Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá hiệu quả của acid hyaluronic trong hỗ trợ điều trị viêm nha chu mạn khô...

Tài liệu Đánh giá hiệu quả của acid hyaluronic trong hỗ trợ điều trị viêm nha chu mạn không phẫu thuật qua lâm sàng và vi khuẩn

.PDF
137
1
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỒ THỊ HÒA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ACID HYALURONIC TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU MẠN KHÔNG PHẪU THUẬT QUA LÂM SÀNG VÀ VI KHUẨN Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt Mã số: NT 62722801 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THU THỦY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố. Tác giả Hồ Thị Hòa i MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v Viết tắt Tiếng Việt .....................................................................................................v Viết tắt Tiếng Anh ................................................................................................... vi Viết tắt Tên riêng ................................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3 1.1. Giải phẫu học mô nha chu .................................................................................3 1.1.1. Nướu răng .....................................................................................................4 1.1.2. Dây chằng nha chu ........................................................................................5 1.1.3. Xê măng ........................................................................................................5 1.1.4. Xương ổ răng ................................................................................................6 1.2. Phân loại bệnh nha chu......................................................................................7 1.3. Viêm nha chu mạn .............................................................................................8 1.3.1. Định nghĩa.....................................................................................................8 1.3.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của viêm nha chu mạn ........................8 1.3.3. Phân loại viêm nha chu mạn .........................................................................9 1.3.4. Triệu chứng lâm sàng và X quang ..............................................................10 1.3.5. Điều trị ........................................................................................................11 1.4. Vai trò của vi khuẩn trong viêm nha chu mạn ..............................................14 1.4.1. Ngăn chặn sự thực bào, phân hủy protein miễn dịch .................................15 1.4.2. Gây phản ứng viêm và phá hủy mô nha chu ..............................................15 1.4.3. Làm suy thoái protein vận chuyển sắt ........................................................16 1.4.4. Hỗ trợ các vi khuẩn khác ............................................................................16 1.5. Đánh giá vi khuẩn trong viêm nha chu mạn .................................................16 1.5.1. Kỹ thuật nuôi cấy ........................................................................................17 ii 1.5.2. Kỹ thuật miễn dịch......................................................................................17 1.5.3. Kỹ thuật sinh học phân tử ...........................................................................18 1.6. Các chất hỗ trợ trong điều trị viêm nha chu mạn không phẫu thuật .........19 1.7. Acid hyaluronic và ứng dụng trong điều trị viêm nha chu ..........................20 1.7.1. Nguồn gốc và cấu trúc của acid hyaluronic ................................................20 1.7.2. Tính chất sinh học .......................................................................................21 1.7.3. Ứng dụng của acid hyaluronic trong chuyên ngành răng hàm mặt ............21 1.7.4. Cơ chế tác động của acid hyaluronic đối với mô nha chu ..........................22 1.7.5. Tính chất của GENGIGEL® .......................................................................25 1.8. Tổng quan các nghiên cứu về acid hyaluronic trong điều trị viêm nha chu mạn ...........................................................................................................................25 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................29 2.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................29 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................................29 2.2.1. Dân số đích .................................................................................................29 2.2.2. Dân số chọn mẫu.........................................................................................29 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ..............................................................................29 2.2.4. Tính cỡ mẫu ................................................................................................30 2.2.5. Phương pháp ngẫu nhiên ............................................................................31 2.3. Vật liệu và phƣơng tiện nghiên cứu................................................................31 2.3.1. Hồ sơ và phiếu khám ..................................................................................31 2.3.2. Dụng cụ khám và điều trị............................................................................31 2.3.3. Dụng cụ thu thập mảng bám .......................................................................31 2.3.4. Vật liệu ........................................................................................................31 2.4. Nhóm thực hiện nghiên cứu ............................................................................32 2.5. Sơ đồ nghiên cứu ..............................................................................................33 2.6. Các bƣớc tiến hành nghiên cứu ......................................................................34 2.6.1. Khám, hướng dẫn vệ sinh răng miệng và lấy cao răng trên nướu ..............34 2.6.2. Thu thập mảng bám dưới nướu, lấy cao răng dưới nướu, xử lý mặt chân răng và bơm AH....................................................................................................36 2.6.3. Thu thập mảng bám dưới nướu và ghi nhận chỉ số nha chu sau 6 tuần .....38 2.6.4. Định lượng vi khuẩn ...................................................................................38 iii 2.7. Biến số nghiên cứu ...........................................................................................43 2.8. Phân tích thống kê ............................................................................................43 2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................44 2.10. Kiểm soát sai lệch thông tin ..........................................................................44 2.11. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................45 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ .........................................................................................46 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...............................................................................46 3.2. Các chỉ số nha chu toàn miệng ........................................................................48 3.2.1. Chỉ số PlI ....................................................................................................49 3.2.2. Chỉ số GI .....................................................................................................49 3.2.3. Chỉ số PPD ..................................................................................................49 3.2.4. Chỉ số CAL .................................................................................................50 3.2.5. Chỉ số BOP .................................................................................................50 3.3. Chỉ số PPD và CAL tại các túi nha chu trung bình ......................................50 3.4. Chỉ số PPD và CAL tại các túi nha chu sâu...................................................52 3.5. Số lƣợng vi khuẩn.............................................................................................53 3.5.1. Vi khuẩn Td ................................................................................................54 3.5.2. Vi khuẩn Fn ................................................................................................56 3.5.3. Vi khuẩn Tf .................................................................................................57 3.5.4. Vi khuẩn Pg ................................................................................................57 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................................59 4.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................59 4.2. Các chỉ số nha chu toàn miệng ........................................................................63 4.2.1. Chỉ số PlI ....................................................................................................64 4.2.2. Chỉ số GI .....................................................................................................65 4.2.3. Chỉ số PPD ..................................................................................................67 4.2.4. Chỉ số CAL .................................................................................................68 4.2.5. Chỉ số BOP .................................................................................................70 4.3. Chỉ số PPD và CAL tại các túi nha chu trung bình ......................................72 4.4. Chỉ số PPD và CAL tại các túi nha chu sâu...................................................72 4.5. Số lƣợng vi khuẩn.............................................................................................73 iv 4.5.1. Vi khuẩn Td ................................................................................................73 4.5.2. Vi khuẩn Fn ................................................................................................74 4.5.3. Vi khuẩn Tf .................................................................................................74 4.5.4. Vi khuẩn Pg ................................................................................................75 4.6. Ứng dụng của đề tài .........................................................................................76 4.7. Hạn chế của đề tài ............................................................................................77 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN .......................................................................................78 5.1. Các chỉ số lâm sàng ..........................................................................................78 5.1.1. Chỉ số nha chu toàn miệng..........................................................................78 5.1.2. Chỉ số PPD và CAL ở nhóm túi nha chu trung bình ..................................78 5.1.3. Chỉ số PPD và CAL ở nhóm túi nha chu sâu .............................................78 5.2. Số lƣợng VK Td, Fn, Tf, Pg trong mảng bám dƣới nƣớu ............................79 5.3. Kiến nghị ...........................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Việt TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ BN Bệnh nhân Cs Cộng sự ĐHYD Đại học y dược ĐTKPT Điều trị không phẫu thuật ĐTPT Điều trị phẫu thuật HDVSRM Hướng dẫn vệ sinh răng miệng IL Interleukin KSMB Kiểm soát mảng bám LCR Lấy cao răng RHM Răng hàm mặt Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh VK Vi khuẩn VNC Viêm nha chu VNCM Viêm nha chu mạn XLMCR Xử lý mặt chân răng vi Viết tắt Tiếng Anh TÊN VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT AAP American Academy of Periodontology Hiệp hội nha chu Hoa Kỳ BOP Bleeding on probing Chảy máu khi thăm khám CAL Clinical attachment level Mức bám dính lâm sàng CFU Colony‑forming units Chỉ số lành thương CRP C‑reactive protein Protein phản ứng C DLC Differential leucocyte count Số lượng bạch cầu khác nhau GI Gingival index Chỉ số nướu GR Gingival recession Độ tụt nướu ICC Interclass Corelation Coeficient Hệ số tương quan nội lớp LPS Lipopolysacaride Lipopolysacarit MMP Matrix metalloproteinases Enzym phân hủy protein ngoại bào MPO Myeloperoxidase Men myeloperoxidase NE Neutrophil elastase Bạch cầu trung tính PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuỗi polymerase hay phản ứng khuếch đại gen PlI Plaque index Chỉ số mảng bám PPD Probing pocket depth Độ sâu túi thăm dò khung vii RAL Relative attachment level Mức bám dính tương đối TLC Total leucocyte count Tổng số lượng bạch cầu TNF Tumor necrosis factor Yếu tố hoại tử khối u WBC White blood cell Tế bào bạch cầu Viết tắt Tên riêng TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ AH Acid hyaluronic CHX Chlorhexidine Fn Fusobacterium nucleatum Pg Porphyromonas gingivalis Td Treponema denticola Tf Tannerella forsythia viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại viêm nha chu mạn theo AAP (2015) ..........................................9 Bảng 1.2. Tổng quan một số nghiên cứu về AH trong điều trị VNCM ....................25 Bảng 2.1. Thành phần bộ xét nghiệm IVD NKDNARNA prep MAGBEAD ............38 Bảng 2.2: Trình tự các mồi và probe được sử dụng trong nghiên cứu .....................41 Bảng 2.3. Các biến số dùng trong nghiên cứu ..........................................................43 Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo tuổi và giới .............................................46 Bảng 3.2. Phân bố túi nha chu ở 2 nhóm ..................................................................47 Bảng 3.3. Các chỉ số nha chu toàn miệng .................................................................48 Bảng 3.4. Chỉ số PPD và CAL tại các túi nha chu trung bình ..................................50 Bảng 3.5. Chỉ số PPD và CAL tại các túi nha chu sâu .............................................52 Bảng 3.6. Số lượng vi khuẩn trung bình ở hai nhóm ................................................53 Bảng 4.1. Chỉ số PlI trước và sau điều trị trong nghiên cứu này và một số nghiên cứu khác ....................................................................................................................64 Bảng 4.2. Chỉ số GI trước và sau điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác ........................................................................................................66 Bảng 4.3. Chỉ số PPD trước và sau điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác ....................................................................................................67 Bảng 4.4. Chỉ số CAL trước và sau điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác ....................................................................................................69 Bảng 4.5. Chỉ số BOP trước và sau điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác ....................................................................................................71 Bảng 4.6. So sánh số lượng VK Td với một số nghiên cứu khác .............................74 Bảng 4.7. So sánh số lượng VK Tf với một số nghiên cứu khác ..............................75 Bảng 4.8. So sánh số lượng VK Pg với một số nghiên cứu khác .............................76 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các thành phần mô nha chu ........................................................................3 Hình 1.2: Các thành phần mô nha chu ........................................................................3 Hình 1.3. Sơ đồ kế hoạch điều trị VNCM.................................................................12 Hình 1.4: Công thức hóa học của AH .......................................................................20 Hình 1.5: Ảnh hưởng của AH lên số lượng tế bào dây chằng nha chu.....................23 Hình 1.6: Ảnh hưởng của AH lên bề mặt ngà răng quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét ............................................................................................................................24 Hình 1.7: Ảnh hưởng của AH lên hình dạng của tế bào dây chằng nha chu quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét ...................................................................................24 Hình 2.1: GENGIGEL® dạng gel .............................................................................32 Hình 2.2: Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................33 Hình 2.3. Đọc kết quả Multiplex real-time PCR I ....................................................42 Hình 2.4. Đọc kết quả Multiplex real-time PCR II ...................................................42 x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính ở hai nhóm ...............................................................46 Biểu đồ 3.2. Phân bố 3 loại túi nha chu ở hai nhóm .................................................48 Biểu đồ 3.3. Mức độ giảm PPD và CAL của túi nha chu trung bình tại thời điểm T1 so với T0 ở hai nhóm ................................................................................................51 Biểu đồ 3.4. Mức độ giảm PPD và CAL của túi nha chu sâu tại thời điểm T1 so với T0 ở hai nhóm ...........................................................................................................53 Biểu đồ 3.5. Độ giảm số lượng VK giữa thời điểm T1 và T0 ở hai nhóm ...............54 1 MỞ ĐẦU Viêm nha chu mạn (VNCM) là bệnh nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm các mô nâng đỡ răng, gây mất bám dính, tiêu xương tiến triển và hậu quả sau cùng là mất răng. Bệnh chiếm tỉ lệ cao trong dân số và bệnh nhân (BN) thường không được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Do đó, điều trị VNCM khi mô nha chu đã bị phá hủy nhiều là một thách thức lớn đối với bác sĩ lâm sàng [34]. Điều trị VNCM có nhiều giai đoạn: điều trị khẩn, điều trị không phẫu thuật (ĐTKPT), điều trị phẫu thuật (ĐTPT), điều trị phục hồi, điều trị duy trì. ĐTKPT thường là điều trị đầu tiên, không thể thiếu trong đa số trường hợp và được đánh giá là có hiệu quả đối với những túi nha chu trung bình. ĐTKPT hiệu quả sẽ giúp giảm nhẹ hoặc không cần giai đoạn ĐTPT. Tuy nhiên, ở những vị trí túi nha chu sâu ≥5mm hoặc sang thương vùng chẽ, hiệu quả của ĐTKPT chưa cao và thường tái phát do tính chất của hệ vi khuẩn kị khí, trở ngại khi đưa dụng cụ xuống đáy túi nha chu và giải phẫu phức tạp của vùng chẽ. Do đó, những tác nhân hỗ trợ kháng khuẩn và lành thương thường được các nhà lâm sàng bổ sung trong giai đoạn ĐTKPT với mong muốn cải thiện hiệu quả điều trị và giảm nhẹ giai đoạn ĐTPT, phù hợp với quan điểm can thiệp tối thiểu trong điều trị nha khoa [4],[34]. Acid hyaluronic (AH) là một loại polysaccharide có trong cơ thể với vai trò ổn định, điều chỉnh độ nhớt của dịch sinh học trong cơ thể, cân bằng nội môi, điều chỉnh áp suất thẩm thấu, giá đỡ cho các cấu trúc… [13],[48]. Hợp chất AH có thể được chiết xuất từ động vật hoặc vi khuẩn. Các nghiên cứu in vitro đã kết luận khả năng tương hợp sinh học tốt và nhiều đặc tính lý hóa thuận lợi của hợp chất này. AH đang được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực y học như nhãn khoa, cơ xương khớp, răng hàm mặt (RHM), thẩm mỹ… [56]. Đã có một số nghiên cứu trên thế giới liên quan đến sử dụng AH dạng gel (tên thương mại GENGIGEL®) trong điều trị VNCM. Nhìn chung, AH giúp cải thiện hiệu quả lâm 2 sàng, tuy nhiên các kết quả vẫn chưa đồng nhất và chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động vi sinh của hợp chất này. VNCM là bệnh nhiễm khuẩn do phức hợp của nhiều loại vi khuẩn (VK) khác nhau. Porphyromonas gingivalis (Pg), Treponema denticola (Td), Fusobacterium nucleatum (Fn), Tannerella forsythia (Tf) là những VK đóng vai trò quan trọng trong khởi phát cũng như diễn tiến bệnh, do đó, đánh giá Pg, Td, Fn, Tf là cần thiết để xác định tác dụng và hiệu quả thực sự của AH trong điều trị VNCM. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của acid hyaluronic trong hỗ trợ điều trị viêm nha chu mạn không phẫu thuật qua lâm sàng và vi khuẩn”. Câu hỏi nghiên cứu: Có hay không sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số nha chu lâm sàng và số lượng vi khuẩn Pg, Td, Fn, Tf trong mảng bám dưới nướu giữa nhóm có và không sử dụng acid hyaluronic sau 6 tuần điều trị viêm nha chu mạn không phẫu thuật? Mục tiêu tổng quát: So sánh chỉ số nha chu lâm sàng và số lượng VK Pg, Td, Fn, Tf trong mảng bám dưới nướu giữa nhóm có và không sử dụng acid hyaluronic trong điều trị viêm nha chu mạn không phẫu thuật. Mục tiêu cụ thể: 1. So sánh các chỉ số nha chu lâm sàng: PlI, GI, PPD, CAL, BOP giữa nhóm có và không sử dụng acid hyaluronic sau 6 tuần điều trị viêm nha chu mạn không phẫu thuật. 2. So sánh số lượng vi khuẩn Pg, Td, Fn, Tf trong mảng bám dưới nướu giữa nhóm có và không sử dụng acid hyaluronic sau 6 tuần điều trị viêm nha chu mạn không phẫu thuật. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu học mô nha chu Mô nha chu bao gồm nướu, dây chằng nha chu, xê măng răng và xương ổ răng [1]. Hình 1.1: Các thành phần mô nha chu “Nguồn: Margaret J. Fehrenbach, 2016” [52] Hình 1.2: Các thành phần mô nha chu 4 “Nguồn: Adrian Kasaj, 2018” [29] 1.1.1. Nƣớu răng 1.1.1.1. Định nghĩa Nướu răng là phần tiếp nối của niêm mạc miệng, che phủ xương ổ răng và bao quanh răng, đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ các cấu trúc bên dưới và thẩm mỹ nụ cười. 1.1.1.2. Cấu tạo Các thành phần chính của nướu răng: - Nướu viền (nướu rời): giới hạn từ viền nướu đến rãnh nướu, là phần nướu bao quanh cổ răng, không bám trực tiếp vào răng và tạo thành vách mềm của khe nướu. - Nướu dính: là phần kế tiếp nướu viền, giới hạn từ rãnh nướu đến đường tiếp nối nướu – niêm mạc. Trên bề mặt nướu dính lành mạnh có lấm tấm da cam, chiều cao thay đổi tùy vị trí răng và tùy người trong khoảng 1mm – 9mm. - Rãnh nướu: là đường lõm cạn trên bề mặt nướu, phân chia nướu viền và nướu dính (chỉ hiện diện 30% - 40% ở người trưởng thành). - Khe nướu: là rãnh nhỏ hẹp hình chữ V, là khoảng giới hạn giữa răng và nướu viền, độ sâu trung bình của khe nướu bình thường từ 0 – 3mm. - Nướu sừng hóa: là dải nướu trải dài từ bờ viền nướu đến tiếp nối nướu – niêm mạc, gồm nướu dính và nướu rời. - Tiếp nối nướu - niêm mạc: là đường lượn cong hình vỏ sò, phân chia nướu sừng hóa và niêm mạc xương ổ răng. - Gai nướu: là phần nướu ở giữa các răng kế cận và lấp đầy khoảng không gian giữa các răng. - Lõm nướu giữa các răng: là các rãnh dọc, song song với trục dài của các răng kế cận, nằm giữa các răng trong vùng nướu dính [1],[34]. 5 1.1.2. Dây chằng nha chu 1.1.2.1. Định nghĩa Dây chằng nha chu là lớp mô liên kết nằm giữa bề mặt xương ổ răng và xê măng răng, bao quanh chân răng và nối răng vào xương ổ. Dây chằng nha chu chiếm một khoảng rất hẹp, rộng khoảng 0,1 – 0,25 mm. Trên phim X quang, dây chằng nha chu là đường thấu quang mảnh bao quanh bề mặt chân răng, gọi là khoảng nha chu hay khe khớp. 1.1.2.2. Cấu tạo - Các sợi mô liên kết: Sợi chính là những sợi collagen chiếm đa số, ngoài ra còn có sọi oxytalan (sợi kháng acid) và sợi chun. - Tế bào: nguyên bào sợi, tế bào nội mô, tế bào xê măng, tạo cốt bào, hủy cốt bào, đại thực bào và tế bào biểu mô Malassez còn sót lại. - Mạch máu, mạch bạch huyết, thần kinh. - Chất căn bản: là một gel có độ nhớt cao, không có cấu trúc rõ ràng, chứa mucopolysaccharides, glycoprotein và lipid. 1.1.2.3. Chức năng - Duy trì sự tương quan giữa răng với mô cứng và mô mềm. - Thành lập và tái cấu trúc, duy trì hoạt động sinh học của xương, xê măng răng. - Giảm tải lực và truyền lực nhai đến xương. - Chức năng dinh dưỡng và cảm giác [1]. 1.1.3. Xê măng 1.1.3.1. Định nghĩa Xê măng là phần mô liên kết khoáng hóa, không mạch máu, bao phủ chân răng giải phẫu. 6 1.1.3.2. Cấu tạo - Là mô ít khoáng hóa nhất trong ba thành phần mô cứng của răng (men, ngà, xê măng) nhưng cao hơn xương. - Có tính thẩm thấu nên chất lỏng có thể xâm nhập. - Gồm hai thành phần: sợi và muối khoáng: Ca, P… - Nồng độ fluor cao hơn men răng và các mô cứng khác. - Không có thần kinh và mạch máu - Đường nối men – xê măng: vị trí tương đối giữa men răng và xê măng tạo nên 3 dạng của đường nối men – xê măng: xê măng phủ lên men răng (60 – 65%), xê măng tiếp xúc với men răng (25 – 30%), xê măng không tiếp xúc men răng (5 – 15%). Trong trường hợp xê măng không tiếp xúc men răng thì ngà răng bị lộ, khi bị tụt nướu dễ gây quá cảm ngà, đồng thời dễ tích tụ mảng bám và cao răng, rất khó loại bỏ. 1.1.3.3. Chức năng Là chỗ bám cho dây chằng nha chu nối răng vào xương ổ răng. 1.1.4. Xƣơng ổ răng 1.1.4.1. Định nghĩa và cấu tạo Xương ổ răng là phần xương của xương hàm trên hoặc hàm dưới, tạo thành các ổ răng, bao quanh chân răng. - Xương ổ chính danh (bản xương trong) là vách xương mỏng, đặc, bao quanh chân răng, có nhiều lỗ thủng cho mạch máu, thần kinh chui qua và là nơi bám của các sợi Sharpey. Trên phim X quang, xương ổ chính danh có dạng một đường cản quang rõ, liên tục gọi là phiến cứng hay lamina dura. - Xương nâng đỡ (bản xương ngoài) là phần xương bao quanh xương ổ chính danh, gồm hai vách xương vỏ ngoài và trong, ở giữa là xương xốp. - Mào xương ổ răng: là nơi hợp nhất giữa bản xương ngoài và bản xương trong. - Xương vách răng: là phân xương hàm nằm giữa hai ổ răng kế cận. 7 - Xương giữa các chân răng: phần xương nằm giữa các chân răng ở răng nhiều chân. - Xương nền: Là phần còn lại của xương hàm về phía chóp răng và là cấu trúc không phụ thuộc răng. 1.1.4.2. Chức năng - Nâng đỡ răng và nướu: nhờ hệ thống lưới sợi trong xương ổ răng. - Giảm bớt các áp lực cắn trên răng. - Giữ răng vững chắc và tồn tại trên cung hàm [1]. 1.2. Phân loại bệnh nha chu Có nhiều cách phân loại bệnh nha chu và Hiệp hội Nha chu Hoa Kỳ (American Academy of Periodontology, AAP) đã đưa ra phân loại mới nhất vào năm 2017. Tuy phân loại này chi tiết về mặt bệnh học nhưng phân loại của AAP năm 1999 vẫn được sử dụng phổ biến vì đơn giản và đầy đủ trong thực hành lâm sàng [10]. - Các bệnh về nướu  Bệnh nướu do mảng bám  Sang thương ở nướu không do mảng bám - Viêm nha chu mạn  Dạng khu trú  Dạng toàn thể - Viêm nha chu tấn công  Dạng khu trú  Dạng toàn thể - Viêm nha chu như là biểu hiện của bệnh toàn thân - Bệnh nha chu hoại tử  Viêm nướu hoại tử lở loét  Viêm nha chu hoại tử lở loét - Các áp xe nha chu 8  Áp xe nướu  Áp xe nha chu  Áp xe quanh thân răng - Viêm nha chu kết hợp sang thương nội nha - Các bất thường mắc phải hay do phát triển 1.3. Viêm nha chu mạn 1.3.1. Định nghĩa Viêm nha chu mạn (VNCM) là một dạng bệnh của viêm nha chu (VNC) được Hội nha chu Hoa Kỳ (AAP) phân loại từ năm 1999, trước đây được gọi là viêm nha chu (VNC) ở người trưởng thành (AAP, 1989). VNCM được định nghĩa là bệnh nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm các mô nâng đỡ răng, gây mất bám dính, tiêu xương tiến triển. Bệnh có diễn tiến chậm đến trung bình nên được gọi là VNC mạn tính và có thể có những giai đoạn phá hủy nhanh chóng. Bệnh thường gặp ở người trưởng thành, tuy nhiên có thể gặp ở trẻ em và tuổi vị thành niên. Vì VNCM thường biểu hiện triệu chứng không rầm rộ nên bệnh nhân thường không tự phát hiện và có triệu chứng rõ ràng ở độ tuổi trên 35 [34]. 1.3.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của viêm nha chu mạn Viêm nha chu mạn do VK trong mảng bám đặc hiệu gây ra. Trong mảng bám dưới nướu của BN VNCM, VK gram âm chiếm 75% và VK yếm khí chiếm 90%, gồm các loại VK đặc hiệu như Porphyromonas gingivalis (Pg), Aggregatibacter actinomycetemcomitans (Aa), Treponema forsythia (Tf), Prevotella intermedia (Pi)… các VK gây bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua con đường đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Trong túi nha chu, VK thường chiếm vị trí dưới lớp tế bào biểu mô tróc vảy hoặc cũng có thể xâm nhập sâu hơn vào mô liên kết dưới biểu mô. Bên cạnh đó, các yếu tố toàn thân và môi trường như hút thuốc lá, đái tháo đường, tim mạch… có thể làm thay đổi đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với mảng bám vi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất