. Tình hình nghiên cứu dẫn lưu thận, quanh thận qua da .......................... 21 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23 Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 35 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..................................................................... 35 3.2. Kết quả dẫn lưu thận qua da bằng thông mono J .................................... 37 3.3. Kết quả dẫn lưu quanh thận qua da bằng thông mono J ......................... 46 3.4. Kết quả dẫn lưu qua da những trường hợp choáng nhiễm khuẩn ........... 50 Chƣơng 4 : BÀN LUẬN ................................................................................ 52 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..................................................................... 52 4.2. Kỹ thuật thực hiện thủ thuật .................................................................. 55 4.3. Kết quả dẫn lưu thận qua da bằng thông mono J .................................... 58 4.4. Kết quả dẫn lưu quanh thận qua da bằng thông mono J ......................... 74 4.5.Kết quả dẫn lưu qua da những trường hợp choáng nhiễm khuẩn ............ 79 KẾT LUẬN.................................................................................................. 84 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO HÌNH ẢNH MINH HỌA PHỤ LỤC 1: Bệnh án nghiên cứu PHỤ LỤC 2: Chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học PHỤ LỤC 3: Danh sách bệnh nhân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ BN Bệnh nhân DL Dẫn lưu KS Kháng sinh NK Nhiễm khuẩn PT Phẫu thuật TH Trường hợp BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT Tiếng Anh Viết tắt Antegrade pyelography Tiếng Việt Chụp bể thận niệu quản xuôi dòng American Urological Association AUA Hiệp hội niệu khoa Hoa Kỳ Body Mass Index BMI Chỉ số khối cơ thể C-Reactive Protein CRP CRP Computed tomography scan European Association of CT scan Chụp cắt lớp điện toán EAU Hiệp hội niệu khoa châu Âu IVU Chụp hệ niệu có tiêm thuốc Urology Intravenous Urography cản quang Kidney - Ureter - Bladder KUB Chụp X quang hệ niệu không chuẩn bị Magnetic resonance imaging MRI Chụp cộng hưởng từ Society of Interventional SIR Hiệp hội hình ảnh học can Radiology thiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Tình hình nghiên cứu dẫn lưu thận, quanh thận qua da................. 22 Bảng 2.2. Biến số nghiên cứu ....................................................................... 30 Bảng 3.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................ 35 Bảng 3.4. Tỷ lệ các chỉ định can thiệp dẫn lưu thận qua da .......................... 36 Bảng 3.5. Tỷ lệ các nguyên nhân bế tắc đường tiết niệu trên ........................ 38 Bảng 3.6. Kết quả dẫn lưu thận qua da bằng thông mono J........................... 39 Bảng 3.7. Phân bố kích thước thông mono J sử dụng theo chỉ định nhóm dẫn lưu thận ........................................................................................................ 40 Bảng 3.8. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn theo thể lâm sàng nhóm dẫn lưu thận . 41 Bảng 3.9. Tỷ lệ biến chứng dẫn lưu thận qua da ........................................... 42 Bảng 3.10. Tình trạng bệnh nhân khi ra viện sau dẫn lưu thận qua da .......... 45 Bảng 3.11. Tỷ lệ các thể lâm sàng dẫn lưu quanh thận qua da ...................... 46 Bảng 3.12. Phân bố kích thước thông mono J sử dụng theo chỉ định nhóm dẫn lưu quanh thận .............................................................................................. 47 Bảng 3.13. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn nhóm dẫn lưu quanh thận ................. 47 Bảng 3.14. Tỷ lệ biến chứng dẫn lưu quanh thận qua da............................... 48 Bảng 3.15. Mối tương quan giữa choáng nhiễm khuẩn và tình trạng bệnh nhân khi ra viện .................................................................................................... 50 Bảng 4.16. So sánh đặc điểm bệnh nhân dẫn lưu thận với các tác giả ........... 52 Bảng 4.17. So sánh nguyên nhân bế tắc đường tiết niệu trên với các tác giả . 61 Bảng 4.18. So sánh tỷ lệ thành công dẫn lưu thận qua da với các tác giả ...... 63 Bảng 4.19. So sánh kết quả vi sinh trong thận mủ với tác giả Ng CK ........... 67 Bảng 4.20. So sánh tỷ lệ biến chứng dẫn lưu thận qua da với các tác giả ...... 68 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Phân bố dẫn lưu thận, quanh thận qua da theo năm .................. 36 Biểu đồ 3.2. Phân nhóm sử dụng kháng sinh trong dẫn lưu thận và quanh thận qua da ........................................................................................................... 36 Biểu đồ 3.3. Phân bố tần suất các chỉ định can thiệp dẫn lưu thận qua da ..... 37 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mức độ ứ nước của thận .................................................. 39 Biểu đồ 3.5. Tác nhân vi khuẩn phân lập nhóm dẫn lưu thận ........................ 41 Biểu đồ 3.6. So sánh số lượng bạch cầu máu trước và sau can thiệp nhóm bệnh nhân dẫn lưu thận có nhiễm khuẩn ....................................................... 43 Biểu đồ 3.7. So sánh nồng độ creatinine huyết thanh trước và sau can thiệp nhóm bệnh nhân suy thận cấp sau thận ......................................................... 44 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân có choáng nhiễm khuẩn trong nghiên cứu ...... 50 1 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Giải phẫu học mạc thận và mô mỡ sau phúc mạc ............................ 3 Hình 1.2. Vị trí của thận trong khoang sau phúc mạc ..................................... 4 Hình 1.3. Mối tương quan giữa thận và các tạng trong ổ bụng ....................... 5 Hình 1.4. Hình ảnh đài thận trước và đài thận sau ở thận dạng Brödel ........... 6 Hình 1.5. Hình ảnh CT scan áp xe thận trước và sau dẫn lưu qua da bằng thông mono J ................................................................................................ 12 Hình 1.6. Hình ảnh kim chọc dò dưới hướng dẫn siêu âm ............................ 17 Hình 2.7. Bộ dụng cụ tiểu phẫu và máy siêu âm hướng dẫn ......................... 25 Hình 2.8. Thông mono J trước và sau khi lồng vào nhau .............................. 26 Hình 2.9. Hình ảnh minh học các bước thực hiện thủ thuật dẫn lưu thận, quanh thận qua da......................................................................................... 28 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo sinh lý hệ niệu, nước tiểu được bài tiết từ thận theo niệu quản xuống bàng quang, sau đó được tống xuất ra ngoài. Nhiều nguyên nhân bế tắc đường tiết niệu trên làm thận ứ nước và hoặc kèm theo tình trạng NK, gây ra nhiều thể bệnh lâm sàng: suy thận cấp sau thận, thận ứ nước NK, thận mủ …, những TH này cần được can thiệp DL. Bên cạnh đó, các TH tụ mủ, máu hay dịch quanh thận có triệu chứng cũng cần phải can thiệp DL. Các phương pháp DL bao gồm: PT mổ hở, DL qua da hay có thể đặt dẫn lưu trong bằng thông JJ. [8], [30], [32] Trước đây, tất cả các TH này đều được can thiệp PT mổ hở để DL tại phòng mổ, dưới gây mê toàn thân. BN phải chịu cuộc PT nặng nề, thời gian nằm viện kéo dài, tăng chi phí điều trị. Đặc biệt, với các TH bệnh lý NK nặng, BN có các bệnh lý nội khoa nặng kèm theo hay phụ nữ đang mang thai việc can thiệp PT có nhiều nguy cơ. DL trong bằng thông JJ là thủ thuật ít xâm lấn, tuy nhiên cần trang thiết bị hiện đại, thực hiện tại phòng soi hay tại phòng mổ. Các TH bế tắc đường tiết niệu trên, đặc biệt với nguyên nhân bế tắc là do ung thư xâm lấn chèn ép 2 niệu quản, DL qua da có tỉ lệ thành công cao hơn DL trong bằng thông JJ.[8] DL qua da là thủ thuật can thiệp xâm lấn tối thiểu, thực hiện dưới gây tê tại chỗ, có tỷ lệ thành công khá cao, an toàn và hiệu quả [22], [38], [45]. Thủ thuật DL qua da với trang thiết bị đơn giản hơn, được thực hiện tại phòng tiểu phẫu, làm giảm thời gian chờ đợi can thiệp cho BN, đặc biệt các TH cần DL 2 cấp cứu. Những TH bệnh cảnh NK nặng, bệnh lý nội khoa nặng kèm theo không thể thực hiện PT hay việc can thiệp PT có quá nhiều yếu tố nguy cơ, thì đây là phương pháp DL thích hợp và hiệu quả. DL qua da giúp BN tránh được cuộc mổ hở, giảm thời gian nằm viện, làm giảm chi phí điều trị. Trên thế giới, nhiều báo cáo về DL thận, quanh thận qua da có tỷ lệ thành công cao, biến chứng thấp. Trong nước, tác giả Tô Quốc Hãn [3] báo cáo 33 TH xuyên thích thận tối thiểu ra da và chưa có báo cáo nào về DL quanh thận qua da. Tại khoa Ngoại Tiết Niệu bệnh viện Chợ Rẫy, DL thận và quanh thận qua da thường được chỉ định thực hiện trên lâm sàng, tuy nhiên vẫn chưa có báo cáo nào. DL thận, quanh thận qua da được chỉ định trong những TH nào? Hiệu quả can thiệp ra sao? Việc can thiệp có tỷ lệ tai biến biến chứng như thế nào? Vì vậy để có thêm luận cứ cho việc áp dụng thủ thuật này trên lâm sàng chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu “Đánh giá kết quả dẫn lưu thận, quanh thận qua da bằng thông mono J” với các mục tiêu sau: Mục tiêu tổng quát Đánh giá kết quả dẫn lưu thận, quanh thận qua da bằng thông mono J. Mục tiêu chuyên biệt 1. Xác định các chỉ định can thiệp dẫn lưu thận, quanh thận qua da bằng thông mono J. 2. Đánh giá hiệu quả dẫn lưu thận, quanh thận qua da bằng thông mono J. 3. Xác định tỷ lệ tai biến, biến chứng dẫn lưu thận, quanh thận qua da bằng thông mono J. 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu học thận và khoang sau phúc mạc [2], [5], [33], [83] Thận là một cơ quan nằm sau phúc mạc, được bao xung quanh bằng bao xơ của thận, bên ngoài là mô mỡ nằm giữa lá trước và lá sau của mạc thận. Lá phía trước còn gọi là mạc Toldt, lá sau được gọi là mạc Zuckerkandl. Khoang sau phúc mạc bao gồm các khoang nhỏ: khoang quanh thận và khoang cạnh thận. Hình 1.1: Giải phẫu học mạc thận và mô mỡ sau phúc mạc “Nguồn: F. Netter - Clinical Anatomy 2nd edition”[33]. Khoang quanh thận là khoang được giới hạn bởi lá trước và lá sau của cân Getota, chứa các mô mỡ quanh thận. Mạc thận là sự kết hợp không rõ ràng giữa mô liên kết và phúc mạc thành sau, đây là cấu trúc giúp khu trú các 4 viêm nhiễm quanh thận. Mạc thận phủ lên lớp mỡ ở mặt trước và mặt sau của thận. Phía trên, về phía tuyến thượng thận và cơ hoành các lá trước và sau hợp nhất, hòa lẫn với mạc dưới hoành. Ở cực trên có một vách ngăn giữa thận và tuyến thượng thận. Khoang cạnh thận gồm khoang cạnh thận trước và khoang cạnh thận sau. Khoang này nằm ngoài cân Gerota và được giới hạn phía trước bởi phúc mạc thành sau, chứa mô mỡ cạnh thận. Hình 1.2: Vị trí của thận trong khoang sau phúc mạc “Nguồn: Campbell - Wash Urology 11th edition”[83]. Thận nằm cạnh cột sống, kéo dài từ đốt sống ngực XI, XII đến đốt sống thắt lưng II, III. Thận phải nằm thấp hơn thận trái vài centimet. Theo chiều dọc, thận hướng song song với bờ ngoài cơ thắt lưng chậu và hợp với cột sống một góc khoảng 300, cực dưới hướng ra ngoài. Thận hợp với mặt phẳng trán góc 300, với cực dưới hướng ra trước. Cuối cùng, thận cũng xoay theo mặt phẳng trán hướng ra sau một góc 300. 5 Ở mặt bên, mặt trước và mặt trong thận liên quan đến nhiều cơ quan hơn so với mặt sau. Bên phải, gan ở mặt trên của thận có thể kéo dài đến mặt trước, bên trái lách bao phủ mặt trước ít hơn. Cả gan và lách có thể kéo dài che phủ một phần mặt bên, điều này làm tăng nguy cơ tổn thương khi tiến hành chọc dò đường bên. Đại tràng lên và đại tràng xuống nằm ở bên ngoài của thận thậm chí có thể nằm sau. Sự áp sát của đại tràng và thận khác nhau tùy vị trí, nhất ở bên trái và cực dưới thận. Trong một vài nghiên cứu trên CT scan, đại tràng trái nằm sau so với cực dưới thận với tỷ lệ 16,1% và đại tràng phải là 9% [14]. Hình 1.3: Mối tương quan giữa thận và các tạng trong ổ bụng “Nguồn: Campbell - Wash Urology 11th edition”[83]. Thận liên quan với nhiều cơ quan trong ổ bụng, bao gồm tuyến thượng thận (ở cực trên và trong của mỗi thận), túi mật và tá tràng ở phía trong của thận phải, đuôi tụy ở phía trước trong của thận trái. Những cấu trúc này có thể bị tổn thương nếu chọc dò đi sai đường hay quá sâu. 6 Một vấn đề quan trọng khi thực hiện thủ thuật qua da là chọn hướng trước hay sau để vào, bởi nếu đường vào sau hay sau bên ta có thể qua đài sau đi thẳng vào bể thận, còn các đài thận trước hợp góc với bể thận. Hình 1.4: Hình ảnh đài thận trước và đài thận sau ở thận dạng Brödel “Nguồn: Campbell - Wash Urology 11th edition”[83]. 1.2. Chỉ định dẫn lƣu thận, quanh thận qua da 1.2.1. Chỉ định dẫn lƣu thận qua da DL thận qua da có 4 mục tiêu, bao gồm: giảm bế tắc đường tiết niệu trên, chẩn đoán, chuyển lưu nước tiểu và tạo đường vào để can thiệp điều trị khác.  Giảm bế tắc đƣờng tiết niệu trên [22], [27], [60] Đây là nhóm chỉ định chủ yếu của DL thận qua da, chiếm 85-90%. Nguyên nhân gây bế tắc đường tiết niệu trên bao gồm: sỏi thận hay sỏi niệu quản, bệnh lý ác tính và hẹp niệu quản; 26% DL thận liên quan đến sỏi, 5261% do ung thư.[38], [61] - Bế tắc không NK chiếm 72-97% DL thận qua da [54], [73]. - Bế tắc có NK (thận mủ hay thận ứ nước NK) chiếm 3-19% [51], [79]. 7 Những TH bế tắc kèm theo NK, BN nhập viện với các triệu chứng NK: sốt, lạnh run … và có bằng chứng bế tắc đường tiết niệu trên hình ảnh học. Đây là TH cần DL cấp cứu vì làm giảm nhanh chức năng thận, nguy cơ cao diễn tiến NK huyết, choáng NK và nguy cơ tử vong cao. Ưu điểm của DL thận qua da trong bế tắc có NK so với các phương pháp DL khác [44], [52], [62]. - Thủ thuật được thực hiện dưới gây tê tại chỗ, tránh biến chứng gây mê toàn thân. - DL mủ và các chất hoại tử làm giảm số lượng vi khuẩn, định danh được vi khuẩn, theo dõi được số lượng và tính chất dịch DL. - Kích thước ống thông lớn 8-12Fr, ống DL có thể được bơm rửa để tránh tắc nghẽn. - Sau khi tình trạng NK ổn định có thể thực hiện chụp bể thận xuôi chiều để đánh giá thương tổn gây bế tắc. Phương pháp DL bao gồm : PT mổ hở, DL trong và DL qua da, lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào kinh nghiệm PT viên, cơ sở vật chất của trung tâm y tế và quyết định của BN. DL thận qua da dưới hướng dẫn siêu âm an toàn và hiệu quả hơn nội soi đặt thông niệu quản ngược chiều trong bế tắc đường tiết niệu trên (92% và 83%) [8]. Và DL thận qua da cũng được chứng minh là phương pháp DL thích hợp trong các TH thận mủ và các TH bế tắc đường tiết niệu trên đặc biệt do các ung thư chèn ép, xâm lấn. [52] Những TH bế tắc 2 bên, chức năng thận giảm nhanh gây suy thận cấp cần can thiệp DL thận. DL thận 2 bên ít khi cần thiết, các TH bệnh lý ác tính có thể điều trị được, bệnh lành tính và các TH nghi ngờ NK 2 bên ở thận bế tắc thì có thể can thiệp DL 2 bên. [21] 8  Chẩn đoán Trong những TH, lâm sàng và các phương tiện cận lâm sàng không xâm lấn không đủ để chẩn đoán bệnh lý gây thận ứ nước, DL thận qua da có thể có ích. Sau khi có đường vào thận, chụp bể thận niệu quản xuôi chiều để xác định vị trí và mức độ bế tắc, hay đo áp lực trong bể thận giúp chẩn đoán thận ứ nước có bế tắc hay không. [83] Đo áp lực bể thận, được Whitaker mô tả năm 1973 để chẩn đoán phân biệt có hay không bế tắc đường tiết niệu trên những TH dãn hệ thống thu thập. Chất cản quang được bơm qua ống DL thận với tốc độ đều, đo độ chênh áp giữa bể thận và bàng quang. Tốc độ bơm từ 0 đến tối đa 20 ml/ phút nếu độ chênh áp không tăng. Độ chênh áp > 22 mmHg chẩn đoán có bế tắc, < 15 mmHg thì không, 15-22 mmHg nghi ngờ có bế tắc [81]. Gần đây, phương tiện hình chẩn đoán ít xâm lấn hơn như xạ hình thận với thuốc lợi niệu thay thế Whitaker test trong hầu hết TH.  Chuyển lƣu nƣớc tiểu DL thận qua da đôi khi được thực hiện để chuyển lưu nước tiểu trong điều trị thủng niệu quản, rò tiết niệu hay viêm bàng quang xuất huyết. 80% chấn thương niệu quản là do can thiệp điều trị, đa phần là PT vùng chậu. Điều trị bằng phương pháp PT thường được thực hiện, đặc biệt khi tổn thương được phát hiện trong lúc PT. Tuy nhiên, hầu hết những TH này thường chẩn đoán trễ (2-3 tuần sau PT), DL thận qua da và DL niệu quản xuôi chiều thì thích hợp hơn, vì ít xâm lấn và có thể giúp chuyển lưu nước tiểu khỏi vùng tổn thương. [55] 9 Viêm bàng quang xuất huyết, soi bàng quang trực tiếp xác định chẩn đoán và bơm chất co mạch vào thì thường áp dụng để điều trị. Giới hạn của phương pháp điều trị này là trong nước tiểu có urokinase ảnh hưởng đến việc chảy máu, DL thận qua da được đặt ra trong các TH kháng trị.  Can thiệp điều trị khác Đường vào thận qua da thì cần thiết trong điều trị sỏi thận, hay các can thiệp qua da trong bướu niệu mạc đường tiết niệu trên, hay lấy mảnh vỡ thông niệu quản mà không thể lấy ngược chiều được. Trong đó chỉ định điều trị sỏi thận là thường gặp nhất. Ngoài ra, với đường vào thận qua da còn có thể sử dụng để bơm thuốc hóa trị, kháng nấm…[51]  Dẫn lƣu thận qua da những TH đặc biệt DL thận qua da cũng thường được áp dụng khi DL trong ngược chiều không thành công hay không thuận lợi. Một số tình huống đặc biệt mà DL ngược chiều tỷ lệ thất bại cao: chuyển lưu nước tiểu qua đường tiêu hóa, thận ghép. Chuyển lưu nước tiểu qua đường tiêu hóa thường được áp dụng trong PT cắt bàng quang TH ung thư, tỷ lệ hẹp niệu quản khoảng 2-10% sau PT chuyển lưu nước tiểu qua đường tiêu hóa. DL trong những TH này khó thực hiện và tỷ lệ thành công thấp 14-56%. DL thận qua da đóng vai trò quan trọng trong các TH này và những TH thận ứ nước sau PT cần chẩn đoán phân biệt giữa trào ngược và bế tắc. [72] Sau ghép thận, rò nước tiểu và tắc nghẽn là biến chứng thường gặp. Biến chứng tiết niệu xảy ra 3-10% những TH ghép thận, trong đó tắc nghẽn 3-5%, 10 rò nước tiểu 2-5%. Chụp bể thận xuôi chiều và DL thận qua da đóng vai trò quyết định trong các TH này. [55] 1.2.2. Chỉ định dẫn lƣu quanh thận qua da Khoang sau phúc mạc bao gồm các khoang nhỏ: khoang dưới bao thận, khoang quanh thận, khoang cạnh thận. Các thương tổn sau phúc mạc có thể nguyên phát hay thứ phát, có thể là tổn thương dạng đặc hay dịch. Dịch khoang sau phúc mạc có thể là: mủ, máu, nước tiểu, dịch bạch huyết, dịch tiết hay dịch thấm có nguồn gốc từ thận hay các cấu trúc lân cận vùng sau phúc mạc. Tùy theo nguồn gốc, bệnh cảnh lâm sàng, khối tụ dịch quanh thận có thể được can thiệp điều trị DL, nội khoa hay không can thiệp xử trí. [30] Nƣớc tiểu [59], [76]: do dịch rò thứ phát sau bế tắc niệu quản do sỏi, hay sau một chấn thương cơ quan đường tiết niệu trên. Nang giả niệu mạn tính sau vài tuần thường có vỏ bao. Nang giả niệu là biến chứng thường gặp nhất trong điều trị bảo tồn các TH chấn thương thận (7-10%) [43]. Hầu hết dịch này có thể tự hấp thu (74-87%) [15], can thiệp điều trị thì hiếm khi cần thiết. DL khối tụ dịch bằng phương pháp mổ hở hay DL qua da có thể kèm theo DL trong bằng thông JJ. [59] Máu: khối máu tụ quanh thận thường xuất hiện sau một chấn thương thận, rò từ phình động mạch, thận, nang thận, khối u sau phúc mạc… Khối máu tụ với kích thước nhỏ thường theo dõi không can thiệp xử trí. Những khối máu tụ lớn, ảnh hưởng huyết động học hay có sự tăng về kích thước có thể được chụp mạch máu chọn lọc giúp chẩn đoán nguồn gốc chảy máu, can thiệp nội mạch để cầm máu, hay PT. Khối máu tụ có dấu hiệu NK thì có thể được can thiệp DL bằng PT mổ hở hay DL qua da.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất