Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá hiệu quả điều trị thải sắt trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền ...

Tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị thải sắt trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu bằng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ t2 tại bệnh viện truyền máu huyết học

.PDF
124
1
78

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ DUY AN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THẢI SẮT TRÊN BỆNH NHÂN THALASSEMIA PHỤ THUỘC TRUYỀN MÁU BẰNG KỸ THUẬT CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ T2* TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU - HUYẾT HỌC Chuyên ngành: Huyết học Mã số: CK 62 72 25 01 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Hướng dẫn khoa học: TS. PHÙ CHÍ DŨNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng Phan Thị Duy An . năm 2020 . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN .............................................................................. 4 1.1. Bệnh Thalassemia ..................................................................................... 4 1.1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh thalassemia .......................................... 4 1.1.2. Cơ chế bệnh sinh ............................................................................. 5 1.1.3. Chẩn đoán, phân loại bệnh thalassemia .......................................... 7 1.1.4. Điều trị bệnh thalassemia ................................................................ 8 1.2. Quá tải sắt ở bệnh nhân thalassemia và phương pháp đánh giá ............... 9 1.2.1. Phân bố sắt ở người bình thường .................................................... 9 1.2.2. Quá trình chuyển hóa sắt ................................................................ 11 1.2.3. Quá tải sắt ở bệnh nhân thalassemia ............................................. 13 1.2.4. Các phương pháp đánh giá quá tải sắt ........................................... 18 1.2.5. Các nghiên cứu tình trạng quá tải sắt ở bệnh nhân thalassemia ... 24 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 27 2.1.1. Dân số mục tiêu ............................................................................. 27 2.1.2. Dân số chọn mẫu ........................................................................... 27 2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh ................................................................... 27 2.1.4. Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu ................................................... 27 . . 2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 28 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 28 2.2.2. Phương pháp tính cỡ mẫu .............................................................. 28 2.2.3. Định nghĩa các biến số ................................................................... 29 2.2.4. Các bước tiến hành: ghi nhận các biến số nghiên cứu từ hồ sơ bệnh án ............................................................................................................. 30 2.2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá, kỹ thuật và phương pháp ...................... 31 2.2.6. Xử lý số liệu .................................................................................. 35 2.2.7. Đạo đức nghiên cứu ...................................................................... 36 2.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 37 2.4. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 38 3.1. Đặc điểm lâm sàng sinh học của nhóm bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu. ..................................................................................................... 38 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng, sinh học của nhóm bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu ..................................................................................... 38 3.1.2. Đặc điểm về điều trị của nhóm bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu ............................................................................................... 39 3.2. Đặc điểm quá tải sắt của nhóm nghiên cứu và mối tương quan giữa các chỉ số quá tải sắt. ............................................................................................ 40 3.2.1. Đặc điểm quá tải sắt ban đầu của nhóm nghiên cứu ........................ 40 3.2.2. Đặc điểm liên quan giữa SF với LIC và T2* lúc ban đầu của nhóm nghiên cứu. .................................................................................................. 41 3.2.3. Mối tương quan giữa các chỉ số quá tải sắt. ..................................... 42 3.3. Kết quả đáp ứng điều trị quá tải sắt trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu. ..................................................................................................... 48 3.3.1. Giá trị trung bình các chỉ số quá tải sắt sau các năm điều trị ........... 48 . . 3.3.2. Tỷ lệ mức độ quá tải sắt sau các năm điều trị .................................. 49 3.3.3. Giá trị trung bình các chỉ số quá tải sắt sau các năm ở nhóm BN có sự tuân thủ điều trị ≥ 50% ............................................................................... 51 3.3.4. Tỷ lệ mức độ quá tải sắt sau các năm điều trị ở nhóm bệnh nhân có sự tuân thủ 50% ............................................................................................. 52 3.3.5. Giá trị trung bình các chỉ số quá tải sắt sau các năm ở nhóm có sự tuân thủ điều trị <50% ................................................................................ 54 3.3.6. Tỷ lệ các mức độ quá tải sắt sau các năm điều trị ở nhóm bệnh nhân có sự tuân thủ <50% ................................................................................... 55 3.3.7. Kết quả đáp ứng điều trị quá tải sắt sau các năm điều trị với các liệu pháp thải sắt. ............................................................................................... 58 3.3.8. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị quá tải sắt. .... 61 Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................ 66 4.1. Đặc điểm lâm sàng, sinh học của nhóm bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu. ..................................................................................................... 66 4.2. Đặc điểm tình trạng quá tải sắt của nhóm nghiên cứu và mối tương quan giữa các chỉ số quá tải sắt. .............................................................................. 67 4.2.1. Đặc điểm quá tải sắt ở thời điểm ban đầu của nhóm nghiên cứu. 67 4.2.2. Đặc điểm liên quan giữa SF với LIC và T2* ................................... 68 4.2.3. Mối tương quan giữa các chỉ số quá tải sắt ...................................... 69 4.3. Kết quả đáp ứng điều trị quá tải sắt trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu. ..................................................................................................... 70 4.3.1. Giá trị trung bình các chỉ số quá tải sắt và EF sau các năm điều trị. 70 4.3.2. Tỷ lệ mức độ quá tải sắt sau các năm điều trị. ................................. 71 4.3.3. Giá trị trung bình các chỉ số quá tải sắt sau các năm điều trị ở nhóm BN có sự tuân thủ điều trị . 50% ............................................................... 72 . 4.3.4. Tỷ lệ mức độ quá tải sắt sau các năm điều trị ở nhóm BN có sự tuân thủ điều trị 50% ....................................................................................... 73 4.3.5. Giá trị trung bình các chỉ số quá tải sắt sau các năm điều trị ở nhóm BN có sự tuân thủ điều trị < 50% ............................................................... 75 4.3.6. Tỷ lệ mức độ quá tải sắt sau các năm điều trị ở nhóm BN có sự tuân thủ điều trị < 50% ....................................................................................... 76 4.3.7. Sự thay đổi tình trạng quá tải sắt sau các năm điều trị với các liệu pháp thải sắt. ............................................................................................... 77 4.3.8. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng lên hiệu quả điều trị qua các chỉ số quá tải sắt. ................................................................................................... 86 KẾT LUẬN ................................................................................................... 87 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TiếngViệt BN : Bệnh nhân BV : Bệnh viện ĐLC : Độ lệch chuẩn GTNN : Giá trị nhỏ nhất GTLN : Giá trị lớn nhất GTTB : Giá trị trung bình KHC : Khối hồng cầu TB : Trung bình TMHH : Truyền máu-huyết học TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh XQ : X- quang Tiếng Anh ADN : Acid deoxyribo nucleic DFO : Deferoxamin DFP : Deferiprone DFX : Deferasirox GDF : Growth differentiation factor Hb : Hemoglobin HIF : Hypoxia inducible factor LIC : Liver iron concentration (nồng độ sắt ở gan) mARN : messenger acid ribo nucleic mg/gdw : milligram/gram dry weight (milligram/gram trọng lượng khô) MRGE : Multiecho gardient echo MRI : Magnetic resonance imaging (cộng hưởng từ) NTBI : Non transferrin binding iron . . NTDT : Non Transfusion dependent thalassemia p : probability r : Pearson correlation coefficient ROIs : Region of interest ROS : Reactive oxygen species SD : Standard deviation SF : Serum ferritin (ferritin huyết thanh) T2* : relaxation transverse time TDT : Transfusion dependent thalassemia . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Sự phân bố sắt trong cơ thể người .................................................... 9 Bảng 1.2. Tốc độ tích lũy sắt do truyền máu ở bệnh nhân không dùng thuốc thải sắt ............................................................................................. 13 Bảng 2.1. Định nghĩa các biến số .................................................................... 29 Bảng 2.2. Cách tính điểm và phân loại mức độ bệnh thalassemia ................. 33 Bảng 2.3. Tiêu chuẩn phân loại theo truyền máu ........................................... 34 Bảng 2.4. Chỉ số ferritin huyết thanh theo các mức độ quá tải sắt ................. 35 Bảng 2.5. Chỉ số LIC theo các mức độ quá tải sắt tại gan .............................. 35 Bảng 2.6. Chỉ số T2* tim theo các mức độ quá tải sắt tại tim ........................ 35 Bảng 3.1. Đặc điểm lâm sàng, sinh học của nhóm bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu............................................................................. 38 Bảng 3.2. Đặc điểm về điều trị của nhóm bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu....................................................................................... 39 Bảng 3.3. Đặc điểm quá tải sắt ban đầu của nhóm nghiên cứu ...................... 40 Bảng 3.4. Đặc điểm liên quan giữa SF với LIC và T2 * lúc ban đầu của nhóm nghiên cứu. ...................................................................................... 41 Bảng 3.5. Giá trị trung bình các chỉ số quá tải sắt và EF sau các năm điều trị ......................................................................................................... 48 Bảng 3.6. Giá trị trung bình các chỉ số quá tải sắt sau các năm ở nhóm có sự tuân thủ điều trị 50%.................................................................... 51 Bảng 3.7. Giá trị trung bình các chỉ số quá tải sắt sau các năm ở nhóm có sự tuân thủ điều trị <50% .................................................................... 54 . . Bảng 3.8. Kết quả đáp ứng điều trị quá tải sắt sau các năm điều trị với các liệu pháp thải sắt qua chỉ số SF.............................................................. 58 Bảng 3.9. Kết quả đáp ứng điều trị quá tải sắt sau các năm điều trị với các liệu pháp thải sắt qua chỉ số LIC............................................................ 59 Bảng 3.10. Kết quả đáp ứng điều trị quá tải sắt sau các năm điều trị với các liệu pháp thải sắt qua chỉ số T2*..................................................... 60 Bảng 3.11. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị SF sau 01 năm điều trị ......................................................................................................... 61 Bảng 3.12. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị SF sau 02 năm điều trị ......................................................................................................... 61 Bảng 3.13. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị SF sau 03 năm điều trị ......................................................................................................... 62 Bảng 3.14. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị LIC sau 01 năm điều trị ......................................................................................................... 62 Bảng 3.15. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị LIC sau 02 năm điều trị ......................................................................................................... 63 Bảng 3.16. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị LIC sau 03 năm điều trị ..................................................................................................... 63 Bảng 3.17. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị T2 * sau 01 năm điều trị ......................................................................................................... 64 Bảng 3.18. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị T2 * sau 02 năm điều trị ......................................................................................................... 64 Bảng 3.19. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị T2 * sau 03 năm điều trị ......................................................................................................... 65 Bảng 4.1. Sự thay đổi nồng độ SF trước-sau điều trị DFO............................. 80 . . Bảng 4.2. Hiệu quả của Deferiprone trên SF .................................................. 81 Bảng 4.3. Hiệu quả của Deferiprone trên LIC ................................................ 81 Bảng 4.4. Hiệu quả điều trị phối hợp trên SF ................................................. 82 Bảng 4.5. Hiệu quả điều trị phối hợp thải sắt trên T2* ................................... 85 Bảng 4.6. Hiệu quả điều trị thải sắt trên các trên mức độ ứ sắt ở gan ............ 85 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mối tương quan chỉ số SF và LIC ở thời điểm ban đầu ............. 42 Biểu đồ 3.2. Mối tương quan giữa SF và T2* ở thời điểm ban đầu ............... 43 Biểu đồ 3.3. Mối tương quan giữa LIC và T2* ở thời điểm ban đầu ............. 44 Biểu đồ 3.4. Mối tương quan giữa SF và LIC sau 03 năm điều trị ................. 45 Biểu đồ 3.5. Mối tương quan giữa SF và T2* sau 03 năm điều trị ................. 46 Biểu đồ 3.6. Mối tương quan giữa LIC và T2* sau 03 năm điều trị ............... 47 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ mức độ quá tải sắt sau các năm điều trị qua chỉ số SF...... 49 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ mức độ quá tải sắt sau các năm điều trị qua chỉ số LIC.... 50 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ mức độ quá tải sắt sau các năm điều trị qua chỉ số T2*.... 50 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ các mức độ quá tải sắt sau các năm điều trị ở nhóm bệnh nhân có sự tuân thủ 50% qua chỉ số SF ..................................... 52 Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ các mức độ quá tải sắt sau các năm điều trị ở nhóm bệnh nhân có sự tuân thủ ≥ 50% qua chỉ số LIC .................................. 53 Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ các mức độ quá tải sắt sau các năm điều trị ở nhóm bệnh nhân có sự tuân thủ 50% qua chỉ số T2* ................................... 53 Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ các mức độ quá tải sắt sau các năm điều trị ở nhóm bệnh nhân có sự tuân thủ <50% qua chỉ số SF ..................................... 55 Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ các mức độ quá tải sắt sau các năm điều trị ở nhóm bệnh nhân có sự tuân thủ <50% qua chỉ số LIC ................................... 56 Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ các mức độ quá tải sắt sau các năm điều trị ở nhóm bệnh nhân có sự tuân thủ <50% qua chỉ số T2* ................................... 57 . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh của -thalassemia ................................................. 7 Hình 1.2. Cơ chế điều hòa chuyển hóa sắt của hepcidin ................................ 14 Hình 1.3. Cơ chế bệnh sinh của tình trạng quá tải sắt .................................... 16 Hình 1.4. Đồ thị diễn tả các mức thời gian suy giảm 63% tín hiệu ................ 21 Hình 1.5. Hình ảnh tín hiệu Echo tại các thời gian phản hồi TE .................... 22 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh thalassemia (bệnh lý tán huyết bẩm sinh) thuộc nhóm bệnh di truyền trên nhiễm sắc thể thường, đây là nhóm bệnh thường gặp trên thế giới, ước tính khoảng 7% dân số thế giới mang gen bệnh [78]. Bệnh do rối loạn tổng hợp huyết sắc tố gây ra do đột biến gen qui định tổng hợp chuỗi globin dẫn đến mất cân bằng tạo chuỗi globin gây nên bất thường huyết sắc tố và thành phần các loại huyết sắc tố, dẫn đến vỡ hồng cầu và gây ra tình trạng thiếu máu [66], [72], [78]. Biểu hiện của bệnh thalassemia là thiếu máu và quá tải sắt. Bệnh gây nhiều biến chứng, trong đó, ứ sắt có thể gây tổn thương đa cơ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống bệnh nhân. Để đánh giá tình trạng quá tải sắt và theo dõi hiệu quả điều trị thải sắt với việc định lượng ferritin huyết thanh là phương pháp được áp dụng từ lâu rất phổ biến. Tuy nhiên, chỉ số này có những hạn chế và không phản ánh được chính xác lượng sắt trong tổ chức của cơ thể [20], [75]. Trong những năm gần đây, với sự xuất hiện của kỹ thuật chụp cộng hưởng từ đã được các nước trên thế giới áp dụng gần như là tiêu chuẩn chính để đánh giá chính xác sự quá tải sắt ở các tổ chức trong cơ thể, thay cho việc sinh thiết gan vốn rất phức tạp và là kỹ thuật có xâm lấn. Như vậy, cộng hưởng từ đã và đang được sử dụng khá phổ biến để đánh giá tình trạng quá tải sắt và theo dõi hiệu quả điều trị thải sắt trên bệnh nhân thalassemia. Hiệu quả của việc ứng dụng này rất có ý nghĩa trong thực tiễn lâm sàng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, kỹ thuật này mới chỉ được ứng dụng ở một số bệnh viện lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các nghiên cứu ứng dụng đánh giá về chẩn đoán và điều trị ở bước đầu, trong thời gian ngắn . . 2 [3][5][6]và chưa có đề tài đánh gía hiệu quả điều trị thải sắt bằng kỹ thuật này với số lượng BN lớn trong thời gian dài hơn. Theo cảnh báo của Liên đoàn thalassemia quốc tế, quá tải sắt là nguyên nhân chính gây tử vong cho bệnh nhân thalassemia (70%) [18][78]. Để đánh giá một cách chính xác tình trạng quá tải sắt của bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu và theo dõi điều trị hiệu quả hơn cho người bệnh. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả điều trị quá tải sắt trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu bằng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ T2 * tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học Tp Hồ Chí Minh” với mục tiêu: . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Đánh giá hiệu quả điều trị thải sắt trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu bằng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ T2*. Mục tiêu cụ thể: Mô tả đặc điểm lâm sàng, sinh học của bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu có quá tải sắt ở gan, tim. Xác định sự tương quan và mức độ của các chỉ số đánh giá quá tải sắt tại gan, tim với ferritine huyết thanh trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu. Xác định tỷ lệ đáp ứng điều trị quá tải sắt trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu. . . 4 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Bệnh Thalassemia 1.1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh thalassemia 1.1.1.1. Khái niệm Thalassemia (còn được biết với tên “Bệnh thiếu máu vùng biển” hay “bệnh thiếu máu Cooley”) được phát hiện bởi Thomas B. Cooley vào năm 1925 [66]. Thalassemia là bệnh thiếu máu tán huyết di truyền, do giảm hoặc mất hẳn sự tổng hợp của một loại chuỗi globin, tùy theo sự thiếu hụt tổng hợp chuỗi alpha (α) globin hay beta (β) globin, mà có tên gọi là α-thalassemia hay β-thalassemia [6], [72]. 1.1.1.2. Dịch tễ Thalassemia là một trong những bệnh rối loạn di truyền phổ biến nhất trên thế giới, bệnh có liên quan đến nguồn gốc dân tộc. Bệnh phân bố khắp toàn cầu, song có tính địa dư, thường gặp ở vùng Địa Trung Hải, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á và Bắc Phi. Theo báo cáo của Liên đoàn thalassemia quốc tế năm 2007, số người mang gen bệnh thalassemia chiếm khoảng 7% dân số toàn cầu [78]. Ở Đông Nam Á, tỷ lệ người mang gen bệnh thalassemia rất cao. Theo Suthat Fucharoen (2011), vùng biên giới giữa các nước Thái Lan, Lào và Campuchia có tới 30 - 40% người mang gen bệnh α-thalassemia, 1 - 9% mang gen bệnh β-thalassemia; 50 - 60% mang gen bệnh HbE [72]. Tỷ lệ người mang gen thalassemia ở Quảng Đông (Trung Quốc) 11,07% [88], ở Quảng Tây 19,8% [56]. . . 5 Ở Việt Nam, qua một số nghiên cứu từ năm 2010 đến nay cho thấy người mang gen thalassemia gặp với tỷ lệ từ 3,5 - 28% tùy từng khu vực và dân tộc [2], [64]. 1.1.2. Cơ chế bệnh sinh 1.1.2.1. Rối loạn tổng hợp huyết sắc tố (Hemoglobin – Hb) Hemoglobin (Hb) là thành phần chủ yếu của hồng cầu, chiếm 28% trọng lượng của hồng cầu, tương ứng 14,6 g trong 100 ml máu toàn phần. Mỗi phân tử Hb có 4 tiểu đơn vị, mỗi tiểu đơn vị gồm một chuỗi globin và nhân hem (một sắt tố chứa sắt hóa trị (Fe+2). Có nhiều loại globin, thuộc hai loại (loại alpha và không alpha), mỗi loại có số lượng và trình tự các acid amin đặc trưng, các chuỗi loại alpha (α) là: α và zeta (ξ), mỗi chuỗi α-globin có 141 acid amin và có cấu trúc gần giống nhau; các chuỗi loại không α-globin là: beta (β), delta (δ), gamma (γ) và epxilon (ε). Mỗi chuỗi không α-globin có 146 axit amin. Mỗi phân tử Hb bình thường được tạo bởi hai chuỗi loại (αglobin và hai chuỗi không α-globin với tỷ lệ cân bằng. Có nhiều loại Hb khác nhau do được tạo nên từ các chuỗi globin khác nhau, có khả năng gắn kết và vận chuyển oxy khác nhau tùy theo giai đoạn trưởng thành của cơ thể [7], [11], [66]. Sự tổng hợp chuỗi globin là do gen -globin và không -globin quy định, tổn thương các gen này sẽ làm giảm hoặc mất tổng hợp chuỗi globin. Tổn thương gen -globin làm giảm hoặc mất tổng hợp chuỗi đến thừa các chuỗi không -globin dẫn (là chuỗi và -globin), các chuỗi thừa này trùng hợp với nhau tạo Hb bất thường là Hb Bart’s ( 4) và HbH ( 4). Tổn thương gen -globin làm giảm hoặc mất tổng hợp chuỗi -globin, bên cạnh đó, sự tăng hoạt động trở lại của gen -globin và tăng hoạt động gen -globin (ở trẻ sau khi ra đời). Các chuỗi này khi kết hợp với chuỗi -globin tạo HbF ( 2 2), . . 6 HbA2 ( 2 2). Khả năng vận chuyển oxy của các Hb bất thường rất kém dẫn đến thiếu oxy tại tổ chức [4], [11], [18]. 1.1.2.2. Sinh hồng cầu không hiệu lực. Giảm tổng hợp chuỗi -globin sẽ làm thừa chuỗi -globin và ngược lại. Các chuỗi globin thừa lắng đọng trên màng hồng cầu làm tổn thương và gây vỡ hồng cầu. Chuỗi α-globin tự nó không thể tạo thành một phân tử huyết sắc tố hoàn chỉnh, do đó nó bị kết tủa tạo thành thể vùi trong các tế bào tiền thân dòng hồng cầu trong giai đoạn tổng hợp huyết sắc tố. Những thể vùi lớn làm phá huỷ nguyên hồng cầu, gây ra sinh hồng cầu không hiệu lực trong tất cả các thể β-thalassemia. Trong β-thalassemia thể nặng, phần lớn các tế bào đầu dòng hồng cầu bị phá huỷ ngay khi còn ở trong tuỷ xương [18], [66]. 1.1.2.3. Tán huyết Chuỗi globin tự do kết hợp với protein màng hồng cầu làm thay đổi cấu trúc và chức năng màng hồng cầu làm hồng cầu dễ bị đại thực bào bắt giữ ở hệ liên võng. Sự thoái giáng các chuỗi α-globin, ε-globin tự do, hem, hemin (dạng oxy hoá của heme) và ion sắt tự do cũng đóng vai trò quan trọng trong phá huỷ màng hồng cầu [18], [66]. . . 7 Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh của -thalassemia Triệu chứng chính của bệnh thalassemia là hội chứng thiếu máu và tán huyết mạn tính, do vậy nếu không được truyền máu sớm và định kỳ, bệnh nhân sẽ bị biến chứng biến dạng xương do tình trạng tăng sinh tạo máu quá mức. Bên cạnh đó, do cơ thể tăng hấp thu sắt và việc đưa một lượng lớn sắt vào cơ thể qua truyền máu đã gây nên tình trạng quá tải sắt ở bệnh nhân thalassemia [20]. 1.1.3. Chẩn đoán, phân loại bệnh thalassemia Biểu hiện của thalassemia rất đa dạng do sự đa dạng về di truyền mà tùy theo số lượng đột biến, kiểu đột biến, sự phối hợp các đột biến mà có nhiều mức độ biểu hiện bệnh khác nhau từ thể ẩn (không có biểu hiện lâm sàng) đến mức độ rất nặng (tử vong từ trong bào thai). Hiện nay có nhiều cách thức phân loại bệnh thalassemia dựa vào lâm sàng, xét nghiệm và phương pháp điều trị [18], [20], [75]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất