Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả giảm lo âu thi cử của nhĩ châm loa tai bên không thuận các huy...

Tài liệu đánh giá hiệu quả giảm lo âu thi cử của nhĩ châm loa tai bên không thuận các huyệt master não, v point và thư giãn trên sinh viên y khoa đại học y dược thành phố hồ chí minh

.PDF
91
2
58

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- PHẠM ĐỨC THẮNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM LO ÂU THI CỬ CỦA NHĨ CHÂM LOA TAI BÊN KHÔNG THUẬN CÁC HUYỆT MASTER NÃO, V-POINT VÀ THƢ GIÃN TRÊN SINH VIÊN Y KHOA ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- PHẠM ĐỨC THẮNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM LO ÂU THI CỬ CỦA NHĨ CHÂM LOA TAI BÊN KHÔNG THUẬN CÁC HUYỆT MASTER NÃO, V-POINT VÀ THƢ GIÃN TRÊN SINH VIÊN Y KHOA ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Y học cổ truyền Mã số: 8720115 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS.BS TRỊNH THỊ DIỆU THƢỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Tp Hồ chí minh, ngày 28 tháng 08 năm 2019 Người viết báo cáo Phạm Đức Thắng . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................i DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................iv ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................... 4 1.1. Lo âu thi cử ..........................................................................................................4 1.2. Nhĩ châm ............................................................................................................13 1.3. Các đề tài nghiên cứu liên quan .........................................................................21 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 26 2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................26 2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................26 2.3. Dụng cụ dùng trong nghiên cứu .........................................................................27 2.4. Liệt kê và định nghĩa biến số .............................................................................28 2.5. Phương pháp can thiệp .......................................................................................30 2.6. Vấn đề y đức trong nghiên cứu ..........................................................................32 2.7. Phương pháp thống kê........................................................................................33 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 34 3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ..............................................................................34 3.2. Sự thay đổi mức độ lo âu thi cử .........................................................................39 3.3. Sự thay đổi tần số tim và huyết áp .....................................................................43 3.4. Tác dụng không mong muốn của nhĩ châm .......................................................48 3.5. Kết quả thi Giải phẫu .........................................................................................49 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................... 50 4.1. Bàn luận về đặc điểm dân số nghiên cứu ...........................................................50 4.2. Bàn luận về hiệu quả giảm lo âu thi cử của nhĩ châm .......................................52 . . 4.3. Bàn luận về sự thay đổi tần số tim .....................................................................57 4.4. Bàn luận về sự thay đổi huyết áp .......................................................................58 4.5. Bàn luận về kết quả thi .......................................................................................59 4.6. Bàn về sự an toàn của nhĩ châm .........................................................................60 4.7. Hạn chế của đề tài ..............................................................................................61 4.8. Những điểm mới và ứng dụng của đề tài ...........................................................61 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 63 KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ABVN Auricular branches of the vagus nerve – Nhánh tai của thần kinh phế vị ANS Autonomic nervous system – Hệ thần kinh tự chủ BN Bệnh nhân CT Công thức CCK Cholecystokinin CRF Corticotropin releasing factor – Yếu tố giải phóng corticotropin ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ĐM Động mạch HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương NTS Nucleus of the solitary tract – Nhân bó đơn độc NĐR Nhu động ruột STAI State – Trait anxiety inventory – Thang tự đánh giá lo âu của Spielberg SV Sinh viên TK Thần kinh TST Tần số tim TB Trung bình TM Tĩnh mạch VAS Visual Analogue Scale – Thang đo dạng nhìn YHCT Y học cổ truyền i . . YHHĐ Y học hiện đại ii . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tác dụng kích thích hệ giao cảm trên các cơ quan của cơ thể...................5 Bảng 1.2: Các triệu chứng liên quan đến lo âu thi cử ................................................6 Bảng 1.3: Một số phương pháp trị liệu lo âu thi cử theo Moshe Zeidner ..................9 Bảng 2.1: Biến số độc lập dùng trong nghiên cứu ...................................................28 Bảng 2.2: Biến số phụ thuộc dùng trong nghiên cứu ...............................................29 Bảng 2.3: Vị trí và chức năng của các huyệt sử dụng ..............................................31 Bảng 3.1: Mức độ nhân cách lo âu theo giới tính ....................................................36 Bảng 3.2: Mức độ lo âu thi cử thời điểm I theo giới ................................................36 Bảng 3.3: Mức độ lo âu thi cử thời điểm I theo mức độ nhân cách lo âu ................37 Bảng 3.4: TST, HATT và HATTr thời điểm I theo giới tính ...................................37 Bảng 3.5: TST, HATT và HATTr thời điểm I theo mức độ nhân cách lo âu ..........38 Bảng 3.6: Điểm VAS-100 theo giới từng thời điểm ................................................39 Bảng 3.7: Điểm VAS-100 theo mức độ nhân cách lo âu từng thời điểm.................39 Bảng 3.8: Giá trị p so sánh điểm VAS-100 giữa các thời điểm ...............................40 Bảng 3.9: Điểm STAI-Y1 theo giới từng thời điểm.................................................41 Bảng 3.10: Điểm STAI-Y1 theo mức độ nhân cách lo âu từng thời điểm ...............41 Bảng 3.11: Giá trị p so sánh điểm STAI-Y1 giữa các thời điểm .............................42 Bảng 3.12: TST từng thời điểm theo giới ................................................................43 Bảng 3.13: TST từng thời điểm theo mức độ nhân cách lo âu .................................43 Bảng 3.14: Giá trị p so sánh TST giữa các thời điểm ..............................................44 Bảng 3.15: HATT và HATTr từng thời điểm theo giới ...........................................45 Bảng 3.16: HATT và HATTr từng thời điểm theo mức độ nhân cách lo âu ...........46 Bảng 3.17: Giá trị p so sánh HATT và HATTr giữa các thời điểm .........................47 Bảng 3.18: Tác dụng không mong muốn của nhĩ châm ...........................................48 Bảng 4.1: Mức độ giảm lo âu tình thế thời điểm sau can thiệp qua các nghiên cứu 53 iii . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Thang điểm VAS-100 ................................................................................9 Hình 1.2: Phân bố TK ở loa tai ................................................................................15 Hình 1.3: Phân bố ĐM của loa tai ............................................................................16 Hình 1.4: Sơ đồ các bộ phận của loa tai ...................................................................18 Hình 1.5: Các phương pháp nhĩ châm ......................................................................19 Hình 2.1: Tiến trình thực hiện ..................................................................................31 Hình 2.2: Vị trí các huyệt sử dụng ...........................................................................32 Hình 4.1: Vai trò của các chất dẫn truyền TK khác nhau trong lo âu ......................55 Hình 4.2: Cấu tạo thụ thể GABAA ...........................................................................56 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Đặc điểm về giới tính của dân số nghiên cứu ......................................34 Biểu đồ 3.2: Đặc điểm về mức độ nhân cách lo âu của dân số nghiên cứu .............35 Biểu đồ 3.3: Điểm VAS-100 đo vào từng thời điểm ................................................40 Biểu đồ 3.4: Điểm STAI-Y1 đo vào từng thời điểm ................................................42 Biểu đồ 3.5: TST đo vào từng thời điểm ..................................................................44 Biểu đồ 3.6: HATT và HATTr đo vào từng thời điểm ............................................47 Biểu đồ 3.7: Kết quả thi Giải phẫu của dân số nghiên cứu ......................................49 iv . . ĐẶT VẤN ĐỀ Lo âu thi cử là một dạng của lo âu tình thế và được báo cáo vấn đề thường gặp ở sinh viên đại học. Một nghiên cứu tại Canada cho thấy tỉ lệ sinh viên đã từng lo âu trong thi cử là 38,5% (30,0% nam giới, 46,3% nữ giới) và thay đổi theo các ngành học [13]. Tỉ lệ này ở sinh viên y khoa khá cao [21]. Các sinh viên y khoa hầu hết đều biểu hiện lo âu thi cử mức độ trung bình trở lên, trong đó các sinh viên nữ có biểu hiện triệu chứng nhiều hơn sinh viên nam [25]. Tất cả các loại kiểm tra và các kỳ thi đều có thể gây ra mức độ khác nhau của lo âu. Lo âu thi cử thường dẫn đến các triệu chứng sinh lý và tinh thần không mong muốn và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thành tích học tập [11],[25]. Các liệu pháp nhận thức và hành vi đã được chứng minh sự hiệu quả trong việc giảm lo âu và căng thẳng trong kỳ thi của các sinh viên đại học [30]. Một vài phương pháp còn được công bố là cải thiện việc làm bài thi [34]. Tuy nhiên, các phương pháp này tốn nhiều thời gian, điều này làm cho việc sử dụng thường xuyên các biện pháp can thiệp nhận thức và hành vi trong điều trị lo âu ngay trước khi một kỳ thi sắp tới trở nên khó khăn [23]. Đã có một số nghiên cứu chứng minh nhĩ châm có hiệu quả trong điều trị các lo âu tình thế như lo âu nha khoa và lo âu tiền phẫu [20],[28],[44]. Đối với lo âu thi cử, những nghiên cứu về hiệu quả điều trị của nhĩ châm còn rất hạn chế. Cho đến nay, chỉ có một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng được tiến hành và cho thấy nhĩ châm làm giảm mức độ lo âu thi cử ở sinh viên y khoa. Tác giả Klausenitz và các cộng sự trong nghiên cứu này đã châm cả 2 bên loa tai, mỗi bên 5 huyệt [23]. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tác dụng của nhĩ châm đối với các loại lo âu tình thế khác đều cho thấy châm các huyệt Master não, V-point và Thư giãn loa tai bên không thuận đã cho tác dụng giảm lo âu [20],[28], và cũng không có sự khác biệt đáng kể giữa tác dụng của nhĩ châm một bên và hai bên trong điều trị bệnh [7], trong khi nhĩ châm một bên ít xâm lấn hơn. Câu hỏi đặt ra là “Liệu nhĩ châm các 1 . . huyệt Master não, V-point và Thư giãn loa tai bên không thuận có làm giảm mức độ lo âu thi cử của sinh viên y khoa Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh?”. Đó là lý do chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này. 2 . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát:  Đánh giá hiệu quả giảm lo âu thi cử của nhĩ châm loa tai bên không thuận các huyệt Master não, V-point và Thư giãn trên sinh viên y khoa Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu cụ thể:  Đánh giá tác dụng giảm mức độ lo âu thi cử của nhĩ châm loa tai bên không thuận các huyệt Master não, V-point và Thư giãn trên sinh viên y khoa Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.  Đánh giá tác dụng ngăn ngừa sự gia tăng nhịp tim do lo âu thi cử của nhĩ châm loa tai bên không thuận các huyệt Master não, V-point và Thư giãn trên sinh viên y khoa Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.  Đánh giá tác dụng ngăn ngừa sự gia tăng huyết áp do lo âu thi cử của nhĩ châm loa tai bên không thuận các huyệt Master não, V-point và Thư giãn trên sinh viên y khoa Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 3 . . CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lo âu thi cử 1.1.1. Khái niệm Lo âu là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị và bứt rứt, không thể ngồi yên hoặc đứng yên một chỗ [4]. Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy ra và cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa [4]. Lo âu tình thế là lo âu xuất hiện trong những tình huống chuyên biệt có thể tiên đoán được [4]. Lo âu thi cử là một dạng của lo âu tình thế, đặc trưng với các triệu chứng bản thể, nhận thức và hành vi của lo âu trong quá trình chuẩn bị cũng như trong lúc làm bài thi [11]. 1.1.2. Lo âu và đáp ứng “báo động” của hệ TK giao cảm Các nhà nghiên cứu tin rằng cảm giác lo âu chuẩn bị cho cơ thể về mặt thể chất, nhận thức và hành vi để phát hiện và đối phó với các mối đe dọa [8]. Điều này gây ra đáp ứng “báo động” của hệ thần kinh giao cảm. Khi đó, phần lớn hệ giao cảm bị kích thích cùng một lúc, sẽ gây gia tăng hoạt động nhiều chức năng trong cơ thể (Bảng 1.1), làm cho hoạt động chức năng các cơ quan tăng ở một mức độ cực đại, để cơ thể chống lại các tác động vào cơ thể. Mục đích của giao cảm là cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể, trong tình trạng cơ thể bị tác động mạnh. Đáp ứng này có ý nghĩa tự vệ quan trọng [5]. 4 . . Bảng 1.1: Tác dụng kích thích hệ giao cảm trên các cơ quan của cơ thể [5] Cơ quan Tác dụng Mắt  Đồng tử  Cơ mi Các tuyến  Tuyến mũi, lệ, mang tai, dưới hàm, dạ dày, tụy  Tuyến mồ hôi Mạch máu Tim  Nhịp tim  Cơ tim Phổi  Tiểu phế quản  Mạch máu Ruột  Lòng ruột  Cơ thắt Thận Bàng quang  Cơ bàng quang  Tam giác cổ bàng quang Các tiểu ĐM  Tạng ở bụng  Cơ  Da Máu  Đông máu  Glucose  Lipid Chuyển hóa cơ sở Bài tiết tủy thƣợng thận Hoạt động tinh thần Cơ dựng lông Cơ xƣơng Co mạch và bài tiết nhẹ Tiết mồ hôi mạnh Phần lớn là co Tăng Tăng sức co bóp Giãn Co nhẹ Trương lực và NĐR giảm Trương lực tăng Lưu lượng nước tiểu giảm và bài tiết renin Giãn nhẹ Co Co Co Co Tăng Tăng Tăng Tăng lên đến 100% Tăng Tăng Co Tăng tiêu glycogen Tăng chiều dài sợi cơ Tiêu lipid Tế bào mỡ 5 . Giãn Giãn nhẹ (nhìn xa) . 1.1.3. Biểu hiện của lo âu thi cử Các biểu hiện của lo âu thi cử rất đa dạng, bao gồm các triệu chứng bản thể, hành vi và cảm xúc (Bảng 1.2). Bảng 1.2: Các triệu chứng liên quan đến lo âu thi cử [37] Triệu chứng bản thể Triệu chứng hành vi Triệu chứng cảm xúc Vã mồ hôi Khó tập trung, chú ý và gợi nhớ, gây Phát biểu tiêu cực Đổ mồ hôi tay cản trở cho việc: Có những kỳ vọng bi quan Đau đầu - Đọc hiểu các yêu cầu của bài thi Thờ ơ và không có động Đau bụng - Gợi lại từ ngữ, sự việc và khái niệm lực Buồn nôn - Thiết lập ý nghĩ và câu trả lời So sánh bản thân với người Chân tay run rẩy Làm bài khá tệ khi mà nội dung bài khác một cách tiêu cực thi Đưa ra những lý do biện Choáng váng - Đã học minh cho việc làm bài Căng cơ - Đã nắm vững trước đó không tốt Máy cơ (Tics) Phát ngôn không phù hợp, bồn chồn, Thể hiện sự tránh né và sợ lúng túng, nhìn chằm chằm, gõ nhịp, hãi đối với thi cử Nhịp tim nhanh Da ửng đỏ khóc, và nói nhanh Khó ngủ Đặt nhiều câu hỏi không cần thiết về Ăn không ngon vấn đề thi cử Tinh thần bị ức chế Cảm thấy choáng ngợp Than phiền về nội dung bài thi Tìm sự trợ giúp không cần thiết từ người khác Gian lận Giả bệnh và vắng mặt trong ngày thi 6 . . 1.1.4. Mức độ lo âu thi cử và một số thang điểm đánh giá 1.1.4.1. Mức độ lo âu thi cử Đối với mỗi cá nhân, mức độ lo âu dựa trên khả năng những điều tồi tệ xảy ra và năng lực đương đầu của họ. Niềm tin của một người về năng lực của mình là một dạng tự nhận thức, đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích xem tình huống đó có đe dọa hay không. Khi một người cảm giác năng lực của họ thấp, họ có thể dự đoán các kết quả tiêu cực như thất bại, trong những điều kiện không chắc chắn. Thi cử vì thế được xem là mối đe dọa nhiều hơn bởi các SV có năng lực thấp [33]. 1.1.4.2. Một số thang điểm đánh giá mức độ lo âu thi cử a) Thang điểm Westside (Westside Test Anxiety Scale) [12] Thang điểm Westside gồm 10 mục được đề xuất bởi Richard Driscoll là thang điểm tự đánh giá về tình trạng lo âu và những nhận thức ảnh hưởng đến việc làm bài thi, mỗi mục có 5 mức độ trả lời. Hầu hết các mục của thang điểm này trực tiếp đánh giá về vấn đề giảm khả năng làm bài hoặc về cảm giác lo lắng gây trở ngại cho việc tập trung. Các triệu chứng của stress sinh lý không được bao gồm trong thang đo. Thang điểm Westside có độ nhạy cao trong việc đo lường suy nhược do lo âu. b) Thang điểm Cassady-Johnson (Cassady-Johnson Cognitive Test Anxiety Scale) [10] Thang điểm được phát triển bởi Jerrell C. Cassady và Ronald E. Johnson, chỉ đo lường riêng về khía cạnh nhận thức của lo âu thi cử, gồm 27 mục, mỗi mục có 4 mức độ trả lời. Thang điểm bao gồm luôn cả các mục biểu thị mức độ thấp lẫn các mục biểu thị mức độ cao của lo âu thi cử. Đây là một thang đo tin cậy và giá trị. Thang điểm cũng cho thấy giá trị dự đoán tốt, với sự liên quan giữa mức độ lo âu thi cử và việc suy giảm hiệu suất làm bài. 7 . . c) Thang điểm STAI (State – Trait Anxiety Inventory) STAI là trắc nghiệm tâm lý đo lường trạng thái lo âu và nhân cách lo âu, được phát triển bởi Charles Spielberg và cộng sự dựa trên thang đo Likert 4 mức độ bao gồm 40 câu hỏi tự đánh giá [43]. Trạng thái lo âu (State anxiety) có thể được định nghĩa là cảm giác lo sợ, căng thẳng, khó chịu,… và sự kích thích hệ TK tự chủ gây ra bởi các tình huống được xem như là nguy hiểm. Loại lo âu này đề cập đến việc một người cảm thấy như thế nào trước mối đe dọa và được xem là tạm thời [39]. Nhân cách lo âu (Trait anxiety) có thể được định nghĩa là cảm giác căng thẳng, lo lắng, khó chịu,... được trải nghiệm hàng ngày và thường được hiểu là cảm nhận của một người trước các tình huống đặc thù mà người đó trải nghiệm hàng ngày [39]. Điểm số từ 20 đến 80, số điểm càng cao mức độ lo âu càng cao. Điểm cắt 39 – 40 được đề nghị để phát hiện các triệu chứng có ý nghĩa lâm sàng cho thang đo trạng thái lo âu, đối với dân số người cao tuổi, điểm cắt là 54 – 55 [19]. STAI có 2 bản: bản dành cho người lớn (Phụ lục 3) và bản dành cho trẻ em. d) Thang điểm VAS-100 Thang đo dạng nhìn (VAS) là một công cụ dùng để đo lường một đặc tính hoặc thái độ được cho là nằm trong khoảng liên tục và không thể đo trực tiếp một cách dễ dàng [15]. VAS thường được dùng để đo cường độ hoặc tần suất các triệu chứng, đặc biệt là đau. Thang đo tự đánh giá này nhạy với những thay đổi nhỏ hơn là thang đo mô tả theo thứ tự mức độ các triệu chứng đơn giản ví dụ như nhẹ hoặc vừa hoặc nặng [31]. Thang điểm VAS điển hình gồm một đường thẳng dài 100 mm với hai đầu: một đầu biểu thị cho mức độ không nghiêm trọng và đầu kia biểu thị cho mức độ cực kỳ nghiêm trọng của các triệu chứng được đánh giá (Hình 1.1). ĐTNC sẽ đánh dấu (|) 8 . . lên đường thẳng ở điểm mô tả đúng nhất tình trạng hiện tại của họ. Độ dài của đường thẳng đến điểm đánh dấu được đo và ghi lại bằng mm [15]. Không nghiêm trọng Cực kỳ nghiêm trọng Hình 1.1: Thang điểm VAS-100 Thang điểm này cũng đã được dùng để đánh giá mức độ lo âu. VAS đánh giá mức độ lo âu nhanh và đơn giản, hạn chế những khó khăn của ĐTNC trong việc hiểu đúng những câu hỏi phức tạp của các thang đo khác [26]. Thang điểm cũng đã được chứng minh tính chính xác, hữu dụng, và tương quan thuận với thang điểm tự đánh giá trạng thái lo âu STAI trong việc đo lường mức độ lo âu trước phẫu thuật [22]. 1.1.5. Một số phương pháp trị liệu Có nhiều phương pháp can thiệp điều trị lo âu thi cử được mô tả tập trung vào các khía cạnh cảm xúc, nhận thức và rèn luyện kỹ năng (Bảng 1.3) [30]. Bảng 1.3: Một số phương pháp trị liệu lo âu thi cử theo Moshe Zeidner [30] Phƣơng pháp Trọng tâm Cảm xúc Kỹ thuật can thiệp Liệu pháp hành vi Liệu pháp tích hợp Nhận thức Liệu pháp nhận thức 9 . Phơi nhiễm với lo âu Luyện thư giãn Giải mẫn cảm hệ thống Luyện kiểm soát lo âu Phản hồi sinh học Làm mẫu Luyện tập đề kháng stress Sửa đổi nhận thức hành vi Luyện chú ý Tái cấu trúc nhận thức . Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng học tập Cần lưu ý rằng sự khác biệt giữa các phương pháp điều trị khác nhau (định hướng cảm xúc và định hướng nhận thức) không rõ ràng, vì hầu hết các kỹ thuật tập trung vào cảm xúc cũng chứa các yếu tố nhận thức; thay vào đó, sự khác biệt này có thể được đặt trên một trục liên tục từ cảm xúc đến nhận thức [30]. 1.1.5.1. Phơi nhiễm với lo âu (Anxiety Induction) [46] Phơi nhiễm với lo âu là phương pháp giảm lo âu bằng cách cho thân chủ tiếp xúc với những kích thích gây ra lo âu mang tính chất đánh giá cho đến khi những kích thích đó không còn khả năng gây ra lo âu nữa. Với cách tiếp cận của phương pháp này, SV sẽ được đặt vào các tình huống gây lo âu (tưởng tượng hoặc có thật) mà không đánh rớt, phê phán hay chê cười. Theo đó, SV biết rằng không có gì phải lo sợ khi thi cử, đáp ứng lo âu dần yếu đi và biến mất khi kích thích được lặp đi lặp lại. Các nghiên cứu về phương pháp này cũng như sự hiệu quả của nó trong việc giảm đáp ứng lo âu còn khá hạn chế. 1.1.5.2. Luyện thƣ giãn (Relaxation) [46] Việc luyện thư giãn chủ yếu hướng đến việc thay đổi những phản ứng cảm xúc của SV lo âu trong quá trình thi. Đây là phương pháp thường được sử dụng, chủ yếu là vì nó dễ tập luyện và có thể áp dụng cho hầu hết các tình huống gây lo âu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi thư giãn một cách chủ động và thường xuyên, sự lo âu sẽ giảm bớt. Bên cạnh đó, liệu pháp được khẳng định là có tác dụng ngăn ngừa gia tăng nhịp tim và huyết áp. 1.1.5.3. Giải mẫn cảm hệ thống (Systematic Desensitization) [46] Theo quan điểm truyền thống của liệu pháp hành vi cổ điển, lo âu thi cử là một phản ứng cảm xúc kinh điển phát sinh từ trải nghiệm không mong muốn của một 10 . . người trong những tình huống cụ thể. Giải mẫn cảm hệ thống sẽ ức chế phản ứng sinh lý quá mức và hình tượng gợi lo âu khi đối mặt với các kích thích không mong muốn. Giải mẫn cảm hệ thống diễn ra như sau: thân chủ tiếp xúc lặp đi lặp lại với hàng loạt kích thích (tăng dần về mức độ sợ hãi do kích thích gây ra). Khi tiếp xúc với kích thích, cá nhân trong trạng thái thư giãn. Kĩ thuật thư giãn được hướng dẫn ngay từ đầu đợt trị liệu cùng với việc xác lập một bậc thang các kích thích theo mức độ gây lo âu từ yếu đến mạnh. Giải mẫn cảm hệ thống được xem là phương pháp phổ biến nhất, cho thấy hiệu quả giảm lo âu thi cử được duy trì trong thời gian dài và ít tái phát. 1.1.5.4. Luyện kiểm soát lo âu (Anxiety Management Training) [46] Với phương pháp luyện kiểm soát lo âu, SV sẽ được huấn luyện để nhận biết các đáp ứng đối với những kích thích (triệu chứng nhận thức và bản thể) liên quan đến thi cử và sau đó phản ứng lại bằng các đáp ứng thích nghi để loại bỏ chúng. Có một vài nghiên cứu ủng hộ sự hiệu quả của phương pháp luyện kiểm soát lo âu trong việc giảm lo âu thi cử và tác dụng này được duy trì một thời gian dài. 1.1.5.5. Làm mẫu (Modeling) [46] Làm mẫu liên quan đến sự minh họa một cách hình tượng hoặc sống động các hành vi thích ứng mong muốn trong tình huống đánh giá căng thẳng để sau đó thân chủ có thể bắt chước theo. Nhà trị liệu đặt ra những mẫu hành vi và yêu cầu người bệnh luyện tập. Những hành vi ấy phần lớn được giảng giải, thực hành trực tiếp trong quá trình trị liệu. Chúng thường được diễn tả trong một nhóm định sẵn, người bệnh quan sát và luyện tập thông qua việc đóng vai trong suốt quá trình trị liệu. Đã có một số nghiên cứu ủng hộ sự hiệu quả của phương pháp làm mẫu trong trị liệu lo âu, giúp SV vượt qua cảm giác lo lắng, căng thẳng liên quan đến lo âu thi cử. 11 .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất