Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá hiệu quả của liệu pháp ngâm chân trong nước ấm để cải thiện chất lượng ...

Tài liệu Đánh giá hiệu quả của liệu pháp ngâm chân trong nước ấm để cải thiện chất lượng giấc ngủ ở người suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ

.PDF
109
1
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ---------------- NGUYỄN THỊ THẢO SƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP NGÂM CHÂN TRONG NƯỚC ẤM ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI SUY THẬN MẠN CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ Ngành: Điều dưỡng Mã số: 8720301 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Nguyễn Thị Lệ TS. Ann Henderson TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019 . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và phân tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận. Tác giả Nguyễn Thị Thảo Sương . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1................................................................................................................3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................................3 1.1. Tổng quan về bệnh thận mạn ...........................................................................3 1.1.1. Dịch tễ học .................................................................................................3 1.1.2. Điều trị bảo tồn ..........................................................................................3 1.1.3. Các phương pháp điều trị thay thế thận .....................................................5 1.1.3.1 Thẩm phân phúc mạc (Lọc màng bụng) ..............................................5 1.1.3.2 Ghép thận .............................................................................................6 1.1.3.3 Thận nhân tạo .......................................................................................6 1.2. Tổng quan về rối loạn giấc ngủ ........................................................................8 1.2.1. Định nghĩa giấc ngủ ..................................................................................8 1.2.2. Các giai đoạn của giấc ngủ .......................................................................9 1.2.3. Rối loạn giấc ngủ ......................................................................................9 1.2.3.1. Định nghĩa ...........................................................................................9 1.2.3.2. Phân loại ............................................................................................10 1.2.3.3. Nguyên nhân .....................................................................................11 1.2.3.4. Rối loạn giấc ngủ ở người bệnh STM CTNTCK ..............................11 1.2.3.5. Nghiên cứu trong nước và ngoài nước về rối loạn giấc ngủ ở người bệnh STM CTNTCK ......................................................................................13 1.3. Chăm sóc cải thiện chất lượng giấc ngủ .........................................................15 1.3.1. Những phương pháp chăm sóc cải thiện chất lượng giấc ngủ .................15 1.3.2 Liệu pháp ngâm chân ................................................................................16 1.4. Thang đo chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh ............................................25 . 1.5. Mô hình học thuyết sử dụng trong nghiên cứu ..............................................27 CHƯƠNG 2..............................................................................................................29 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................29 2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................29 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ...............................................................29 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................................29 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................29 2.2. Phươpng pháp nghiên cứu ..............................................................................29 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................29 2.2.2. Tiến trình nghiên cứu ...............................................................................30 2.2.3. Phương thức can thiệp .............................................................................30 2.3. Chọn mẫu.......................................................................................................31 2.3.1. Cỡ mẫu .....................................................................................................31 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu ...........................................................................31 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................31 2.3.4. Công cụ thu thập số liệu ..........................................................................32 2.4. Kiểm soát sai lệch ...........................................................................................32 2.5. Các biến số nghiên cứu...................................................................................33 2.5.1. Các biến số nền ........................................................................................33 2.5.2. Các biến số độc lập ..................................................................................33 2.5.3. Biến số chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh ........................................34 2.6. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu ......................................................37 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ..............................................................................38 2.8. Tính ứng dụng của đề tài nghiên cứu .............................................................38 CHƯƠNG 3..............................................................................................................40 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................40 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .....................................................................40 3.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học .....................................................................41 3.1.2. Thời gian điều trị và các bệnh lý kèm theo .............................................42 . 3.1.3. Tình trạng sử dụng thuốc .........................................................................44 3.2. Đặc điểm chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu .............................45 3.2.1. Đặc điểm 3 thành phần: thời gian đi vào giấc ngủ, hiệu quả giấc ngủ theo thói quen và độ dài giấc ngủ của thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) ................................................................................................................46 3.2.2. Đặc điểm 4 thành phần: Các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ chủ quan, sử dụng thuốc ngủ và bất thường hoạt động ban ngày của thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) ...............................48 3.3. So sánh điểm trung bình 7 thành phần và tổng điểm của thang PSQI ở nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng .............................................................................56 3.4. So sánh điểm trung bình mỗi thành phần và tổng điểm của thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) ở hai thời điểm: trước và sau thử nghiệm ngâm chân ..............................................................................................................58 3.5. So sánh tổng điểm trung bình thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) trong nhóm thử nghiệm qua mỗi tuần thử nghiệm....................................63 CHƯƠNG 4..............................................................................................................65 BÀN LUẬN ..............................................................................................................65 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .....................................................................65 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................65 4.1.2. Thời gian điều trị và các bệnh lý kèm theo .............................................68 4.1.3. Tình trạng sử dụng thuốc .........................................................................69 4.2. Đặc điểm chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu ..............................69 4.2.1. Đặc điểm chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu trước thử nghiệm ngâm chân .............................................................................................69 4.2.2. Đặc điểm chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu sau 3 tuần thử nghiệm ngâm chân .............................................................................................75 4.3. Hiệu quả của liệu pháp ngâm chân cải thiện điểm trung bình 7 thành phần của thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) ..................................79 . 4.4. Hiệu quả của liệu pháp ngâm chân cải thiện tổng điểm trung bình của thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) ...................................................81 4.5. Điểm mạnh, hạn chế và tính ứng dụng của nghiên cứu .................................82 4.5.1 Điểm mạnh ................................................................................................82 4.5.2 Hạn chế .....................................................................................................83 4.5.3 Tính ứng dụng của nghiên cứu .................................................................83 KẾT LUẬN ..............................................................................................................85 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO . DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTM Bệnh thận mạn BTGĐC Bệnh thận giai đoạn cuối CLGN Chất lượng giấc ngủ CTNTCK Chạy thận nhân tạo chu kỳ LMCK Lọc máu chu kỳ KDIGO Kidney Disease Improving Global Outcomes KDOQI Kidney Disease Outcomes Quality Initiatives MLCT Mức lọc cầu thận NKF Hội Thận học Quốc Tế (National Kidney Foundation) NREM Không chuyển động mắt nhanh (Non-Rapid Eye Movement sleep) PSQI Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh REM Chuyển động mắt nhanh (Rapid Eye Movement sleep) RLGN Rối loạn giấc ngủ STM Suy thận mạn THA Tăng huyết áp TNT Thận nhân tạo WHO Tổ chức Y tế thế giới ( World Health Organization) . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1 Các biện pháp bảo vệ thận tối ưu (BYT 2015) ...........................................3 Bảng 1. 2 Một số huyệt ở vùng bàn chân có tác động đến giấc ngủ .........................19 Bảng 1. 3 Các huyệt ở chân tác động đến giấc ngủ, đường kinh và tiết đoạn thần kinh ............................................................................................................................24 Bảng 1. 4 Hệ số Cronbach’s alpha từng thành phần thang đo chỉ số đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh phiên bản tiếng Việt ........................................................27 Bảng 2. 1 Cách tính điểm chất lượng giấc ngủ theo thang đo Pittsburgh (PSQI)….35 Bảng 3. 1 Đặc điểm về độ tuổi, giới, nơi ở, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân…41 Bảng 3. 2 Thời gian điều trị và các bệnh lý kèm theo (N=92) ..................................42 Bảng 3. 3 Tình trạng sử dụng thuốc của đối tượng nghiên cứu (N=92) ...................44 Bảng 3. 4 Tỷ lệ người bệnh có rối loạn giấc ngủ ở nhóm nghiên cứu ......................46 Bảng 3. 5 Thời gian đi vào giấc ngủ, hiệu quả giấc ngủ theo thói quen ...................46 Bảng 3. 6 Các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ chủ quan, sử dụng thuốc ngủ và bất thường hoạt động ban ngày trước thử nghiệm (N= 92) ...48 Bảng 3. 7 Các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ chủ quan, sử dụng thuốc ngủ và bất thường hoạt động ban ngày sau thử nghiệm (N= 92) ......53 Bảng 3. 8 So sánh điểm trung bình 7 thành phần và tổng điểm của thang PSQI ở nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng trước và sau thử nghiệm (N=92)..................57 Bảng 3. 9 So sánh điểm trung bình mỗi thành phần và tổng điểm PSQI..................58 Bảng 3. 10 So sánh điểm trung bình mỗi thành phần và tổng điểm PSQI................61 Bảng 3. 11 So sánh tổng điểm trung bình thang PSQI trong nhóm thử nghiệm ......63 Bảng 4. 1 Đặc điểm độ tuổi của đối tượng nghiên cứu ở một số nghiên cứu……...65 Bảng 4. 2 Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu ở một số nghiên cứu ........66 Bảng 4. 3 Đặc điểm nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................................................67 Bảng 4. 4 Thời gian điều trị của đối tượng nghiên cứu ở một số nghiên cứu ..........68 Bảng 4. 5 So sánh thời gian đi vào giấc ngủ, hiệu quả giấc ngủ theo thói quen và độ dài giấc ngủ ở nhóm ngâm chân và nhóm không ngâm chân ...................................77 . Bảng 4. 6 So sánh tổng điểm PSQI trước và sau ngâm chân ở nhóm ngâm chân và nhóm không ngâm chân ............................................................................................81 Bảng 4. 7 Sự biến thiên về tổng điểm PSQI ở nhóm ngâm chân qua mỗi tuần thử nghiệm .......................................................................................................................82 . DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1. 1 Mô phỏng thang đo chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh…………….26 Sơ đồ 1. 2 Áp dụng mô hình học thuyết chất lượng cuộc sống của Wilson và Cleary ...................................................................................................................................28 Sơ đồ 3. 1 Quản lý số lượng người bệnh tham gia nghiên cứu…………………….40 Biểu đồ 1. 1 Sự biến thiên tổng điểm trung bình của thang PSQI sau các tuần thử nghiệm trong nhóm thử nghiệm……………………………………………………64 . ĐẶT VẤN ĐỀ Bằng chứng từ các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy có khoảng 80% bệnh nhân STM CTNTCK đã gặp phải vấn đề rối loạn giấc ngủ (RLGN)[9],[12],[38],[41],[53]. RLGN làm suy giảm chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân và kéo theo nhiều nguy cơ bệnh tật khác [12],[50],[72]. Các nghiên cứu cho thấy, giấc ngủ kém có thể dẫn đến một loạt các biến chứng khác bao gồm suy giảm hệ miễn dịch và nguy cơ mắc bệnh tim mạch [29],[40],[53]. Ngoài ra, giấc ngủ kém còn gây ra nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác và nguy cơ tử vong [51],[41],[29],[28]. RLGN phổ biến là tình trạng mất ngủ, biểu hiện ở chất lượng giấc ngủ kém. Theo tác giả Cengic (2012) [25] có 84,5% người bệnh STM CTNTCK có chứng mất ngủ. Mất ngủ có liên quan đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Bệnh nhân có giấc ngủ kém có thể gặp khó khăn về hoạt động trí tuệ, suy giảm nhận thức cũng như các hoạt động xã hội và công việc của họ [76]. Tác giả Zubair (2017) [76] đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy có 86,9% người bệnh có suy giảm nhận thức đáng kể khi ngủ kém. Tác giả đã kết luận mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa chất lượng giấc ngủ và sự suy giảm nhận thức ở người BTM trãi qua chạy thận nhân tạo[76]. Người bệnh bị RLGN trong một khoảng thời gian nhất định kéo theo chất lượng giấc ngủ kém và suy giảm chất lượng cuộc sống. Chất lượng giấc ngủ kém làm giảm khả năng tận hưởng cuộc sống gia đình và hoạt động xã hội của người bệnh. Vì vậy, việc cải thiện chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa nguy cơ biến chứng, bệnh tim mạch, bệnh tâm thần kinh, nội tiết, tiêu hóa… góp phần nâng cao khả năng miễn dịch và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh STM CTNTCK [50]. Các phương pháp dùng thuốc đã được sử dụng để cải thiện giấc ngủ cho những bệnh nhân này [39],[30]. Các loại thuốc đã giúp họ cải thiện phần nào tình trạng RLGN nhưng vẫn còn một số tác dụng phụ như gây suy giảm nhận thức, phụ thuộc vào thuốc, nguy cơ trầm cảm hay bất lợi cho giấc ngủ sinh lý [42]. Do đó, các phương pháp không dùng thuốc đã được khuyến khích để cải thiện giấc ngủ cho những bệnh nhân nặng, trong đó có người STM CTNTCK. . Cải thiện tình trạng RLGN ở những bệnh nhân này đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương diện khác nhau. Trong đó, can thiệp điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết hoặc làm giảm vấn đề RLGN cho người bệnh. Vì vậy, một can thiệp điều dưỡng được đưa ra để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người STM CTNTCK là đều cần thiết. Liệu pháp ngâm chân trong nước ấm là một trong những phương pháp không dùng thuốc, an toàn và có hiệu quả trong cải thiện chất lượng giấc ngủ ở người STM CTNTCK [63]. Tuy nhiên tại Việt Nam, hiệu quả của liệu pháp này vẫn chưa rõ. Tại Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá chất lượng giấc ngủ ở người STM CTNTCK. Các nghiên cứu trước đây đã tiến hành đánh giá, khảo sát hay xác định các mối liên quan với các đặc điểm cá nhân, kinh tế xã hội, lâm sàng và cận lâm sàng ở người STM CTNTCK. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả của liệu pháp ngâm chân trong nước ấm để cải thiện chất lượng giấc ngủ ở người STM CTNTCK. Chính vì lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả của liệu pháp ngâm chân trong nước ấm để cải thiện chất lượng giấc ngủ ở người suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ” với: Câu hỏi nghiên cứu: Việc thực hiện liệu pháp ngâm chân trong nước ấm có hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ ở người suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ tại Đơn vị Lọc thận Bệnh viện đa khoa Long An hay không? Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả của liệu pháp ngâm chân trong nước ấm để cải thiện chất lượng giấc ngủ ở người suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ tại Đơn vị Lọc thận Bệnh viện đa khoa Long An. Mục tiêu cụ thể So sánh các thành phần của chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh trước và sau khi thực hiện liệu pháp ngâm chân trong nước ấm ở người suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ tại Đơn vị Lọc thận Bệnh viện đa khoa Long An. . CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về bệnh thận mạn 1.1.1. Dịch tễ học Hiện nay trên thế giới hiện có 1,5 triệu người BTGĐC đang được điều trị thay thế thận và số lượng người này ước tính tăng gấp đôi vào năm 2020 [6]. Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Tuấn [15] nghiên cứu điều tra trên 1920 người lớn tại các vùng khác nhau của tỉnh Nghệ An, ghi nhận tỉ lệ mắc STM có MLCT < 60ml/ph/1.73m2 da chung là 1,042%. Trong nghiên cứu về tỷ lệ các nhóm bệnh lý thận tiết niệu và phân loại BTM theo mức lọc cầu thận ước tính ở bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa thận tiết niệu 2008 – 2010, tác giả Vương Tuyết Mai [8] cho thấy bệnh nhân STM vào điều trị chủ yếu là ở giai đoạn muộn với tỷ lệ người BTGĐC chiếm cao nhất 60,9% số bệnh nhân điều trị nội trú. 1.1.2. Điều trị bảo tồn Mục tiêu điều trị: [5] Điều trị bệnh thận căn nguyên Điều trị nguyên nhân gây giảm GFR cấp tính có thể hồi phục được Điều trị làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn Điều trị các biến chứng tim mạch, và các yếu tố nguy cơ tim mạch Chuẩn bi điều trị thay thế thận khi thận suy nặng. Bảng 1. 1 Các biện pháp bảo vệ thận tối ưu (BYT 2015) [5] STT Yếu tố cần can thiệp 1 Mục tiêu Biện pháp Giảm protein niệu, Protein/creatinine - Kiểm sóat huyết áp tiểu albumin <0,5mg/g - Điều trị bệnh căn nguyên Albumine/creatinine - Tiết chế protein trong khẩu niệu < 30mg/g phần - Dùng UCMC hoặc UCTT . 2 Kiểm sóat huyết áp - Nếu người bệnh Ức chế men chuyển và ức chế ACR< 30mg/g, HA thụ thể angiotensin II: ưu tiên mục tiêu ≤ 140/90 chọn, nhất là ở người bệnh có mmHg tiểu albumin - Nếu ACR≥ 30mg/g, HA mục tiêu ≤ 130/80mmHg 3 Ăn nhạt Sodium < 2g /ngày Tự nấu ăn, không ăn thức ăn chế (hoặc NaCl < biến sẵn, không chấm thêm 5g/ngày ) 4 Giảm protein trong Áp dụng ở người Giảm protein, chọn các loại khẩu phần bệnh đạm có giá trị sinh học cao (tư GFR<30ml/ph/1,73, vấn chuyên gia dinh dưỡng) lượng protein nhập < 0,8g/Kg/ngày. 5 Kiểm soát đường HbA 1C ≈ 7% HbA Không dùng metformin khi huyết 1C > 7%, ở người GFR<60 ml/ph/1,73. bệnh có nguy cơ hạ đường huyết cao. 6 Thay đổi lối sống. Đạt cân nặng lý Tập thể lực tùy theo tình trạng tưởng, tránh béo phì, tim mạch và khả năng dung nạp Bỏ hút thuốc lá. (ít nhất 30 ph/lần/ngày x 5 lần/tuần) 7 Điều trị thiếu máu Hb 11-12g/dL Erythropoietin, sắt, acid folic... 8 Kiểm soát rối lọan LDL- cholesterol Statin, gemfibrozil Fibrate giảm . lipid máu <100 mg/dL, HDL- liều khi GFR<60, và không cholesterol> 40 dung khi GFR<15 mg/dL, triglyceride < 200mg/dL. 9 Dùng thuốc ức chế Dùng liều tối ưu để Phòng ngừa, và theo dõi các tác men chuyển hoặc ức giảm protein niệu, dụng phụ: suy thận cấp và tăng chế thụ thể và kiểm soát huyết kali, hay xảy ra ở người bệnh angiotensin II áp. GFR giảm. 1.1.3. Các phương pháp điều trị thay thế thận Trừ phi người bệnh từ chối, mọi người bệnh BTM giai đoạn cuối, với lâm sàng của hội chứng urê huyết cao (thường xảy ra khi độ thanh thải creatinin dưới 15 ml/phút, hoặc sớm hơn ở người bệnh đái tháo đường) đều có chỉ định điều trị thay thế thận. Có 3 phương pháp điều trị thay thế thận bao gồm: thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc và ghép thận. Các chỉ đinh điều trị thay thế thận: [5] - Tăng kali máu không đáp ứng với điều trị nội khoa. - Toan chuyển hóa nặng (khi việc dùng HCO3 có thể sẽ gây quá tải tuần hoàn). - Quá tải tuẩn hòan, phù phổi cấp không đáp ứng với điều trị lợi tiểu. - Suy dinh dưỡng tiến triển không đáp ứng với can thiệp khẩu phần. - Mức lọc cầu thận từ 5 -10ml/ph/1,73 m2 ( hoặc BUN > 100mg/dL, créatinine huyết thanh > 10mg/dL). 1.1.3.1 Thẩm phân phúc mạc (Lọc màng bụng) Là một phương pháp thẩm phân trong cơ thể bằng cách sử dụng phúc mạc như một màng cho phép sự trao đổi giữa máu và dịch thẩm phân. Số lượng dịch thẩm phân cho vào khoang phúc mạc của mỗi lần trao đổi thông thường là 2 lít với thời gian trao đổi từ 4 – 8 giờ vào ban ngày và từ 8 – 14 giờ ban đêm. Những sự . trao đổi giữa máu và dịch thẩm phân trong khoang phúc mạc được can thiệp bởi hai cơ chế, khuếch tán và siêu lọc. 1.1.3.2 Ghép thận Sử dụng phương pháp phẩu thuật đưa vào cơ thể bệnh nhân một quả thận mới, nhằm thay thế hoạt động cho những quả thận của bệnh nhân đã mất chức năng. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả nhất, không những thay thế chức măng bài tiết mà còn phục hồi chức năng nội tiết của thận. Hiện nay trong lĩnh vực ghép thận đã có nhiều tiến bộ về kỹ thuật, cơ chế loại bỏ mảnh ghép, thuốc ức chế miễm dịch và các thuốc dự phòng những tác dụng phụ của chúng. Những tiến bộ này đã giúp cho hiệu quả ghép thận ngày càng tăng. 1.1.3.3 Thận nhân tạo Năm 1913, John Abel, Leonard Rowtree và Benard Turner dùng các ống cellloidin ngâm vào dịch lọc được đựng trong một túi bóng kính để tiến hành thẩm phân máu trên động vật với chất chống đông là hirudin. Ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm “thận nhân tạo”[32]. Tháng 10 năm 1924, George Haas (1886-1971) một bác sỹ ngoại khoa đã tiến hành lọc máu lần đầu tiên trên người kéo dài 15 phút. Năm 1937 màng lọc cenllulose lần đầu tiên đã được sản xuất. Năm 1943 Willem Kolff chế tạo hệ thống máy lọc cuộn sử dụng màng cellulo và từ đây bắt đầu một kỷ nguyên mới của điều trị thay thế bằng thận nhân tạo. Năm 1960, hai bác sỹ Quinton và Belding Seribmen đã thiết lập được shunt động tĩnh mạch để lọc máu chu kỳ [32]. Hiện này ở Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới, TNT là phương pháp điều trị thay thế thận suy được sử dụng rộng rãi và chủ yếu trong thực hành lâm sàng để điều trị STM giai đoạn cuối. TNT là một quá trình lọc máu ngoài thận, dùng máy TNT và quả lọc để đào thải các sản phẩm chuyển hóa bị tích tụ lại trong cơ thể do thận suy, khôi phục lại các cân bằng nước, điện giải và kiềm toan trong máu. TNT hoạt động theo nguyên lý như sau: máu bệnh nhân, dịch lọc chảy ngược chiều nhau và tiếp xúc với nhau qua màng bán thấm. Tại đây, xãy ra quá trình trao đổi . chất giữa máu bệnh nhân và dịch lọc. Các lỗ của màng bán thấm chỉ cho nước, các chất hòa tan có trọng lượng phân tử nhỏ như urê, creatinin, điện giải…đi qua còn các chất có trọng lượng phân tử lớn như protein không thể đi qua màng. Các chất hòa tan, nước có thể đi qua màng bán thấm theo hai cơ chế: khuếch tán và siêu lọc. Khi lọc máu bằng phương pháp TNT cần tạo đường vào mạch máu. Đối với các trường hợp lọc máu chu kỳ có nhiều cách để làm nhưng trên lâm sàng chủ yếu tạo thông động tĩnh mạch ở cổ tay. Còn đối với các trường hợp cấp cứu đường vào mạch máu chủ yếu bằng catheter 2 nòng đặt ở tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch cảnh trong. Trong TNT cần phải đưa một lượng máu lớn qua màng lọc với tốc độ khoảng 250-300ml/phút. Quá trình trên được thực hiện bằng: + Máy thận nhân tạo: là thiết bị cơ bản để đảm bảo thực hiện an toàn và hiệu quả các quá trình lý hóa trong quả lọc, nơi mà máu bệnh nhân tiếp xúc với dịch lọc qua màng bán thấm. + Bộ lọc: thường dùng là bộ lọc mao quản, gồm bộ lọc tấm và bộ lọc sợi rỗng. Bộ lộc sợi rỗng được sử dụng phổ biến hơn. + Màng lọc: là trung tâm của bộ lọc, nó quyết định hiệu quả của quá trình lọc máu và sự thích ứng của bệnh nhân với lọc máu. Có nhiều loại màng lọc, được phân loại dựa vào bản chất hóa học và hiệu năng của màng. + Dịch lọc: bao gồm điện giải gần giống với dịch ngoại bào bình thường nhưng không chứa các chất mong muốn đào thải. Hiện nay có 2 loại dịch thẩm phân có sẵn tùy theo từng loại chất đệm là acetate hay bicarbonate và thành phần các chất trong dịch thẩm phân. Ngoài những lợi ích mang lại cho người bệnh, TNT còn có các biến chứng bao gồm: Các biến chứng gần:[20] Các biến chứng thường gặp: - Tụt huyết áp: là biến chứng thường gặp nhất chiếm tỷ lệ 20-30%. - Chuột rút: có thể do mất natri hoặc canxi. . - Chảy máu, tụ máu tại nơi chọc catheter. - Nhức đầu, buồn nôn, đau ngực, đau lưng. Các biến chứng ít gặp: - Hội chứng mất cân bằng: gặp ở những ngườisuy thận nặng chạy thận nhân tạo những lần đầu. Do urê, creatinin máu quá cao được lọc nhanh qua màng lọc gây giảm nhanh áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bảo. Vì vậy, nước sẽ đi từ dịch ngoại bào vào trong tế bào gây phù tế bào não. - Hội chứng sử dụng màng lọc lần đầu: xãy ra trong 30 phút đầu của buổi lọc, do dị ứng với màng lọc, đặc biệt dung dịch dùng để diệt khuẩn màng lọc không được rửa sạch. Biểu hiện từ mức độ nhẹ đến sốc phản vệ. - Rối loạn nhịp tim: biểu hiện mức độ khác nhau tùy từng bệnh nhân. - Tắc mạch khí: do có khí lẫn vào hệ thống dẫn máu bên ngoài cơ thể. - Các biến chứng do kỹ thuật: do tỷ lệ pha trộn giữa nước và dịch lọc không chính xác. Các biến chứng xa:[20] - Biến chứng tim mạch: tăng huyết áp khó kiểm soát, suy tim, thiếu máu cơ tim… - Biến chứng hô hấp: phù phổi mạn, xơ phổi, tràn dịch màng phổi… - Biến chứng thiếu máu mạn: mất máu, vỡ hồng cầu… - Loãng xương: do thiếu 1,25-D- hydroxy cholecalciferol D3, hậu quả của cường tuyến cận giáp. - Nhiễm virus viêm gan, HIV. 1.2. Tổng quan về rối loạn giấc ngủ 1.2.1. Định nghĩa giấc ngủ Ngủ là một hiện tượng cơ bản của cuộc sống, là một giai đoạn thiết yếu không thể thiếu được trong sự tồn tại của con người. Giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn đối với sức khỏe của mỗi người. Đó là khoảng thời gian để các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ thần kinh trung ương được nghỉ ngơi lấy lại sự cân bằng cần thiết trong hoạt động sinh lý cũng như tạo tiền đề cho hoạt động chức năng ở giai đoạn tiếp theo với một chất lượng đảm bảo [18],[24]. Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử. Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn. Ở mỗi lứa tuổi thì nhu cầu về giấc ngủ khác nhau, cụ thể:[7] - Trẻ sơ sinh: ngủ >18 giờ/ngày. - Trẻ từ 1-12 tháng: ngủ 14-18 giờ/ngày. - Trẻ từ 1-3 tuổi : ngủ 12-15 giờ/ngày. - Trẻ từ 3-5 tuổi: ngủ 11-13 giờ/ngày. - Trẻ 5-12 tuổi: ngủ 9-11 giờ/ngày. - Thanh thiếu niên: 9-10 giờ/ngày. - Người trưởng thành: 7-8 giờ/ngày. - Phụ nữ có thai: > 8 giờ/ngày. - Tuổi càng cao thời gian ngủ có xu hướng càng ngắn đi và bị gián đoạn. 1.2.2. Các giai đoạn của giấc ngủ Năm 2007, viện y khoa về giấc ngủ Hoa Kỳ đã thống nhất chia giấc ngủ thành hai giai đoạn: giai đoạn giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement sleep) và giai đoạn giấc ngủ NREM (Non Rapid Eye Movement sleep): - Giai đoạn giấc ngủ NREM (Non Rapid Eye Movement sleep): còn gọi là giấc ngủ sâu, gồm 3 giai đoạn N1, N2 và N3. Mỗi giai đoạn kéo dài 5-15 phút, không có chuyển động mắt nhanh. Đây là giai đoạn các mô trong cơ thể được sửa chữa và phục hồi, tạo xương và cơ, củng cố hệ miễn dịch cơ thể [7]. - Giai đoạn giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement sleep): còn gọi là giấc ngủ nông, xãy ra khoảng 70-90 phút lúc bắt đầu ngủ và kéo dài khoảng 10 phút, là giai đoạn có chuyển động mắt nhanh. Giai đoạn này giấc ngủ rất say, có thể gặp phải những giấc mới hoặc cơn ác mộng [7]. Giấc ngủ là một chu kỳ luân phiên của hai giai đoạn NREM và REM, bắt đầu từ N1 N2 N3N2 REM, sau đó lặp lại một chu kỳ mới. Có từ 4 – 6 chu kỳ giấc ngủ NREM luân phiên với giấc ngủ REM trong suốt đêm [7]. 1.2.3. Rối loạn giấc ngủ 1.2.3.1. Định nghĩa Rối loạn giấc ngủ là những biểu hiện bất thường về thời gian, chất lượng hoặc thời điểm ngủ do những nguyên nhân khác nhau. Trên lâm sàng, biểu hiện của Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử. Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn. rối loạn giấc ngủ thường là mất ngủ, ngủ nhiều hoặc rối loạn nhịp thức - ngủ trong một khoảng thời gian nhất định. Chất lượng giấc ngủ là một yếu tố thiết yếu cho sự sửa chữa các mô, chức năng miễn dịch và sức khỏe tâm thần cho cơ thể. Chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 1.2.3.2. Phân loại Năm 2014, Viện Y học giấc ngủ Hoa Kỳ đã cho ra đời ấn bản thứ ba Phân loại rối loạn giấc ngủ quốc tế (ICSD-3) [77]. Phân loại rối loạn giấc ngủ gồm 6 loại chính. Các loại rối loạn giấc ngủ chính:  Mất ngủ  Rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ  Rối loạn trung tâm của hypersomnolence  Rối loạn nhịp giấc ngủ-nhịp sinh học  Parasomnias  Rối loạn chuyển động liên quan đến giấc ngủ Rối loạn giấc ngủ khác: dùng để phân loại những rối loạn không phù hợp với bất kỳ loại nào trong 6 loại chính. Các rối loạn về thần kinh và y tế liên quan đến giấc ngủ: những rối loạn gây ra rối loạn giấc ngủ. Một số rối loạn giấc ngủ thường gặp: - Mất ngủ: khó bắt đầu và duy trì giấc ngủ. - Giấc ngủ đứt quãng: giấc ngủ bị chia cắt, chắp nối. - Buồn ngủ ban ngày quá mức: là khuynh hướng ngủ thiếp đi khi không hoạt động. - Ngủ rũ: là tình trạng buồn ngủ quá mức có liên quan đến cơn mất trương lực và những giấc ngủ REM khác như liệt trong lúc ngủ và ảo giác khi ngủ thiếp. - Rối loạn nhịp thức- ngủ: nhịp thức-ngủ bị đảo ngược (ban ngày ngủ, ban đêm thức) hoặc thời gian ngủ và thức bị lệch một khoảng thời gian nhất định. Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử. Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất