Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá kết quả chức năng thận và biến chứng trong năm đầu sau ghép thận từ ngư...

Tài liệu Đánh giá kết quả chức năng thận và biến chứng trong năm đầu sau ghép thận từ người hiến thận sống tại bệnh viện chợ rẫy

.PDF
112
1
122

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG HỒ TRỌNG TẤN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHỨC NĂNG THẬN VÀ BIẾN CHỨNG TRONG NĂM ĐẦU SAU GHÉP THẬN TỪ NGƯỜI HIẾN THẬN SỐNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG HỒ TRỌNG TẤN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHỨC NĂNG THẬN VÀ BIẾN CHỨNG TRONG NĂM ĐẦU SAU GHÉP THẬN TỪ NGƯỜI HIẾN THẬN SỐNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Chuyên ngành: Ngoại khoa (Ngoại - niệu) Mã số: 8720104 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: PGS.TS.BS. THÁI MINH SÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 09 năm 2019 Tác giả Trương Hồ Trọng Tấn . . ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... iv DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH - VIỆT...................................................... vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ ................................................................... x DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ xi ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................... 4 1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GHÉP THẬN .......................................................... 4 1.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CHỨC NĂNG THẬN GHÉP. .......... 5 1.3. CÁC BIẾN CHỨNG TRONG GHÉP THẬN ......................................... 11 1.4. CÁC NGHIÊN CỨU HIỆN NAY LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GHÉP THẬN TRONG GIAI ĐOẠN SỚM .......................................... 27 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 28 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 28 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 28 2.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ............................................................... 29 2.4. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 36 2.5. THỐNG KÊ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................... 38 : KẾT QUẢ .............................................................................. 39 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ................................. 39 3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG TRƯỚC GHÉP ........ 40 3.3. ĐẶC ĐIỂM THẬN GHÉP ...................................................................... 44 3.4. KẾT QUẢ CHỨC NĂNG THẬN TRONG NĂM ĐẦU SAU GHÉP.... 47 3.5. BIẾN CHỨNG NGOẠI KHOA Ở NGƯỜI NHẬN THẬN TRONG NĂM ĐẦU SAU GHÉP ............................................................................................ 48 . . iii 3.6. BIẾN CHỨNG NỘI KHOA Ở NGƯỜI NHẬN THẬN TRONG NĂM ĐẦU SAU GHÉP ............................................................................................ 49 3.7. SỐNG CÒN CỦA BỆNH NHÂN VÀ THẬN GHÉP TRONG NĂM ĐẦU ......................................................................................................................... 53 : BÀN LUẬN ........................................................................... 56 4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG TRƯỚC GHÉP ........ 56 4.2. ĐẶC ĐIỂM THẬN GHÉP ...................................................................... 60 4.3. KẾT QUẢ THEO DÕI CHỨC NĂNG THẬN MỘT NĂM SAU GHÉP ......................................................................................................................... 63 4.4. BIẾN CHỨNG NGOẠI KHOA TRONG NĂM ĐẦU ........................... 64 4.5. BIẾN CHỨNG NỘI KHOA TRONG NĂM ĐẦU ................................. 68 4.6. SỐNG CÒN CỦA BỆNH NHÂN VÀ THẬN GHÉP ............................. 75 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ARN Axit ribonucleic BN Bệnh nhân BQ Bàng quang BKV BK virus CMV Cytomegalovirus CsA Cyclosporin A DNA Deoxyribonucleic acid DSA Donor-specific antibodies ĐM Động mạch ĐTĐ Đái tháo đường ELISA Enzyme-Linked Assay EBV Epstein-Barr virus eGFR Estimated glomerular filtration rate GFR Glomerular filtration rate HBV Hepatitis B virus HCV Hepatitis C virus MTOR Mammalian target of rapamycin MMF Mycophenolate mofetil MPA Mycophenolic acid NQ Niệu quản . ImmunoSorbent . v NSAID Non-steroidal drug Pred Prednisone PTNS Phẫu thuật nội soi Tac Tacrolimus TM Tĩnh mạch TH Trường hợp TGC Thải ghép cấp UIV Urographie intra veineuse ƯCMD ức chế miễn dịch . anti-inflammatory . vi DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH - VIỆT Tiếng Anh Tiếng Việt Acute rejection (AR) Thải ghép cấp Antibody-mediated rejection Thải ghép qua trung gian kháng thể Anti-Lymphocyte globulin (ALG) Globulin kháng tế bào lympho Anti-Thymocyte globulin (ATG) Globulin kháng tế bào tuyến ức Body Mass Index (BMI) Chỉ số khối cơ thể body surface area (BSA) Diện tích bề mặt cơ thể Calcineurin inhibitor (CNI) Thuốc ức chế calcineurin Chronic kidney disease (CKD) Bệnh thận mạn tính Cold ischemia time (CIT) Thời gian thiếu máu lạnh Death after graft loss (DAGL) Tử vong sau mất thận ghép Delayed graft function (DGF) Chức năng thận ghép chậm hồi phục Death-censored graft survival Sống còn của thận ghép cắt tử vong Donation after brain death (DBD) Hiến tạng sau chết não Donation after cardiac death Hiến tạng sau chết tim (DCD) Donation after circulatory death Hiến tạng sau chết tuần hoàn End stage renal disease (ESRD) Bệnh thận mạn giai đoạn cuối Expanded criteria donor (ECD) Người hiến tiêu chuẩn mở rộng Focal Segmental glomerulosclerosis (FSGS) Xơ hóa cầu thận khu trú từng vùng Human leukocyte antigen (HLA) Kháng nguyên bạch cầu người . . vii Intravenous immunoglobulin Imunoglobulin đường tĩnh mạch (IVIG) Living donor (LD) Người hiến tạng sống Living related donor (LRD) Người hiến tạng sống cùng huyết thống Living unrelated donor (LURD) Người hiến tạng sống không cùng huyết thống Methicillin-Resistant Staphylococcus Aureus (MRSA) Tụ cầu vàng kháng methicillin Multislice computer tomography Cắt lớp điện toán đa lát cắt (MSCT) Magnetic (MRI) resonance imaging Chụp cộng hưởng từ New onset diabetes after transplantation (NODAT) Non-heart-beating (NHBD) Đái tháo đường mới khởi phát sau ghép thận donors Người hiến tạng tim ngừng đập Polymerase chain reaction (PCR) Phản ứng chuỗi polymerase Panel reactive antibody (PRA) Kháng thể phản ứng Primary nonfunction graft Thận ghép không chức năng nguyên phát Renal allograft biopsy Sinh thiết thận ghép Subclinical rejection (SCR) Thải ghép dưới lâm sàng T-cell-mediated rejection Thải ghép qua trung gian tế bào T . . viii United States Renal Data System Hệ thống dữ liệu thận của Hoa Kỳ (USRDS) UNOS (United Network for Tổ chức mạng lưới chia sẻ tạng Organ Sharing) Warm ischemia time (WIT) . Thời gian thiếu máu nóng . ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Lịch tái khám sau ghép ................................................................... 30 Bảng 2.2: Độ lọc cầu thận ước tính dựa theo công thức CKD-EPI creatinine 2009 ................................................................................................................. 34 Bảng 2.3: Các biến số nghiên cứu trước ghép ................................................ 36 Bảng 2.4: Các biến số về lâm sàng ................................................................. 37 Bảng 2.5: Các biến số cận lâm sàng sau ghép. ............................................... 38 Bảng 3.6: Đặc điểm eGFR của người hiến và thận ghép ................................ 44 Bảng 3.7: Số lượng động mạch thận ghép ...................................................... 45 Bảng 3.8: Phương pháp mổ lấy thận hiến ....................................................... 46 Bảng 3.9: Thời gian thiếu máu nóng và thiếu máu lạnh ................................. 46 Bảng 3.10: Nồng độ creatinine và eGFR sau ghép 1 năm .............................. 47 Bảng 3.11: Biến chứng ngoại khoa trong năm đầu sau ghép.......................... 48 Bảng 3.12: Biến chứng nội khoa trong năm đầu sau ghép ............................. 49 Bảng 3.13: Kết quả giải phẫu bệnh các TH thải ghép trong năm đầu ............ 49 Bảng 3.14: Các yếu tố liên quan đến thải ghép............................................... 50 Bảng 3.15: Tỷ lệ các loại nhiễm khuẩn ........................................................... 51 Bảng 3.16: Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn......................................... 52 Bảng 3.17: Phân tích sống còn bệnh nhân trong năm đầu sau........................ 53 Bảng 3.18: Phân tích sống còn chung của thận ghép trong năm đầu. ............ 54 Bảng 3.19: Kết quả ước tính sống còn thận ghép cắt tử vong. ....................... 55 . . x DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1: Mô tả sự phân bố theo giới tính.................................................. 39 Biểu đồ 3.2: Phân bố theo tuổi ........................................................................ 39 Biểu đồ 3.3: Quan hệ người hiến – người nhận của mẫu nghiên cứu............. 40 Biểu đồ 3.4: Tương hợp HLA trước ghép....................................................... 41 Biểu đồ 3.5: Nguy cơ miễn dịch trước ghép ................................................... 41 Biểu đồ 3.6: Tiền căn truyền máu, mang thai, ghép thận, PRA > 80% .......... 42 Biểu đồ 3.7: Ức chế miễn dịch dẫn nhập ........................................................ 43 Biểu đồ 3.8: Ức chế miễn dịch duy trì ............................................................ 43 Biểu đồ 3.9: Diễn biến creatinine máu và eGFR của bệnh nhân trong năm đầu ......................................................................................................................... 48 Biểu đồ 3.10: Sống còn của bệnh nhân trong năm đầu................................... 53 Biểu đồ 3.11: Sống còn của thận ghép trong năm đầu.................................... 54 Sơ đồ 1.1: Thời điểm nhiễm khuẩn sau ghép tạng .......................................... 22 . . xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Huyết khối động mạch thận ............................................................ 14 Hình 1.2: Huyết khối tĩnh mạch thận .............................................................. 15 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh thận mạn giai đoạn cuối là một bệnh lý gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân, đồng thời là gánh nặng đối với gia đình và xã hội với xu hướng ngày càng tăng. Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục quản lý khám chữa bệnh vào năm 2009 thì có hơn 72000 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối và trung bình mỗi năm lại có thêm 8000 bệnh nhân cần phải điều trị thay thế thận. Hiện nay, các phương pháp điều trị thay thế thận hiệu quả cho bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối bao gồm: chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận. Trong đó ghép thận được xem là phương pháp điều trị thay thế thận mang lại hiệu quả tối ưu do không chỉ cải thiện tỷ lệ sống còn mà còn mang lại chất lượng sống cao cho bệnh nhân với chi phí điều trị thấp hơn [34], [76]. Kết quả sống còn thận ghép ngắn hạn và dài hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguồn thận hiến, đặc điểm người nhận, sự hòa hợp miễn dịch, kỹ thuật lấy thận hiến, rữa và bảo quản, ghép thận, giai đoạn chăm sóc và theo dõi sau ghép, sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân … [62], [76]. Hiện nay, kết quả ghép thận mặc dù có sự cải thiện đáng kể và mang đến cho bệnh nhân nhiều lợi ích hơn các phương pháp thay thế thận khác. Tuy nhiên, tử vong của bệnh nhân ghép thận vẫn cao hơn so với bệnh nhân trong danh sách chờ ghép trong năm đầu [23], [33], mất thận ghép sau 1 năm vẫn còn đáng kể và chưa thật sự cải thiện [55], [62], [76]. Đa số các biến chứng cấp tính của phẫu thuật, thải ghép, nhiễm khuẩn … thường xảy ra trong giai đoạn sớm sau ghép và là những yếu tố chính yếu ảnh hưởng đến đời sống và chức năng thận ghép trong năm đầu tiên [92]. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, chức năng thận trong năm đầu sau ghép là yếu tố tiên lượng quan trọng cho kết quả ghép thận về lâu dài [47], [75]. Qua đó có thể . . 2 thấy chăm sóc sau ghép đóng một vai trò thiết yếu, vì vậy cần theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng có ý nghĩa lớn trong việc kéo dài thời gian sống còn của thận ghép và bệnh nhân [92]. Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nước chung do có cùng phong tục, tập quán nên nguồn thận ghép chủ yếu là từ người hiến sống, ví dụ như tại Hàn Quốc và Nhật Bản người hiến thận sống chiếm 80 – 90% [18], [63], [95]. Nhiều nghiên cứu cho thấy ghép thận từ người hiến sống có tỷ lệ sống còn thận ghép trong năm đầu trên 95% [18], [70], [95], tuy nhiên, tỷ lệ thải ghép cấp vẫn từ 10 – 17% với tỷ lệ mất thận ghép trong năm đầu là 3 - 8% và nguyên nhân chính gây ra tử vong ở bệnh nhân là nhiễm khuẩn, chiếm tỷ lệ từ 22 – 40,8% [18], [63], [70], [95]. Tại Việt Nam, tháng 6 năm 1992, trường hợp ghép thận đầu tiên từ người hiến sống cùng huyết thống được thực hiện tại Học viện Quân Y đã đặt nền móng cho chuyên ngành ghép tạng tại Việt Nam, đến nay trên cả nước đã có 19 trung tâm ghép, thực hiện hơn 3500 trường hợp chủ yếu ghép thận từ người hiến sống [11]. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, tháng 12/1992, đã thực hiện thành công 2 trường hợp ghép thận từ người hiến sống. Đến tháng 6/2019, bệnh viện đã thực hiện thành công 817 trường hợp ghép thận, trong đó ghép thận từ người hiến sống chiếm 93.5%. Hiện tại, những nghiên cứu về đánh giá kết quả sau ghép thận hiện chưa nhiều, đặc biệt là ở giai đoạn sớm sau ghép [7], [12]. Vấn đề chức năng thận trong năm đầu sau ghép của bệnh nhân cải thiện như thế nào? Tỷ lệ các biến chứng, sống còn của thận ghép và bệnh nhân trong năm đầu sau ghép là bao nhiêu? Để có câu trả lời cho những vấn đề trên chúng tôi đã thực hiện đề tài: . . 3 “Đánh giá kết quả chức năng thận và biến chứng trong năm đầu sau ghép thận từ người hiến thận sống tại bệnh viện Chợ Rẫy” Với mục tiêu tổng quát: Đánh giá kết quả chức năng thận và biến chứng trong năm đầu sau ghép thận từ người hiến thận sống tại bệnh viện Chợ Rẫy Mục tiêu cụ thể như sau: 1/ Đánh giá diễn biến chức năng thận của người nhận trong năm đầu sau ghép. 2/ Xác định tỷ lệ biến chứng xảy ra trong năm đầu sau ghép. . . 4 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GHÉP THẬN 1.1.1. Lịch sử ghép thận thế giới Lịch sử ghép thận thế giới có thể chia thành 2 giai đoạn: trước năm 1950 là giai đoạn ghép thận thực nghiệm và ghép lâm sàng, từ sau năm 1950 đến nay là giai đoạn phát triển không ngừng của ghép thận với sự phát triển của các loại thuốc ức chế miễn dịch. Có thể tóm tắt lịch sử ghép thận như sau: Ullmann (1902) báo cáo ghép thận được thực hiện trên chó thành công; Jaboulay (1906) báo cáo ghép thận khác loài trên người; Voronoy (1933) báo cáo ghép thận cùng loài trên người; Michon và cộng sự (1953) báo cáo ghép thận từ người hiến sống cùng huyết thống, mẹ cho con, đời sống thận ghép 22 ngày; Murray và cộng sự năm (1954), lần đầu tiên ghép thận anh em sinh đôi cùng trứng, thận ghép sống được 09 năm và người hiến đã sống thêm 56 năm mà không có di chứng [45]. Từ năm 1950 – 1960, nhiều công trình nghiên cứu về các phương pháp làm suy giảm hệ thống miễn dịch nhằm chống lại hiện tượng thải ghép và duy trì thời gian sống còn của thận ghép. Năm 1962 Murray và cộng sự đã sử dụng Azathioprin và Prednisolone trong quá trình điều trị sau ghép và cho kết quả tốt. Năm 1972 Borel tìm ra Cyclosporin cải thiện đáng kể tỷ lệ thành công của các trường hợp ghép thận. Năm 1975, kháng thể đơn dòng được sản xuất (OKT3). Năm 1978 Cyclosporin A được Calne đưa vào điều trị sau ghép. . . 5 1.1.2. Lịch sử ghép thận Việt Nam Tại Việt Nam, năm 1992, tại Viện Quân Y 103 thực hiện 03 TH ghép thận đầu tiên. Đến 6 tháng sau, 02 TH ghép thận được thực hiện tai Bệnh Viện Chợ Rẫy. Tháng 07/2007, luật hiến và ghép tạng của Bộ Y Tế đã cho phép chúng ta tiếp cận nguồn lớn người hiến thận chết não. Tháng 07/2016, khoa Ngoại tiết niệu bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công 514 trường hợp, trong đó ghép thận từ người hiến sống là 487 trường hợp chiếm 94,7% [8]. Đến tháng 6/2019 đã ghép cho 817 trường hợp, trong đó ghép thận từ người hiến sống là 764 TH chiếm 93,5%, từ người hiến chết 53 TH chiếm 6,5%. 1.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CHỨC NĂNG THẬN GHÉP. 1.2.1. Các yếu tố trước ghép 1.2.1.1. Nguồn thận hiến Người hiến thận sống là một trong những yếu tố mạnh nhất liên quan đến khả năng sống còn của mảnh ghép tốt [46], [86]. Lợi thế này xảy ra bất chấp mức độ không hòa hợp HLA cao ở thận người hiến sống và dường như không bị ảnh hưởng bởi chủng tộc, tuổi của người hiến, thời gian thiếu máu lạnh hoặc truyền máu trước phẫu thuật [86]. Trong tất cả các khả năng, những lợi thế của người hiến thận sống là sự kết hợp của chất lượng thận ghép tốt hơn, trải qua tổn thương tối thiểu và người nhận thận có tình trạng kinh tế xã hội cao hơn. 1.2.1.2. Tuổi người hiến Theo nghiên cứu của các tác giả Meier-Kriesche (2002), Terasaki (1997), thì người hiến lớn tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ mạnh nhất đối với khả năng sống còn lâu dài của thận ghép kém [68], [87]. Thận từ người hiến lớn tuổi làm tăng tần suất các điểm bất lợi sau ghép, bao gồm chức năng thận ghép chậm hồi phục và mức creatinine huyết thanh tăng. Chức năng thận giảm do . . 6 tuổi tác và các bệnh liên quan đến tuổi già như tăng huyết áp và bệnh mạch máu có thể giải thích giả thuyết này. Ngoài ra, có thể có sự tăng tốc độ lão hóa sau khi ghép, sẽ biểu hiện nhiều hơn ở một quả thận lớn tuổi. Trong nghiên cứu của Sekito (2018), cho thấy chức năng thận của người nhận thận từ người hiến trên 60 tuổi có chức năng thận kém hơn so với thận từ người hiến trẻ [81]. Theo tác giả Yokoyama (2018), ghép thận từ người hiến lớn tuổi cho chức năng thận thấp hơn, sống còn của thận ghép và bệnh nhân 5 năm không khác biệt với nhóm thận ghép trẻ hơn [97]. Do tình trạng thiếu hụt nguồn thận ghép nên một số trung tâm trên thế giới có khuynh hướng mở rộng tiêu chuẩn hiến thận ở người lớn tuổi, có tăng huyết áp, đái tháo đường, creatinine > 1,5 mg/dl… Việc ghép các cơ quan từ người hiến như vậy cho kết quả kém hơn so với người hiến tiêu chuẩn [71]. 1.2.1.3. Sự hoà hợp HLA Mặc dù những cải thiện về các chế phẩm ức chế miễn dịch đã làm giảm bớt tầm quan trọng tương đối của sự hòa hợp HLA, tuy nhiên, nó vẫn là một yếu tố chính quyết định sự sống còn trong các phân tích hồi cứu lớn. Theo nghiên cứu của Held (1994) [48], cho thấy thận ghép có bất tương hợp HLA ít thì có xu hướng sống sót lâu hơn. Phân tích của Schnitzler (1997) từ năm 1991 đến 1997 đã chứng minh tỷ lệ sống còn thận ghép 3 năm giảm 11% (p <0,001) giữa các trường hợp ghép có đến 6 so với 0 HLA bất tương hợp, với sự khác biệt rõ rệt nhất về sự sống còn được quan sát giữa những người nhận với 0-1 HLA bất tương hợp [80]. 1.2.1.4. Mức độ mẫn cảm của bệnh nhân Những bệnh nhân có mức mẫn cảm cao vẫn còn là vấn đề khó khăn cho các trung tâm ghép, với ba nguyên nhân chính của sự mẫn cảm là tiền căn ghép trước đó, truyền máu, và mang thai. . . 7 Nghiên cứu của Matas A. J. từ dữ liệu UNOS [66], cho thấy những người được ghép lần đầu có PRA > 80% thì tỷ lệ sống còn thận ghép kém hơn đáng kể so với bệnh nhân không mẫn cảm hoặc mức mẫn cảm thấp hơn. 1.2.2. Các yếu tố trong khi ghép thận 1.2.2.1. Kỹ thuật lấy thận Lấy thận từ người hiến sống: gồm mổ mở cắt thận hiến, các phẫu thuật ít xâm hại như PTNS, PTNS có bàn tay hỗ trợ, PTNS có hỗ trợ robot… Nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về chức năng hồi phục của thận ghép giữa các phương pháp [37], [57], [89]. Lấy thận từ người hiến chết: Phẫu thuật chỉ lấy thận hiến thường được tiến hành trực tiếp và nhanh chóng. Tuy nhiên trong TH lấy đa tạng thì thận là cơ quan được lấy sau cùng, thận hiến sẽ bị tổn thương do thời gian thiếu máu và thời gian bảo quản lạnh kéo dài. Mảnh ghép bị tổn thương gây ảnh hưởng xấu đến chức năng và sống còn của thận ghép cả ngắn hạn và dài hạn. 1.2.2.2. Thời gian thiếu máu Thời gian thiếu máu nóng: Những nghiên cứu hiện tại cho thấy thời gian thiếu máu nóng > 25 phút ở những TH cắt thận bán phần là nguyên nhân gây tổn thương thận cấp không hồi phục [17]. Một số nghiên cứu cho thấy, thời gian thiếu máu nóng kéo dài ở các TH ghép thận từ người hiến chết làm tăng thất bại thận ghép sớm [58]. Ở các TH ghép thận từ người hiến sống, các nghiên cứu cho thấy thời gian thiếu máu nóng không ảnh hưởng đến chức năng thận, có lẽ là do thời gian thiếu máu nóng ở các TH ghép thận từ người hiến sống đa phần < 25 phút [28], [83]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất