Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh lý u nhú đảo ngược ở mũi xoang từ 20...

Tài liệu Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh lý u nhú đảo ngược ở mũi xoang từ 2018 2020 tại bệnh viện tai mũi họng thành phố hồ chí minh

.PDF
129
1
58

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---oOo--- TRẦN MINH NGHĨA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ U NHÚ ĐẢO NGƯỢC Ở MŨI XOANG TỪ 2018 - 2020 TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: MŨI HỌNG MÃ SỐ: CK 62 72 53 05 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---oOo--- TRẦN MINH NGHĨA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ U NHÚ ĐẢO NGƯỢC Ở MŨI XOANG TỪ 2018 - 2020 TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: MŨI HỌNG MÃ SỐ: CK 62 72 53 05 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Người hướng dẫn khoa học: 1. TS.BS: LÊ TRẦN QUANG MINH 2. TS.BS: NGUYỄN HỮU DŨNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2020 . . i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng Tác giả luận văn Trần Minh Nghĩa . năm 2020 . ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vi DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 4 1.1.1. Thế giới ........................................................................................... 4 1.1.2. Việt Nam ......................................................................................... 7 1.2. GIẢI PHẪU, SINH LÝ VÀ MÔ HỌC MŨI XOANG.......................... 9 1.2.1. Giải phẫu hốc mũi ........................................................................... 9 1.2.2. Xoang và lỗ thông tự nhiên của các xoang ..................................... 9 1.2.3. Mạch máu và thần kinh ................................................................. 12 1.2.4. Sinh lý mũi xoang ......................................................................... 13 1.2.5. Mô học .......................................................................................... 15 1.3. BỆNH HỌC U NHÚ ĐẢO NGƯỢC MŨI XOANG .......................... 16 1.3.1. Đại cương ...................................................................................... 16 1.3.2. Khái niệm ...................................................................................... 17 1.3.3. Dịch tễ học .................................................................................... 17 1.3.4. Yếu tố nguy cơ .............................................................................. 18 1.3.5. Đặc điểm lâm sàng ........................................................................ 19 . . iii 1.3.6. Cận lâm sàng ................................................................................. 20 1.3.7. Chẩn đoán ..................................................................................... 26 1.4. ĐIỀU TRỊ U NHÚ ĐẢO NGƯỢC MŨI XOANG.............................. 30 1.4.1. Điều trị ngoại khoa UNĐN MX.................................................... 30 1.4.2. Xạ trị.............................................................................................. 40 1.4.3. Điều trị nội khoa............................................................................ 40 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 41 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 41 2.1.1. Cỡ mẫu .......................................................................................... 41 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu .................................................................... 41 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 42 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 42 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 42 2.2.2. Các thông số nghiên cứu ............................................................... 42 2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu..................................................... 44 2.3. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU......................................................... 44 2.3.1. Phương tiện chẩn đoán .................................................................. 44 2.3.2. Phương tiện điều trị ....................................................................... 45 2.4. THU THẬP SỐ LIỆU .......................................................................... 47 2.5. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .................................................... 48 2.6. TÍNH Y ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 48 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 50 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ........................................................................... 50 3.1.1. Giới tính ........................................................................................ 50 3.1.1. Tuổi ............................................................................................. 51 3.1.2. Nơi cư trú ...................................................................................... 52 . . iv 3.1.3. Tiền căn phẫu thuật ....................................................................... 53 3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG .................................................................... 55 3.2.1. Lý do vào viện............................................................................... 55 3.2.2. Thời gian mắc bệnh u nhú đảo ngược mũi xoang......................... 56 3.2.3. Tiền căn lần gần nhất phẫu thuật u nhú đảo ngược và nội soi mũi xoang trước khi nhập viện....................................................................... 57 3.2.4. Triệu chứng cơ năng ..................................................................... 58 3.2.5. Triệu chứng thực thể, hình ảnh nội soi trước phẫu thuật .............. 59 3.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG ........................................................... 61 3.3.1. Xác định vị trí xuất phát chân bám UNĐNMX qua khám nội soi 61 3.3.2. CT Scan của u nhú đảo ngược mũi xoang .................................... 62 3.3.3. Phân giai đoạn u theo Krouse trên CT Scan ................................. 64 3.3.4. Mô bệnh học u nhú đảo ngược mũi xoang.................................... 65 3.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ UNĐNMX ........ 69 3.4.1. Phương pháp phẫu thuật được áp dụng......................................... 69 3.4.2. Vị trí chân bám của u thấy được trong lúc mổ ............................. 70 3.4.3. Lượng máu mất ............................................................................. 71 3.5. BIẾN CHỨNG DO PHẪU THUẬT.................................................... 72 3.6. TÁI PHÁT ............................................................................................ 73 3.6.1. Tỷ lệ tái phát bệnh nhân u nhú đảo ngược trước nhập viện.......... 73 3.6.2. Số lần tái phát sau phẫu thuật ....................................................... 74 3.7. CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LẤY U NHÚ ĐẢO NGƯỢC QUA NỘI SOI MŨI XOANG ..................................................... 74 3.7.1. Thời gian chăm sóc hậu phẫu và xuất viện ................................... 75 3.7.2. Theo dõi sau phẫu thuật ................................................................ 75 BÀN LUẬN ............................................................................ 76 . . v 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ........................................................................... 77 4.1.1. Giới................................................................................................ 77 4.1.2. Tuổi ............................................................................................... 77 4.1.3. Nơi cư trú ...................................................................................... 78 4.1.4. Tiền căn phẫu thuật ....................................................................... 78 4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG .................................................................... 79 4.2.1. Lý do vào viện............................................................................... 79 4.2.2. Thời gian mắc bệnh....................................................................... 79 4.2.3. Thời gian phẫu thuật gần nhất ...................................................... 80 4.2.4. Triệu chứng cơ năng ..................................................................... 80 4.2.5. Hình ảnh nội soi u nhú đảo ngược mũi xoang .............................. 81 4.2.6. Hình ảnh CT Scan trước mổ ......................................................... 82 4.2.7. Xét nghiệm giải phẫu bệnh ........................................................... 83 4.3. PHẪU THUẬT LẤY UNĐNMX QUA NỘI SOI............................... 84 4.3.1. Mô tả kỹ thuật mổ đối với từng nhóm phương pháp phẫu thuật .. 84 4.3.2. Mức độ lan rộng của khối u ghi nhận trong lúc mổ...................... 94 4.3.3. Lượng máu mất ............................................................................. 94 4.3.4. Biến chứng, tái phát ...................................................................... 94 KẾT LUẬN .................................................................................................... 98 ĐỀ XUẤT ..................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 109 . . vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ GPB Giải phẫu bệnh UNĐN U nhú đảo ngược TMH Tai mũi họng TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh BV Bệnh viện UNĐNMX U nhú đảo ngược mũi xoang CLVT Cắt lớp vi tính BN Bệnh nhân PT Phẫu thuật TIẾNG ANH: TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ CTScan Computed Tomography Scan(Chụp cắt lớp vi tính) HPV Human Papilloma Virus MRI Magnetic Resonance Imaging (Chụp cộng hưởng từ) Image-guided system (Hệ thống hướng dẫn hình ảnh định vị 3 chiều) IGS . . vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại theo Krouse [34] ............................................................ 27 Bảng 1.2: Phân loại Furuta [26] ..................................................................... 28 Bảng 1.3: Phân loại Citardi [23] ..................................................................... 28 Bảng 1.4: Phân loại theo Yifan Meng và Gaoli Fang ................................... 29 Bảng 3.1: Phân bố bệnh theo giới tính ........................................................... 50 Bảng 3.2: Phân bố bệnh theo nhóm tuổi ......................................................... 51 Bảng 3.3: Phân bố bệnh theo nơi cư trú ......................................................... 52 Bảng 3.4: Số lần mổ trước đây ....................................................................... 54 Bảng 3.5: Lý do vào viện ............................................................................... 55 Bảng 3.6: Tỷ lệ thời gian mắc bệnh của UNĐN MX ..................................... 56 Bảng 3.7: Thời gian tiền căn phẫu thuật......................................................... 57 Bảng 3.8: Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng của UNĐNMX .............................. 58 Bảng 3.9: Vị trí chân bám khối u trên nội soi trước phẫu thuật ..................... 59 Bảng 3.10: Vị trí của chân bám khối u qua nội soi chẩn đoán ....................... 61 Bảng 3.11: Vị trí tổn thương của u trên CT Scan đối chiếu giai đoạn Krouse ......................................................................................................................... 62 Bảng 3.12: Đối chiếu tổn thương các xoang trên CT Scan và trong phẫu thuật ......................................................................................................................... 64 Bảng 3.13: Phân giai đoạn u theo Krouse trên CT Scan ................................ 64 Bảng 3.14: Mô bệnh học UNĐNMX và carcinôm tế bào gai không sừng hóa . . viii giai đoạn tại chỗ .............................................................................................. 65 Bảng 3.15: Kết quả GPB trước mổ và trong mổ ............................................ 66 Bảng 3.16: Hình ảnh giải phẫu bệnh đại thể UNĐNMX ............................... 66 Bảng 3.17: Hình ảnh GPB vi thể của UNĐNMX (inverted papilloma) ........ 68 Bảng 3.18: Bảng phân loại chỉ định phẫu thuật UNĐNMX theo Krouse ...... 69 Bảng 3.19: Ghi nhận vị trí chân bám u trong lúc mổ ..................................... 70 Bảng 3.20: Ghi nhận lượng máu mất trong lúc mổ ........................................ 71 Bảng 3.21: Một số biến chứng trong phẫu thuật UNĐNMX ......................... 72 Bảng 3.22: Số lần tái phát UNĐNMX ghi nhận trước nhập viện .................. 73 . . ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh theo giới tính ....................................................... 50 Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh theo nhóm tuổi .................................................... 51 Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh theo nơi cư trú ..................................................... 53 Biểu đồ 3.4: Số lần mổ trước đây ................................................................... 54 Biểu đồ 3.5: Lý do vào viện ........................................................................... 55 Biểu đồ 3.6: Thời gian mắc bệnh u nhú đảo ngược mũi xoang ..................... 56 Biểu đồ 3.7: Thời gian tiền căn phẫu thuật .................................................... 57 Biểu đồ 3.8: Các triệu chứng cơ năng của UNĐNMX .................................. 58 Biểu đồ 3.9: Vị trí chân bám khối u trên nội soi trước phẫu thuật ................. 60 Biểu đồ 3.10: Vị trí của chân bám khối u qua nội soi chẩn đoán................... 61 Biểu đồ 3.11: Phân giai đoạn u theo Krouse trên CT Scan ............................ 65 Biểu đồ 3.12: Vị trí chân bám u trong lúc mổ ................................................ 71 Biểu đồ 3.13: Lượng mất máu trong lúc mổ .................................................. 72 Biểu đồ 3.14: Số lần tái phát UNĐNMX ghi nhận trước nhập viện .............. 74 . . x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Giải phẫu thành ngoài hốc mũi. ..................................................... 11 Hình 1.2: Hình ảnh cắt ngang mặt phẳng trán. .............................................. 12 Hình 1.3: Động mạch cung cấp máu thành ngoài hốc mũi. ........................... 13 Hình 1.4: Thần kinh chi phối thành ngoài hốc mũi. ...................................... 13 Hình 1.5: Hình ảnh vi thể u nhú đảo ngược mũi xoang. ................................ 21 Hình 1.6: Hình ảnh u nhú trên nội soi mũi xoang. ......................................... 23 Hình 1.7: U nhú đảo ngược mũi xoang. ......................................................... 25 Hình 1.8: Phân loại theo Yifan Meng và Gaoli Fang [41] ............................. 30 Hình 1.9: Vị trí và phẩu thuật Caldwell- Luc. ............................................... 32 Hình 1.10: Phẫu thuật Caldwell – Luc. .......................................................... 32 Hình 1.11: Phẫu thuật cắt vách mũi xoang .................................................... 34 Hình 1.12: Cắt vách mũi xoang cải biên theo Gras Cabrerizo....................... 35 Hình 1.13: Cắt vách mũi xoang cải biên theo Gras Cabrerizo (tiếp theo) ..... 35 Hình 1.14: Cắt vách mũi xoang cải biên theo Nakayama .............................. 36 Hình 1.15: Cắt vách mũi xoang cải biên theo Ponnaiah ................................ 37 Hình 1.16: Mở cửa sổ vách ngăn theo Jaber và Welch .................................. 38 Hình 1.17: Chuyển vị vách ngăn theo Jaber và Welch .................................. 38 Hình 1.18: Đường vào xoang hàm trước ống lệ mũi ..................................... 39 Hình 1.19: Sơ đồ vào xoang hàm trước ống lệ mũi ....................................... 39 Hình 3.1: Hình ảnh nội soi UNĐN MX - U chiếm đầy hốc mũi bên phải .... 60 . . xi Hình 3.2: Hình ảnh CTScan UNĐN xoang hàm (T) tái phát, lan khe giữa (T) ......................................................................................................................... 63 Hình 3.3: Hình ảnh CT Scan UNĐN xoang hàm (P), xâm lấn gây biến dạng xương xoang hàm, hốc mắt (P). Nghi hóa ác. ................................................. 63 Hình 3.4: Hình ảnh đại thể UNĐNMX .......................................................... 67 Hình 3.5: Hình ảnh vi thể UNĐNMX ............................................................ 67 Hình 3.6: Hình ảnh vi thể (CARCINOMA IN SITU).................................... 68 Hình 4.1: UNĐNMX Giai đoạn T3 trên CT Scan ......................................... 83 Hình 4.2: Định vị không gian 3 chiều CT Scan ............................................. 85 Hình 4.3: Phẫu thuật cắt vách mũi xoang cải tiến .......................................... 86 Hình 4.4: Phẫu thuật cắt vách mũi xoang cải tiến .......................................... 86 Hình 4.5: Phẫu thuật cắt vách mũi xoang cải tiến .......................................... 86 Hình 4.6: Vị trí đo kích thước ngách trước lệ ................................................ 87 Hình 4.7: Rạch niêm mạc cuốn dưới và bóc tách tạo vạt cuốn dưới ............. 90 Hình 4.8: mở đường vào xoang hàm trước ống lệ mũi .................................. 90 Hình 4.9:(A) Lấy u ở vị trí thành trước xoang hàm; (B) Lòng xoang hàm đã được lấy sạch u ................................................................................... 91 Hình 4.10: Vạt cuốn dưới đã được khâu lại. .................................................. 91 Hình 4.11: Kỹ thuật lothrop cải tiến............................................................... 93 Hình 4.12: Tái phát ở ngách trước lệ ............................................................. 97 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ U nhú đảo ngược mũi xoang là loại u thường gặp nhất trong các khối u lành tính mũi xoang có nguồn gốc biểu mô, chiếm tỷ lệ 0.5 – 4% các khối u vùng mũi xoang [61]. Theo Tổ chức y tế thế giới (2005) u nhú mũi xoang được chia làm 3 loại mô bệnh học gồm có u nhú thường, u nhú đảo ngược, u nhú tế bào lớn ưa axít [3] ,[18] ,[38] ,[54] , trong đó u nhú đảo ngược có tính chất xâm lấn, ăn mòn các cơ quan lân cận, có thể tiến triển ác tính hóa. Triệu chứng dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác ở mũi xoang do vậy việc chẩn đoán xác định cần kết hợp đầy đủ khám lâm sàng, hình ảnh học và mô học UNĐNMX. Phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật lấy sạch u, hạn chế tái phát cũng như bảo tồn tối đa chức năng cho bệnh nhân. Như vậy, việc điều trị tiếp cận và lấy triệt để khối u là quan trọng đòi hỏi sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán và dụng cụ phẫu thuật cũng như hệ thống nội soi, hình ảnh học có định vị giúp phẫu thuật viên điều trị bệnh lý này thuận lợi hơn. Đồng thời theo dõi tái phát, diễn tiến sau mổ để can thiệp sớm nhằm hạn chế biến chứng của bệnh lý. Những năm gần đây các nước trên thế giới cũng như trong nước đã có những nghiên cứu về bệnh lý UNĐNMX, các tác giả đã đưa ra các phương pháp phẫu thuật nội soi cải biên lấy u nhú như: phẫu thuật cắt vách mũi xoang Gras-Cabrerizo (2011) [28], Nakayama (2012) [44], Ponnaiah (2014) [56], Jaber và Welch (2016) [30] chuyển vị vách ngăn, Suzuki (2017) [52]. Phẫu thuật đường vào xoang hàm trước ống lệ mũi như: Mohammed Al Ayadi (2016) [17], Qian (2018) [61]. Ở Việt Nam cũng có một số tác giả như: Trần Viết Luân (2017) [7], Phạm Minh Thông (2019). U nhú đảo ngược mũi xoang xâm lấn cơ quan lân cận như hốc mắt, sàn . . 2 sọ…, điều trị cần phối hợp với các chuyên khoa khác như: mắt, ngoại thần kinh, răng hàm mặt…, hội chẩn liên khoa đưa ra phương pháp mổ thích hợp lấy sạch bệnh tích theo dõi sát hậu phẫu. Trường hợp u nhú đảo ngược mũi xoang hóa ác phẫu thuật lấy bệnh tích cần chỉ định lấy sinh thiết tức thì (còn gọi là kỹ thuật cắt lạnh), được sử dụng cho việc chẩn đoán nhanh bệnh lành hay ác tính nhằm định hướng cho phẫu thuật viên quyết định bước xử trí tiếp theo. Các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng việc chỉ định phẫu thuật lấy UNĐNMX dựa trên nhiều phân loại khác nhau, song qua khảo sát chúng tôi ghi nhận rằng phân loại Krouse có nhiều ưu điểm nhất là một nghiên cứu gộp thời gian dài, số mẫu lớn với 1426 mẫu đã đưa ra bảng phân loại dễ nhớ, dễ hiểu và dễ thực hiện vì vậy nên được áp dụng chỉ định phẫu thuật lấy u nhú đảo ngược mũi xoang theo phân loại Krouse. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh lý u nhú đảo ngược ở mũi xoang từ 2018 – 2020 tại bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh” nhằm có một cái nhìn tổng quát về việc chẩn đoán và điều trị phẫu thuật nội soi mũi xoang cải tiến lấy u nhú đảo ngược và đánh giá hiệu quả các phương pháp này để góp phần vào việc chỉ định phù hợp từng phương pháp mổ cho bệnh nhân theo phân loại Krouse. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU + Mục tiêu tổng quát: Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh lý u nhú đảo ngược ở mũi xoang từ 2018 – 2020 tại bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh. + Mục tiêu chuyên biệt: - Đánh giá kết quả chẩn đoán bằng khám lâm sàng, hình ảnh học và mô học UNĐNMX. - Đánh giá kết quả ban đầu phẫu thuật điều trị u nhú đảo ngược mũi xoang chỉ định theo phân loại Krouse. . . 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Thế giới - Năm 1854: Ward và Billroth lần đầu tiên mô tả u nhú đặt tên là u nhú Schneiderian [49] - Năm 1935: Kramer và Som xếp loại u nhú là một tổn thương u phân biệt với polype thông thường là tổn thương giả u [43], [49] - Năm 1938: Ringertz nghiên cứu và mô tả u nhú phát triển quay ngược lại mô đệm và khả năng thoái hóa ác tính của loại u này [27], [43]. Sau đó có nhiều tên gọi khác nhau và không thống nhất [27], [43], [58], u nhú đảo ngược, u nhú Schneiderian, u nhú Ewing, u nhú tế bào chuyển tiếp, u nhú tế bào trụ… - Trước năm 1970 phẫu thuật u nhú theo đường ngoài bao gồm: mở cạnh mũi, Rouge - Denker, Caldwell – Luc [36]. - Năm 1990, Phillips [48] tổng kết 112 trường hợp u nhú (1944 – 1987) tại May o Clinic (Mỹ) đưa ra 7 đặc điểm quan trọng về lâm sàng, bệnh sinh và điều trị của u nhú đảo ngược: do HPV gây ra, thường gặp ở nam giới, tuổi mắc bệnh trung bình là 50, khối u có dạng polyp một bên hốc mũi, xuất phát từ vách mũi xoang, điều trị triệt để nhất bằng phẫu thuật mở cạnh mũi, tỷ lệ ác tính kết hợp là 7% - 10%. - Năm 1993, Stankiewicz [51] tiến hành phẫu thuật nội soi lấy u nhú đảo ngược, bước đầu cho kết quả khả quan tuy nhiên tỷ lệ tái phát còn cao hơn so với các phẫu thuật kinh điển. - Năm 1993, Bielamowicz [20] cập nhật các đặc điểm lâm sàng và phẫu . . 5 thuật đường ngoài của UNĐN. - Năm 1996, Miller [42] báo cáo 5 trường hợp u nhú đảo ngược xâm lấn nội sọ, trong cả 5 trường hợp đều không tìm thấy tổn thương ác tính trên mô bệnh học. - Năm 1999, Vural [59] công bố 12 trường hợp u nhú đảo ngược xâm lấn nội sọ: 7 ca xâm lấn nội sọ nhưng ngoài màng cứng, 5 ca vượt qua màng cứng xâm lấn vào nhu mô não và gọi các trường hợp này là u nhú đảo ngược lành tính xâm lấn. - Năm 2000, Krouse [34] qua tổng kết lâm sàng, hiệu quả các phương pháp phẫu thuật của 1426 trường hợp u nhú đảo ngược đã đề xuất phân loại u nhú đảo ngược làm 4 giai đoạn nhằm giúp cho phẫu thuật viên lựa chọn đường phẫu thuật kinh điển hay nội soi. - Năm 2004,Tomenzoli [39], nghiên cứu về đặc điểm MRI của UNĐN với dạng hình trụ, không có sự mòn xương lan rộng để chẩn đoán phân biệt với khối u mũi xoang ác tính. - Năm 2004, Ernesto Pasquini [46] báo cáo 89 ca UNĐN với các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và yếu tố nguy cơ. - Năm 2005, Tổ chức y tế thế giới axít xít [3], [18], [38], [54] thống nhất đưa ra phân loại mô bệnh học u nhú mũi xoang gồm 3 loại: u nhú thường, u nhú đảo ngược và u nhú tế bào lớn ưa axit. - Phẫu thuật nội soi vào xoang hàm trước ống lệ mũi được giới thiệu đầu tiên bởi Zhou và cộng sự (2013): thực hiện trên 17 bệnh nhân, trong đó lấy u nhú ngược xoang hàm qua đường nội soi trước ống lệ mũi thực hiện trên 10 bệnh nhân từ 2003 – 2008: theo dõi ít nhất 12 tháng không thấy tái phát.[62] - 2015: nghiên cứu của Mohammed Al Ayadi thực hiện trên 20 bệnh . . 6 nhân bị polyp Killian, nấm xoang hàm, u nhú đảo ngược xoang hàm, ung thư xoang hàm. Đầu tiên: các bệnh nhân được mổ nội soi mũi xoang mở khe giữa rộng và dùng các ống nội soi góc để lấy sạch bệnh tích trong xoang hàm, sau đó sẽ thực hiện đường nội soi vào xoang hàm trước ống lệ mũi để kiểm tra lại. Kết quả là có đến 45% trường hợp còn sót bệnh tích ở phần trước của xoang hàm. Nhóm nghiên cứu đi đến kết luận là nếu không dùng đường mổ này, có thể có đến 45% trường hợp bỏ sót bệnh tích ở những góc khuất của xoang hàm, và do đó, đường vào trước ống lệ mũi là đường mổ lý tưởng, ít xâm lấn để lấy bệnh tích trong xoang này.[16] - 2016: Mohammed Al Ayadi và cộng sự so sánh biến chứng của đường mổ này với mở khe giữa thông thường trên 20 bệnh nhân và cho kết luận: mặc dù đường mổ nội soi trước ống lệ mũi ít xâm lấn nhưng cũng có nguy cơ bị một số biến chứng như: chảy nước mắt sống, sẹo dính tê mặt, môi, răng, đau mặt kéo dài, cuốn dưới mất ổn định, xóa khe dưới. [17] - 2017: Suzuki và cộng sự thực hiện cắt vách mũi xoang bằng đường mổ này trên 51 bệnh nhân bị u nhú đảo ngược trong xoang hàm, từ 20042015, với thời gian theo dõi từ 2-138 tháng. Các tác giả không thấy các biến chứng như chảy nước mắt sống, khô mũi, đóng vảy mũi kéo dài, tuy nhiên có 14% bị tê môi và hết sau 1 năm, không có trường hợp nào bị biến dạng mũi ngoài dù có 16% có cắt một phần xương của mặt trước xoang hàm và lỗ hình lê. Kết luận của nhóm nghiên cứu là: đây là đường mổ an toàn để lấy u nhú đảo ngược trong xoang hàm cho dù có cắt một phần xương mặt trước xoang hàm và lỗ hình lê.[52] - 2018: Qian và cộng sự: nghiên cứu trên 71 bệnh nhân u nhú đảo ngược xoang hàm từ 2008 – 2015, trong đó có 20 trường hợp dùng đường mổ nội soi trước ống lệ mũi, cho kết luận: đây là đường mổ có được mức độ bộc lộ . . 7 xoang hàm như là mổ Caldwell-Luc và cắt vách mũi xoang, nhưng lại giữ được sự toàn vẹn của cuốn dưới và ống lệ mũi. Bộc lộ u hoàn toàn để có thể lấy hết nhưng vẫn giữ được chức năng sinh lý của mũi. [61] - 2018: Zhou và cộng sự có thực hiện nghiên cứu đa trung tâm trên 71 bệnh nhân bị u nhú đảo ngược xoang hàm từ 2003-2013, toàn bộ đều sử dụng đường mổ nội soi trước ống lệ mũi để lấy u. Kết quả cho thấy tỉ lệ tái phát u là 7%, với thời gian theo dõi trung bình là 37 tháng. Họ cho kết luận là đường mổ nội soi trước ống lệ mũi an toàn và hiệu quả, ít biến chứng để lấy u nhú đảo ngược trong xoang hàm, dù mới mắc hay tái phát. Đường mổ này cho phép tiếp cận tất cả các mặt của xoang hàm trong khi vẫn bảo tồn được ống lệ mũi và cuốn dưới. [63] 1.1.2. Việt Nam Hiện nay, ở Việt Nam có một số nghiên cứu về u nhú mũi xoang đánh giá chung về lâm sàng và kết quả phẫu thuật kinh điển hay nội soi, cũng như một số yếu tố nguy cơ của u nhú mũi xoang bao gồm: - Năm 2000, Phạm thái Quốc Bửu [1] nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật theo đường cổ điển. - Năm 2004, Lương Tuấn Thành [11] nghiên cứu hình thái lâm sàng và mô bệnh học của u nhú mũi xoang. - Nguyễn Bá Khoa (2006) [4] và Nghiêm Thị Thu Hà (2009) [53] nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u nhú mũi xoang. - Năm 2012, Nguyễn Quang Trung [13] nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi và yếu tố nguy cơ HPV u nhú mũi xoang. - Năm 2016, tác giả Lý Phạm Hoàng Vinh [15] nghiên cứu “Đặc điểm .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất