Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá kết quả chẩn đoán và xử trí nhóm triệu chứng sau đi tiểu ở bệnh nhân na...

Tài liệu Đánh giá kết quả chẩn đoán và xử trí nhóm triệu chứng sau đi tiểu ở bệnh nhân nam giới trên 40 tuổi tại bệnh viện nhân dân gia định

.PDF
117
1
146

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN XUÂN TOÀN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ NHÓM TRIỆU CHỨNG SAU ĐI TIỂU Ở BỆNH NHÂN NAM GIỚI TRÊN 40 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN XUÂN TOÀN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ NHÓM TRIỆU CHỨNG SAU ĐI TIỂU Ở BỆNH NHÂN NAM GIỚI TRÊN 40 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH: MÃ SỐ: Ngoại - Tiết niệu CK 62 72 07 15 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGÔ XUÂN THÁI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, 17 tháng 11 năm 2020 Tác giả NGUYỄN XUÂN TOÀN . . MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục chữ viết tắt Bảng đối chiếu thuật ngữ anh – việt Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục các biểu đồ ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN ............................................................................ 4 1.1. Giải phẫu học đáy chậu ........................................................................... 4 1.2. Triệu chứng sau đi tiểu............................................................................ 8 1.3. Triệu chứng đường tiết niệu dưới ở nam giới ....................................... 11 1.4. Điểm triệu chứng tuyến tiền liệt quốc tế (IPSS) ................................... 24 1.5. Tập cơ sàn chậu và mát xa niệu đạo tầng sinh môn điều trị triệu chứng nhỏ giọt nước tiểu sau đi tiểu ............................................................... 28 1.6. Vật lý trị liệu tập cơ đáy chậu (sàn chậu) ............................................. 29 1.7. Điều trị triệu chứng sau đi tiểu.............................................................. 32 CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 35 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 35 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 35 2.3. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................... 36 2.4. Quản lý và phân tích số liệu, khống chế sai số nghiên cứu .................. 39 2.5. Vấn đề đạo đức nghiên cứu................................................................... 40 CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ ................................................................................ 41 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu ..................................... 41 3.2. Đặc điểm của các triệu chứng đường tiết niệu dưới ............................. 42 . . 3.3. Đặc điểm của nhóm triệu chứng sau đi tiểu.......................................... 46 3.4. Tương quan giữa nhóm triệu chứng sau đi tiểu và các nhóm triệu chứng đường tiết niệu dưới khác .................................................................... 53 3.5. Tương quan giữa triệu chứng đường tiểu dưới và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ....................................................................................... 64 3.6. Sự cải thiện của triệu chứng sau đi tiểu khi tập sàn chậu và mát xa niệu đạo, tầng sinh môn ............................................................................... 66 CHƯƠNG 4.BÀN LUẬN .............................................................................. 67 4.1. Bàn luận về đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu .................. 67 4.2. Bàn luận về tình trạng mắc triệu chứng đường tiểu dưới ..................... 67 4.3. Bàn luận về đặc điểm triệu chứng sau đi tiểu ....................................... 70 4.4. Bàn luận về tương quan giữa triệu chứng sau đi tiểu và các nhóm triệu chứng đường tiết niệu dưới .................................................................. 71 4.5. Mức độ phiền lòng về triệu chứng nhỏ giọt nước tiểu sau đi tiểu ........ 85 4.6. Bàn luận về điều trị triệu chứng sau đi tiểu khi tập sàn chậu và mát xa niệu đạo, tầng sinh môn ....................................................................... 85 KẾT LUẬN .................................................................................................. 89 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92 PHỤ LỤC ................................................................................................ 100 . . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân TH Trường hợp TTL Tuyến tiền liệt TSLTTTL Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt TCĐTND Triệu chứng đường tiết niệu dưới . . BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT TIẾNG ANH American Urological VIẾT TIẾNG VIỆT TẮT AUA Hội Tiết niệu Hoa Kỳ Bladder Outlet Obstruction BOO Tắc nghẽn đường tiết niệu dưới Benign Prostate Enlargement BPE Tuyến tiền liệt to lành tính Benign Prostate Hyperplasia BPH Benign Prostate Obstruction BPO Association International Continence Society International Prostate Symptom Score ICS IPSS Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt Tắc nghẽn do tuyến tiền liệt lành tính Hội tự chủ quốc tế Điểm triệu chứng tuyến tiền liệt quốc tế Overactive Bladder OAB Bàng quang tăng hoạt Quality of Life QoL Chất lượng cuộc sống Lower Urinary Tract Symptoms TCĐTND . Triệu chứng đường tiết niệu dưới . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1.Các nghiên cứu liên quan đến triệu chứng sau đi tiểu ....................... 8 Bảng 1.2.Các nghiên cứu về triệu chứng đường tiết niệu dưới ...................... 12 Bảng 1.3.Bảng điểm quốc tế về triệu chứng của TSLT-TTL (IPSS) ............. 26 Bảng 2.1.Biến số nghiên cứu .......................................................................... 37 Bảng 3.1.Phân bố đối tượng theo tuổi............................................................. 41 Bảng 3.2.Tỉ lệ mắc triệu chứng đường tiết niệu dưới (IPSS) theo tuổi .......... 42 Bảng 3.4.Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng sau đi tiểu trong nhóm bệnh nhân có triệu chứng đường tiết niệu dưới (IPSS) theo tuổi .......................................... 49 Bảng 3.5.Điểm triệu chứng tiểu không hết theo tuổi ...................................... 50 Bảng 3.6.Điểm triệu chứng nhỏ giọt theo tuổi................................................ 51 Bảng 3.7.Điểm mức độ nhỏ giọt sau đi tiểu theo tuổi .................................... 52 Bảng 3.8.Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng chứa đựng theo tuổi ....................... 56 Bảng 3.9.Tỉ lệ bệnh nhân có tiểu đêm ≥ 2 lần theo tuổi ................................. 57 Bảng 3.10.Tỉ lệ mắc triệu chứng tiểu rặn theo tuổi ........................................ 60 Bảng 3.11.Điểm chất lượng cuộc sống theo độ nặng của triệu chứng đường tiết niệu dưới .................................................................................................. 65 . . DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1.Giải phẫu học đáy chậu ..................................................................... 6 Hình 1.2 Các tạng chậu hông và đáy chậu ở nam ............................................ 7 Hình 1.3 Đáy chậu và hành niệu đạo ở mặt cắt đứng ngang ............................ 7 . . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Bảng 3.3.Tỉ lệ mắc triệu chứng đường tiết niệu dưới theo ICS 2002 theo tuổi .................................................................................................. 43 Biểu đồ 3.1.Phân bố bệnh nhân theo mức độ nặng của triệu chứng đường tiết niệu dưới ......................................................................................... 44 Biểu đồ 3.2.Độ nặng của triệu chứng đường tiết niệu dưới phân theo nhóm tuổi .................................................................................................. 45 Biểu đồ 3.3.Tỉ lệ mắc triệu chứng sau đi tiểu (n = 423) ................................ 46 Biểu đồ 3.4.Tỉ lệ mắc triệu chứng sau đi tiểu theo tuổi (n = 423) ................. 47 Biểu đồ 3.5.Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng sau đi tiểu trong nhóm bệnh nhân có triệu chứng đường tiết niệu dưới (IPSS) .................................... 48 Biểu đồ 3.6.Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng đường tiết niệu dưới theo ICS 2002 ......................................................................................... 53 Biểu đồ 3.7.Tỉ lệ mắc các triệu chứng chứa đựng ......................................... 54 Biểu đồ 3.8.Tỉ lệ có các triệu chứng chứa đựng theo tuổi ............................. 55 Biểu đồ 3.9.Tỉ lệ mắc các triệu chứng tống xuất ........................................... 58 Biểu đồ 3.10.Tỉ lệ mắc các triệu chứng tống xuất theo tuổi .......................... 59 Biểu đồ 3.11.Tỉ lệ các nhóm triệu chứng đường tiết niệu dưới theo ICS 2002 .................................................................................................. 61 Biểu đồ 3.12.Tỉ lệ mắc các triệu chứng đường tiết niệu dưới theo ICS 2002 theo tuổi........................................................................................... 62 Biểu đồ 3.13.Phân bố bệnh nhân theo số lần tiểu đêm .................................. 63 Biểu đồ 3.14.Mức độ hài lòng về chất lượng cuộc sống theo mức độ nặng của triệu chứng đường tiết niệu dưới .................................................... 64 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nam giới trên 50 tuổi, khoảng 40,5% có triệu chứng đường tiết niệu dưới (TCĐTND), 26,9% có tuyến tiền liệt lớn lành tính (BPE) và khoảng 17,3% có tình trạng dòng tiểu kém nghi ngờ có tình trạng tắc nghẽn do tuyến tiền liệt lành tính (BPO). Từ tuổi 50 đến 80, thể tích tuyến tiền liệt có sự tăng lên đáng kể (từ 24 ml lên 38ml) và tốc độ dòng tiểu giảm đi rõ (từ 22,1 ml/giây còn 13,7ml/giây). Ở Việt nam hiện nay vẫn chưa có thống kê về tần suất mắc bệnh chung. Theo định nghĩa của Hiệp hội tự chủ quốc tế (ICS), TCĐTND bao gồm ba nhóm triệu chứng: chứa đựng, tống xuất, và nhóm triệu chứng sau khi đi tiểu.. Đã có nhiều nghiên cứu về các triệu chứng của chứa đựng và tống xuất trong TCĐTND. Đối với các triệu chứng sau đi tiểu chưa được quan tâm đúng mức và ít đề cập trong các nghiên cứu trong và noài nước. Nhóm triệu chứng sau khi đi tiểu bao gồm cảm giác tiểu không hết sau khi đi tiểu và tiểu nhỏ giọt sau khi đi tiểu Triệu chứng tiểu không hết sau khi đi tiểu trước đây có khi được xếp vào nhóm chứa đựng hoặc tống xuất và được đánh giá qua câu hỏi đầu tiên trong bảng câu hỏi IPSS. Triệu chứng tiểu không hết có thể âm thầm và không được chú ý cho đến khi bệnh nhân có tổn thương thận hoặc bí tiểu phải nhập viện. Nhỏ giọt nước tiểu sau khi đi tiểu trước đây được xem như là một tình trạng liên quan đến quá trình lão hóa, chiếm tỉ lệ thấp trong dân số và không được xem như là triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh khi so với các triệu chứng đường tiết niệu dưới khác. Bên cạnh đó, nhỏ giọt nước tiểu sau đi tiểu ít được đề cập đến trong các tiêu chuẩn chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị. Thang điểm IPSS không đánh giá triệu chứng nhỏ giọt nước tiểu sau khi đi tiểu. . . 2 Tuy nhiên, trong những nghiên cứu, báo cáo gần đây cho thấy kết quả trái ngược với những giả thuyết truyền thống trước đây. Hiện nay có nhiều nghiên cứu cho rằng nhỏ giọt nước tiểu sau đi tiểu là một trong những triệu chứng thường gặp và gây khó chịu nhất trong nhóm triệu chứng đường tiết niệu dưới ở nam giới. Mát xa niệu đạo tầng sinh môn sau khi đi tiểu và tập sàn chậu được xem là phương pháp điều trị triệu chứng nhỏ giọt nước tiểu sau đi tiểu, ngoài ra còn có nghiên cứu cho rằng thuốc ức chế men phosphodiesterase-5 có thể làm giảm triệu chứng của nhỏ giọt nước tiểu sau đi tiểu. Tần suất của nhỏ giọt nước tiểu sau đi tiểu theo một số nghiên cứu: Nghiên cứu dịch tễ học dựa trên khảo sát trực tuyến trên 14000 nam giới trên 18 tuổi ở 3 quốc gia phương Tây có tần số là 29,7%. Nghiên cứu của tác giả Ho Ly trên 1500 nam giới trên 18 tuổi ở Đông Nam Á có tần suất là 55% Nhiều nghiên cứu cho thấy nhỏ giọt nước tiểu sau đi tiểu tăng dần tỉ lệ thuận với độ tuổi. Khi kinh tế phát triển, vấn đề lấy người bệnh làm trung tâm và cá thể hóa điều trị đang được quan tâm, dẫn đến việc tiếp cận một bệnh nhân có triệu chứng đường tiết niệu dưới cần phải quan tâm hơn vào từng nhóm triệu chứng, đặc biệt nhóm triệu chứng sau đi tiểu hiện nay ít được chú ý và nghiên cứu nhiều. Do đó, câu hỏi nghiên cứu đặt ra: “Tỉ lệ các triệu chứng sau khi đi tiểu của nam giới trên 40 tuổi có triệu chứng đường tiết niệu dưới là bao nhiêu?”. Để trả lời cho câu hỏi trên nghiên cứu “Khảo sát các triệu chứng sau khi đi tiểu của nam giới trên 40 tuổi có triệu chứng đường tiết niệu dưới tại Bệnh viện nhân dân Gia Định” được tiến hành với mục tiêu tổng quát là “Khảo sát các triệu chứng sau khi đi tiểu ở bệnh nhân nam giới trên 40 tuổi có triệu chứng đường tiết niệu dưới” và các mục tiêu chuyên biệt: . . 3 1. Xác định tỉ lệ các triệu chứng sau khi đi tiểu ở bệnh nhân nam giới trên 40 tuổi có triệu chứng đường tiết niệu dưới. 2. Mô tả mối liên quan giữa nhóm triệu chứng sau đi tiểu và các nhóm triệu chứng chứa đựng, triệu chứng tống xuất qua thang điểm IPSS. 3. Mô tả mối liên quan giữa nhóm triệu chứng sau đi tiểu và chất lượng cuộc sống. 4. Đánh giá sự cải thiện của triệu chứng tiểu nhỏ giọt sau đi tiểu sau khi tập sàn chậu và mát xa niệu đạo tầng sinh môn. . . 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu học đáy chậu Đáy chậu là thành dưới của ổ bụng [4], nếu nhìn từ dưới lên thấy có hình tứ giác mà 4 đỉnh là: − Trước là khớp mu. − Phía sau là xương cụt. − Hai bên là ụ ngồi. Các cạnh là: − Ở trước là ngành ngồi mu. − Ở sau là dây chằng cùng ụ ngồi. Một đường thẳng nối liền hai ụ ngồi chia hình tứ giác trên làm hai phần: Phần trước gọi là tam giác niệu dục, phần sau gọi là tam giác hậu môn. 1.1.1. Tam giác niệu dục (Đáy chậu trước): Ở nam còn gọi là vùng niệu dục, có niệu đạo xuyên qua, từ nông vào sâu gồm các lớp: da, mạc đáy chậu nông, khoang đáy chậu nông, mạc hoành niệu dục dưới, khoang đáy chậu sâu, mạc hoành niệu dục trên và hoành chậu hông − Mạc đáy chậu nông: là lớp mô dưới da vùng đáy chậu. Mạc này gồm hai lớp: lớp mỡ nông và lớp mạc ở sâu − Khoang đáy chậu nông: giới hạn bởi. Ở dưới là lớp mạc của mạc đáy chậu nông. Ở trên là hoành niệu dục dưới. Trong ngăn đáy chậu nông có gốc của các tạng cương của dương vật, các cơ ngang đáy chậu nông, cơ ngồi hang, cơ hành xốp, cùng mạch máu và thần kinh đến các cơ này. Các tạng cương được mô tả trong phần cơ quan sinh dục. Cơ: cơ ngang đáy chậu nông, cơ ngồi hang, cơ hành xốp. Thần kinh: nhánh đáy . . 5 chậu của thần kinh thẹn. Chức năng: hai cơ ở hai bên co cùng lúc sẽ gây các động tác: Làm cương dương vật, Tống những giọt nước tiểu hay tinh dịch cuối cùng ra khỏi niệu đạo. Tóm lại các cơ trong ngăn đáy chậu nông có nhiệm vụ chủ yếu là làm cương dương vật và duy trì sự cương của dương vật. Thần kinh vận động các cơ này là nhánh đáy chậu của thần kinh thẹn, mạch máu nuôi dưỡng là động mạch đáy chậu, nhánh của động mạch thẹn trong − Khoang đáy chậu sâu: Khoang đáy chậu sâu: cấu tạo chủ yếu bởi hoành niệu dục mà mặt trên và dưới được che phủ bởi mạc hoành niệu dục trên và dưới gồm có hai cơ: − Cơ thắt niệu đạo: nguyên uỷ ở mặt trong ngành dưới xương mu, bám tận ở đường giữa. Cơ ngang đáy chậu sâu: nguyên uỷ từ ngành xương ngồi, bám tận trung tâm gân đáy chậu, trong cơ này có tuyến hành niệu đạo. Trung tâm gân đáy chậu Nằm ở trung điểm đường nối hậu môn âm đạo, hầu hết các cơ đều bám ở đây được xem là chìa khoá để mở toang đáy chậu, đặc biệt quan trọng ở nữ giới có nhiệm vụ nâng đỡ gián tiếp tử cung, hay bị tổn thương khi sinh. . . 6 Hình 1.1. Giải phẫu học đáy chậu [4] 1. Cơ ngồi hang 2. Cơ hành xốp 3. Trung tâm gân đáy chậu 4. Cơ ngang đáy chậu nông 5. Cơ thắt ngoài hậu môn 6. Cơ nâng hậu môn 1.1.2. Tam giác hậu môn Có một cơ là cơ thắt ngoài hậu môn gồm có ba phần: − Phần sâu bọc xung quanh phần trên ống hậu môn. − Phần giữa đi từ xương cụt, bọc hai bên ống hậu môn để bám tận vào trung tâm gân đáy chậu. − Phần dưới đi vòng quanh lỗ hậu môn. . . 7 Hình 1.2 Các tạng chậu hông và đáy chậu ở nam [4] Hình 1.3 Đáy chậu và hành niệu ở đạo mặt cắt đứng ngang [4] Hố ngồi trực tràng: Trên một thiết đồ đứng dọc có hình tam giác. Ðáy là da, thành trong là cơ nâng hậu môn, thành ngoài là cơ bịt trong và mạc cơ bịt trong, phía sau thông với hố bên kia ở sau hậu môn, phía trước có một ngách . . 8 chen giữa hoành niệu dục và cơ nâng hậu môn. Trong hố có chứa mạch máu, thần kinh trực tràng dưới, mỡ nên rất bị nhiểm trùng. Hoành chậu hông: Là lớp sâu nhất có hai cơ là cơ nâng hậu môn và cơ cụt. Cơ nâng hậu môn: Tạo nên một sàn cơ ở đáy chậu, qua đó có các lỗ để cho niệu đạo, hậu môn, âm đạo ở nữ giới đi qua. Người ta chia cơ này thành 3 phần là phần mu trực tràng, phần mu cụt, phần chậu cụt. Cơ cụt: Có thể là cơ hoặc một tấm gân căng từ xương ngồi đến xương cụt và xương cùng. 1.2. Triệu chứng sau đi tiểu 1.2.1. Các nghiên cứu đã có về triệu chứng nhỏ giọt nước tiểu sau khi đi tiểu Bảng 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến triệu chứng sau đi tiểu n TLTK Cách khảo sát Canada và 4 nước Châu Âu 2006 19,165 [5] ICS 2002 Độ tuổi Kết quả >= 18 16.9 Quốc gia . Boston, USA 2011 Trung Quốc 2015 2301 [56] IPSS 1,551 [7] 30-79 11.8 >= 18 9.4 Phần Lan 2012 7470 [8] Điểm TTL Đan mạch 30-80 58.7 US và Châu Âu 2009 Đông Nam Á 2018 14000 [57] Internet 1,500 [60] Câu hỏi >= 18 29.7 >= 18 55 . 9 1.2.2. Các triệu chứng sau khi đi tiểu Định nghĩa: các triệu chứng mà bệnh nhân trải qua ngay lập tức sau khi đi tiểu bao gồm cảm giác tiểu không hết và nhỏ giọt sau khi đi tiểu. Mặc dù thuật ngữ ICS mới đã định nghĩa các triệu chứng sau khi đi tiểu, tuy nhiên các nghiên cứu niệu học cho tới nay tập trung vào các nhóm triệu chứng tống xuất hoặc chứa đựng; triệu chứng sau khi đi tiểu dường như ít nhận được sự chú ý, bất chấp gánh nặng tiềm ẩn của nó tới chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến sức khỏe hàng ngày. Cảm giác tiểu không hết là một thuật ngữ tự thuật của bệnh nhân sau khi đi tiểu. Triệu chứng này trước đây đã được xem như là một triệu chứng của chứa đựng hoặc tống xuất trước khi nó được phân loại thành triệu chứng sau khi đi tiểu bởi báo cáo thuật ngữ ICS 2002. Nhỏ giọt sau khi đi tiểu là thuật ngữ được sử dụng khi người bệnh mất nước tiểu không chủ ý sau khi họ kết thúc việc đi tiểu ngay lập tức, nước tiểu dính vào quần áo sau khi rời khỏi nhà vệ sinh. Triệu chứng này được xếp vào triệu chứng tống xuất trước khi thuật ngữ ICS được báo cáo năm 2002. Trong suốt nghiên cứu của mình 2006, Irwin [5] báo cáo các triệu chứng sau đi tiểu được quan sát ở 16,9% nam giới. Tỷ lệ hiện mắc của cảm giác tiểu không hết là 13,5%, trong khi nhỏ giọt sau khi đi tiểu là 5,5%. Tác giả Coyne (2009) [57] cũng báo cáo tỷ lệ hiện mắc của tiểu không hết và nhỏ giọt sau khi đi tiểu trong cộng đồng nam giới. Tỷ lệ hiện mắc của tiểu không hết đôi lúc ít nhất là 22,7% và thường thường là 5,4%. Nhỏ giọt sau khi đi tiểu cũng thường thấy ở nam giới: đôi lúc ít nhất là 29,7% và thường là 14,9%. Maserejian và cộng sự [56] gần đây đã thực hiện một cuộc điều tra dịch tễ học tập trung vào các triệu chứng sau khi đi tiểu và ảnh hưởng của nó tới chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe. Dữ liệu thu được ở các cá nhân phỏng vấn . . 10 tại Cuộc khảo sát sức khỏe cộng đồng khu vực Boston, nghiên cứu mẫu dựa trên cộng đồng ngẫu nhiên của 2301 người Mỹ tuổi từ 30 đến 79. Tỷ lệ hiện mắc chung các triệu chứng sau khi đi tiểu là 11,8% và tỷ lệ mắc tăng theo tuổi. Nhỏ giọt sau khi đi tiểu có mặt trong rất nhiều triệu chứng sau đi tiểu. Sự có mặt của các triệu chứng sau đi tiểu, cá biệt là tiểu không hết, là dấu hiệu của ảnh hưởng thể chất, hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng, và tri giác bị rối loạn nhẹ. Kết quả này thúc đẩy sự cần thiết trong đánh giá định kỳ các vấn đề sau khi đi tiểu ở những bệnh than phiền về triệu chứng tống xuất, luôn nhớ là những bệnh nhân khai có cảm giác tiểu không hết có thể là những than phiền nhiều nhất trong các vấn đề đường niệu của họ. Gotoh và cộng sự [10] cũng báo cáo các triệu chứng sau khi đi tiểu, đặc biệt là cảm giác tiểu không hết, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và độc lập với các triệu chứng tống xuất và chứa đựng. Hiện nay, chưa có các nghiên cứu làm sáng tỏ sinh lý bệnh của các triệu chứng sau đi tiểu. Ở những bệnh nhân nam, mặc dù các bệnh lý của cơ quan niệu đạo, như là hẹp niệu đạo hoặc bệnh lý van niệu đạo, có thể liên quan tới nhỏ giọt sau khi đi tiểu hoặc tiểu không kiểm soát sau khi đi tiểu. Nguyên nhân gây ra các triệu chứng này thuộc về chức năng và khó xác định được trong hầu hết các trường hợp. Bader và cộng sự [11] đã tìm ra sinh lý bệnh của tiểu nhỏ giọt sau khi đi tiểu ở những bệnh nhân đã cắt tuyến tiền liệt tận gốc, và báo cáo là quá trình tống xuất nước tiểu ở niệu đạo không hiệu quả. Điều này dẫn đến làm rối loạn tính nhạy cảm của niệu đạo màng-không phải niệu đạo hành. Mặc dù các đối tượng trong nghiên cứu này là những bệnh nhân sau khi cắt tuyến tiền liệt, họ cũng chú ý là quá trình tống xuất nước tiểu qua niệu đạo thường đã không còn .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất