Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá hiệu quả giảm lo âu thi cử của nhĩ châm loa tai bên không thuận các huy...

Tài liệu Đánh giá hiệu quả giảm lo âu thi cử của nhĩ châm loa tai bên không thuận các huyệt master não, v point và thư giãn trên sinh viên y khoa đại học y dược thành phố hồ chí minh

.PDF
93
1
149

Mô tả:

. BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM LO ÂU THI CỬ CỦA NHĨ CHÂM LOA TAI BÊN KHÔNG THUẬN CÁC HUYỆT MASTER NÃO, V-POINT VÀ THƯ GIÃN TRÊN SINH VIÊN Y KHOA ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Khoa Y học cổ truyền Chủ trì nhiệm vụ: PGS.TS.TRỊNH THỊ DIỆU THƯỜNG BS.PHẠM ĐỨC THẮNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2020 . . ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM LO ÂU THI CỬ CỦA NHĨ CHÂM LOA TAI BÊN KHÔNG THUẬN CÁC HUYỆT MASTER NÃO, V-POINT VÀ THƯ GIÃN TRÊN SINH VIÊN Y KHOA ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Cơ quan chủ quản (ký tên và đóng dấu) Chủ trì nhiệm vụ (ký tên) Cơ quan chủ trì nhiệm vụ (ký tên và đóng dấu) Thành phố Hồ Chí Minh – 2020 . . CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 12 năm 2020 BÁO CÁO THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả giảm lo âu thi cử của nhĩ châm loa tai bên không thuận các huyệt master não, v-point và Thư giãn trên sinh viên y khoa Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Thuộc lĩnh vực: Y học cổ truyền 2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: Họ và tên: TRỊNH THỊ DIỆU THƯỜNG Ngày, tháng, năm sinh: 02/08/1980 Nam/ Nữ: Nữ Học hàm, học vị: Phó giáo sư – Tiến sĩ Chức danh khoa học: ......................Chức vụ: Trưởng khoa Y học cổ truyền Điện thoại: 093 300 0880 E-mail: [email protected] Tên tổ chức đang công tác: Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y dược TPHCM Địa chỉ tổ chức: 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TPHCM Địa chỉ nhà riêng: 280/5 Huỳnh Văn Bánh, phường 11, quận Phú Nhuận, TP.HCM Đồng chủ nhiệm nhiệm vụ: Họ và tên: PHẠM ĐỨC THẮNG Ngày, tháng, năm sinh: 06/08/1992 Nam/ Nữ: Nam Học hàm, học vị/Trình độ chuyên môn: Bác sĩ nội trú Điện thoại: 036 381 1640 E-mail: [email protected] Tên tổ chức đang công tác: Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y dược TPHCM Địa chỉ tổ chức: 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TPHCM Địa chỉ nhà riêng: 248 Nguyễn Tiểu La, phường 8, quận 10, TPHCM 3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ(1): Tên tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Khoa Y học cổ truyền Điện thoại: (+84-28) 3844 2756 - 3846 8938 Fax: (+84-28) 3844 4977 E-mail: [email protected] Website: https://tradmed.ump.edu.vn/ Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú nhuận, TPHCM 1 Tên Khoa hoặc Trung tâm, đơn vị - nơi quản lý trực tiếp cá nhân làm chủ nhiệm đề tài. . . 4. Tên cơ quan chủ quản đề tài: Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN 1. Thời gian thực hiện nhiệm vụ: - Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 11 năm 2020 - Thực tế thực hiện: từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 11 năm 2020. - Được gia hạn (nếu có): Từ tháng…. năm…. đến tháng…. năm…. 2. Kinh phí và sử dụng kinh phí: a) Tổng số kinh phí thực hiện: 28.72 tr.đ, trong đó: + Kính phí hỗ trợ từ ngân sách khoa học của nhà trường: 10.0 tr.đ. + Kinh phí từ các nguồn khác: 18.72 tr.đ. b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách khoa học: Số TT Theo kế hoạch Thực tế đạt được Ghi chú Thời gian Kinh phí Thời gian Kinh phí (Tháng, năm) (Tr.đ) (Tháng, năm) (Tr.đ) 1 01/2020 7.0 01/2020 7.0 2 04/2020 3.0 04/2020 3.0 (Số đề nghị quyết toán) c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi: Đơn vị tính: Triệu đồng Số TT Nội dung các khoản chi Theo kế hoạch Thực tế đạt được Tổng NSKH Nguồn khác Tổng NSKH Nguồn khác 1 Trả công lao động (khoa học, phổ thông) 25.19 10 15.19 25.19 10 15.19 2 Nguyên, vật liệu, năng lượng 0.27 0 0.27 0.27 0 0.27 3 Thiết bị, máy móc 0 0 0 0 0 0 4 Xây dựng, sửa chữa nhỏ 0 0 0 0 0 0 5 Chi khác 3.26 0 3.26 3.26 0 3.26 28.72 10 18.72 28.72 10 18.72 Tổng cộng . . 3. Tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ: Không 4. Cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ: Số TT 1 Tên cá nhân đăng ký theo Thuyết minh Tên cá nhân đã tham gia thực hiện Nội dung tham gia chính Sản phẩm chủ yếu đạt được Trịnh Thị Diệu Thường Trịnh Thị Diệu Thường Nghiên cứu tổng quan, Đánh giá thực trạng, Nhĩ châm đối tượng nghiên cứu, Xử lý và phân tích số liệu, Đề xuất giải pháp, kiến nghị, Tổng kết và đánh giá - Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài nghiên cứu khoa học - Nhĩ châm 10 người tình nguyện 2 Phạm Đức Thắng Phạm Đức Thắng Nghiên cứu tổng quan, Đánh giá thực trạng, Thu thập thông tin, Đề xuất giải pháp, kiến nghị, Tổng kết và đánh giá Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài nghiên cứu khoa học 3 Nguyễn Văn Đàn Nguyễn Văn Đàn Xử lý và phân tích số liệu Kết quả xử lý số liệu 4 Phạm Thị Bình Minh Phạm Thị Bình Minh Nhĩ châm đối tượng nghiên cứu Nhĩ châm 11 người tình nguyện 5 Bùi Phạm Minh Bùi Phạm Mẫn Minh Mẫn Nhĩ châm đối tượng nghiên cứu Nhĩ châm 11 người tình nguyện . Ghi chú* . 5. Hợp tác quốc tế: Không 6. Tổ chức hội thảo, hội nghị: Không 7. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu: (Nêu tại mục .....của đề cương, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo sát trong nước và nước ngoài) Thời gian Số TT Các nội dung, công việc chủ yếu (Các mốc đánh giá chủ yếu) (Bắt đầu, kết thúc - tháng … năm) Theo kế hoạch Thực tế đạt được Người, cơ quan thực hiện 1 Nghiên cứu tổng quan 12/201901/2020 12/201901/2020 Trịnh Thị Diệu Thường, Phạm Đức Thắng 2 Đánh giá thực trạng 01/202005/2020 01/202005/2020 Trịnh Thị Diệu Thường, Phạm Đức Thắng 3 Thu thập thông tin, tài liệu, dữ 05/2020liệu; xử lý số liệu, phân tích 08/2020 thông tin, tài liệu, dữ liệu 05/202008/2020 Trịnh Thị Diệu Thường, Phạm Đức Thắng, Phạm Thị Bình Minh, Bùi Phạm Minh Mẫn, Nguyễn Văn Đàn 4 Đề xuất giải pháp, kiến nghị 08/202011/2020 08/202011/2020 Trịnh Thị Diệu Thường, Phạm Đức Thắng 5 Tổng kết, đánh giá 11/202011/2020 11/202011/2020 Trịnh Thị Diệu Thường, Phạm Đức Thắng . . III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI 1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra: a) Sản phẩm Dạng I: Không b) Sản phẩm Dạng II: Yêu cầu khoa học Số TT 1 cần đạt Tên sản phẩm Báo cáo tổng kết đề tài Theo Thực tế kế hoạch đạt được Ghi chú Được Hội đồng chấp thuận - Lý do thay đổi (nếu có): c) Sản phẩm Dạng III: Yêu cầu khoa học Số TT 1 Tên sản phẩm Bài báo Số lượng, nơi công bố cần đạt Theo Thực tế kế hoạch đạt được Được đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước có uy tín Được đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước có uy tín (Tạp chí, nhà xuất bản) Số lượng 02 Nơi công bố: tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Lý do thay đổi (nếu có): d) Kết quả đào tạo: Số Cấp đào tạo, TT Chuyên ngành đào tạo 1 Bác sĩ nội trú Y học cổ truyền . Số lượng Ghi chú Theo Thực tế (Thời gian kế hoạch đạt được kết thúc) 01 01 Tháng 12/2019 . - Lý do thay đổi (nếu có): đ) Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Không e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế Địa điểm Số Tên kết quả TT đã được ứng dụng 1 Nhĩ châm các huyệt Master não, V-point và Thư giãn bên không thuận làm giảm mức độ lo âu thi cử ở sinh viên y khoa Đại học Y Dược TPHCM Thời gian (Ghi rõ tên, địa chỉ nơi ứng dụng) 08/2020 Khoa Y học cổ truyền Đại học Y Dược TPHCM Kết quả sơ bộ Kết quả đề tài được ứng dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học 2. Đánh giá về hiệu quả do đề tài mang lại: Hiệu quả về khoa học và công nghệ: Kết quả nghiên cứu góp phần chứng minh hiệu quả giảm lo âu thi cử của nhĩ châm, là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về hiệu quả điều trị của nhĩ châm cũng như về các phương pháp can thiệp giảm lo âu thi cử. 3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài: Số TT Nội dung I Báo cáo tiến độ II Báo cáo giám định giữa kỳ . Thời gian thực hiện 06/2020 Ghi chú (Tóm tắt kết quả, kết luận chính, người chủ trì…) Tiến độ thực hiện công việc và những kết quả đạt được về nghiên cứu tổng quan, báo cáo thực trạng vấn đề cần nghiên cứu đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu trong kỳ báo cáo. . Chủ nhiệm đề tài (Họ tên, chữ ký) Trịnh Thị Diệu Thường Phạm Đức Thắng . Thủ trưởng tổ chức chủ trì (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) . MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... i DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. iii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ............................................................. 4 1.1. Lo âu thi cử ................................................................................................ 4 1.2. Nhĩ châm .................................................................................................. 13 1.3. Các đề tài nghiên cứu liên quan ............................................................... 20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 25 2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 25 2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 25 2.3. Dụng cụ dùng trong nghiên cứu ............................................................... 27 2.4. Liệt kê và định nghĩa biến số ................................................................... 27 2.5. Phương pháp can thiệp ............................................................................. 29 2.6. Vấn đề y đức trong nghiên cứu ................................................................ 31 2.7. Phương pháp thống kê.............................................................................. 32 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................... 33 3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu .................................................................... 33 3.2. Sự thay đổi mức độ lo âu thi cử ............................................................... 38 3.3. Sự thay đổi tần số tim và huyết áp ........................................................... 42 3.4. Tác dụng không mong muốn của nhĩ châm ............................................. 47 3.5. Kết quả thi Giải phẫu ............................................................................... 48 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 49 4.1. Bàn luận về đặc điểm dân số nghiên cứu ................................................. 49 4.2. Bàn luận về hiệu quả giảm lo âu thi cử của nhĩ châm ............................. 51 . . 4.3. Bàn luận về sự thay đổi tần số tim ........................................................... 56 4.4. Bàn luận về sự thay đổi huyết áp ............................................................. 58 4.5. Bàn luận về kết quả thi ............................................................................. 59 4.6. Bàn về sự an toàn của nhĩ châm ............................................................... 60 4.7. Hạn chế của đề tài .................................................................................... 61 4.8. Những điểm mới và ứng dụng của đề tài ................................................. 61 KẾT LUẬN .................................................................................................... 63 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ABVN Auricular branches of the vagus nerve – Nhánh tai của thần kinh phế vị ANS Autonomic nervous system – Hệ thần kinh tự chủ BN Bệnh nhân CT Công thức CCK Cholecystokinin CRF Corticotropin releasing factor – Yếu tố giải phóng corticotropin ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ĐM Động mạch HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương NTS Nucleus of the solitary tract – Nhân bó đơn độc NĐR Nhu động ruột STAI State-Trait anxiety inventory – Thang tự đánh giá lo âu của Spielberg SV Sinh viên TK Thần kinh TST Tần số tim TB Trung bình TM Tĩnh mạch VAS Visual Analogue Scale – Thang đo dạng nhìn YHCT Y học cổ truyền YHHĐ Y học hiện đại i . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các triệu chứng liên quan đến lo âu thi cử ...................................... 5 Bảng 1.2: Một số phương pháp trị liệu lo âu thi cử theo Moshe Zeidner ........ 9 Bảng 2.1: Biến số độc lập dùng trong nghiên cứu ......................................... 27 Bảng 2.2: Biến số phụ thuộc dùng trong nghiên cứu ..................................... 28 Bảng 2.3: Vị trí và chức năng của các huyệt sử dụng .................................... 30 Bảng 3.1: Mức độ nhân cách lo âu theo giới tính .......................................... 35 Bảng 3.2: Mức độ lo âu thi cử thời điểm I theo giới ...................................... 36 Bảng 3.3: Mức độ lo âu thi cử thời điểm I theo mức độ nhân cách lo âu ...... 36 Bảng 3.4: TST, HATT và HATTr thời điểm I theo giới tính......................... 37 Bảng 3.5: TST, HATT và HATTr thời điểm I theo mức độ nhân cách lo âu 37 Bảng 3.6: Điểm VAS-100 theo giới từng thời điểm ...................................... 38 Bảng 3.7: Điểm VAS-100 theo mức độ nhân cách lo âu từng thời điểm ...... 39 Bảng 3.8: Giá trị p so sánh điểm VAS-100 giữa các thời điểm ..................... 40 Bảng 3.9: Điểm STAI-Y1 theo giới từng thời điểm ...................................... 40 Bảng 3.10: Điểm STAI-Y1 theo mức độ nhân cách lo âu từng thời điểm..... 41 Bảng 3.11: Giá trị p so sánh điểm STAI-Y1 giữa các thời điểm ................... 42 Bảng 3.12: TST từng thời điểm theo giới ...................................................... 42 Bảng 3.13: TST từng thời điểm theo mức độ nhân cách lo âu....................... 43 Bảng 3.14: Giá trị p so sánh TST giữa các thời điểm .................................... 44 Bảng 3.15: HATT và HATTr từng thời điểm theo giới ................................. 44 Bảng 3.16: HATT và HATTr từng thời điểm theo mức độ nhân cách lo âu . 45 Bảng 3.17: Giá trị p so sánh HATT và HATTr giữa các thời điểm ............... 46 Bảng 3.18: Tác dụng không mong muốn của nhĩ châm ................................. 47 Bảng 4.1: Mức độ giảm lo âu tình thế sau can thiệp qua các nghiên cứu ...... 52 ii . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Thang điểm VAS-100 ...................................................................... 8 Hình 1.2: Phân bố ĐM của loa tai .................................................................. 15 Hình 2.1: Tiến trình thực hiện ........................................................................ 30 Hình 2.2: Vị trí các huyệt sử dụng ................................................................. 31 Hình 4.1: Vai trò của các chất dẫn truyền TK khác nhau trong lo âu ............ 54 Hình 4.2: Cấu tạo thụ thể GABAA ................................................................. 55 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Đặc điểm về giới tính của dân số nghiên cứu............................ 33 Biểu đồ 3.2: Đặc điểm về mức độ nhân cách lo âu của dân số nghiên cứu ... 34 Biểu đồ 3.3: Điểm VAS-100 đo vào từng thời điểm...................................... 39 Biểu đồ 3.4: Điểm STAI-Y1 đo vào từng thời điểm ...................................... 41 Biểu đồ 3.5: TST đo vào từng thời điểm ........................................................ 43 Biểu đồ 3.6: HATT và HATTr đo vào từng thời điểm .................................. 46 Biểu đồ 3.7: Kết quả thi Giải phẫu của dân số nghiên cứu ............................ 48 iii . . ĐẶT VẤN ĐỀ Lo âu thi cử là một dạng của lo âu tình thế và được báo cáo vấn đề thường gặp ở sinh viên đại học. Một nghiên cứu tại Canada cho thấy tỉ lệ sinh viên đã từng lo âu trong thi cử là 38,5% (30,0% nam giới, 46,3% nữ giới) và thay đổi theo các ngành học [12]. Tỉ lệ này ở SV y khoa khá cao [20]. Các sinh viên y khoa hầu hết đều biểu hiện lo âu thi cử mức độ trung bình trở lên, trong đó các sinh viên nữ có biểu hiện triệu chứng nhiều hơn sinh viên nam [24]. Tất cả các loại kiểm tra và các kỳ thi đều có thể gây ra mức độ khác nhau của lo âu. Lo âu thi cử thường dẫn đến các triệu chứng sinh lý và tinh thần không mong muốn và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thành tích học tập [10],[24]. Các liệu pháp nhận thức và hành vi đã được chứng minh sự hiệu quả trong việc giảm lo âu và căng thẳng trong kỳ thi của các sinh viên đại học [29]. Một vài phương pháp còn được công bố là cải thiện việc làm bài thi [33]. Tuy nhiên, các phương pháp này tốn nhiều thời gian, điều này làm cho việc sử dụng thường xuyên các biện pháp can thiệp nhận thức và hành vi trong điều trị lo âu ngay trước khi một kỳ thi sắp tới trở nên khó khăn [22]. Đã có một số nghiên cứu chứng minh nhĩ châm có hiệu quả trong điều trị các lo âu tình thế như lo âu nha khoa và lo âu tiền phẫu [19],[27],[43]. Đối với lo âu thi cử, những nghiên cứu về hiệu quả điều trị của nhĩ châm còn rất hạn chế. Cho đến nay, chỉ có một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng được tiến hành và cho thấy nhĩ châm làm giảm mức độ lo âu thi cử ở sinh viên y khoa. Tác giả Klausenitz và các cộng sự trong nghiên cứu này đã châm cả 2 bên loa tai, mỗi bên 5 huyệt [22]. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tác dụng của nhĩ châm đối với các loại lo âu tình thế khác đều cho thấy châm các huyệt Master não, Vpoint và Thư giãn loa tai bên không thuận đã cho tác dụng giảm lo âu [19],[27], 1 . . và cũng không có sự khác biệt đáng kể giữa tác dụng của nhĩ châm một bên và hai bên trong điều trị bệnh [6], trong khi nhĩ châm một bên ít xâm lấn hơn. Câu hỏi đặt ra là “Liệu nhĩ châm các huyệt Master não, V-point và Thư giãn loa tai bên không thuận có làm giảm mức độ lo âu thi cử của sinh viên y khoa Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh?”. Đó là lý do chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này. 2 . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát:  Đánh giá hiệu quả giảm lo âu thi cử của nhĩ châm loa tai bên không thuận các huyệt Master não, V-point và Thư giãn trên sinh viên y khoa Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu cụ thể:  Đánh giá tác dụng giảm mức độ lo âu thi cử của nhĩ châm loa tai bên không thuận các huyệt Master não, V-point và Thư giãn trên sinh viên y khoa Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.  Đánh giá tác dụng ngăn ngừa sự gia tăng nhịp tim do lo âu thi cử của nhĩ châm loa tai bên không thuận các huyệt Master não, V-point và Thư giãn trên sinh viên y khoa Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.  Đánh giá tác dụng ngăn ngừa sự gia tăng huyết áp do lo âu thi cử của nhĩ châm loa tai bên không thuận các huyệt Master não, V-point và Thư giãn trên sinh viên y khoa Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 3 . . CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN 1.1. Lo âu thi cử 1.1.1. Khái niệm Lo âu là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị và bứt rứt, không thể ngồi yên hoặc đứng yên một chỗ [2]. Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy ra và cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa [2]. Lo âu tình thế là lo âu xuất hiện trong những tình huống chuyên biệt có thể tiên đoán được [2]. Lo âu thi cử là một dạng của lo âu tình thế, đặc trưng với các triệu chứng bản thể, nhận thức và hành vi của lo âu trong quá trình chuẩn bị cũng như trong lúc làm bài thi [10]. 1.1.2. Lo âu và đáp ứng “báo động” của hệ TK giao cảm Các nhà nghiên cứu tin rằng cảm giác lo âu chuẩn bị cho cơ thể về mặt thể chất, nhận thức và hành vi để phát hiện và đối phó với các mối đe dọa [7]. Điều này gây ra đáp ứng “báo động” của hệ thần kinh giao cảm. Khi đó, phần lớn hệ giao cảm bị kích thích cùng một lúc, làm cho hoạt động chức năng các cơ quan tăng ở một mức độ cực đại, để cơ thể chống lại các tác động vào cơ thể. Mục đích của giao cảm là cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể, trong tình trạng cơ thể bị tác động mạnh. Đáp ứng này có ý nghĩa tự vệ quan trọng [3]. 4 . . 1.1.3. Biểu hiện của lo âu thi cử Các biểu hiện của lo âu thi cử rất đa dạng, bao gồm các triệu chứng bản thể, hành vi và cảm xúc (Bảng 1.1). Bảng 1.1: Các triệu chứng liên quan đến lo âu thi cử [36] Triệu chứng bản thể Triệu chứng hành vi Triệu chứng cảm xúc Vã mồ hôi Khó tập trung, chú ý và gợi nhớ, gây Phát biểu tiêu cực Đổ mồ hôi tay cản trở cho việc: Có những kỳ vọng bi quan Đau đầu - Đọc hiểu các yêu cầu của bài thi Thờ ơ và không có động lực Đau bụng - Gợi lại từ ngữ, sự việc và khái niệm So sánh bản thân với người Buồn nôn - Thiết lập ý nghĩ và câu trả lời khác một cách tiêu cực Chân tay run rẩy Làm bài khá tệ khi mà nội dung bài thi Đưa ra những lý do biện Nhịp tim nhanh - Đã học minh cho việc làm bài Choáng váng - Đã nắm vững trước đó không tốt Căng cơ Phát ngôn không phù hợp, bồn chồn, Thể hiện sự tránh né và sợ lúng túng, nhìn chằm chằm, gõ nhịp, hãi đối với thi cử Máy cơ (Tics) khóc, và nói nhanh Da ửng đỏ Đặt nhiều câu hỏi không cần thiết về Khó ngủ vấn đề thi cử Ăn không ngon Tinh thần bị ức chế Cảm thấy choáng ngợp Than phiền về nội dung bài thi Tìm sự trợ giúp không cần thiết từ người khác Gian lận Giả bệnh và vắng mặt trong ngày thi 5 . . 1.1.4. Mức độ lo âu thi cử và một số thang điểm đánh giá 1.1.4.1. Mức độ lo âu thi cử Đối với mỗi cá nhân, mức độ lo âu dựa trên khả năng những điều tồi tệ xảy ra và năng lực đương đầu của họ. Niềm tin của một người về năng lực của mình là một dạng tự nhận thức, đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích xem tình huống đó có đe dọa hay không. Khi một người cảm giác năng lực của họ thấp, họ có thể dự đoán các kết quả tiêu cực như thất bại, trong những điều kiện không chắc chắn. Thi cử vì thế được xem là mối đe dọa nhiều hơn bởi các SV có năng lực thấp [32]. 1.1.4.2. Một số thang điểm đánh giá mức độ lo âu thi cử a) Thang điểm Westside (Westside Test Anxiety Scale) [11] Thang điểm Westside gồm 10 mục được đề xuất bởi Richard Driscoll là thang điểm tự đánh giá về tình trạng lo âu và những nhận thức ảnh hưởng đến việc làm bài thi, mỗi mục có 5 mức độ trả lời. Hầu hết các mục của thang điểm này trực tiếp đánh giá về vấn đề giảm khả năng làm bài hoặc về cảm giác lo lắng gây trở ngại cho việc tập trung. Các triệu chứng của stress sinh lý không được bao gồm trong thang đo. Thang điểm Westside có độ nhạy cao trong việc đo lường suy nhược do lo âu. b) Thang điểm Cassady-Johnson (Cassady-Johnson Cognitive Test Anxiety Scale) [9] Thang điểm được phát triển bởi Jerrell C. Cassady và Ronald E. Johnson, chỉ đo lường riêng về khía cạnh nhận thức của lo âu thi cử, gồm 27 mục, mỗi mục có 4 mức độ trả lời. Thang điểm bao gồm luôn cả các mục biểu thị mức độ thấp lẫn các mục biểu thị mức độ cao của lo âu thi cử. 6 .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất