Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả giảm đau bằng phương pháp nhĩ châm ở các huyệt tử cung, nội ti...

Tài liệu đánh giá hiệu quả giảm đau bằng phương pháp nhĩ châm ở các huyệt tử cung, nội tiết, giao cảm, gan, bụng trên bệnh nhân đau bụng kinh

.PDF
109
2
64

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- NGÔ THỊ HIẾU HẰNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU BẰNG PHƢƠNG PHÁP NHĨ CHÂM Ở CÁC HUYỆT TỬ CUNG, NỘI TIẾT, GIAO CẢM, GAN, BỤNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU BỤNG KINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- NGÔ THỊ HIẾU HẰNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU BẰNG PHƢƠNG PHÁP NHĨ CHÂM Ở CÁC HUYỆT TỬ CUNG, NỘI TIẾT, GIAO CẢM, GAN, BỤNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU BỤNG KINH NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN MÃ SỐ: 8720115 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH THỊ DIỆU THƢỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 . BỘ Y TẾ . MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................iv ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4 1.1. Quan điểm của Y học hiện đại về đau bụng kinh .............................. 4 1.2. Quan điểm của Y học cổ truyền về đau bụng kinh [5] .................... 11 1.3. Các phƣơng pháp đánh giá đau ........................................................ 13 1.4. Nhĩ châm .......................................................................................... 15 1.5. Các công trình nghiên cứu về nhĩ châm điều trị đau bụng kinh ...... 23 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 31 2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 31 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................... 31 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 35 2.4. Phƣơng pháp tiến hành ..................................................................... 38 2.5. Theo dõi và đánh giá ........................................................................ 39 2.6. Phân tích và xử lý số liệu ................................................................. 40 2.7. Vấn đề y đức trong nghiên cứu ........................................................ 40 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ .............................................................................. 42 . . 3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ............................................................ 42 3.2. Điểm VAS, tổng thời gian đau bụng trong mỗi lần hành kinh và số lƣợng thuốc dùng trong 1 lần hành kinh. .................................................... 47 3.3. Điểm VAS ở các thời điểm nghiên cứu ........................................... 54 3.4. Tác dụng không mong muốn của nhĩ châm ..................................... 56 3.5. Cải thiện chất lƣợng cuộc sống sau khi can thiệp nhĩ châm ............ 56 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................... 58 4.1. Bàn luận về mẫu nghiên cứu ............................................................ 58 4.2. Bàn luận các thông số kết quả nghiên cứu ....................................... 64 4.3. Bàn luận của nhĩ châm trong vấn đề giảm đau chung ..................... 72 4.4. Bàn luận về phƣơng pháp kiểm soát giả .......................................... 74 4.5. Bàn luận về thời gian tiến hành nghiên cứu ..................................... 75 4.6. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................... 75 4.7. Những điểm dự định sẽ tiến hành tiếp theo ..................................... 76 4.8. Những điểm mới và ứng dụng của đề tài ......................................... 77 KẾT LUẬN .................................................................................................. 78 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Ngƣời cam đoan Ngô Thị Hiếu Hằng . . i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ COCs Combined Oral Contraceptive Thuốc tránh thai kết hợp estrogen và progestin ĐTNC Đối tƣợng nghiên cứu HF / LF High frequency / Low frequency MDQ Menstrual Distress Questionnaire Bảng câu hỏi về những khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt NRS Numeric Rating Scale Thang điểm đánh giá bằng số NSAID Non - steroidal anti - inflammatory drug Thuốc kháng viêm không steroid P Probability value - P value SAM Sympathetic - adrenal - medullary axis Trục giao cảm - thƣợng thận - hành tuỷ SF - MPQ Short - Form McGill Pain Questionnaire Bộ câu hỏi ngắn về đau VAS Visual Analog Scale - Thang điểm đánh giá bằng hình ảnh VRS Verbal Rating Scale - Thang điểm đánh giá bằng lời nói . . ii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Chẩn đoán phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát . ....... 9 Bảng 2.1: Huyệt sử dụng trong nhóm can thiệp ............................................. 36 Bảng 2.2: Huyệt sử dụng trong nhóm chứng .................................................. 37 Bảng 3.1: Tuổi, chiều cao, cân nặng của dân số nghiên cứu .......................... 42 Bảng 3.2: Phân độ cân nặng ............................................................................ 43 Bảng 3.3: Tuổi bắt đầu hành kinh, chu kỳ kinh, số ngày hành kinh và số lần đau bụng kinh trong 6 tháng qua ..................................................................... 44 Bảng 3.4: Năm xuất hiện đau bụng kinh......................................................... 45 Bảng 3.5: Ngày xuất hiện đau bụng kinh ........................................................ 45 Bảng 3.6: Ảnh hƣởng lên chất lƣợng cuộc sống, tiền căn gia đình. ............... 46 Bảng 3.7: Điểm VAS, tổng thời gian đau và số lƣợng thuốc giảm đau ......... 47 Bảng 3.8: Giá trị P trong từng nhóm về điểm số VAS, thời gian, số lƣợng thuốc trƣớc và sau can thiệp ............................................................................ 47 Bảng 3.9: Giá trị P giữa 2 nhóm về điểm số VAS, thời gian, số lƣợng thuốc 48 Bảng 3.10: Điểm VAS ở các thời điểm sau khi can thiệp nhĩ châm .............. 55 Bảng 3.11: Tác dụng không mong muốn của nhĩ châm ................................. 56 Bảng 3.12: Cải thiện chất lƣợng cuộc sống sau can thiệp nhĩ châm .............. 57 . . iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Điểm VAS, tổng thời gian, lƣợng thuốc trƣớc và sau nhóm 1. . 52 Biểu đồ 3.2: Điểm VAS, tổng thời gian, lƣợng thuốc trƣớc và sau nhóm 2. . 52 Biểu đồ 3.3: Điểm VAS trƣớc, sau can thiệp, cải thiện giữa 2 nhóm............. 53 Biểu đồ 3.4: Tổng thời gian (giờ) đau bụng kinh trƣớc, sau can thiệp, cải thiện giữa 2 nhóm. .................................................................................................... 54 Biểu đồ 3.5: Lƣợng thuốc (viên) dùng trƣớc, sau can thiệp, cải thiện giữa 2 nhóm ................................................................................................................ 54 Biểu đồ 3.6: Điểm VAS ở các thời điểm nghiên cứu. .................................... 55 . . iv DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sinh bệnh học của đau bụng kinh .................................................... 8 Hình 1.3: Thang điểm VAS ........................................................................... 14 Hình 1.4: Sơ đồ các bộ phận của loa tai ......................................................... 16 Hình 1.5: Sơ đồ phân bố thần kinh ở loa tai .................................................. 16 Hình 1.6: Các phƣơng pháp châm loa tai ....................................................... 23 Hình 4.1: Vị trí các huyệt, thần kinh chi phối trong nghiên cứu giảm đau….73 . . i . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thống kinh còn gọi là đau bụng kinh, là triệu chứng phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản [13]. Cơn đau thƣờng kéo dài trong 8 72h sau khi hành kinh, mức độ đau nặng dao động từ 0,9% (Hàn Quốc) đến 59,8% (Bangladesh) [20]. Ngoài ra, có các triệu chứng toàn thân khác đi kèm nhƣ buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi và mất ngủ [43]. Đau bụng kinh làm hạn chế các hoạt động thƣờng ngày, giảm hiệu xuất học tập ở thanh thiếu niên tác động tiêu cực đến tâm trạng, gây lo âu và trầm cảm làm cho chất lƣợng cuộc sống bị ảnh hƣởng đáng kể [58]. Đau bụng kinh lặp đi lặp lại có liên quan đến sự thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ƣơng dẫn đến những hậu quả lâu dài, làm tăng tính nhạy cảm của phụ nữ đối với những bệnh mãn tính khác sau này, điều trị giảm đau bụng kinh là bắt buộc để hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực vào hệ thần kinh trung ƣơng [28]. Hiện nay có nhiều phƣơng pháp giảm đau bụng kinh đƣợc nghiên cứu, từ sử dụng thuốc nhƣ thuốc kháng viêm không steroid (NSAID: non steroidal anti inflammatory drug), thuốc tránh thai đƣờng uống dạng kết hợp (COCs: combined oral contraceptive ) cho đau bụng kinh nguyên phát hay phẩu thuật điều trị nguyên nhân cho đau bụng kinh thứ phát [25]… đến biện pháp không dùng thuốc (châm cứu, bấm huyệt, thƣ giãn, tập thể dục, chƣờm ấm). Tuy nhiên, thuốc giảm đau thƣờng đƣợc bệnh nhân sử dụng khi đã xuất hiện cơn đau, đạt hiệu quả sau 20 - 60 phút, hiệu quả giảm đau tạm thời và chúng cần phải đƣợc dùng lại khi nồng độ thuốc trong máu giảm xuống, liều lƣợng thuốc càng tăng lên ở những chu kỳ kinh tiếp theo do hiện tƣợng dung nạp thuốc. Hơn nữa, sử dụng thuốc giảm đau gây ra tác dụng phụ và tỷ lệ thất bại của nó là 20 - 25% đã khiến nhiều phụ nữ tìm kiếm các phƣơng pháp điều trị . . 2 bổ sung và thay thế khác cho đau bụng kinh [54]. Các phƣơng pháp điều trị bổ sung và thay thế an toàn hơn, hiệu quả thì đáng kể. Tuy nhiên, những lựa chọn thay thế này cần phải đƣợc áp dụng khi đau bụng kinh đang xảy ra để làm giảm các triệu chứng, do đó có thể làm gián đoạn hoạt động hàng ngày của họ. Nhĩ châm cũng là một hình thức của châm cứu theo Y học cổ truyền, khi tín hiệu từ các huyệt trên tai tƣơng ứng các bộ phận cụ thể trên ngƣời truyền lên não có thể điều hòa các phản ứng sinh lý cơ thể. Nó giải phóng các chất thần kinh dẫn truyền, làm gián đoạn các tín hiệu hƣớng tâm về hệ thần kinh trung ƣơng [61]. Đây là một phƣơng pháp không dùng thuốc đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ tính an toàn, hiệu quả giảm đau ngay lập tức, giúp giảm lƣợng thuốc, ít tác dụng phụ hơn phác đồ điều trị đau hiện tại và quan trọng hơn là tiện lợi không mất nhiều thời gian. Hiện đang đƣợc xem xét sử dụng ở ngoại trú, nội trú và cấp cứu để giảm đau nói chung [39]. Nhĩ châm cũng đƣợc sử dụng trong điều trị đau bụng kinh vì nó ức chế sự sản xuất quá mức ra prostaglandins, giảm tính hƣng phấn của vỏ não và điều hòa sự tiết ra các nội tiết tố. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả có lợi của kích thích huyệt ở tai trên bệnh nhân đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát ở nƣớc ngoài [57],[61] mang laị hiệu quả đáng kể so với các phƣơng pháp điều trị trƣớc đây. Có nhiều phƣơng pháp nhĩ châm nhƣ sử dụng kim dài, nhĩ hoàn hay hạt dán loa tai. Nhĩ châm sử dụng kim dài ƣu điểm là kích thích huyệt mạnh nhƣng nhƣợc điểm là cần nhân viên y tế thực hiện thủ thuật, lƣu kim 20 phút mỗi lần châm, phải thực hiện nhiều lần trong khi nghiên cứu tốn thời gian và chi phí. Ƣu điểm của hạt dán loa tai và nhĩ hoàn là sau khi nhân viên y tế dán hạt hay gài kim thì bệnh nhân có thể tự kích thích lên huyệt mà không cần sự trợ giúp của nhân viên y tế, không có sự bất tiện hoặc gián đoạn cuộc . . 3 sống hàng ngày với chi phí là tối thiểu, nhƣng nhƣợc điểm là hạt dán loa tai không kích thích huyệt đƣợc liên tục phải day nhiều lần trong ngày và có thể bị xê dịch khỏi vị trí huyệt cần tác động, còn nhĩ hoàn sẽ kích thích huyệt liên tục và không cần phải day nhiều lần trong ngày [3],[40]. Các nghiên cứu về nhĩ châm điều trị đau bụng kinh ở nƣớc ngoài [50],[57],[61],[65] thì đa số sử dụng kim dài và hạt dán loa tai tại các huyệt đƣợc chứng minh có tác dụng điều trị giảm đau bụng kinh nhƣ huyệt nội tiết, giao cảm, tử cung, gan…vào thời điểm xuất hiện cơn đau. Nghiên cứu sử dụng nhĩ hoàn điều trị đau bụng kinh còn hạn chế. Vì vậy, đề tài đƣợc tiến hành giúp trả lời câu hỏi, việc sử dụng nhĩ châm dùng nhĩ hoàn ở các huyệt tử cung, nội tiết, giao cảm, gan, bụng trƣớc hành kinh có làm giảm mức độ đau bụng kinh hay không ? MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Đánh giá hiệu quả giảm đau của nhĩ châm ở các huyệt tử cung, nội tiết, giao cảm, gan, bụng trên bệnh nhân đau bụng kinh. MỤC TIÊU CỤ THỂ 1. Đánh giá hiệu quả giảm đau bụng kinh bằng nhĩ châm sử dụng nhĩ hoàn khi hành kinh thông qua thang điểm VAS. 2. Đánh giá hiệu quả giảm đau bụng kinh bằng nhĩ châm sử dụng nhĩ hoàn khi hành kinh thông qua giảm thời gian đau bụng kinh. 3. Đánh giá hiệu quả giảm đau bụng kinh bằng nhĩ châm khi hành kinh thông qua việc giảm lƣợng thuốc giảm đau cần sử dụng. 4. Khảo sát tác dụng không mong muốn của nhĩ châm. . . 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Quan điểm của Y học hiện đại về đau bụng kinh 1.1.1. Khái niệm Đau bụng kinh đƣợc định nghĩa là đau, co thắt ở vùng bụng dƣới, ngay trƣớc và hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt. Phân loại gồm đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát thƣờng cơ năng có nghĩa là không có tổn thƣơng thực thể. Đau bụng kinh thứ phát là đau do các nguyên nhân bệnh lý vùng chậu gây ra nhƣ lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân phổ biến nhất, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, bệnh viêm vùng chậu, nhiễm trùng lây qua đƣờng tình dục và sử dụng các thiết bị tránh thai trong tử cung… đau bụng kinh thứ phát chiếm một tỷ lệ thấp [13]. 1.1.2. Đặc điểm Đau bụng kinh nguyên phát thƣờng xảy ra ở tuổi vị thành niên bắt đầu ở ngay vòng kinh đầu tiên có phóng noãn [13], hoặc ngay sau đó (6 - 24 tháng) [19]. Đau bụng kinh nguyên phát đƣợc đặc trƣng bởi một cơn đau, co cứng trên khớp mu mà bắt đầu vài giờ trƣớc hoặc vài giờ sau khi bắt đầu chảy máu âm đạo trong một chu kì. Triệu chứng đỉnh điểm với lƣợng máu tối đa và thƣờng kéo dài ít nhất 1 ngày nhƣng đau có thể kéo dài đến 2 - 3 ngày. Đặc trƣng của cơn đau bụng là đau ở đƣờng giữa của bụng dƣới có thể lan tới khu vực thắt lƣng và đùi. Các triệu chứng kèm thƣờng gặp bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và nôn, mệt, đau đầu nhẹ, chóng mặt và hiếm khi ngất xỉu và sốt [13]. . . 5 Đau bụng kinh thứ phát có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau khi hành kinh, nhƣng có thể phát sinh nhƣ một triệu chứng mới khi một ngƣời phụ nữ ở độ tuổi 30 hoặc 40, sau khi bắt đầu một tình trạng gây bệnh tiềm ẩn. Phụ nữ có thể phàn nàn về sự thay đổi về thời gian hoặc cƣờng độ đau. Các triệu chứng phụ khoa khác, chẳng hạn nhƣ chứng khó tiêu, xuất huyết, chảy máu giữa chu kỳ và chảy máu sau khi sinh, cũng có thể có mặt tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau [69]. 1.1.3. Sinh bệnh học Ở phụ nữ, cơ tử cung và eo tử cung thay đổi có chu kỳ :  Về độ co bóp cơ tử cung: trong giai đoạn estrogen, cơ tử cung có những cơn co nhanh và nhẹ, trong giai đoạn progesteron, các cơn co thƣa hơn nhƣng mạnh hơn.  Đối với eo tử cung: estrogen có tác dụng làm mềm và đàn hồi, dƣới tác dụng của progesteron, eo tử cung tăng trƣơng lực, đóng kín và rắn [7]. 1.1.3.1. Đau bụng kinh nguyên phát Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu hơn về bệnh học của đau bụng kinh nguyên phát. Bên cạnh các yếu tố về thần kinh, gen, hệ miễn dịch hay các yếu tố tinh thần / xã hội, sinh bệnh học của đau bụng kinh nguyên phát có liên quan chính tới 2 yếu tố: (1) nội tiết và chuyển hóa, (2) sự co bóp bất thƣờng của tử cung. Tình trạng thiếu máu và thiếu oxi mô dẫn đến cơ tử cung co thắt, gia tăng áp lực bên trong tử cung dẫn đến đau bụng. Nhiều chất nội tiết đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của đau bụng kinh nguyên phát nhƣ prostaglandins (PGs), oxytocin (OT) and vasopressin (VP), nitric oxide (NO), noradrenaline (NE), endothelins, Mg và ion Ca2+. Cụ thể, prostaglandin F2α (PGF2α), cyclooxygenase . . 6 (COX) chất chuyển hóa của acid arachidonic, gây co thắt mạch và cơ tử cung mạnh dẫn đến thiếu máu tử cung và đau [60] - Vai trò yếu tố nội tiết:  Ở những phụ nữ bị đau bụng kinh, dƣới tác dụng của progesteron (PG), niêm mạc tử cung tăng tiết prostaglandin F2α và prostaglandin E2 (PGF 2α và PGE 2), và mức PG cao nhất trong 48 giờ đầu tiên, khi triệu chứng cao nhất [13]. Không có sự khác biệt về mức độ đau, giữa chu kỳ kinh nguyệt rụng trứng và không rụng trứng ở phụ nữ bị đau bụng kinh .  Ngoài progesteron, vasopressin cũng liên quan đến nguyên nhân của đau bụng kinh nguyên phát, mặc dù sự tham gia của vasopressin vẫn còn gây tranh cãi. Các nghiên cứu khác không tìm thấy nồng độ vasopressin huyết tƣơng cao hơn ở phụ nữ bị đau bụng kinh nguyên phát so với nhóm chứng [13]. - Vai trò của thần kinh vận mạch và thần kinh thực vật:  Trong giai đoạn estrogen, thần kinh giao cảm tăng nhạy cảm, adrenalin tác dụng làm giảm đau. Trong giai đoạn progesteron, acetylcholin tăng nhạy cảm và gây đau.  Thần kinh vận mạch gây co thắt, sự thiếu máu dẫn tới hiện tƣợng co thắt cơ tử cung gây đau. Cùng với tăng cao của progesteron trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đau bụng kinh có mức độ hoạt động tử cung cao hơn so với phụ nữ không triệu chứng, áp lực tử cung ban đầu hoặc nghỉ ngơi (> 10 mmHg), áp lực tử cung lúc hoạt động (> 120 mmHg), tần số co thắt tử cung và mức độ không đồng đều, cao hơn ở phụ nữ đau bụng kinh [19]. Hơn nữa, các nghiên cứu kiểm tra . . 7 lƣu lƣợng máu đến tử cung bằng siêu âm Doppler đã chỉ ra rằng các cơn co thắt tử cung mạnh và bất thƣờng ở phụ nữ bị đau bụng kinh liên quan đến giảm lƣu lƣợng máu tử cung và kết cục thiếu máu cục bộ, do đó gây ra đau [9]. Phụ nữ bị đau bụng kinh có độ nhạy cảm đau tăng hiện diện ngay cả trong các giai đoạn khác của chu kỳ kinh nguyệt lúc đó bệnh nhân không bị đau bụng kinh [28]. 1.1.3.2. Đau bụng kinh thứ phát Nồng độ progesteron trong máu khi hành kinh của phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung cao hơn. Tác giả Bulletti và cộng sự thấy rằng tần số, biên độ và áp suất cơ bản của các cơn co thắt tử cung ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung cao hơn so với những ngƣời không có. Cơ chế đau liên quan đến lạc nội mạc tử cung [69]: - Đau do tổn thƣơng nội mạc tử cung:  Tổn thƣơng phúc mạc gây ra phản ứng viêm và tiết ra prostaglandin, cytokine, histamin và kinin gây đau.  Lạc nội mạc tử cung thâm nhập sâu phá hủy các mô và dây thần kinh.  U nang bị nứt có thể kích ứng phúc mạc. - Sẹo và xơ hóa, tổn thƣơng thứ phát:  Sẹo, xơ hóa, kéo và bám dính có thể làm giảm khả năng vận động của các cơ quan. Đau có thể xảy ra trong quá trình di chuyển hoặc rụng trứng.  Sự dính của ruột có thể gây ra đau đại tiện hoặc chứng khó đại tiện. . . 8  Tử cung ngã sau do dính, độ dính nặng của buồng trứng với túi cùng Douglas, và sự cứng của dây chằng xƣơng cùng có thể gây khó đại tiện. Do đó, đau bụng kinh của bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung là do cả tử cung và tổn thƣơng nội mạc tử cung. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác nhƣ bất thƣờng về cấu trúc của bộ phận sinh dục, tử cung đôi, bất thƣờng vách ngăn âm đạo làm tắc nghẽn dòng chảy kinh nguyệt gây tình trạng đau bụng kinh. Bên cạnh đó đau bụng kinh còn liên quan đến thai kỳ nhƣ sảy thai và thai ngoài tử cung có thể xuất hiện đau bụng dữ dội và chảy máu cũng đƣợc nên đƣa vào danh sách nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát. Hình 1.1: Sinh bệnh học của đau bụng kinh [66] . . 9 1.1.4. Chẩn đoán Bảng 1.1: Chẩn đoán phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát [47]. Đau bụng kinh nguyên phát Đau bụng kinh thứ phát Thƣờng khởi phát ngay chu kỳ hành Khởi phát có thể xảy ra bất cứ lúc kinh đầu tiên. nào sau nhiều chu kỳ kinh (sau 25 tuổi). Đau bụng dƣới liên quan đến thời Có thể thay đổi thời gian khởi phát gian hành kinh và kéo dài 8 - 72 giờ. đau hoặc cƣờng độ đau Triệu chứng khác có thể đi kèm nhƣ Các triệu chứng phụ khoa khác nhƣ đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. giao hợp đau, đa kinh có thể xuất hiện. Không có bất thƣờng gì đƣợc tìm Bất thƣờng khung chậu qua kiểm tra thấy. 1.1.5. Cận lâm sàng Không có bằng chứng cho việc sử dụng siêu âm thƣờng xuyên trong việc đánh giá đau bụng kinh nguyên phát, mặc dù siêu âm rất hữu ích trong việc loại trừ nguyên nhân thứ cấp của đau bụng kinh, chẳng hạn nhƣ lạc nội mạc tử cung và lạc màng trong tử cung [13]. Các xét nghiệm khác đƣợc sử dụng khi đau bụng kinh mà không đáp ứng với điều trị ban đầu trong 6 tháng [25]. Xét nghiệm khung chậu có thể cần thiết để đánh giá chứng đau bụng kinh nếu thông tin về khởi phát và thời gian đau cho thấy đau bụng kinh thứ phát hoặc nếu điều trị bằng thuốc trƣớc đó không thành công. Xem xét siêu âm vùng chậu nếu nghi ngờ đau bụng kinh thứ phát. Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất