Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng...

Tài liệu đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng

.PDF
95
8
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- TRẦN VĂN MƯỜI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG TẠI HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC Thái Nguyên - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- TRẦN VĂN MƯỜI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG TẠI HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG Ngành: Lâm học Mã số ngành: 8.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG VĂN THẢO Thái Nguyên - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Trần Văn Mười LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Dương Văn Thảo là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lạc và các cơ quan ban ngành khác có liên quan tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó! Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Trần Văn Mười MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4 1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 4 1.1.1. Những kết quả nghiên cứu về lập địa ............................................. 4 1.1.2. Những kết quả nghiên cứu về giống ............................................... 5 1.1.3. Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ .................... 6 1.1.4. Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng ................................................................. 7 1.1.5. Những kết quả nghiên cứu về chính sách thị trường ...................... 8 1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 9 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu về lập địa ........................................... 10 1.2.2. Những kết quả nghiên cứu về giống ............................................. 11 1.2.3. Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của biện pháp làm đất . 15 1.2.4. Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng ............................................................... 16 1.2.5. Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ .................. 18 1.2.6. Những kết quả nghiên cứu về chính sách, kinh tế và thị trường .. 19 1.3. Đánh giá chung .................................................................................... 23 1.4. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ........................ 24 1.4.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 24 1.4.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ............................................................... 25 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 32 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 32 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 32 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 32 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 32 2.2.1. Thực trạng trồng rừng Keo lai tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng... 32 2.2.2. Đánh giá hiệu quả rừng trồng Keo lai tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng ........................................................................................................ 33 2.2.3. Khuyến nghị các giải pháp để phát triển trồng rừng Keo lai tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng ............................................................... 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 33 2.3.1. Phương pháp tổng quát ................................................................. 33 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .................................................... 34 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 42 3.1. Thực trạng trồng rừng Keo lai tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng ....... 42 3.1.1. Điều kiện trồng rừng Keo lai tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng . 42 3.1.2. Tổng hợp các mô hình trồng rừng Keo lai .................................... 44 3.1.3. Nguồn giống trồng rừng Keo lai tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng ..50 3.1.4. Kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng trồng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng ........................................................................................................ 51 3.1.5. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong trồng rừng Keo lai tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng .......................................................................... 55 3.2. Sinh trưởng, năng suất và trữ lượng carbon của rừng trồng Keo lai tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng .................................................................... 56 3.2.1. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai 5 tuổi ............... 56 3.2.2. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai 7 tuổi ............... 57 3.2.3. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai 10 tuổi ............. 58 3.2.4. Trữ lượng carbon của rừng Keo lai tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng ........................................................................................................ 59 3.2.5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của các mô hình trồng rừng Keo lai tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng ............................................... 62 3.3. Đánh giá hiệu quả rừng trồng Keo lai huyện Bảo Lạc ........................ 65 3.3.1. Hiệu quả kinh tế ............................................................................ 65 3.3.2 Hiệu quả xã hội .............................................................................. 67 3.4. Khuyến nghị các giải pháp để phát triển trồng rừng Keo lai ............... 71 3.4.1. Kỹ thuật ......................................................................................... 71 3.4.2. Chính sách ..................................................................................... 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 75 1. Kết luận ....................................................................................................... 75 2. Tồn tại ......................................................................................................... 76 3. Kiến nghị ..................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78 PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số OTC được thiết lập trên địa bàn khu vực nghiên cứu ............... 35 Bảng 3.1. Tổng hợp thông tin về điều kiện tự nhiên tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng ......................................................................................... 43 Bảng 3.2. Diện tích rừng trồng Keo lai tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng ... 46 Bảng 3.3. Diện tích cây Keo lai tại các điểm nghiên cứuError! Bookmark not defined. Bảng 3.4. Tổng hợp các mô hình trồng rừng Keo lai tại địa điểm nghiên cứu... 48 Bảng 3.5. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai giai đoạn 5 tuổi ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao bằng ......................................................... 57 Bảng 3.6. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai giai đoạn 7 tuổi ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao bằng ......................................................... 58 Bảng 3.7. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai giai đoạn 10 tuổi ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao bằng ......................................................... 59 Bảng 3.8. Trữ lượng carbon trong cây cá thể giống BV10 giai đoạn 7 tuổi tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng ........................................................ 60 Bảng 3.9. Trữ lượng carbon của rừng trồng giống BV10 giai đoạn 7 tuổi tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng ........................................................ 61 Bảng 3.10. Tổng hợp mô hình trồng rừng Keo lai BV10 ở huyện Bảo Lạc... 63 Bảng 3.11. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của các mô hình theo thời gian kinh doanh ....................................................................... 64 Bảng 3.12. Tổng hợp chi phí, thu nhập và hiệu quả kinh tế của của rừng trồng Keo lai giống BV10 ở Bảo Lạc Cao Bằng...................................... 66 Bảng 3.13. Nhận thức của người dân về hiệu quả của việc trồng rừng ở địa bàn khảo sát..................................................................................... 69 Bảng 3.14. Số công lao động tạo từ 1ha rừng trồng Keo lai tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng ......................................................................... 70 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Hiện trạng sử dụng đất theo phân loại đất tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng ......................................................................................... 44 Hình 3.2. Cơ cấu carbon trong cá thể Keo lai 7 tuổi....................................... 60 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BCR Tỷ số lợi ích (Benefit /Cost ratio) HGĐ Hộ gia đình IRR Tỷ suất hoàn vốn nội tại (Internal rate of return) NPV Giá trị hiện tại ròng (Net present Value) OTC Ô tiêu chuẩn RTN Rừng tự nhiên TCN Tiêu chuẩn ngành TRSX Trồng rừng sản xuất 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu lâm sản gỗ cho sản xuất và tiêu dùng ngày một tăng lên. Tình trạng khai thác gỗ rừng tự nhiên (RTN) quá mức là nguyên nhân chủ yếu làm giảm độ che phủ của rừng gây xói mòn rửa trôi đất. Trong những năm gần đây, diễn biến khí hậu trên toàn cầu thay đổi theo hướng bất lợi, hiện tượng nóng lên của trái đất, tình trạng hạn hán lũ lụt, ô nhiễm môi trường và sạt lở đất đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, đời sống của con người và có nguy cơ đe dọa đến sự sống trên trái đất. Đứng trước nguy cơ suy thoái về tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp như hiện nay, việc khuyến khích trồng rừng, chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng đang được xem là một giải pháp hữu hiệu nhằm làm giảm áp lực về lâm sản gỗ lên RTN phục vụ cho nhu cầu phát triển. Vì vậy, việc phát triển trồng rừng sản xuất (TRSX) là một yêu cầu tất yếu của sự vận động và phát triển kinh tế mang tính xã hội hóa cao. Xác định được tầm quan trọng của việc TRSX, trong những năm qua Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới việc trồng rừng, đồng thời có nhiều chủ trương, định hướng, chính sách khuyến khích phát triển TRSX. Sản lượng và chất lượng gỗ rừng trồng phục vụ cho công nghiệp dăm giấy, chế biến mộc, mỹ nghệ phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu ngày càng tăng đưa lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân. Bảo Lạc là một huyện vùng cao của tỉnh Cao Bằng, nơi có diện tích quy hoạch TRSX lớn trong tỉnh. Đặc biệt, Bảo Lạc là một trong những huyện có phong trào trồng rừng sản xuất phát triển mạnh. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 72.827,8 ha chiếm 79,2%; tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất TRSX là 37.780,5 ha chiếm 51,9% diện tích đất lâm nghiệp. Trong những năm qua, cùng với các chính sách phát triển TRSX, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế, huyện Bảo Lạc đã triển khai thực hiện nhiều dự án trồng rừng góp phần tăng độ che phủ và cải thiện đời sống kinh tế cho người dân ở địa phương (Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, 2019). 2 Bảo Lạc có nhiều diện tích rừng trồng sản xuất được xây dựng trong thời gian qua, tại đây các mô hình trồng rừng sản xuất cũng đã hình thành và khá đa dạng, trong đó đặc biệt chú trọng đến các mô hình dự án 661, xây dựng với nhiều quan điểm mới, thu hút được nhiều đối tượng tham gia vào công tác phát triển rừng góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội của huyện. Những năm gần đây, phong trào trồng Keo lai ở địa phương phát triển khá mạnh và đã đưa lại hiệu quả cao, góp phần cải thiện đời sống của các nông hộ rất đáng kể. Trồng và phát triển cây Keo lai tại Bảo Lạc Cao Bằng là một chính sách đang được chính quyền địa phương và Nhà nước quan tâm và chú trọng. Cây Keo lai đang góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân địa phương và phát triển vùng kinh tế ở địa bàn nghèo như huyện Bảo Lạc. Việc trồng rừng nói chung và trồng cây Keo lai nói riêng đang mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương nhưng cho đến nay chưa có một công trình đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về rừng trồng sản xuất tại huyện Bảo Lạc. Việc đánh giá kết quả trồng rừng sản xuất nhằm rút ra được các bài học kinh nghiệm và mô hình có triển vọng là rất cần thiết. Đây chính là lý do thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng". 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được kỹ thuật trồng rừng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng rừng trồng; - Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số mô hình rừng trồng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển các mô hình rừng trồng phù hợp với điều kiện kinh doanh rừng bền vững trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. 3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa khoa học 3 Đề tài cung cấp một cách có hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của rừng trồng tại địa điểm nghiên cứu. - Là tài liệu tham khảo cho việc đánh giá các mô hình trồng rừng tại các địa phương khác. * Ý nghĩa thực tiễn Các chỉ tiêu phân tích về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình trồng rừng ở khu vực nghiên cứu là cơ sở khoa học cho những đề xuất có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn trong việc phát triển rừng trồng Keo lai cho tỉnh Cao Bằng nói riêng và các vùng có điều kiện khí hậu tương tự Cao Bằng trên cả nước nói chung. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Trên thế giới Trồng rừng là 1 môn khoa học quan trọng trong công tác xây dựng rừng, nên các nhà khoa học ở các nước trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, có thể điểm qua 1 số công trình nghiên cứu điển hình sau đây: 1.1.1. Những kết quả nghiên cứu về lập địa Tập hợp kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, tổ chức Nông lương Quốc tế FAO đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng của rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào bốn nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là: 1) khí hậu, 2) địa hình, 3) loại đất, 4) hiện trạng thực bì. Điển hình là các công trình nghiên cứu của Julian Evans (1974 và 1992) Pandey (1983), Golcalves J.L.M và cs (2004). Khi nghiên cứu đặc điểm đất ở Châu Phi, Julian Evans (1974) cho rằng đất đai ở vùng nhiệt đới rất khác nhau về độ dầy tầng đất, cấu trúc vật lý đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng, phản ứng của đất (độ pH) và nồng độ muối. Vì thế, khả năng sinh trưởng của rừng trồng trên các loại đất ấy cũng khác nhau. Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của loài Thông P. patula ở Swaziland, Evans, J (1974) đã chứng minh khả năng sinh trưởng về chiều cao của loài cây này có quan hệ khá chặt (R=0.81) với các yếu tố địa hình và đất đai. Khảo sát rừng trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau, Pandey (1983) đã chỉ cho thấy Bạch đàn E. camaldulensis trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh từ 10-20 năm thường chỉ đạt từ 5-10m3/ha/năm, nhưng ở vùng nhiệt đới ẩm thì có thể đạt tới 30m3/ha/năm. Rõ ràng điều kiện lập địa khác nhau thì năng suất rừng trồng cũng khác nhau rõ rệt. Khi nghiên cứu về sản lượng rừng trồng Bạch đàn ở Brazil, Golcalves J.L.M và cộng sự (2004) cho rằng năng suất rừng trồng là sự kết hợp thích hợp giữa kiểu gen với điều kiện lập địa và kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, tác giả 5 còn chỉ cho thấy giới hạn của sản lượng rừng có liên quan đến các yếu tố môi trường theo thứ tự mức độ quan trọng sau đây: nước > dinh dưỡng > độ sâu tầng đất. Dẫn theo Lê Đình Khả, 1999 Pinso và Nasi (1991) đã đánh giá Keo lai tại Sabah một cách tổng hợp và chỉ ra rằng: cây lai có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu sự ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Họ cũng thấy sinh trưởng của cây Keo lai tự nhiên đời F1 tốt hơn xuất xứ Sabah của Keo tai tượng, song kém hơn xuất xứ ngoại lai như Oriomo (Papua New Guinea) hoặc Claudie River (Quensland, Australia), còn sinh trưởng của những cây đời F2 trở đi thì không đồng đều so với trị số trung bình và còn kém hơn cả Keo tai tượng, mặc dầu một số cây xuất sắc có khá hơn. Thông qua một số công trình nghiên cứu trên cho thấy việc xác định điều kiện lập địa phù hợp với từng loài cây trồng là rất cần thiết, đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng rừng trồng. 1.1.2. Những kết quả nghiên cứu về giống Giống là một vấn đề quan trọng bậc nhất để nâng cao năng suất rừng trồng nên nhiều nước trên thế giới đã đi trước chúng ta nhiều năm về vấn đề cải thiện giống cây rừng và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điển hình như ở Công Gô, bằng phương pháp lai nhân tạo đã tạo ra giống Bạch đàn lai (Eucalyptus hybrids) có năng suất đạt 35m3/ha/năm ở giai đoạn tuổi 7. Bằng con đường chọn lọc nhân tạo, Brazil đã chọn được giống Eucalyptus grandis đạt tới 55m3/ha/năm sau 7 năm trồng, ở Swaziland cũng đã chọn đựơc giống Pinuspatala sau 15 năm tuổi đạt 19m3/ha/năm (Pandey, 1983). Ở Zimbabwecũng đã chọn được giống E. grandis đạt từ 35-40m3/ha/năm, giống E. urophyllađạt trung bình tới 55m3/ha/năm, có nơi lên đến 70m3/ha/năm (Campinhos và Ikenmori, 1988). Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (A. mangium) và Keo lá tràm (A. auriculiformis), giống lai này được Messrs Herburn và Shim phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 trong số những cây 6 Keo tai tượng được trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah của Malaysia. Sau này Tham (1976) cũng coi đó là giống lai. Đến tháng 7 năm 1978 Pedgley đã xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm (dẫn theo Lê Đình Khả, 1999) . Dẫn theo Phùng Nhuệ Giang (2008): Keo lai tự nhiên cũng được phát hiện ở Papua New Guinea (Griffin, 1988), ở Malaysia và Thái Lan (Kijkar, 1992). Ngoài ra, từ năm 1992 ở Indonesia đã bắt đầu có thí nghiệm trồng Keo lai từ nuôi cấy mô cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm. Keo lai còn được tìm thấy ở vườn ươm Keo tai tượng (lấy giống từ Malaysia) tại Trạm nghiên cứu Jon-Pu của Viện nghiên cứu lâm nghiệp Đài Loan (Kiang Tao et al, 1989) và khu trồng Keo tai tượng tại Quảng ChâuTrung Quốc (dẫn theo Lê Đình Khả, 1999). Năm 1997 Somyos Kijkar, Montagu và các cộng sự (dẫn theo Vũ Tấn Phương, 2001đã nghiên cứu hình thái và sinh trưởng của Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm tại Trung tâm giống cây rừng ASEAN và loài bố mẹ được trồng ở tại Thái Lan. Thí nghiệm được trồng ở 3 vị trí những cấp tuổi khác nhau như: 4,5; 6,5; 9,5 tuổi. Trong đó cấp tuổi ở 6,5 và 9,5 được trồng từ hạt cây Keo lai, còn lại ở cấp tuổi 4,5 được trồng bằng cây nhân giống vô tính có chọn lọc. Kết quả chỉ ra rằng đặc tính hình thái của cây lai được thể hiện tính trung gian giữa cây bố và cây mẹ. Sinh trưởng giữa các loài cây đó được biến đổi rất lớn trong 3 nhóm và với cây bố mẹ. Giống lai sinh trưởng nhanh hơn giống bố mẹ, cây lai vô tính sinh trưởng nhanh nhất. 1.1.3. Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ Mật độ trồng rừng ban đầu là một trong những biện pháp kỹ thuật lâm sinh quan trọng có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất rừng trồng. Vấn đề này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau trên các dạng lập địa khác nhau, điển hình như: Công trình nghiên cứu của Evans, J.(1992), tác giả đã bố trí 4 công thức mật độ trồng khác nhau (2985 ;1680 ;1075 và 750 cây/ha) cho Bạch đàn E.deglupta ở Papua New Guinea, số liệu thu được sau 5 7 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) lại tăng theo chiều tăng của mật độ, có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng của rừng vẫn nhỏ hơn những công thức trồng mật độ cao. Tại Malaysia năm (1995) người ta tiến hành xây dựng rừng hỗn loài nhiều tầng trên 3 đối tượng: rừng tự nhiên, rừng Keo tai tượng và rừng Tếch với 23 loài bản địa có giá trị, trồng theo băng có chiều rộng khác nhau (10m, 20m, 30m, 40m) và phương thức hỗn giao khác nhau. Kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng chiều cao tốt ở băng 10m và 40m. Như vậy, mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ đến năng suất, chất lượng sản phẩm và chu kỳ kinh doanh, vì thế cần phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh cụ thể để xác định mật độ trồng cho thích hợp. 1.1.4. Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng Bón phân cho cây trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, điển hình như công trình nghiên cứu của Mello (1976) ở Brazil cho thấy Bạch đàn (Eucalyptus) sinh trưởng khá tốt ở công thức không bón phân, nếu bón NPK thì năng suất rừng trồng có thể tăng lên trên 50%. Trong một công trình nghiên cứu khác ở South Africa của Schonau (1985) về vấn đề phân bón cho bạch đàn Eucalyptus grandis đã cho thấy công thức bón 150gNPK/gốc với tỷ lệ N :P :K= 3 :2 :1 có thể nâng chiều cao trung bình của rừng trồng lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất. Đối với Thông P. caribeae ở Colombia, Bolstad và cộng sự (1988) cũng đã tìm thấy một vài loại phân có phản ứng tích cực mang lại hiệu quả rõ rệt cho rừng trồng như Potassium, Phosphate, Boron và Magnesium. Khi nghiên cứu phân bón cho rừng Thông P.caribeae ở CuBa, Herrero và cộng sự (1988) cũng cho thấy bón Phosphate đã nâng sản lượng từ 56m3 lên 69m3/ha sau 13 năm trồng. 8 1.1.5. Những kết quả nghiên cứu về chính sách thị trường Hiệu quả của công tác trồng rừng sản xuất trong đó hiệu quả về kinh tế là chủ yếu. Sản phẩm rừng trồng phải có được thị trường, phục vụ được cả mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời phương thức canh tác phải phù hợp với kiến thức bản địa và dễ áp dụng với người dân. Theo nghiên cứu của Thomas Enters và Patrick B. Durst (2001), để phát triển trồng rừng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài sự tập trung đầu tư về kinh tế và kỹ thuật còn phải nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chính sách và thị trường. Nhận biết được 2 vấn đề then chốt, đóng vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất nên tại các nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật... nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp ở cấp quốc gia hiện nay được tập trung vào thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trên quan điểm “Thị trường là chìa khoá của quá trình sản xuất”, các nhà kinh tế lâm nghiệp phân tích rằng, chính thị trường sẽ trả lời câu hỏi sẽ phải sản xuất cái gì và sản xuất cho ai? Khi thị trường có nhu cầu và lợi ích của người sản xuất được đảm bảo thì sẽ thúc đẩy được sản xuất phát triển tạo ra sản phẩm hàng hoá. Dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong những năm qua Liu Jinlong (2004) đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyến khích tư nhân phát triển trồng rừng như: - Rừng và đất rừng cần được tư nhân hoá. - Ký hợp đồng hoặc cho tư nhân thuê đất lâm nghiệp của nhà nước. - Giảm thuế đánh vào các lâm sản. - Đầu tư tái chính cho tư nhân trồng rừng. - Phát triển quan hệ hợp tác giữa các công ty với người dân để phát triển trồng rừng. Những công cụ mà tác giả đề xuất tương đối toàn diện từ khâu quản lý chung về vấn đề đất đai, thuế và cả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người dân. Có thể nói đây không chỉ là những đòn bẩy thúc đẩy tư nhân tham gia 9 trồng rừng mà còn gợi ý những định hướng quan trọng cho phát triển rừng trồng sản xuất tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các tác giả trên thế giới cũng quan tâm nhiều đến các hình thức khuyến khích trồng rừng. Điển hình có những nghiên cứu của Narong Mahanop (2004) ở Thailand, Ashadi và Nina Mindawati (2004) ở Indonesia... Qua những nghiên cứu của mình, các tác giả cho biết hiện nay 3 vấn đề được xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng tại các quốc gia Đông Nam Á chính là: - Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất. - Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ trồng rừng. - Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân. Đây cũng là những vấn đề mà các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam đã và đang quan tâm giải quyết để thu hút nhiều thành phần tham gia trồng rừng sản xuất, đặc biệt là khơi thông nguồn vốn tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cho trồng rừng. Vì vậy, quan điểm chung để phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao là trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong mỗi loại hình tổ chức kinh doanh sản xuất rừng trồng. Tóm lại : Điểm qua những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan cho thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu khá sâu và công phu. Tuy các công trình nghiên cứu ở các nước trên thế giới đã giải quyết khá đầy đủ các vấn đề có liên quan, nhưng hầu hết các công trình được nghiên cứu trong những hoàn cảnh sinh thái và các điều kiện kinh tế kỹ thuật hết sức khác nhau nên không thể ứng dụng một cách máy móc vào điều kiện cụ thể của nước ta nói chung cũng như ở Bảo Lạc, Cao Bằng nói riêng. 1.2. Ở Việt Nam Ngành lâm nghiệp nước ta đã có những đổi mới đáng kể trong những năm qua. Cùng với những đổi mới về công tác quản lý, các hoạt động nghiên 10 cứu khoa học về xây dựng và phát triển rừng cũng được quan tâm. Các chương trình dự án trồng rừng với quy mô lớn được thực hiện trên khắp cả nước với nhiều mô hình rừng trồng sản xuất được thử nghiệm và phát triển, nhiều biện pháp kỹ thuật đã được đúc rút và xây dựng quy trình, quy phạm phục vụ đắc lực cho công tác trồng rừng, trong đó có trồng rừng sản xuất. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu, đánh giá liên quan tới trồng rừng ở nước ta thuộc các lĩnh vực sau đây: 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu về lập địa Vấn đề xác định điều kiện lập địa thích hợp cho các loài cây trồng ở nước ta trong những năm gần đây đã được chú ý và đã được đề cập đến ở các mức độ khác nhau, nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (1994), khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ, các tác giả căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là đơn vị sử dụng đất, tiềm năng sản xuất của đất và độ thích hợp của cây trồng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng vùng Đông Nam Bộ có tiềm năng sản xuất kinh doanh lâm nghiệp khá lớn, diện tích đất thích hợp để phát triển các loài cây lâm nghiệp chiếm từ 70-80%. Đặc biệt, thích hợp để phát triển các loài cây cung cấp gỗ công nghiệp như một số loài Bạch đàn (Eucalyptus) và Keo (Acacia). Ngoài ra, vùng Đông Nam Bộ còn thích hợp để trồng rừng gỗ lớn như Tếch (Tectona grandis), Sao (Hopea odorata) và Dầu nước (D.alatus). Khi nghiên cứu tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam, Ngô Đình Quế và cộng sự (2001) cũng đã nhận định có 4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng công nghiệp, bao gồm: 1) đá mẹ và các loại đất; 2) độ dày tầng đất và tỷ lệ đá lẫn;3) độ dốc; 4)thảm thực vật chỉ thị. Khi nghiên cứu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã để phục vụ trồng rừng, Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2003) cũng đã xây dựng được bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá gồm 6 tiêu chí và 24 chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên và 5 tiêu chí về điều kiện kinh tế xã hội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng