Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả cắt và khiếm khuyết thành ống tủy của hai hệ thống trâm quay l...

Tài liệu đánh giá hiệu quả cắt và khiếm khuyết thành ống tủy của hai hệ thống trâm quay liên tục

.PDF
133
6
115

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ********** NGUYỄN QUỐC NHẬT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CẮT VÀ KHIẾM KHUYẾT THÀNH ỐNG TỦY CỦA HAI HỆ THỐNG TRÂM QUAY LIÊN TỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ RĂNG HÀM MẶT TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ********** NGUYỄN QUỐC NHẬT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CẮT VÀ KHIẾM KHUYẾT THÀNH ỐNG TỦY CỦA HAI HỆ THỐNG TRÂM QUAY LIÊN TỤC Ngành: RĂNG – HÀM – MẶT Mã số: 8720501 LUẬN VĂN THẠC SĨ RĂNG HÀM MẶT Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Khoa TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... i ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT-ANH....................................................... ii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................ viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4 1.1. HIỆU QUẢ CẮT................................................................................. 4 1.1.1. Định nghĩa ..............................................................................................4 1.1.2. Chất liệu thay thế ngà răng ....................................................................4 1.1.3. Phương pháp đánh giá............................................................................5 1.2. VẾT NỨT DỌC CHÂN RĂNG ......................................................... 6 1.2.1. Bệnh căn học ...........................................................................................7 1.2.2. Chẩn đoán vết nứt dọc chân răng ...........................................................9 1.3. SƠ LƯỢC VỀ TRÂM NiTi ............................................................. 10 1.3.1. Giới thiệu về các thế hệ trâm Niti .........................................................10 1.3.2. Sơ lược về hệ thống trâm quay Niti ......................................................12 1.4. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU ........................... 15 1.4.1. Phương pháp đo độ cong ống tủy chân răng của Schneider ................16 . . 1.4.2. Phương pháp đo bề dày thành ống tủy của Bose .................................17 1.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ CẮT CỦA HỆ THỐNG TRÂM NITI ................................................................................................ 18 1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................18 1.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................20 1.6. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KHẢO SÁT KHIẾM KHUYẾT THÀNH ỐNG TỦY ................................................................................... 23 1.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................23 1.6.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................27 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 31 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 31 2.1.1. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................31 2.1.2. Tiêu chí chọn mẫu .................................................................................31 2.1.3. Tiêu chí loại trừ ....................................................................................32 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 33 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................33 2.2.2. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................33 2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ..............................................................38 2.3. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ................................................................. 47 2.3.1. Chiều dài chân răng .............................................................................47 2.3.2. Chiều rộng ống tủy trước khi sửa soạn ................................................47 2.3.3. Bề dày thành ống tủy trước khi sửa soạn .............................................47 2.3.4. Độ cong lớn nhất của ống tủy ngoài gần trước khi sửa soạn ..............47 . . 2.3.5. Hiệu quả cắt trên ngà/vật liệu (Khối lượng ngà/vật liệu mất trên một đơn vị thời gian...................................................................................................47 2.3.6. Thời gian cắt trên răng/ETB (Thời gian sửa soạn răng/ETB bằng trâm quay) ...............................................................................................................47 2.3.7. Khiếm khuyết thành ống tủy ................................................................47 2.3.8. Lát cắt có khiếm khuyết ngà răng ........................................................48 2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ................................................ 48 2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU .............................. 51 KẾT QUẢ....................................................................................................... 52 3.1. Kiểm định tính đồng nhất của mẫu nghiên cứu trước khi sửa soạn bằng trâm quay liên tục ............................................................................. 52 3.1.1. Chiều dài chân răng trên phim tia X ....................................................52 3.1.2. Độ cong lớn nhất của ống tủy ngoài gần..............................................53 3.1.3. Chiều rộng ống tủy ngoài gần trước khi sửa soạn ...............................54 3.1.4. Bề dày thành ống tủy trước khi sửa soạn .............................................55 3.2. Đánh giá hiệu quả cắt và thời gian cắt theo mỗi loại trâm ........... 57 3.2.1. Hiệu quả cắt của trâm quay ..................................................................57 3.2.2. Thời gian cắt của trâm quay .................................................................58 3.3. Đánh giá khiếm khuyết thành ống tủy trên nhóm răng khô sau khi sửa soạn ống tủy................................................................................... 60 3.3.1. Theo mỗi loại trâm ................................................................................60 3.3.2. Theo vị trí và theo mỗi loại trâm ..........................................................61 3.3.3. Theo vùng ống tủy trong gần và phía (ngoài, trong, gần, xa) trong vùng ống tủy ngoài gần theo mỗi loại trâm, vị trí.......................................................62 . . 3.4. Mối quan hệ giữa hiệu quả cắt và khiếm khuyết thành ống tủy.. 70 BÀN LUẬN .................................................................................................... 72 4.1. MẪU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 73 4.1.1. Về mẫu nghiên cứu ...................................................................................73 4.1.2. Về phương pháp nghiên cứu.....................................................................75 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 81 4.2.1. Hiệu quả cắt và thời gian cắt ...................................................................81 4.2.2. Khiếm khuyết thành ống tủy .....................................................................85 4.2.3. Mối quan hệ giữa hiệu quả cắt và khiếm khuyết thành ống tủy ...............94 4.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 94 4.4. Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........... 95 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU ............................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . i . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AutoCAD Auto Computer-Aided Design CBCT Phim cắt lớp điện toán chùm tia hình nón Cs Cộng sự ĐLC Độ lệch chuẩn ETB Endo Training Block FEA Finite-element analysis KTC Khoảng tin cậy Micro CT (μCT) Vi cắt lớp điện toán NiTi Nickel – Titanium PMMA polymethylmethacrylate SSOT Sửa soạn ống tủy TB Trung bình VRF Vertical Root Fracture . ii . ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT-ANH Bề dày thành ống tủy Canal wall thickness Bề dày ngà răng còn lại Remaining dentine thickness Chiều rộng ống tủy Pulp Space Chuyển động quay liên tục Continuous rotation Chuyển động quay qua lại Reciprocation/Reciprocation movement Di chuyển trục ống tủy Canal Transportation Đánh bóng điện hóa Electro polishing Đường kính ống tủy Canal diameter Độ sâu thâm nhập tối đa Maximum penetration depth Đường rạn Craze line Gần-xa Mesialdistal Hệ thống đơn trâm Single-file system Hiệu quả cắt Cutting effect Khiếm khuyết ngà răng Dentinal defect/crack Ngoài-trong Buccollingual Nickel- Titan Nickel -Titanium Ống tủy ngoài gần Mesialbuccal canal Ống tủy trong gần Mesiallingual canal Phân tích phần tử hữu hạn Finite-element analysis Quay qua lại đối xứng Symmetrical Reciprocation Quay qua lại bất đối xứng Asymmetrical Reciprocation Thời gian cắt Cutting Time Tính mỏi chu kì Cyclic fatigue Tính nhớ hình dạng Shape memory Trâm thép không gỉ Stainless steel file Vết nứt dọc chân răng Vertical root fracture Vết nứt hoàn toàn Complete crack . iii . Vết nứt không hoàn toàn Incomplete crack Vùng nguy hiểm Danger Zone Yếu tố cơ địa Predisposing factor Yếu tố do điều trị Iatrogenic factor . iv . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Phương pháp của Felt (1982) 6 Hình 1.2 Vết nứt không hoàn toàn ở răng cối nhỏ hàm trên một 7 chân hai ống tủy Hình 1.3 Lát cắt nhìn từ phía chóp của răng cối nhó hàm trên 8 Hình 1.4 Vết nứt dọc chân răng ở răng điều trị nội nha 9 Hình 1.5 Sang thương thấu quang ở một răng điều trị nội nha 10 Hình 1.6 Ví dụ về trâm quay qua lại đối xứng và bất đối xứng 14 Hình 1.7 Độ cong ống tủy được xác định bằng phương pháp 17 Schneider Hình 1.8 Phương pháp đo chiều dài chân răng và bề dày thành ống 18 tủy của Bose Hình 2.9 Endo Training Block 31 Hình 2.10 Mẫu nghiên cứu đạt yêu cầu chọn mẫu 32 Hình 2.11 Trâm K số 10 và 15 34 Hình 2.12 Thước đo nội nha và côn giấy 34 Hình 2.13 Trâm quay máy NeoNiti A1 và OneShape 35 Hình 2.14 Dung dịch bơm rửa Hyposol và kim bơm rửa 35 Hình 2.15 Máy nội nha WaveOneTM Endo Motor và tay khoan nội 36 nha Hình 2.16 Cân phân tích AUW220D SHIMADZU 36 Hình 2.17 Đồng hồ bấm giây ADANAC 37 Hình 2.18 Máy cắt tiêu bản tốc độ chậm, dầu bôi trơn, đĩa cắt kim 37 cương Hình 2.19 Kính hiển vi nổi Olympus SZX16 38 Hình 2.20 Các chân răng được quan sát dưới kính hiển vi nổi với độ 39 phóng đại 10 lần Hình 2.21 Vẽ đường viền hai ống tủy. Xác định ống tủy ngoài gần . 40 v . Hình 2.22 Đo chiều dài chân răng. Đo góc Schneider của ống tủy 40 ngoài gần Hình 2.23 Xác định chiều rộng ống tủy ngoài gần, chiều rộng chân 41 răng trên phim chụp theo hướng ngoài-trong tại vị trí 3, 6, 9 mm Hình 2.24 Xác định chiều rộng ống tủy ngoài gần, ống tủy trong gần 42 và chiều rộng chân răng trên phim chụp theo hướng gầnxa tại vị trí 3, 6, 9 mm Hình 2.25 Mẫu nghiên cứu được đặt trong túi nhựa có khóa 44 Hình 2.26 Các răng được chôn trong nhựa acrylic 45 Hình 2.27 Phương pháp xác định phía xuất hiện khiếm khuyết thành 46 ống tủy của vùng ống tủy ngoài gần. Hình 2.28 Các loại khiếm khuyết thành ống tủy 48 Hình 4.29 Phân loại hình thái ống tủy của Vertucci 74 Hình 4.30 Thiết diện cắt ngang của trâm NeoNiti 83 Hình 4.31 Thiết kế cắt ngang thay đổi của trâm OneShape 84 Hình 4.32 Phương pháp chia bề mặt ra làm 4 phía 90 Hình 4.33 Một khiếm khuyết ở vùng ống tủy trong gần kéo dài từ 92 phía trong vùng ống tủy ngoài gần Hình 4.34 Vết nứt hoàn toàn xuất hiện ở phía xa của ống tủy ngoài gần . 94 vi . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tóm lược các nghiên cứu về hiệu quả cắt 21 Bảng 1.2 Tóm lược các nghiên cứu về khiếm khuyết thành ống tủy 28 Bảng 2.3 Phân nhóm thử nghiệm 42 Bảng 3.4 Chiều dài chân răng trên phim tia X theo hướng chụp 53 ngoài-trong và hướng chụp gần-xa Bảng 3.5 Độ cong lớn nhất của ống tủy ngoài gần Bảng 3.6 Chiều rộng gần-xa của ống tủy ngoài gần theo vị trí của 3 54 53 nhóm Bảng 3.7 Chiều rộng ngoài-trong của ống tủy ngoài gần theo vị trí 55 của 3 nhóm Bảng 3.8 Bề dày gần-xa của thành ống tủy theo vị trí của 3 nhóm Bảng 3.9 Bề dày ngoài-trong của thành ống tủy theo vị trí của 3 56 56 nhóm Bảng 3.10 Hiệu quả cắt giữa hai loại trâm 57 Bảng 3.11 Hiệu quả cắt trên răng khô và ETB 58 Bảng 3.12 Thời gian cắt giữa hai loại trâm 59 Bảng 3.13 Thời gian cắt trên răng khô và ETB 59 Bảng 3.14 Lát cắt có khiếm khuyết ngà của các nhóm 60 Bảng 3.15 Lát cắt có khiếm khuyết ngà của nhóm NeoNiti và nhóm 61 OneShape Bảng 3.16 Lát cắt có khiếm khuyết ngà theo vị trí, theo nhóm 61 NeoNiti và OneShape so với nhóm chứng Bảng 3.17 Lát cắt có khiếm khuyết ngà theo vị trí và theo mỗi loại 61 dụng cụ Bảng 3.18 Khiếm khuyết thành ống tủy không liên quan đến vùng 63 ống tủy ngoài gần giữa các nhóm và theo vị trí Bảng 3.19 Khiếm khuyết thành ống tủy có liên quan đến vùng ống tủy ngoài gần giữa các nhóm và theo vị trí . 63 vii . Bảng 3.20 Khiếm khuyết thành ống tủy theo phía và mỗi loại dụng 64 cụ Bảng 3.21 Vết nứt hoàn toàn theo phía và từng loại trâm 65 Bảng 3.22 Vết nứt không hoàn toàn theo phía và theo từng nhóm 66 Bảng 3.23 Đường rạn theo phía và theo từng nhóm 66 Bảng 3.24 Khiếm khuyết thành ống tủy theo phía, vị trí và mỗi 67 nhóm Bảng 3.25 Khiếm khuyết thành ống tủy theo phía và mỗi nhóm ở vị 68 trí cách chóp 3mm Bảng 3.26 Khiếm khuyết thành ống tủy theo phía và mỗi nhóm ở vị 69 trí cách chóp 6mm Bảng 3.27 Khiếm khuyết thành ống tủy theo phía và mỗi nhóm ở vị 70 trí cách chóp 9mm Bảng 3.28 Quan hệ giữa hiệu quả cắt và tổng số khiếm khuyết thành ống tủy tại vị trí 3mm, 6mm, 9mm . 71 viii . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 Hiệu quả cắt của trâm NeoNiti và OneShape trên răng và 82 ETB Biểu đồ 4.2 Thời gian cắt của trâm NeoNiti và OneShape trên răng 85 và ETB Biểu đồ 4.3 Số lượng lát cắt có khiếm khuyết ngà của 3 nhóm nghiên 86 cứu Biểu đồ 4.4 Số lượng lát cắt của NeoNiti và OneShape Biểu đồ 4.5 Số lượng lát cắt có khiếm khuyết giữa 3 nhóm tại 3 vị trí 88 Biểu đồ 4.6 Số lượng lát cắt có khiếm khuyết của từng loại trâm theo 89 87 vị trí Biểu đồ 4.7 Số lượng khiếm khuyết ống tủy ở vùng ống tủy trong gần 91 Biểu đồ 4.8 Số lượng khiếm khuyết thành ống tủy ở vùng ống tủy 92 ngoài gần theo phía và theo dụng cụ Biểu đồ 4.9 Số lượng khiếm khuyết theo từng nhóm và theo từng phía 93 trên vùng ống tủy ngoài gần . ix . DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Tóm tắt quá trình nghiên cứu . 50 1 . ĐẶT VẤN ĐỀ Trâm nội nha Nickel-Titan là một công cụ hữu dụng trong sửa soạn ống tủy [29]. Chúng được sử dụng riêng rẽ hoặc phối hợp với các dụng cụ thép không gỉ, giúp sửa soạn ống tủy hiệu quả và giảm thời gian làm việc [83]. Vì vậy, hệ thống trâm NiTi luôn được cải tiến hiện đại để giúp cho việc sửa soạn ống tủy ngày càng trở nên hiệu quả hơn, giúp giảm thời gian làm việc trên lâm sàng cho cả bác sĩ và bệnh nhân. Dụng cụ quay NiTi đã trở nên thông dụng trong suốt những năm vừa qua vì chứng minh được sự an toàn khi sử dụng đúng như hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể làm rộng ống tủy nhanh chóng, phù hợp cho việc sửa soạn ống tủy thậm chí là ống tủy cong nặng [64], [67]. Chuyển động quay liên tục tận dụng được thiết kế chủ động hiệu quả của trâm NiTi đòi hỏi ít áp lực phía trong và cải thiện được việc lấy các mảnh vụn ngà bị ép chặt trong ống tủy [18]. Một tiến bộ nữa đó là sự ra đời của hệ thống đơn trâm, chỉ cần đòi hỏi một trâm duy nhất để sửa soạn ống tủy đến một kích thước và độ thuôn phù hợp, ngay cả ống tủy hẹp và cong. Hệ thống này không chỉ tạo dạng ống tủy mà còn giảm thời gian làm việc nhờ sửa soạn ống tủy nhanh trong nhiều trường hợp [55]. Hiện nay trên thị trường Việt nổi bật có hệ thống trâm One Shape® (Micro-Mega®, Besancon, Pháp) với mặt cắt biến thiên theo lưỡi cắt có chuyển động cắt tối ưu trong ba vùng của ống tủy [30] và hệ thống trâm Neoniti (Neolix, Châtres-la-Forêt, Pháp) được xử lí nhiệt thích hợp tạo nên độ mềm dẻo và tính nhớ cao [8] rất được chú ý. Tuy vậy đặc tính của hệ thống trâm này chưa được hiểu rõ, vì vậy chúng tôi quyết định lựa chọn hai hệ thống trâm này để nghiên cứu. Mục đích của trâm nội nha là sửa soạn ống tủy về mặt sinh-cơ học nhờ loại bỏ mảnh vụn, mô mềm, tiền ngà và ngà. Các đặc điểm khác như độ cứng, độ đặc, lực, đã được nghiên cứu trước đó, đều có liên quan và rất quan trọng, nhưng chỉ góp phần hỗ trợ cho hiệu quả cắt [37]. . 2 . Một trong số những biến chứng có thể xuất hiện trong khi điều trị nội nha là sự xuất hiện các vết nứt, vết nứt dọc chân răng là một trong những nguyên nhân có thể khiến phải nhổ răng [79]. Vết nứt dọc chân răng có thể được hình thành trên bề mặt thành ống tủy trong và sau quá trình sửa soạn bằng dụng cụ Nickel-Titanium [89]. Vì vậy, để tìm hiểu về hai hệ thống trâm Neoniti và One Shape® và để ứng dụng hai hệ thống trâm này tốt hơn trên lâm sàng, chúng tôi cho rằng cần phải nghiên cứu về hiệu quả cắt và khả năng tạo vết nứt dọc chân răng sau khi sửa soạn ống tủy của chúng. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả cắt và tỉ lệ khiếm khuyết thành ống tủy của hai hệ thống trâm quay liên lục chỉ sử dụng một trâm để tạo hình ống tủy Neoniti và One Shape® với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về hai hệ thống trâm này, giúp các bác sĩ Răng Hàm Mặt có thêm nhiều lựa chọn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc nội nha. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Hiệu quả cắt và tỉ lệ khiếm khuyết thành ống tủy sau khi sửa soạn của các hệ thống trâm quay nội nha liên tục One Shape® có cao hơn NeoNiti không? GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU Hiệu quả cắt và tỉ lệ khiếm khuyết thành ống tủy sau khi sửa soạn của hệ thống trâm quay nội nha liên tục One Shape® cao hơn Neoniti. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT So sánh hiệu quả cắt và tỉ lệ khiếm khuyết thành ống tủy sau khi sửa soạn của các hệ thống trâm quay nội nha liên tục. MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT 1. So sánh hiệu quả cắt và thời gian cắt của hai hệ thống trâm quay nội nha liên tục. 2. Phát hiện khiếm khuyết thành ống tủy của hai hệ thống trâm quay nội nha liên tục. . 3 . 3. Đánh giá quan hệ giữa hiệu quả cắt và khiếm khuyết thành ống tủy của hệ thống trâm quay nội nha liên tục. . 4 . CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. HIỆU QUẢ CẮT Cắt ngà là bước cần thiết trong quá trình sửa soạn ống tủy và góp phần lấy đi ngà viêm. Đo lường lượng ngà bị lấy đi bởi dụng cụ thường được mô tả bằng thuật ngữ “hiệu quả cắt”. Đối với dụng cụ nội nha, việc này phụ thuôc vào sự tương tác của nhiều yếu tố như tính cứng chắc của dạng thiết diện cắt ngang và tính sắc bén của lưỡi cắt, thiết kế rãnh và lưỡi cắt, thiết kế đầu dụng cụ, bôi trơn trong khi cắt, tính kháng mòn, khả năng vận chuyển vụn và cách sử dụng [23]. Ngà răng cũng là một yếu tố rất quan trọng. 1.1.1. Định nghĩa Nhiều định nghĩa về hiệu quả cắt đã được đề xuất. Oliet và Sorin [54] gợi ý rằng đối với dụng cụ nạo nội nha, hiệu quả cắt được xác định là số vòng quay và momen xoắn cần thiết để lấy đi một lượng vật liệu nhất định.Yguel-Henry và Von Stebut [88] đề xuất định nghĩa “là thể tích hiệu quả của ngà bị cắt (xương, nhựa…) trên một đơn vị chiều dài cắt (khoảng cách trong dũa tuyến tính hay số vòng quay) dưới điều kiện cắt đã được xác định”. Felt [23] xác định hiệu quả cắt là “thể tích bị loại bỏ trên một đơn vị năng lượng sử dụng”. Haikel [31] là “khối plolymethel methacrylate (hay Plexiglas) được cắt trên một đơn vị năng lượng sử dụng bởi dụng cụ, mg/J”. Các tác giả khác định nghĩa là trọng lượng mất đi sau khi cắt [62], [81], độ sâu thâm nhập tối đa của dụng cụ trong ống tủy [78], độ sâu cắt tối đa [70] và vận tốc tiến tới của dụng cụ dưới tác động của lực không đổi trong ống tủy nhựa trong một đơn vị thời gian [14]. Chúng ta phải nhớ rằng mức vật liệu bị lấy đi bởi dụng cụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và vào cách tiến hành thử nghiệm. Kết quả từ một nghiên cứu đơn lẻ chỉ có thể cho phép so sánh giữa các nhãn hiệu dưới những điều kiện thử nghiệm cụ thể nào đó. 1.1.2. Chất liệu thay thế ngà răng . 5 . Dù các sửa soạn và thử nghiệm mô phỏng dụng cụ nội nha tốt nhất nên được thực hiện trên răng người, nhiều chất liệu khác cũng đã được dùng nhằm tìm ra chất liệu thay thế ngà răng tốt nhất trong nghiên cứu khoa học. Oliet và Sorin [54] đã giới thiệu việc dùng xương bò thay thế và đánh giá hiệu quả cắt khi dùng dụng cụ trong động tác xoay. Tuy nhiên nghiên cứu này lại cho thấy kết quả không thể dự đoán được mặc dù không rõ liệu chất liệu hay phương pháp thử nghiệm là các tác nhân góp phần chính cho thất bại. Newman [52] dùng động tác đẩy – kéo trên ngà, dùng thủ thuật giống như của Stenman đề xuất [74]. Mặc dù hai nhóm tác giả đã dùng các chất liệu khác nhau nhưng cả hai nhóm đều cho rằng động tác đẩy – kéo là lựa chọn hợp lý nhất cho nghiên cứu hiệu quả cắt dụng cụ (lưu ý là dụng cụ được thử nghiệm dùng động tác dũa). Tuy nhiên, khi chất liệu không phải là ngà răng, loại có các tính chất đặc trưng như là loại vật liệu sinh học [59], việc ngoại suy kết quả cho việc tạo dạng ống tủy sẽ có vấn đề. Năm 1977, Stenman [74] đề xuất dùng polymethylmethacrylate (Plexiglas®) làm vật liệu thử nghiệm. Vật liệu này đồng nhất về độ cứng ở nhiều độ sâu và có kích thước ổn định và đáng tin cậy để có thể thay thế được ngà răng [74], [75]. Ngà răng người có sự thay đổi độ cứng khoảng 25% tùy thuộc vị trí [52], [59]. Tuy nhiên, nhóm của Stenman [44] cho thấy PMMA khó gây mòn dụng cụ, không giống xương bò hay ngà răng. Việc dùng xương bò hay ngà răng sẽ làm mòn dụng cụ thép không gỉ hay NiTi, làm giảm hiệu quả cắt của chúng. 1.1.3. Phương pháp đánh giá Hiệu quả cắt được đo lường bởi nhiều phương pháp khác nhau, có thể dùng cho tất cả các loại dụng cụ thép không gỉ. Tuy nhiên, một vài phương pháp, nhất là liên quan đến động tác dũa thì không thể dùng cho dụng cụ quay NiTi được.Một số phương pháp đã từng sử dụng như : dùng mô hình cắt của Stenman và Spangberg (2004) [75], đo khối lượng vật liệu mất đi trên Endo Training Block của Rapisarda [63] hoặc trên răng người của Vinothkumar [81], đo độ sâu thâm nhập tối đa bằng một thiết bị thử nghiệm dùng máy tính của Tepel [78],dùng mô hình năng lượng của Felt [23], mô hình vận tốc của Bui [14], mô hình vi cắt lớp điện toán 3 chiều của Shen và Haapasalo [70]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất