Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá độ tin cậy chức năng phân tích tế bào các chất dịch cơ thể trên máy huy...

Tài liệu đánh giá độ tin cậy chức năng phân tích tế bào các chất dịch cơ thể trên máy huyết họctự động

.PDF
97
1
126

Mô tả:

. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................... TRƢƠNG NGỌC QUYÊN ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CHỨC NĂNG PHÂN TÍCH TẾ BÀO CÁC CHẤT DỊCH CƠ THỂ TRÊN MÁY HUYẾT HỌCTỰ ĐỘNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................... TRƢƠNG NGỌC QUYÊN ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CHỨC NĂNG PHÂN TÍCH TẾ BÀO CÁC CHẤT DỊCH CƠ THỂ TRÊN MÁY HUYẾT HỌCTỰ ĐỘNG Chuyên ngành: Kỹ thuật xét nghiệm Y học Mã số:8720601 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật xét nghiệm Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. BS TRẦN THANH TÙNG Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu riêng của tôi. Các tài liệu trích dẫn, các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và tuân theo đúng yêu cầu của một luận văn nghiên cứu. Luận văn này là duy nhất và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn TRƢƠNG NGỌC QUYÊN . . MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .................................................................................... i MỤC LỤC .............................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................... x DANH MỤC HÌNH ............................................................................... xi ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................... 4 1.1. Sơ lược một số chất dịch trong cơ thể ............................................................ 4 1.1.1. Dịch não tủy ........................................................................................... 4 1.1.2. Dịch màng phổi ...................................................................................... 5 1.1.3. Dịch àng bụng ........................................................................................ 7 1.2. Lịch sử đếm số lượng tế bào dịch cơ thể ........................................................ 8 1.3. Đếm tế bào dịch bằng phương pháp thủ công .............................................. 10 1.4. Phương pháp đếm tế bào dịch cơ thể bằng máy huyết học tự động .............. 13 1.4.1. Nguyên lý hoạt động ............................................................................ 13 1.4.2. Kiểm soát chất lượng thiết bị ................................................................ 17 1.4.3. Phương pháp đếm tế bào dịch cơ thể .................................................... 17 1.5. Xác nhận giá tri sử dụng của phương pháp đếm tế bào dịch bằng máy huyết học tự động ........................................................................................................ 18 1.6. Một số nghiên cứu đã thực hiện ................................................................... 25 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 27 . .i 2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 27 2.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 27 2.2.1. Dân số mục tiêu .................................................................................... 27 2.2.2. Dân số chọn mẫu .................................................................................. 27 2.3. Cỡ mẫu ........................................................................................................ 27 2.4. Tiêu chuẩn chọn mẫu................................................................................... 28 2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu .................................................................... 29 2.6. Kỹ thuật tiến hành và thu thập dữ liệu ......................................................... 32 2.6.1. Độ chụm ............................................................................................... 32 2.6.2. Độ tuyến tính ........................................................................................ 33 2.6.3. So sánh phương pháp............................................................................ 34 2.7. Thiết bị y tế, dụng cụ, hóa chất .................................................................... 37 2.8. Phân tích và xử lý số liệu ............................................................................. 38 2.9. Vấn đề y đức ............................................................................................... 40 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 41 3.1. Đặc tính chung mẫu nghiên cứu .................................................................. 41 3.2. Xác nhận giá trị sử dụng phương pháp đếm tế bào dịch bằng máy huyết học tự động ............................................................................................................... 43 3.2.1. Độ chụm ............................................................................................... 43 3.2.2. Tuyến tính ............................................................................................ 52 3.3. So sánh kết quả đếm tế bào dịch bằng phương pháp thủ công với phương pháp tự động ...................................................................................................... 55 3.3.1. Kết quả so sánh đếm tế bào dịch bằng phương pháp thủ công .............. 55 3.3.2. Kết quả đếm tế bào dịch bằng phương pháp tự động ............................ 56 3.3.3. So sánh kết quả số lượng tế bào dịch giữa hai phương pháp ................. 57 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN.................................................................... 64 4.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu ................................................................. 64 . . 4.2. Xác nhận giá trị sử dụng phương pháp đếm tế bào bằng máy huyết học tự động ................................................................................................................... 65 4.2.1. Độ chụm ............................................................................................... 65 4.2.2. Tuyến tính ............................................................................................ 66 4.3. So sánh phương pháp đếm tế bào dịch tự động với thủ công ....................... 67 4.3.1. Hệ số tương quan.................................................................................. 68 4.3.2. Phương trình hồi quy ............................................................................ 68 4.3.3. Đồng thuận trong nghiên cứu - ICC ...................................................... 69 4.3.4. Kết quả với HFC .................................................................................. 70 4.4. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu........................................................ 71 4.4.1. Điểm mạnh của nghiên cứu .................................................................. 71 4.4.2. Hạn chế của nghiên cứu........................................................................ 71 4.5. Tính mới và ứng dụng của nghiên cứu......................................................... 72 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 73 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................I PHỤ LỤC ................................................................................................ VI 1. Bảng thu thập số liệu kết quả tế bào dịch bằng phuong pháp thủ công ........... VI 2. Bảng thu thập số liệu cho cả hai phương pháp ............................................... VII 3. Bảng thu thập số liệu thực hiện độ lặp ......................................................... VIII 4. Bảng thu thập số liệu thực hiện độ chụm ..................................................... VIII 5. Bảng thu thập sô liệu thực hiện độ tuyến tính ................................................. IX 6. Hình ảnh thiết bị Sysmex XN series thực hiện xét nghiệm tế bào dịch cơ thể .. X . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh % CV % CVB % CVR % CVWL Coefficient of variation expressed as a percentage Between-day standard deviation expressed as percentage of the mean Repeatability standard deviation expressed as percentage of the mean Within-laboratory standard deviation expressed as percentage of the mean ANOVA Analysis of variance BFs Body fluids CLSI Clinical and Laboratory Standards Institute CI Confidence interval DF Degrees of freedom EQA External quality assessmen Eo Eosinophil FSC Straight scattered HFC High fluorescent cells ICC Intraclass correlation coefficient IQC Internal quality control IS International Standard(s) ISO International Organization for Standardization LY Lymphocyte MO Monocyte MS Mean squares MN Mono nuclear NIST National Institute of Standards and Technology . .i PMNs Polymorphonuclear segmented neutrophils QC Quality control SD Standard deviation SFL Side fluorescent light SLS Sodium lauryl sulfate SOP Standard operating procedures sR User estimate for repeatability SS Sum of squares SSC Side scatter sWL User estimate for within-laboratory imprecision TC Total cell VB Variance between runs WBC White blood cell VW Variance within run Tiếng Việt BSLS Bác sĩ lâm sàng BVCR Bệnh Viện Chợ Rẫy BYT Bộ Y Tế DMB Dịch màng bụng DMP Dịch màng phổi DNT Dịch não tủy GSCL Giám sát chất lượng NSX Nhà sản xuất PXN Phòng xét nghiệm QLCL Quản Lý Chất Lượng QLKT Quản lý kỹ thuật . .i QTKTC Quy trình không tiêu chuẩn QTTC Quy trình tiêu chuẩn SLBC Số lượng bạch cấu SLHC Số lượng hồng cấu SLTB Số lượng tế bào TBD Tế bào dịch TCVN Tiêu chuẩn việt nam XN Xét nghiệm XNGTSD Xác nhận giá trị sử dụng . .ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1 Giới hạn cho phép phân tích mẫu dịch cơ thể ............................... 17 Bảng 1. 2 Đặc tính xác nhận giá trị sử dụng phương pháp, thiết bị ............... 22 Bảng 2. 1Tổng quát One- way Anova........................................................... 33 Bảng 2.2 Phân loại tế bào của 2 phương pháp .............................................. 36 Bảng 2. 3 Thiết bị sử dụng ........................................................................... 37 Bảng 2. 4 Dụng cụ và vật tư tiêu hao ........................................................... 37 Bảng 2. 5 Hóa chất ....................................................................................... 37 Bảng 3.1 Đặc tính mẫu nghiên cứu về giới tính ............................................ 41 Bảng 3. 2 Đặc tính mẫu nghiên cứu về độ tuổi ............................................. 41 Bảng 3. 3 Đặc tính mẫu nghiên cứu về loại dịch cơ thể ................................ 42 Bảng 3. 4 Đặc tính mẫu nghiên cứu về màu sắc dịch ba loại dịch cơ thể ...... 42 Bảng 3.5 Kết quả độ lặp SLBC mức nồng độ trung bình ở mẫu thực ........... 43 Bảng 3.6 Độ lặp SLBC ở mức nồng độ cao ở mẫu thực ............................... 44 Bảng 3.7 Độ lặp và tái lập SLBC ở mức nồng độ 1 ..................................... 45 Bảng 3.8 Độ lặp và tái lặp SLBC ở mức nồng độ 2 ..................................... 46 Bảng 3.9 Kết quả ước tính độ không chính xác PXN của bạch cầu.............. 48 Bảng 3.10 Độ lặp và tái lặp SLHC ở mức nồng độ 1 .................................... 49 Bảng 3.11 Độ lặp và tái lặp SLHC ở mức nồng độ 2 .................................... 50 Bảng 3. 12 Anova và ước tính độ không chính xác PXN của hồng cầu ....... 52 Bảng 3. 13 Kết quả độ chụm của số lượng tế bào đa nhân và đơn nhân ........ 52 Bảng 3.14 Kết quả tuyến tính ....................................................................... 53 Bảng 3. 15 Kết quả so sánh SLTB DNT của ba người đọc trên 51 mẫu........ 55 Bảng 3.16 Kết quả so sánh SLTB DMP của ba người đọc trên 13 mẫu ........ 55 Bảng 3.17 Kết quả so sánh SLTB DMB của ba người đọc trên 34 mẫu ........ 56 . . Bảng 3.18 Kết quả số lượng tế bào của DNT, DMB, DMP bằng phương pháp tự động ......................................................................................................... 56 Bảng 3.19 so sánh kết quả ba loại dịch cơ thể của hai phương pháp ............. 57 Bảng 3.20 Kết quả so sánh phương pháp đếm tế bào dịch cơ thể .................. 59 Bảng 3. 21 Tương quan nội bộ – ICC (intraclass correlation coefficient) ..... 62 Bảng 3. 22 Bảng kết quả tế bào có HFC ....................................................... 63 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Độ chụm số lượng bạch cầu nồng độ 1 ...................................... 46 Biểu đồ 3.2 Độ chụm số lượng bạch cầu nồng độ 2 ...................................... 47 Biểu đồ 3.3 Độ chụm số lượng hồng cầu nồng độ 1 ..................................... 50 Biểu đồ 3.4 Độ chụm số lượng hồng cầu nồng độ 2 ..................................... 51 Biểu đồ 3.5 Biểu đồ tuyến tính số lượng bạch cầu ........................................ 54 Biểu đồ 3.6 Biểu đồ thể hiện tuyến tính của SLTB đơn nhân và SLTB đa nhân ............................................................................................................. 54 Biểu đồ 3.7 Tương quan SLTB dịch màng bụng giữa 2 phương pháp .......... 58 Biểu đồ 3.8 Tương quan SLTB dịch màng phổi giữa 2 phương pháp ........... 58 Biểu đồ 3.9 Tương quan SLTB dịch não tủy giữa 2 phương pháp ................ 59 Biểu đồ 3.10 Biểu đồ tương quan tuyến tính về số lượng hồng cầu .............. 60 Biểu đồ 3. 11Tương quan tuyến tính số lượng tế bào đơn............................. 61 Biểu đồ 3.12 Tương quan tuyến tính số lượng tế đa nhân ............................. 61 Biểu đồ 3.13 Tương quan tuyến tính về số lượng bạch cầu........................... 62 . i. DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1 Buồng đếm số lượng tế bào .......................................................... 12 Hình 1. 2 Nguyên lý đếm tế bào dòng chảy sử dụng laser bán dẫn ............... 14 Hình 1. 3 Nguyên lý đo trở kháng tập trung dòng chảy động học ................. 15 Hình 1. 4 Nguyên lý đo của phương pháp SLS-hemoglobin ........................ 16 Hình 1. 5 Tích hợp tính năng đếm tế bào dịch máy Sysmex XN series ......... 17 Hình 4. 1 Biểu đồ không hiện diện HFC ....................................................... 70 Hình 4. 2 Biểu đồ hiện diện HFC (xanh dương) ........................................... 71 LƢU ĐỒ NGHIÊN CỨU Lưu đồ 2. 1 Lưu đồ các bước tiến hành nghiên cứu ...................................... 31 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 1642, Leeuwenhoek đã phát hiện ra tế bào máu và Robert Hooke là người đầu tiên sử dụng kính hiển vi (KHV) để quan sát về hình dạng và đếm số lượng các tế bào. Năm 1953, máy đếm tế bào máu tự động đầu tiên ra đời, đếm tế bào dựa theo nguyên tắc Coulter [5]. Nguyên tắc đó đã cách mạng hóa việc đếm số lượng tế bào máu và làm giảm đáng kể thời gian so với đếm thủ công, đặt nền móng cho sự phát triển tiếp theo của các máy đếm tế bào sau này [14], [39]. Từ năm 2007 bên cạnh đếm tế bào máu, nhiều dòng máy phân tích huyết học tự động được tích hợp thêm ứng dụng đếm tế bào dịch cơ thể [25]. Tuy nhiên ở nghiên cứu này của chúng tôi sử dụng hệ thống máy huyết học tự động Sysmex XN series để phân tích các tế bào dịch cơ thể, vì dòng máy này hiện nay đang được sử dụng phổ biến ở nhiều bệnh viện lớn trong thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác. Đã có nhiều nghiên cứu về tính năng đếm tế bào dịch của dòng máy Sysmex nói chung và Sysmex XN series nói riêng đạt được những kết quả có độ tin cậy rất cao. Theo tác giả Xu Weiyi và cộng sự cho rằng chế độ phân tích tế bào dịch của máy XN series có khả năng đếm tế bào chính xác và có thể được sử dụng như một công cụ sàng lọc nhanh để phân tích trong phòng xét nghiệm với hệ số tin cậy cho hồng cầu là R2 = 0.99 và tế bào có nhân là R2 = 0.98 [38]. Đã từ lâu xét nghiệm có vai trò quan trọng trong nền y học, sử dụng xét nghiệm trong chẩn đoán, theo dõi và quyết định điều trị [4]. Khi bác sĩ lâm sàng định bệnh cho bệnh nhân đều phải căn cứ vào y học chứng cứ và xét nghiệm là một phần không thể thiếu để ra các y lệnh. Điều đó cho thấy việc ban hành kết quả xét nghiệm đảm bảo được chất lượng có vai trò rất quan . . trọng. Đảm bảo chất lượng xét nghiệm không chỉ tập trung vào đầu tư trang thiết bị hiện đại mà còn phải có độ tin cậy cao, khả năng phân tích có độ không chính xác thấp bên cạnh người kỹ thuật phải luôn được đào tạo để nâng cao tay nghề [1]. Phòng xét nghiệm Huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) với chức năng là thực hiện các xét nghiệm về tế bào máu và cả tế bào dịch cơ thể. Hiện tại, PXN thực hiện mỗi ngày trung bình từ 30-50 mẫu dịch cơ thể bằng phương pháp thủ công và thời gian trả kết quả là 2-4 giờ, do đó không thể đáp ứng nhu cầu của các bác sĩ lâm sàng (BSLS) đòi hỏi phải có kết quả nhanh, chính xác, khách quan, đó là yêu cầu của một PXN được đảm bảo chất lượng. Cơ sở khoa học và tính pháp lý về đảm bảo chất lượng PXN được thể hiện qua những tài liệu sau: Quyết định 2429 về Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học [2], tiêu chuẩn Việt Nam ISO 15189:2012 Phòng thí nghiệm y tế - yêu cầu về chất lượng và năng lực [3] và quyết định 316/QĐ– TTg của chính phủ phê duyệt về đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng y học giai đoạn 2016-2025 [7]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá độ tin cậy chức năng phân tích tế bào các chất dịch cơ thể trên máy huyết học tự động”. Với mục đích đề xuất một quy trình cụ thể cho việc xác nhận giá trị sử dụng phương pháp xét nghiệm định lượng đảm bảo chất lượng PXN. Bên cạnh đó giới thiệu phương pháp đếm tế bào dịch bằng máy huyết học tự động vào thường quy, nhằm hỗ trợ trong việc trả kết quả tin cậy, nhanh chóng, chính xác giúp ích cho việc chẩn đoán và điều trị của bác sĩ lâm sàng. . . CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Phương pháp đếm tế bào dịch cơ thể bằng máy huyết học tự động có đủ độ tin cậy đáp ứng yêu cầu theo công bố của nhà sản xuất và kết quả phương pháp này có tương đồng với phương pháp thủ công hay không? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Đánh giá độ tin cậy chức năng phân tích tế bào các chất dịch cơ thể của máy huyết học tự động. Mục tiêu cụ thể: 1. Xác nhận giá trị sử dụng xét nghiệm đếm tế bào dịch cơ thể bằng máy huyết học tự động (bằng cách đánh giá độ chụm và tuyến tính của thiết bị). 2. So sánh kết quả đếm số lượng tế bào dịch cơ thể (hồng cầu, bạch cầu) của phương pháp tự động bằng máy huyết học với phương pháp thủ công. . . CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lƣợc một số chất dịch trong cơ thể Trong cơ thể của người bình thường, có các chất dịch sinh lý ở khoang cơ thể như: dịch não tủy (DNT), dịch khớp. Tuy nhiên một số chất dịch chỉ hiện diên trong cơ thể người bệnh như: dịch màng phổi (DMP), dịch màng bụng (DMB), dịch màng tim,… Mỗi chất dịch trong cơ thể có tình trạng sinh lý và bệnh lý khác nhau được thể hiện cụ thể như sau. 1.1.1. Dịch não tủy a. Bình thƣờng DNT là một chất dịch cơ thể trong suốt và không màu, có nhiệm vụ bảo vệ cơ học và miễn dịch cơ bản cho não bên trong hộp sọ. Dịch não tủy không chứa hồng cầu và rất ít tế bào bạch cầu (nhỏ hơn 5×103/mL, tế bào đa nhân nhỏ hơn 2% và tế bào đơn nhân lớn hơn 90%) đối lớn người lớn và với trẻ em có số lượng tế bào (SLTB) nhỏ hơn 30×103/mL. Có khoảng 60-70% là bạch cầu lymphocytes và 30-50% là monocytes, không hiện diện neutrophil [10], [35], [25]. b. Bệnh lý Phân tích thành phần DNT là một yếu tố quan trọng trong việc chẩn đoán, sự thay đổi thành phần tế bào phản ánh bệnh và giai đoạn sinh bệnh [25]. - Viêm màng não do vi khuẩn bạch cầu tăng trên 1000×103/mL và tế bào đa nhân lớn hơn 50%. - Viêm màng não do virus, bạch cầu tăng từ 10-1000×103/mL, với tế bào đơn nhân lớn hơn 80%. . . - Viêm màng não do nấm, bạch cầu tăng từ 20-2000×103/mL, tế bào đơn nhân lớn hơn 50%. - Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, thành phần tế bào tăng trên 10% eosinophil (Eo) hoặc lớn hơn 10×103/mL. - Trong những trường hợp xuất huyết não, chấn thương sọ não hoặc do chọc dò chạm mạch số lượng hồng cầu sẽ tăng. - Ngoài ra trong dịch não tủy cũng có thể gặp một số tế bào của bệnh máu ác tính, tế bào ung thư và một số tế bào biểu mô. c. Thu thập, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm Thông thường DNT được thu thập bằng cách chọc dò tủy sống, thực hiện trong điều kiện vô trùng, mẫu được cho vào 04 hoặc 05 lọ có đánh số thứ tự và lọ thực hiện phân tích tế bào thường là lọ số 03 hoặc số 04 [22]. Mẫu DNT cần được vận chuyển ngay đến PXN trong nhiệt độ thường, thoái hóa tế bào xảy ra trong vòng 1 giờ kể từ khi thu thập, vì vậy việc phân tích tế bào càng nhanh càng tốt [22]. 1.1.2. Dịch màng phổi a. Bình thƣờng Dịch màng phổi (DMP) bình thường chỉ có một ít dịch ở giữa lá thành và lá tạng của màng phổi [6]. Chất dịch này được hình thành bằng cách lọc huyết tương hoạt động như một chất bôi trơn cho thành ống (bề mặt khoang) và bề mặt màng nội tạng (trong khoang). Phần lớn các tế bào được tìm thấy trong DMP bình thường là đại thực bào (75%). Các tế bào khác bao gồm lymphocyte (25%), trong khi mỗi loại bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa acid chiếm ít hơn 2% [33]. b. Bệnh lý Khi có sự tích tụ của chất lỏng trong các khoang được gọi là tràn dịch và dựa trên sinh lý bệnh cơ bản chúng được phân loại thành dịch thấm và dịch . . tiết. Dịch thấm là do rối loạn áp suất thủy tĩnh hay áp suất keo, thường là kết quả của một bệnh viêm toàn thân chẳng hạn như suy tim sung huyết và tăng huyết áp, hội chứng thận hư, xơ gan,... Có số lượng tế bào nhỏ hơn 1000 tế bào/microlit (103/mL). Trong khi đó dịch tiết là do tăng tính thấm mao mạch gây bởi bệnh lý viêm nhiễm bề mặt khoang cơ thể, có liên quan đến các rối loạn như viêm, nhiễm trùng và khối u ác tính, liên quan đến các cơ quan, tràn dịch màng phổi có thể do suy tim sung huyết hay viêm phổi do vi khuẩn và có số lượng tế bào lớn hơn 1000×103/mL [25] . Phân loại tràn dịch màng phổi [5]. Tràn dịch cấp tính: - Do lao, giang mai: thấy nhiều lymphocyte, tế bào biểu mô và một ít hồng cầu. - Do bệnh tim, thận: thấy nhiều tế bào biểu mô, một ít tế bào lymphocyte và hồng cầu. - Do viêm màng phổi: thấy nhiều bạch cầu đoạn trung tính chưa bị huỷ hoại. - Do lao màng phổi cấp, viêm màng phổi thứ phát của giang mai, thấp khớp cấp, gặp nhiều bạch cầu đoạn ưa acid. Tràn dịch mạn tính: - Do lao màng phổi tiếp theo tổn thương phổi: thấy nhiều lymphocyte và tế bào biểu mô. - Do ung thư phổi và màng phổi: thấy nhiều tế bào biểu mô, hồng cầu và tế bào ung thư. - Do bệnh tim, bệnh phổi: thấy nhiều tế bào biểu mô, ít hồng cầu, ít tế bào lymphocyte. - Bệnh viêm màng phổi do vi khuẩn, lao phổi: thấy có nhiều bạch cầu trung tính và thoái hóa (thường là dịch mủ có màu đục). . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 7 - Trong các bệnh chấn thương phổi, màng phổi, lao hoặc các bệnh gây xuất huyết, ung thư phổi hoặc màng phổi thấy nhiều hồng cầu (dịch thường màu đỏ hoặc màu hồng). - Trong các bệnh do vỡ ống ngực, thoái hóa tế bào trong môi trường không bị nhiễm khuẩn, thấy nhiều hạt mỡ và các mảnh tế bào trên tiêu bản (dịch dưỡng chấp có màu trắng đục). c. Thu thập, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm Dịch màng phổi sau khi được chọc hút, trộn đều mẫu đã thu thập và chia nhỏ cho vào lọ có chứa chất chống đông Ethylene diamin tetraacetic acid (EDTA), có thể lưu trữ trong tủ lạnh nhưng không quá 24 giờ. Theo khuyến cáo, DMP nên được vận chuyển đến PXN với nhiệt độ thường, tuy nhiên để đảm bảo tính nguyên vẹn của tế bào thì PXN cũng cần thực hiện phân tích mẫu sớm, vì sự ly giải, thoái hóa tế bào có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm [22]. 1.1.3. Dịch màng bụng a. Bình thƣờng Phúc mạc của ổ bụng chứa một lượng nhỏ chất lỏng, được hình thành bằng cách lọc huyết tương hoạt động như một chất bôi trơn cho thành ống (bề mặt khoang) và bề mặt màng nội tạng (trong khoang). b. Bệnh lý Tràn dịch màng bụng (cổ trướng) được định nghĩa là một tích tụ bất thường của dịch trong không gian phúc mạc. Nguyên nhân chính của cổ trướng là do xơ gan (80%), tiếp theo là ung thư (10%), suy tim sung huyết (3%), lao (2%) hoặc nguyên nhân khác [31]. Chất dịch cổ trướng thường chứa nhỏ hơn 300×103/mL với nhỏ hơn 25% bạch cầu trung tính [36]. - DMB còn gọi là nước báng chỉ gặp trong bệnh lý, trong đó một số trường hợp sau đây có xuất hiện tế bào [5], [32]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất