Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả lành vết cắt tầng sinh môn trên sản phụ sinh thường của chế ph...

Tài liệu đánh giá hiệu quả lành vết cắt tầng sinh môn trên sản phụ sinh thường của chế phẩm từ nghệ tại bệnh viện đa khoa tỉnh kiên giang

.PDF
109
1
69

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- Nguyễn Hoàng Nguyên ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀNH VẾT CẮT TẦNG SINH MÔN TRÊN SẢN PHỤ SINH THƯỜNG CỦA CHẾ PHẨM TỪ NGHỆ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG Luận văn Thạc sĩ: Y học cổ truyền THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ Nguyễn Hoàng Nguyên ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀNH VẾT CẮT TẦNG SINH MÔN TRÊN SẢN PHỤ SINH THƯỜNG CỦA CHẾ PHẨM TỪ NGHỆ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG Ngành: Y học cổ truyền Mã số : 8720115 Luận văn Thạc Sĩ: Y học cổ truyền NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ BAY Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Hoàng Nguyên . . MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1 MỤC TIÊU............................................................................................................. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN KHOA HỌC ............................................................ 4 1.1 Quan điểm của y học hiện đại về sinh sản và chăm sóc hậu sản ................... 4 1.2 Quan điểm của Y học cổ truyền về chăm sóc hậu sản và vết thương .........10 1.3 Nghiên cứu về Nghệ và hoạt chất Curcumin ...............................................12 1.4 Công trình nghiên cứu về lành vết cắt TSM ................................................17 1.5 Chế phẩm nghiên cứu: .................................................................................18 1.6 Đánh giá vết thương cắt TSM......................................................................19 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................23 2.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 23 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 24 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ SỐ LIỆU......................................................................36 3.1 Đặc điểm chung của sản phụ trước nghiên cứu ...........................................36 3.2 Kết quả nghiên cứu lâm sàng .......................................................................38 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................50 4.1 Về thiết kết nghiên cứu ................................................................................50 4.2 Kết quả nghiên cứu ......................................................................................51 4.3 Điểm mạnh và hạn chế của đề tài ................................................................59 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ...................................................................................61 . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh ASEPSIS Thang điểm đánh giá vết thương lành và nhiễm trùng BMI Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) COX-2 Cyclooxygenase 2 EGF Yếu tố tăng trưởng biểu bì (Epidermal growth factor) IASP Hội nghiên cứu đau quốc tế (International Association for the Study of Pain) IGF-1 Yếu tố tăng trưởng giống Insline 1 (Iinsulin-like growth factor 1) IL-1 Interleukin 1 IL-6 Interleukin 6 IKK IκB kinase NF- (κ) B Nuclear factor kappa-light-chain-enhancer of activated B cells NO Nitric oxide NRS Thang điểm đau bằng số (Numeric Rating Scale for Pain) NSAID Thuốc kháng viêm không steroid PDGF Platelet-derived growth factor PI3K Phosphoinositide 3-kinase TGF- β Yếu tố tăng trưởng chuyển dạng β (Transforming growth factor β) TNF Yếu tố hoại tử khối u (Tumor necrosis factor) TNF-α Yếu tố hoại tử khối u alpha (Tumor necrosis factor alpha) ROS Gốc oxy tự do (Reactive oxygen species) Tiếng việt CMND Chứng minh nhân dân TSM Tầng sinh môn YHCT Y học cổ truyền . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Thang điểm ASEPSIS đánh giá lành vết thương và nhiễm trùng ............19 Bảng 3.1 Đặc điểm chung của sản phụ trước nghiên cứu .........................................36 Bảng 3.2: Đánh giá lành vết cắt TSM theo thang điểm ASEPSIS ...........................39 Bảng 3.3: Đánh giá tỉ lệ lành vết cắt TSM theo thang điểm ASEPSIS ....................41 Bảng 3.4: Đánh giá mức độ giảm đau theo thang điểm NRS ...................................43 Bảng 3.5: Mức độ co hồi tử cungtheo thang đo chiều cao tử cung...........................45 Bảng 3.6 Đặc điểm về sử dụng thuốc giảm đau và tác dụng không mong muốn sản phẩm nghệ .................................................................................................................46 Bảng 3.7: Mức độ hài lòng của sản phụ ....................................................................47 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 : Diễn biến điểm ASEPSIS của hai nhóm theo từng ngày ...............40 Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ điểm ASEPSIS của hai nhóm theo từng ngày……………. 42 Biểu đồ 3.3: Diễn biến điểm NRS của hai nhóm theo từng ngày .......................44 Biểu đồ 3.4 : Diễn biến chiều cao tử cung của hai nhóm theo từng ngày……….45 . . DANH MỤC HÌNH ẢNH– SƠ ĐỒ Hình 1.1 Các giai đoạn lành vết thương....................................................................10 Hình 1.2 Cấu trúc hoạt chất Curcumin ....................................................................13 Hình 1.3 Cơ chế tác dụng NF- (κ) B ........................................................................14 Hình 1.4 Cơ chế tác dụng Curcumin lên quá trình viêm ........................................15 Hình 1.5: Thang điểm cường độ đau dạng số .........................................................21 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cắt tầng sinh môn (TSM) được chỉ định trong trường hợp sinh con so, con to, sinh non [7, 12] với mục đích để thai sổ dễ dàng, không làm rách TSM và vết khâu liền tốt [17]. Vì vậy, cắt TSM là lựa chọn ưu việt tại thời điểm này để hỗ trợ sinh thường tốt nhất. Ghi nhận tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang năm 2016 có tổng số trường hợp sinh là 11.131 trong đó 58,62% sinh thường. Trong đó phần lớn được hỗ trợ cắt TSM. Trong quá trình chăm sóc vết thương sau khi cắt TSM, mục tiêu lành vết cắt TSM và giảm đau được đưa lên hàng đầu, không làm ảnh hưởng đến hoạt động và sinh hoạt của sản phụ và chăm sóc bé sơ sinh hàng ngày [12]. Tuy nhiên, chăm sóc vết cắt TSM không tốt dẫn đến nhiễm khuẩn và làm vết CTSM lành kém. Trong thời kỳ này, sản phụ bị hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau. Y học cổ truyền (YHCT) từ xưa đã hướng dẫn phương pháp chăm sóc sản phụ sau sinh và hướng dẫn sử dụng các loại dược liệu như: Hương phụ chế, Sài đất, Thục địa, Hoài sơn, Đảng sâm, Huỳnh kỳ, Nghệ nhằm mục đích bổ dưỡng, bổ huyết, tăng co hồi tử cung, sạch sản dịch, tăng tiết sữa…. Tuy nhiên, Nghệ được sử dụng nhiều vì đây không chỉ là thuốc mà còn là thực phẩm, gia vị, dễ kiếm và dễ dùng. Nghệ thường được sử dụng trong một số bệnh như dạ dày, vàng da, phụ nữ sau sinh nở. Nghệ giúp phá huyết ác, huyết tích, chỉ huyết và sinh cơ [6, 9] nên có thể được dùng cho sản phụ sau sinh qua đó giúp làm lành vết thương và giảm đau. Nghệ được dùng cả đường uống và dùng bôi ngoài da [6]. Trong quá trình phát triển, các nhà khoa học nghiên cứu thấy trong Nghệ có chứa các thành phần như: tinh dầu, chất màu Curcumin,… có tác dụng chống co thắt, giảm đau, lành vết loét điều dùng trong bệnh đau dạ dày, phụ nữ sinh nở đau bụng [6] viêm loét dạ dày, vết thương lâu liền miệng [11], rách âm đạo sau sinh [18] điều này khẳng định kinh nghiệm xưa của dân gian ta hoàn tòan có cơ . . 2 sở. Với mong muốn hiện đại hóa YHCT, cũng như thêm thuốc mới từ các hợp chất tự nhiên, ngày càng có nhiều thuốc được sản xuất từ Nghệ được sản xuất phục vụ cho nhu cầu điều trị nhằm khắc phục điểm yếu về tính sinh khả dụng. Vậy câu hỏi đặt ra là chế phẩm Nano Curcumin dùng đường uống có tác dụng chăm sóc lành vết thương và giảm đau cũng như có tác dụng tốt hơn bột nghệ khô tự nhiên trong hỗ trợ chăm sóc vết thương và giảm đau sau khi cắt TSM ở sản phụ sau sinh hay không? . . 3 MỤC TIÊU MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Khảo sát và so sánh hiệu quả điều trị vết thương cắt TSM trên sản phụ sinh thường bằng chế phẩm chiết xuất từ Nghệ và Nghệ tự nhiên. MỤC TIÊU CỤ THỂ 1. Xác định mức độ và tỉ lệ lành vết cắt TSM trên sản phụ sinh thường bằng chế phẩm chiết xuất từ Nghệ so với Nghệ tự nhiên. 2. Khảo sát mức độ giảm đau sau 5 ngày dựa vào thang điểm đau theo số (NRS) của chế phẩm chiết xuất từ Nghệ so với Nghệ tự nhiên và lượng thuốc giảm đau sử dụng trong quá trình lành vết cắt TSM (nếu có) 3. Xác định tác dụng ngoại ý (nếu có) trong thời gian điều trị vết thương cắt TSM trên sản phụ sinh thường bằng chế phẩm chiết xuất từ Nghệ. . . 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN KHOA HỌC 1.1 Quan điểm của Y học hiện đại về sinh sản và chăm sóc hậu sản 1.1.1 Sinh lý chuyển dạ, sổ thai bình thường [13] Khái niệm: chuyển dạ sinh là một quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ của thai được đẩy ra khỏi tử cung và đường sinh dục của người mẹ. Phân loại: - Sinh thường là cuộc chuyển dạ diễn ra bình thường theo sinh lý, thai nhi được sinh qua đường âm đạo, không can thiệp gì. - Sinh đủ tháng là cuộc chuyển dạ từ đầu tuần thứ 38\7 (259 ngày) đến cuối tuần thứ 41 (287 ngày). - Sinh non tháng khi tuổi thai từ 22 tuần (154 ngày) đến 36 tuần 6 ngày. - Thai già tháng khi tuổi thai quá 41 tuần (287 ngày). - Sẩy thai là sự chấm dứt thai nghén trước khi thai có thể sống được, thai dưới 22 tuần, nặng dưới 500g. Các đặc điểm chuyển dạ: chuyển dạ có 3 giai đoạn xóa mở cổ tử cung, sổ thai và sổ nhau. Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ sinh, rối loạn co bóp của tử cung có thể làm cho cuộc chuyển dạ bị kéo dài hoặc gây các tai biến cho người mẹ và cho thai nhi. Thời gian chuyển dạ : Ở người con so, thời gian chuyển dạ trung bình từ 16 – 20 giờ. Ở người con rạ, thời gian chuyển dạ sinh ngắn hơn, trung bình từ 8 – 12 giờ. Các cuộc chuyển dạ sinh quá 24 giờ gọi là chuyển dạ kéo dài Tổn thương trong sinh thường: rách TSM, rách âm đạo và rách tử cung [12]. 1.1.2 Thủ thuật cắt TSM [12] 1.1.2.1 Khái niệm cắt khâu TSM Mục đích cắt chủ động TSM để thai sổ dễ dàng, không làm rách TSM và vết khâu liền tốt [12], thủ thuật cắt TSM giúp hạn chế tổn thương nặng TSM trong quá trình sổ thai. 1.1.2.2 Chỉ định trong trường hợp:[7, 12] . . 5 - Người mẹ có TSM cứng, dày, hẹp, âm hộ và TSM phù nề do chuyển dạ kéo dài, thăm khám nhiều. - Trong các bệnh lý của mẹ cần cho thai phải sổ nhanh để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ: như suy tim, tiền sản giật, tăng huyết áp. - Thai nhi to toàn bộ hoặc đầu to, các kiểu sổ bất thường như sổ chẩm cùng, ngôi mặt, ngôi mông và thai non tháng, thai có nguy cơ bị ngạt. - Thực hiện các thủ thuật như foóc xép, giác hút, đỡ sinh ngôi mông… 1.1.2.3 Chống chỉ định: cắt TSM khi không lấy thai được đường dưới. 1.1.2.4 Chuẩn bị Người thực hiện: Nữ hộ sinh; Bác sĩ sản khoa Phương tiện, vật tư, thuốc: - Bộ cắt khâu TSM bao gồm: 1 kéo thẳng đầu tù, 1 kìm cặp kim, 1 panh đỡ kim, 1 panh sát trùng, 1 cốc đựng dung dịch sát trùng. - Chỉ khâu (chỉ vicryl rapid hoặc chỉ cat gut, lanh,...). - 10ml dung dịch sát trùng: povidin hoặc polyvidin… - 1 bơm tiêm 5ml - 1 ống Lidocain 2% Người bệnh: Kiểm tra toàn trạng, mạch, huyết áp, máu âm đạo. Phải chắc chắn không còn sót rau, tử cung co tốt, không rách âm đạo mới tiến hành khâu TSM. 1.1.2.5 Các bước tiến hành Thì 1: Sát trùng vùng âm hộ TSM Thì 2: Gây tê vùng TSM định cắt bằng Lidocain 2% 2ml +3ml nước cất. Nếu người bệnh đã được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau rồi thì không cần gây tê tại chỗ nữa. Thì 3: Cắt TSM: - Kỹ thuật mà nhiều người áp dụng là cắt chếch 450 tại vị trí 7 giờ. Sản phụ nằm tư thế đẻ thường, trong cơn co tử cung, khi TSM và âm hộ phồng căng hoặc khi kéo forceps, giác hút dùng một kéo thẳng và sắc cắt chéo 450 từ mép sau của . . 6 âm hộ (thường cắt ở bên phải của sản phụ). Cắt 2 – 4 cm tùy mức độ cần thiết. Đường cắt này sẽ cắt các cơ thắt âm hộ, cơ ngang nông và sâu, cùng với thành âm đạo và da dùng TSM. - Không cắt sâu tới cơ nâng hậu môn. - Không cắt ngang vị trí 9 giờ để tránh vào những tổ chức dễ chảy máu như tuyến Bartholin, các tổ chức xốp vùng âm hộ và cũng không cắt theo đường giữa để tránh nút thớ trung tâm vùng sinh môn, cơ thắt hậu môn và trực tràng. - Thường cắt 1 bên là đủ, nếu cần thiết thì cắt cả 2 bên. Thì 4: Khâu TSM: - Chỉ khâu TSM khi chắc chắn rau thai đã sổ, không sót rau, đã kiểm soát được đờ tử cung và các sang chấn đường sinh dục. - Nếu đường cắt TSM không rách thêm, chúng ta sẽ thực hiện 3 mũi khâu vắt bằng chỉ vicryl rapid: + Mũi khâu vắt thứ nhất bắt đầu từ trên vết cắt trong âm đạo 0,5cm ra tới gốc của màng trinh phía ngoài; khâu hết đến tận đáy kéo hai mép của âm đạo gốc của màng trinh sát vào nhau. + Mũi khâu vắt thứ hai: bắt đầu từ đỉnh của vết cắt TSM phía ngoài vào tới gốc của màng trinh phía trong. Khâu từ phần dưới da cho đến gốc của màng trinh phía trong. + Khâu vắt dưới da hoặc trong da để tạo cho sẹo TSM nhỏ và mềm mại. (Ở những cơ sở y tế không có chỉ đảm bảo cho khâu vắt chúng ta có thể khâu mũi rời với 3 thì khâu như trên. Lớp ngoài cùng nên khâu mũi rời bằng chỉ không tiêu và sẽ cắt chỉ ngoài da sau 5 ngày). Nếu vết rách sau ở trong âm đạo và rách sâu ở TSM thì chúng ta phải khâu mũi rời. Khâu da nên khâu luồn trong da bằng chỉ vicryl rapid để cho sẹo nhỏ và mềm mại. 1.1.2.5 Chăm sóc vết cắt TSM và theo dõi [13] Chăm sóc vết cắt TSM . . 7 - Mục đích: làm sạch và bảo vệ TSM, tránh nhiễm trùng TSM - Chuẩn bị: + Người thực hiện: Nữ hộ sinh hoặc y tá – điều dưỡng ( mũ, khẩu trang, áo choàng đầy đủ); Rửa tay đúng kỹ thuật + Nơi thực hiện: tại giường bệnh nhân nặng, bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim v.v… tránh đi lại) hoặc tại phòng làm vệ sinh khoa hậu sản + Sản phụ: nữ hộ sinh, y tá thông báo và giải thích cho sản phụ biết thủ thuật sẽ làm với sản phụ, hướng dẫn sản phụ đi lại, tiểu tiện trước khi chăm sóc. - Dụng cụ: + Xe đẩy dụng cụ + Kẹp dài làm thuốc vô khuẩn + Bông gòn vô khuẩn + Nước chín + Bốc hay ấm chứa nước + Bô dẹt, tấm nilon (nếu vệ sinh tại giường) - Các bước tiến hành + Nữ hộ sinh, y tá - điều dưỡng rửa tay + Hướng dẫn sản phụ tư thế sản khoa ( nếu làm vệ sinh tại giường sản phụ nằm đầu cao và lưng cao) + Kiểm tra băng vệ sinh để đánh giá sản dịch. + Dùng bông lau bộ phận sinh dục từ vết khâu lan dần ra xung quanh đồng thời xả nước + Thấm khô vết khâu, vị trí từ vết khâu thấm ra ngoài và kiểm tra vết khâu xem có gì bất thường không. Nếu có dấu hiệu bất thường báo cáo bác sĩ. . . 8 + Lau khô vùng rửa và xung quanh + Dùng băng vệ sinh + Làm vệ sinh 3 – 4 lần trong ngày và sau khi đại, tiểu tiện. + Cắt chỉ vết khâu theo chỉ định của bác sĩ - Đánh giá và ghi hồ sơ + Đánh giá tình trạng vết khâu TSM: sưng nề? màu đỏ, có mủ? + Liền vết thương tốt không? + Ghi kết quả vào phiều chăm sóc. - Hướng dẫn sản phụ và gia đình + Hướng dẫn cho sản phụ làm vệ sinh vùng sinh dục, hậu môn hàng ngày và sau khi đi đại, tiểu tiện. + Đi lại nhẹ nhàng khi chưa cắt và mới cắt chỉ + Dặn dò sản phụ đến khám nếu có bất thường. Xử trí tai biến - Chảy máu do có khoảng trống giữa các lớp khâu: khâu lại cho các lớp liền và ép vào nhau. - Nhiễm khuẩn: cắt chỉ TSM cách quãng, rửa sạch, sử dụng kháng sinh tại chỗ và toàn thân. - Trong quy trình chăm sóc hậu sản chăm sóc lành vết thương được đưa ra đánh giá quan trọng cho thành công của chăm sóc hậu sản. 1.1.3 Chăm sóc hậu sản: Hậu sản là khoảng thời gian 06 tuần sau khi sinh. Trong khoảng thời gian này, các cơ quan trong cơ thể người mẹ, nhất là cơ quan sinh dục sẽ dần trở về trạng thái bình thường như trước khi có thai, trừ tuyến vú vẫn phát triển để tiết . . 9 sữa. Thời kỳ hậu sản được đánh dấu bằng những hiện tượng chính là sự co hồi tử cung, sự tiết sản dịch, sự lên và tiết sữa và những thay đổi tổng quát khác [9] Trong vấn đề chăm sóc hậu sản, chăm sóc và phòng ngừa các biến chứng chảy máu và nhiễm trùng vết cắt TSM được quan tâm hàng đầu bên cạnh đó cần theo dõi và chăm sóc các vấn đề sau: chăm sóc tinh thần, vệ sinh, theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, co hồi tử cung, sản dịch và đại tiểu tiện, chăm sóc TSM, vú và sử dụng kháng sinh 1.1.4 Sinh lý vết thương Quá trình lành vết thương bình thường đặc trưng với bốn giai đoạn liên tiếp nhưng lại trùng lấp với nhau, các giai đoạn: - Giai đoạn đông máu (Haemostasis): bắt đầu xuất hiện vết thương và có thể kéo dài vài giờ sau đó. - Giai đoạn viêm ( Inflammation): từ 1 đến 3 ngày sau khi xuất hiện vết thương. Giai đoạn này các tế bào sừng (keratinocyte) kích hoạt các yếu tố interleukin-1 (IL-1), tumor necrosis factor-a (TNF-a) đồng thời tiểu cầu kích hoạt các yếu tố: epidermal growth factor (EGF), platelet-derived growth factor (PDGF), transforming growth factor-b (TGF-b), chemokines và đại thực bào giải phóng một số cytokine tiền viêm (IL-1 và IL-6) và các yếu tố tăng trưởng (FGF, EGF, TGF-b và PDGF). - Giai đoạn tái tạo (Proliferation): từ 4 đến 21 ngày sau khi xuất hiện vết thương. Giai đoạn này các EGF, TGF-a, và FGF kích thích sự di chuyển và tăng sinh tế bào biểu mô, dẫn đến sự khởi đầu tái tổ hợp vết thương. - Giai đoạn liền sẹo (Remodeling): từ 21 ngày đến 1 năm sau khi xuất hiện vết thương. . . 10 Hình 1.1 Các giai đoạn lành vết thương Vết thương lành nhanh nhất là vết thương vô khuẩn và được may kì đầu. Chăm sóc và xử lý vết thương phần mềm nhằm mục đích là loại trừ các yếu tố, tác nhân gây cản trở sự lành bình thường của vết thương 1.2 Quan điểm của Y học cổ truyền về chăm sóc hậu sản và vết thương 1.2.1 Chăm sóc hậu sản Trong y thư cổ của Việt Nam, bộ sách “Nam Dược Thần Hiệu” do Đại Y sư Tuệ Tĩnh biên soạn (thế kỉ XIV) [14] ghi chép trong phần Sản hậu: “Đàn bà sau khi sinh nở, tinh thần hao tổn, khí huyết kém hư, sinh lạc rời rạc, gân xương yếu đuối, toàn thân như cành liễu trước gió, như cá ngược dòng, lúc này nên chăm chú bồ dưỡng, buồng the khép kín, tính tình phải ôn hòa, tay chân thoải mái, nói năng nhỏ nhẹ, ăn uống điều độ kiên khem, quần áo ấm mát vừa phải, cẩn thận như thế thì bệnh sẽ tiêu tan, nếu sai phạm đôi chút thì nguy hại không nhỏ” đây là cách chăm sóc hướng dẫn cổ xưa. Ngoài ra, Y sư Tuệ Tĩnh còn hướng dẫn sản phụ cách chăm sóc và sử dụng các vị thuốc để phòng bệnh: “Khi sinh rồi dù có bệnh hay không bệnh, nên cho uống phòng trước thì các bệnh không sinh”. Y sư Tuệ Tĩnh sử dụng một số vị thuốc như Nghệ, Kinh giới, lá Quan âm để phòng bệnh . . 11 cho sản phụ, dùng Khương hoàng (Nghệ), lá Sen, Hồng hoa điều trị chóang đầu mờ mắt, dùng Gừng, Nghệ điều trị bụng đau do khí huyết xung lên,… Hải Thượng Lãn Ông (thế kỷ XVII) [15] trong cuốn Vệ sinh yếu quyết diễn ca (thượng) – phần Phụ nữ và Phần lĩnh nam bản thảo (thượng) ghi nhận: Uất kim có tác dụng "Khai kết thông kinh chữa bụng đau, lên da, hành huyết và thông khí” 1.2.2 Chăm sóc vết thương [16] Theo quan điểm của YHCT, vết thương lành hay không phụ thuộc vào tình trạng của khí, huyết và tạng phủ của cơ thể: - Khí: biểu hiện về đau, thoát mủ, vết thương sạch. Do vậy, nếu khí hư thì vết thương đau liên tục âm ỉ, không thoát mủ, bẩn; nếu khí lực đầy đủ thì vết thương đau ít, mủ thoát dễ dàng, vết thương tươi sạch. - Huyết: biểu hiện về sưng nóng, đỏ và lành vết thương. Nếu huyết ứ, huyết hư đều gây chảy máu, chảy nước vàng ở vùng tổn thương; nếu huyết không hư thì nơi tổn thương được nuôi dưỡng tốt cho nên vết thương mau lành… - Tỳ: liên quan tới cơ nhục, nhiếp huyết và sinh khí huyết của hậu thiên, trăm bệnh đều do Tỳ gây nên và ngược lại Tỳ ảnh hưởng trở lại tới trăm bệnh. Do vậy, nếu Tỳ tốt thì vết thương mau lành, ít chảy máu, dễ thoát mủ. - Can: tàng huyết, can chủ cân, chủ sơ tiết, khí huyết đầy đủ nuôi dưỡng cân mạch tốt, người bệnh thư thái, vận động dễ dàng nếu can tốt thì vết thương lành không ảnh hưởng tới vận động. - Tâm: chủ thần minh, tâm tốt thì huyết đầy đủ, giấc ngủ ngon, mau phục hồi sinh lực. Như vậy đối với sản phụ việc chăm sóc vết thương phần mềm tại âm đạo chỉ là một phần trong hỗ trợ phục hồi sức khỏe sản phụ sau khi vượt cạn. Tuy nhiên, việc chăm sóc này có tốt thì mới giúp được sản phụ tránh các biến chứng như nhiễm trùng hậu sản. . . 12 1.3 Nghiên cứu về Nghệ và hoạt chất Curcumin 1.3.1 Nghiên cứu về Nghệ (Nghệ vàng) Tác giả Phạm Hoàng Hộ [3] đã thống kê về Nghệ tại Việt Nam gồm 16 loại, trong đó Nghệ - Nghệ vàng với tên khoa học Curcuma longa L. (Curcuma domestica Lour). Nghệ thuộc họ Gừng (zingiberaceae). Thành phần hóa học của Nghệ: [6] - Chất màu curcumin 0.3%, tinh thể nâu đỏ, ánh tím, không tan trong nước, tan trong rượu, ête, clorofoc. Tan trong axit (màu đỏ tươi), trong kiềm (màu đỏ rồi ngả tím), trong chất béo (dùng để nhuộm các chất béo) - Tinh dầu 1-5% màu vàng nhạt, mùi thơm. - Tinh bột, canxi oxalat, chất béo. - Củ nghệ chứa 8-10% nước, 6-8% chất vô cơ, 40-50% tinh bột nhựa Tác dụng YHCT [11] - Tính vị, qui kinh: Tân, khổ, ôn. Vào các kinh can tỳ. - Công năng: Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. - Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch, kết hòn cục, hoặc ứ huyết do sang chấn; viêm loét dạ dày; vết thương lâu liền miệng. - Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 – 12 g, dạng thuốc sắc hoặc bột. Dùng ngoài dưới dạng dịch tươi bôi vào vết thương để chóng lên da non. - Kiêng kỵ: Cơ thể suy nhược, không có ứ trệ, không nên dùng. 1.3.2 Nghiên cứu về hoạt chất Curcumin Curcumin là polyphenol kỵ nước có cấu trúc diferuloylmethan và là hoạt chất chính có tác dụng sinh học của củ Nghệ. Curcumin là một hỗn hợp gồm diferuloylmethan (77%), demethoxyCurcumin (18%) và bisdemethoxyCurcumin (5%) [6]. Các Curcuminoid chính có trong củ Nghệ (Hình 1.2): diferuloylmethan (77%) có hai vòng aryl với một nhóm methoxy và một nhóm hydroxyl trên mỗi vòng. Tương tự khung cấu trúc này, có một số thay đổi của nhóm methoxy hoặc .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất