Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá hiệu quả truyền hồng cầu lắng phù hợp phenotype trên bệnh nhân thalasse...

Tài liệu Đánh giá hiệu quả truyền hồng cầu lắng phù hợp phenotype trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu tại bệnh viện truyền máu huyết học

.PDF
104
1
67

Mô tả:

. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- LÂM TRẦN HÕA CHƢƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRUYỀN HỒNG CẦU LẮNG PHÙ HỢP PHENOTYPE TRÊN BỆNH NHÂN THALASSEMIA PHỤ THUỘC TRUYỀN MÁU TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020 . . ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------LÂM TRẦN HÕA CHƢƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRUYỀN HỒNG CẦU LẮNG PHÙ HỢP PHENOTYPE TRÊN BỆNH NHÂN THALASSEMIA PHỤ THUỘC TRUYỀN MÁU TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC CHUYÊN NGÀNH: HUYẾT HỌC MÃ SỐ: CK 62 72 25 01 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BS. PHAN NGUYỄN THANH VÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020 . . iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Lâm Trần Hòa Chƣơng . . iv MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ............................................................................... i MỤC LỤC .......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................... iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................ vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................viii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ............................................... 4 1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI CÁC HỆ NHÓM MÁU HỒNG CẦU .............................................................................. 4 1.2. KHẢ NĂNG SINH MIỄN DỊCH CỦA HỒNG CẦU ............ 13 1.3. SỰ HÌNH THÀNH KHÁNG THỂ MIỄN DỊCH .................... 15 1.4. CÁC KỸ THUẬT KHẢO SÁT KHÁNG THỂ ...................... 26 1.5. BỆNH THALASSEMIA ......................................................... 30 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................. 34 2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................... 35 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 36 2.4. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ....................................... 47 2.5. VẤN ĐỀ Y ĐỨC .................................................................... 47 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... 48 3.1. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BỆNH NHÂN THALASSEMIA ..................................................................... 48 3.2. XÁC ĐỊNH TỶ LỆ SINH KHÁNG THỂ MIỄN DỊCH ....... 52 . . v 3.3. KHẢO SÁT THÊM NỒNG ĐỘ Hb TRƢỚC VÀ SAU TRUYỀN MÁU; TẦN SUẤT TRUYỀN MÁU, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN KHÁNG THỂ BẤT THƢỜNG ................................................................................ 54 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................. 58 4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ......... 58 4.2. TỶ LỆ SINH KHÁNG THỂ MIỄN DỊCH CHỐNG KHÁNG NGUYÊN HỒNG CẦU THEO SỐ LẦN, SỐ LƢỢNG MÁU TRUYỀN, TẦN SUẤT XUẤT HIỆN CÁC KHÁNG THỂ MIỄN DỊCH.............................................................................. 59 4.3. BÀN LUẬN VỀ NỒNG ĐỘ Hb TRƢỚC VÀ SAU TRUYỀN MÁU; TẦN SUẤT TRUYỀN MÁU, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN KHÁNG THỂ BẤT THƢỜNG, KỸ THUẬT SỬ DỤNG Ở NHÓM NGHIÊN CỨU 70 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN .............................................................. 76 KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 . . vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Các hệ nhóm máu đã đƣợc ISBT công nhận ............................. 5 Bảng 1.2. Tần số xuất hiện các kiểu hình của hệ nhóm máu Rhesus ........ 9 Bảng 1.3. Tần số xuất hiện các kiểu hình của hệ nhóm máu Duffy ........ 10 Bảng 1.4. Tần số xuất hiện các kiểu hình của hệ nhóm máu Kidd .......... 11 Bảng 1.5. Tần số xuất hiện các kiểu hình của hệ nhóm máu MNSs ....... 12 Bảng 1.6. Các kháng nguyên sinh miễn dịch mạnh ................................. 15 Bảng 1.7. Kháng thể miễn dịch của các nghiên cứu ................................ 19 Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá thiếu máu ............................................. 37 Bảng 3.1. Tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thƣờng chung ở 2 nhóm truyền máu ............................................................................................... 52 Bảng 3.2. Tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thƣờng theo số lần truyền máu .......................................................................................................... 53 Bảng 3.3. Tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thƣờng theo số lƣợng máu truyền ........................................................................................................ 53 Bảng 3.4. Tỷ lệ KTMD đƣợc định danh trong nhóm nghiên cứu............ 54 Bảng 3.5. Chỉ số huyết học trƣớc và sau truyền máu .............................. 54 Bảng 3.6. Tần suất truyền máu giữa 2 nhóm ........................................... 55 Bảng 3.7. Tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thƣờng liên quan đến giới tính ............................................................................................................ 55 Bảng 3.8. Tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thƣờng liên quan độ tuổi ......... 55 Bảng 3.9. Tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thƣờng liên quan đến nhóm máu ........................................................................................................... 56 Bảng 3.10. Khảo sát liên quan giữa các yếu tố ....................................... 56 . . vii Bảng 4.1. Tỷ lệ xuất hiện kháng thể theo hệ nhóm máu .......................... 63 Bảng 4.2. Tỷ lệ xuất hiện kháng thể theo nhóm máu tại Bệnh viện Chợ Rẫy.................................................................................................... 63 Bảng 4.3. Tỷ lệ xuất hiện kháng thể theo nhóm máu tại Viện Huyết học ........................................................................................................... 64 Bảng 4.4. Tỷ lệ xuất hiện kháng thể theo nhóm máu của nghiên cứu tại Ấn Độ .................................................................................................. 65 . . viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới tính .............................................................. 48 Biểu đồ 3.2. Phân bố theo độ tuổi ................................................................ 49 Biểu đồ 3.3. Phân bố theo dân tộc ................................................................ 49 Biểu đồ 3.4. Phân bố theo triệu chứng lâm sàng .......................................... 50 Biểu đồ 3.5. Phân bố theo mức độ Hb .......................................................... 50 Biểu đồ 3.6. Phân bố theo hệ nhóm máu ABO ............................................. 51 Biểu đồ 3.7. Phân bố theo số lần truyền máu ................................................ 51 Biểu đồ 3.8. Phân bố theo số lƣợng máu truyền ........................................... 52 . . ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Cấu trúc kháng nguyên nhóm máu A, B, O .................................. 7 Hình 1.2. Tán huyết cấp trong lòng mạch có gắn kết bổ thể ......................... 7 Hình 1.3. Cấu trúc của các kháng nguyên nhóm máu trên hồng cầu ........... 16 Hình 1.4. Tán huyết trong lòng mạch và tán huyết ngoài lòng mạch .............24 Hình 1.5. Tán huyết do kháng thể loại IgG ................................................. 24 Hình 2.1. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu……………………………………...38 Hình 2.2. Hệ thống máy bán tự động thực hiện gel card ............................. 39 Hình 2.3. Hệ thống máy tự động thực hiện gel card .................................... 40 Hình 2.4. Máy quay ly tâm Kubota............................................................... 40 Hình 2.5. Hệ thống máy đếm tế bào tự động ................................................ 40 Hình 2.6. Nguyên lý của kỹ thuật ngƣng kết cột gel ..................................... 46 Hình 2.7. Các mức độ ngƣng kết của kỹ thuật ngƣng kết cột gel ................. 46 . . x DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT - AHG Anti Human Globulin (kháng kháng thể) - BV Bệnh viện - -thal Beta thalassemia - DCT Direct Coombs Test (kháng globulin trực tiếp) - Hb Hemoglobin (huyết sắc tố) - HC Hồng cầu - Hct Hematocrite - ISBT International Sience Blood Transfusion (Hiệp hội Truyền máu Quốc tế) - IAT Indirect Antiglobulin Test (kháng globulin gián tiếp) - KN Kháng nguyên - KT Kháng thể - KTBT Kháng thể bất thƣờng - NM Nhóm máu - MCH Mean Corpuscular Hemoglobin (nồng độ huyết sắc tố trung bình) - MCV Mean Corpuscular Volume (thể tích trung bình hồng cầu) - µg Microgram - pg Picogam - RBC Red blood cell - SLHC Số lƣợng hồng cầu - SLTM Số lần truyền máu - TMTH Thiếu máu tán huyết . . ĐẶT VẤN ĐỀ Truyền máu là một liệu pháp điều trị quan trọng và cho đến nay chƣa có một phƣơng pháp nào có thể thay thế đƣợc, bên cạnh các lợi ích thì các tai biến của việc sử dụng máu trong điều trị cũng rất nghiêm trọng, nhất là các tai biến do bất đồng miễn dịch giữa ngƣời nhận máu và các chế phẩm máu đƣợc cung cấp; các tai biến này có thể do các kháng thể loại IgM (chủ yếu là các kháng thể tự nhiên của hệ nhóm máu ABO) và các kháng thể miễn dịch loại IgG (các kháng thể này thƣờng là những kháng thể bất thƣờng miễn dịch xuất hiện chủ yếu do truyền máu trƣớc đó). Mặt khác, sự đa dạng về kháng nguyên của các hệ thống nhóm máu hồng cầu và bạch cầu càng làm cho việc truyền máu trở nên phức tạp hơn [16], [36] [38]. Theo công bố của Hội Truyền máu quốc tế đến nay ngƣời ta đã nghiên cứu và phát hiện đƣợc trên 30 hệ nhóm máu hồng cầu với khoảng 325 kháng nguyên quan trọng khác nhau [15], [19], [26], [68]. Do vậy, để lựa chọn đƣợc một đơn vị hồng cầu lắng hoàn toàn phù hợp với ngƣời bệnh về tất cả các hệ nhóm máu là việc hầu nhƣ không thể thực hiện. Trên thực tế, chúng ta vẫn gặp những tai biến truyền máu cấp hoặc muộn mà nguyên nhân là do xuất hiện các kháng thể miễn dịch khi truyền máu chƣa phù hợp các hệ nhóm máu cho ngƣời bệnh từ đó đã có thể tạo kháng thể ở ngƣời nhận máu chống hồng cầu truyền vào. Để hạn chế đến mức tối đa những tai biến truyền máu này, hiện nay trên thế giới đã triển khai và thực hiện một cách triệt để các xét nghiệm đảm bảo an toàn truyền máu về mặt miễn dịch nhƣ: định nhóm máu hệ ABO, Rh(D) và một số hệ nhóm máu khác của cả ngƣời cho và ngƣời nhận, xét nghiệm hòa hợp miễn dịch… và đặc biệt có một số quốc gia đã truyền máu . . phù hợp phenotype cho ngƣời bệnh cần truyền máu nhiều lần nhƣ Mỹ, Đức, Thái Lan … [18], [28], [54]. Thực tế tại Việt Nam, trong vấn đề thực hành truyền máu hiện nay, chỉ có một vài Bệnh viện lớn nhƣ Viện Huyết học Truyền máu Trung ƣơng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Truyền máu Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh là có thể sử dụng hồng cầu lắng phenotype, bên cạnh đó thƣờng đa số các bác sĩ vẫn cho rằng chỉ cần truyền máu cùng nhóm với bệnh nhân trong hệ nhóm máu ABO và thêm kháng nguyên Rh(D) là đủ mà ít chú ý đến các hệ thống nhóm máu khác, điển hình là các nhóm máu nhƣ hệ Rhesus, hệ Duffy, hệ Kidd, hệ MNSs … vốn cũng là các hệ nhóm máu có tính sinh kháng mạnh; do đó đã có những tai biến truyền máu xảy ra do tính sinh miễn dịch tạo kháng thể ở ngƣời nhận máu chống hồng cầu truyền vào, mà kháng thể này phần nhiều có bản chất là IgG [3], [4], [8], [14], [15]. Tại BV Truyền máu - Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn và đầu ngành về điều trị các bệnh lý huyết học, trong số đó thì thalassemia là một trong các bệnh lý phụ thuộc truyền máu, cần phải truyền máu thƣờng kỳ, lâu dài và đây có thể là một yếu tố nguy cơ trong việc sinh kháng thể, chúng tôi đã tiến hành truyền máu phenotype cho một số bệnh nhân thalassemia và vẫn có một số bệnh nhân thalassemia chỉ truyền phù hợp hệ nhóm máu ABO-Rh(D); tuy nhiên trong khoảng 10 năm gần đây thì không có công trình nghiên cứu để xem xét về vấn đề này; vì lý do để phòng tránh tối đa các nguy cơ bất đồng do miễn dịch truyền máu cũng nhƣ khảo sát cụ thể hơn về hiệu quả truyền máu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích ―Đánh giá hiệu quả truyền hồng cầu lắng phù hợp phenotype trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/2018 đến 12/2019‖ với mục tiêu chuyên biệt nhƣ sau: . . MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT: 1. Mô tả đặc điểm bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu. 2. Xác định tỷ lệ sinh kháng thể miễn dịch chống kháng nguyên hồng cầu theo số lần truyền máu, số túi máu đƣợc truyền; tần suất xuất hiện của các kháng thể miễn dịch. 3. Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến sự xuất hiện kháng thể bất thƣờng trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu. Với nghiên cứu này chúng tôi mong muốn làm rõ hơn về các đặc tính sinh kháng thể miễn dịch và hiệu quả khi truyền hồng cầu lắng phù hợp phenotype, từ đó góp phần đƣa ra các giải pháp phù hợp, đảm bảo an toàn truyền máu hơn cho các bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu. . . CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN 1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI CÁC HỆ NHÓM MÁU HỒNG CẦU 1.1.1. Hồng cầu lắng phenotype Hồng cầu lắng phenotype (hệ nhóm máu hồng cầu) đƣợc phân loại dựa trên sự hiện diện và sự vắng mặt của các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu; những kháng nguyên có thể là protein, carbohydrate, glycoprotein, hoặc glycolipid, tùy thuộc vào hệ thống nhóm máu. Tùy thuộc vào mỗi chủng tộc khác nhau mà mỗi quốc gia xác định các kháng nguyên hồng cầu kháng nhau dựa trên tính sinh miễn dịch của các kháng nguyên. Tổng cộng có khoảng 35 hệ thống nhóm máu với hơn 300 kháng nguyên máu nhóm khác nhau của con ngƣời đã đƣợc công nhận bởi Hiệp hội Quốc tế về Truyền máu (ISBT) [16], [19], [26]. Dựa trên tính sinh miễn dịch của các kháng nguyên, hiện nay bệnh viện Truyền máu Huyết học cung cấp hồng cầu lắng phenotype gồm các hệ nhóm máu ABO, Rhesus, Kidd, Duffy, MNSs tƣơng đối phù hợp theo tỷ lệ kháng nguyên ngƣời Việt Nam. 1.1.2. Các hệ nhóm máu hồng cầu 1.1.2.1. Các hệ nhóm máu đã đƣợc Hội Truyền máu quốc tế công nhận Cho đến hiện nay, đã có khoảng 35 hệ nhóm máu khác nhau đã đƣợc ISBT chính thức công nhận (Bảng 1.1) [19], [26], [65], [68] và các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm kiếm thêm các hệ nhóm máu hồng cầu mới. . . Bảng 1.1. Các hệ nhóm máu đã được ISBT công nhận . . 1.1.2.2. Nhóm máu hệ ABO Lịch sử phát hiện: Năm 1900, nhà bác học Karl Landstainer và cộng sự đã làm thực nghiệm và phát hiện ra hệ thống nhóm máu đầu tiên ở ngƣời, đó là hệ nhóm máu ABO với 3 nhóm máu là: Nhóm A, nhóm B, nhóm O. Năm 1902, Decastello và Sturli đã lặp lại thí nghiệm của Landstainer và phát hiện thêm nhóm máu AB [16], [36]. Đặc điểm của nhóm máu hệ ABO: Hệ nhóm máu ABO có bốn nhóm chính là nhóm A, nhóm B, nhóm AB và nhóm O. Bốn nhóm máu này đƣợc nhận biết dựa vào sự có mặt hoặc không có mặt của kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và sự có mặt hoặc không có mặt của kháng thể chống A, kháng thể chống B trong huyết thanh (bảng 2). Kháng nguyên của hệ nhóm máu ABO thƣờng xuất hiện sớm vào khoảng tuần thứ năm sau khi thụ thai. Kháng thể chống A và kháng thể chống B thƣờng là kháng thể tự nhiên có bản chất là IgM, thích hợp hoạt động ở 4°C, xuất hiện sau khi sinh, tăng dần hiệu giá và đạt cực đại vào 5-10 tuổi, không qua đƣợc hàng rào nhau thai, không bao giờ có trong huyết thanh của cá thể có kháng nguyên tƣơng ứng trên bề mặt hồng cầu. Kháng thể chống A và chống B cũng có thể là kháng thể miễn dịch, có bản chất là IgG, thích hợp hoạt động ở 37°C, đƣợc hình thành qua một quá trình đáp ứng miễn dịch do tiếp xúc với kháng nguyên của hệ ABO gặp trong trƣờng hợp bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, truyền máu không hoà hợp hệ ABO, các kháng thể này có thể lọt qua hàng rào nhau thai, có khả năng kết hợp với bổ thể và gây tan máu trong lòng mạch [16], [36], [44], [59], [60]. . . Hình 1.1. Cấu trúc kháng nguyên nhóm máu A, B, O [36] (Immunologic Concepts in Transfusion Medicine. 1st Edition, 2019) Hệ nhóm máu ABO là hệ nhóm máu có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hành truyền máu; truyền máu không hoà hợp hệ ABO có thể gây tai biến truyền máu nghiêm trọng do hồng cầu (HC) của ngƣời cho bị ngƣng kết trực tiếp bởi các KT tƣơng ứng có sẵn trong huyết thanh của ngƣời nhận và với sự có mặt của bổ thể sẽ gây tan máu cấp trong lòng mạch, nếu không xử trí, cấp cứu kịp thời tính mạng của ngƣời bệnh có thể bị đe dọa [36]. Hình 1.2. Tán huyết cấp trong lòng mạch có gắn kết bổ thể [36] (Immunologic Concepts in Transfusion Medicine. 1st Edition, 2019) . . 1.1.2.3. Nhóm máu hệ Rhesus (Rh) Lịch sử phát hiện: + Năm 1939, Levine và Stetson đã phát hiện một kháng thể bất thƣờng trong huyết thanh của một sản phụ có con bị bệnh vàng da tan máu, kháng thể này ngƣng kết với hồng cầu của cha và con nhƣng không làm ngƣng kết hồng cầu của mẹ. + Năm 1940, Karl Lansteiner và Wiener miễn dịch lợn và thỏ bằng hồng cầu khỉ Rhesus và đã thu đƣợc một kháng thể mà gây ngƣng kết với khoảng 85% hồng cầu ngƣời và họ đã gọi tên yếu tố đó là Rh, Wiener và Peters cũng đã nhận xét có sự xuất hiện kháng thể Rh(D) ở những bệnh nhân Rh(D) âm mà đã nhận máu Rh(D) dƣơng. Tuy nhiên ngƣời đƣợc công nhận phát hiện ra kháng nguyên D là Levine và cộng sự (1939-1940). Năm 1941, thêm ba kháng nguyên của hệ Rh đƣợc phát hiện là C, E, c bởi Wiener, Race và Levine. Năm 1945, Mourant phát hiện thêm kháng nguyên e của hệ Rh [16], [36]. Đặc điểm của hệ nhóm máu Rhesus: + Cho đến nay đã có hơn 50 kháng nguyên của hệ Rhesus đƣợc phát hiện, tuy nhiên 5 kháng nguyên quan trọng nhất của hệ Rhesus vẫn là D, C, c, E, e tƣơng ứng với hai gen quy định tổng hợp r a các kháng nguyên D, C, c, E, e của hệ Rh là RHD và RHCE, cả hai gen này đều nằm trên NST số 1. Các kiểu phối hợp gen của hệ Rhesus ở các chủng tộc, vùng và nƣớc khác nhau thì rất khác nhau, kiểu gen DCe/DCe chiếm tỷ lệ khá cao ở ngƣời Việt Nam (5057%), trong khi đó kiểu gen này chỉ gặp 19 % ở ngƣời da trắng và 3% ở ngƣời da đen [15], [16], [36]. + Kháng thể của hệ Rhesus hầu hết là kháng thể miễn dịch có bản chất là IgG, chúng có thể lọt qua đƣờng hàng rào nhau thai. Kháng thể của Rh(D) đƣợc sinh ra do quá trình miễn dịch bởi các kháng nguyên của Rh(D) thƣờng do . . ngƣời có nhóm máu Rh(D) âm nhận máu Rh(D) dƣơng hoặc do bất đồng nhóm máu mẹ con hệ Rhesus, mẹ nhóm máu Rh(D) âm và con nhóm máu Rh(D) dƣơng. Kháng thể quan trọng nhất có ý nghĩa trên lâm sàng của hệ Rhesus là kháng thể D [16], [36]. + Hệ Rh là một hệ nhóm máu có vai trò quan trọng trong thực hành truyền máu, chỉ đứng sau hệ nhóm máu ABO. Các KT của hệ Rh hầu hết đều là các KT có ý nghĩa lâm sàng và có thể gây phản ứng tan máu do truyền máu không hòa hợp. Các KT của hệ Rh cũng gây bệnh vàng da tan máu ở trẻ sơ sinh khi giữa mẹ và thai có sự bất đồng các kháng nguyên của hệ Rh [16], [36], [30], [64]. Bảng 1.2. Tần số xuất hiện các kiểu hình của hệ nhóm máu Rhesus Rh Antigen Frequency Based on Ethnicity Rh antigen Caucasian (%) Black (%) Asian (%) Hispanic (%) D 85 92 99 93 C 68 27 93 71 E 29 22 39 41 c 80 96 47 64 e 98 98 96 81 1.1.2.4. Nhóm máu hệ Duffy Lịch sử phát hiện: Năm 1950, Cutbush và cộng sự đã phát hiện một KTBT trong huyết thanh của một BN hemophilia tên là Duffy, BN này đã đƣợc truyền máu nhiều lần, KN tƣơng ứng với KT này đã đƣợc xác định và đặt tên là Fya. Những năm tiếp theo các KN của hệ Duffy là Fyb, Fy3, Fy5, Fy6 lần lƣợt đƣợc phát hiện [15], [36]. . . Đặc điểm của hệ nhóm máu Duffy: + Hiện nay hệ n h ó m m á u Duffy có năm KN đã đƣợc ISBT công nhận là Fya, Fyb, Fy3, Fy5, Fy6. Gen quy định tổng hợp các KN của hệ Duffy là DARC nằm trên NST số 1. Kháng nguyên Fyb gặp với tỷ lệ khá cao ở ngƣời da trắng (83%), ít gặp hơn ở ngƣời Nhật Bản và Việt Nam (19% và 14,4%). Kháng nguyên Fya gặp hầu hết ở ngƣời Nhật Bản và Việt Nam (trên 99%). Ngƣời da đen thì cả tỷ lệ kháng nguyên Fya và Fyb đều thấp, với thứ tự là 10% và 23%, do vậy có tới khoảng 68% ngƣời da đen có kiểu hình là Fy(a-b-), điều này có thể lý giải là: glycoprotein của hệ nhóm máu Duffy chính là một thụ thể của ký sinh trùng sốt rét thể P.vivax, do vậy hồng cầu của ngƣời Châu Phi với kiểu hình Fy(a-b) có khả năng chống lại sự xâm nhập của ký sinh trùng sốt rét thể P.vivax [15], [16], [36]. + Hệ Duffy là hệ nhóm máu có vai trò quan trọng trong thực hành truyền máu, KT chống Fya và Fyb có thể gây phản ứng tan máu cấp hoặc tan máu muộn do truyền máu không hòa hợp hệ Duffy, các KT này thƣờng gây phản ứng tan máu nhẹ, tuy nhiên cũng có một số trƣờng hợp rất nặng, dẫn đến tử vong. Các KT của hệ Duffy có thể gây bệnh vàng da tan huyết ở trẻ sơ sinh với các mức độ khác nhau [15], [16], [36]. Bảng 1.3. Tần số xuất hiện các kiểu hình của hệ nhóm máu Duffy Diversity of Duffy Phenotypes by Ethnicity Duffy phenotype Caucasian (%) Black (%) Asian (%) Fya + Fyb Fya + Fyb + 20 10 81 48 3 15 Fya - Fyb + 32 20 4 Fya - Fyb - 0 67 0 .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất