Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá độ ổn định của phim nước mắt bằng giác mạc ký (keratograph)...

Tài liệu đánh giá độ ổn định của phim nước mắt bằng giác mạc ký (keratograph)

.PDF
104
2
94

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------ NGÔ NGỌC MINH TÂM ĐÁNH GIÁ ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA PHIM NƢỚC MẮT BẰNG GIÁC MẠC KÝ (KERATOGRAPH) Chuyên ngành: Nhãn khoa Mã số: 60 72 01 57 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.BS. TRẦN KẾ TỔ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------ NGÔ NGỌC MINH TÂM ĐÁNH GIÁ ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA PHIM NƢỚC MẮT BẰNG GIÁC MẠC KÝ (KERATOGRAPH) Chuyên ngành: Nhãn khoa Mã số: 60 72 01 57 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.BS. TRẦN KẾ TỔ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Ngô Ngọc Minh Tâm MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iv DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỀU ................................................................... 4 1.1. GIẢI PHẪU BỘ LỆ .......................................................................................... 4 1.1.1. Tuyến lệ chính ...................................................................................... 4 1.1.2. Các tuyến lệ phụ và các tuyến tạo nên nƣớc mắt ................................. 6 1.2. PHIM NƢỚC MẮT .......................................................................................... 7 1.2.1. Cấu tạo và chức năng ........................................................................... 7 1.2.2. Cơ chế điều hòa .................................................................................. 11 1.3. KHÔ MẮT ...................................................................................................... 12 1.3.1. Định nghĩa .......................................................................................... 12 1.3.2. Cơ chế bệnh sinh của khô mắt ........................................................... 12 1.3.3. Phân loại khô mắt ............................................................................... 14 1.3.4. Phân độ khô mắt ................................................................................. 17 1.3.5. Chẩn đoán khô mắt............................................................................. 20 1.4. GIÁC MẠC KÝ – KERATOGRAPH ............................................................ 27 1.4.1. Chiều cao liềm nƣớc mắt (TMH) đo bằng giác mạc ký..................... 28 1.4.2. Thời gian vỡ phim nƣớc mắt không tiếp xúc (NI-BUT) đo bằng giác mạc ký ................................................................................................ 31 CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 35 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 35 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................... 35 2.1.2. Dân số chọn mẫu ................................................................................ 35 2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................... 35 2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................. 35 2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................................. 35 2.3. CỠ MẪU ......................................................................................................... 35 2.4. PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU...................................................................... 36 2.5. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ........................................... 36 2.5.1. Phƣơng tiện nghiên cứu ..................................................................... 36 2.5.2. Quy trình nghiên cứu.......................................................................... 37 2.5.3. Phƣơng pháp tiến hành ....................................................................... 39 2.5.4. Các biến số nghiên cứu ...................................................................... 44 2.5.5. Xử lý số liệu – Phƣơng pháp thống kê ............................................... 44 2.6. Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ................................................................... 45 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 47 3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU ................................................................ 47 3.1.1. Giới tính ............................................................................................. 47 3.1.2. Tuổi .................................................................................................... 48 3.1.3. Nghề nghiệp ....................................................................................... 48 3.1.4. Đặc điểm môi trƣờng lao động .......................................................... 49 3.1.5. Các bệnh lý liên quan đến khô mắt .................................................... 50 3.1.6. Triệu chứng cơ năng........................................................................... 50 3.1.7. Triệu chứng thực thể .......................................................................... 51 3.1.8. Phân độ khô mắt ................................................................................. 52 3.2. Thời gian vỡ phim nƣớc mắt (NI-BUT) và chiều cao liềm nƣớc mắt dƣới (TMH) đo bằng giác mạc ký ........................................................................... 53 3.3. Mối tƣơng quan giữa NI-BUT với các test chẩn đoán bề mặt nhãn cầu và mức độ khô mắt của bệnh nhân .............................................................................. 54 3.3.1. Mối tƣơng quan giữa NI-BUT và FBUT ........................................... 55 3.3.2. Mối tƣơng quan giữa NI-BUT với test Schirmer I ............................ 55 3.3.3. Mối tƣơng quan giữa NI-BUT với TMH ........................................... 56 3.3.4. Mối tƣơng quan giữa NI-BUT với test nhuộm fluorescein giác mạc 57 3.3.5. Mối liên hệ giữa NI-BUT với mức độ khô mắt ................................. 58 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 60 4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN ............................................................................ 60 4.1.1. Giới tính ............................................................................................. 60 4.1.2. Tuổi .................................................................................................... 61 4.1.3. Các đặc điểm về nghề nghiệp, môi trƣờng lao động, các bệnh lý liên quan .................................................................................................... 63 4.1.4. Triệu chứng cơ năng........................................................................... 64 4.1.5. Triệu chứng thực thể .......................................................................... 65 4.1.6. Phân độ khô mắt ................................................................................. 67 4.2. Thời gian vỡ phim nƣớc mắt (NI-BUT) và chiều cao liềm nƣớc mắt dƣới (TMH) đo bằng giác mạc ký ........................................................................... 67 4.3. Mối tƣơng quan giữa NI-BUT với các thử nghiệm chẩn đoán bề mặt nhãn cầu và mức độ khô mắt của bệnh nhân ................................................................. 69 4.3.1. Mối tƣơng quan giữa NI-BUT với FBUT .......................................... 70 4.3.2. Mối tƣơng quan giữa NI-BUT với Schirmer I ................................... 71 4.3.3. Mối tƣơng quan giữa NI-BUT với TMH ........................................... 72 4.3.4. Mối tƣơng quan giữa NI-BUT với test nhuộm fluorescein giác mạc 72 4.3.5. Mối liên hệ giữa NI-BUT với mức độ khô mắt ................................. 73 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 75 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC - Phiếu thu thập số liệu - Bảng câu hỏi OSDI - Danh sách bệnh nhân i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DEWS DRY EYE WORKSHOP Hội thảo khô mắt thế giới TMH Tear meniscus height Chiều cao liềm nƣớc mắt TGF Transforming growth factor TBUT Tear break-up time Thời gian phá vỡ phim nƣớc mắt OSDI Ocular surface disease index Chỉ số bệnh bề mặt nhãn cầu NI-BUT Non-invasive tear film break-up Thời gian phá vỡ phim nƣớc mắt time không tiếp xúc NEI National Eye Institute Viện mắt quốc gia FBUT Fluorescein tear break-up time Thời gian phá vỡ fluorescein ii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng phân độ khô mắt.................................................................. 18 Bảng 1.2. Bảng định lƣợng mức độ trầm trọng bệnh khô mắt ..................... 19 Bảng 1.3. Bảng câu hỏi OSDI (Ocular Surface Disease Index) ................... 21 Bảng 1.4. Trình tự thực hành của các thử nghiệm thông dụng .................... 26 Bảng 2.1. Phân độ Oxford đánh giá mức độ nhuộm bề mặt nhãn cầu ......... 42 Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân theo giới tính ..................................................... 47 Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ........................................................ 48 Bảng 3.3. Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu ........................................... 48 Bảng 3.4. Các bệnh lý liên quan đến khô mắt .............................................. 50 Bảng 3.5. Giá trị các thử nghiệm chẩn đoán bề mặt nhãn cầu ..................... 52 Bảng 3.6. Số mắt bệnh theo phân độ khô mắt .............................................. 52 Bảng 3.7. Giá trị thử nghiệm chẩn đoán bằng giác mạc ký.......................... 53 Bảng 3.8. Mối tƣơng quan giữa NI-BUT và các test bề mặt nhãn cầu ........ 54 Bảng 3.9. Mối liên hệ giữa NI-BUT với mức độ khô mắt ........................... 59 Bảng 4.1. Đối chiếu tỉ lệ giới tính giữa các tác giả ...................................... 60 Bảng 4.2. Đối chiếu tuổi giữa các tác giả ..................................................... 62 Bảng 4.3. Đối chiếu chỉ số FBUT, Schirmer, nhuộm fluorescein giác mạc với các tác giả ............................................................................... 66 Bảng 4.4. Đối chiếu chỉ số NI-BUT và TMH với các tác giả ...................... 68 Bảng 4.5. Bảng so sánh kết quả mối tƣơng quan giữa NI-BUT với các thử nghiệm chẩn đoán bề mặt nhãn cầu ............................................. 70 iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của mẫu nghiên cứu................................... 47 Biểu đồ 3.2. Nghề nghiệp ........................................................................... 49 Biểu đồ 3.3. Môi trƣờng lao động .............................................................. 49 Biểu đồ 3.4. Phân bố OSDI ........................................................................ 51 Biểu đồ 3.5. Phân độ khô mắt..................................................................... 53 Biểu đồ 3.6. Mối tƣơng quan giữa NI-BUT và FBUT ............................... 55 Biểu đồ 3.7. Mối tƣơng quan giữa NI-BUT với Schirmer I....................... 56 Biểu đồ 3.8. Mối tƣơng quan giữa NI-BUT với TMH ............................... 57 Biểu đồ 3.9. Mối tƣơng quan giữa NI-BUT với test nhuộm fluorescein giác mạc ......................................................................................... 58 iv DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các đƣờng dẫn truyền thần kinh của tuyến lệ ................................ 5 Hình 1.2. Các tuyến của mi mắt ..................................................................... 7 Hình 1.3. Cấu tạo màng phim nƣớc mắt ........................................................ 8 Hình 1.4. Các lớp của phim nƣớc mắt ........................................................... 9 Hình 1.5. Mô hình 6 lớp phim nƣớc mắt bao gồm các lớp bổ sung ............ 10 Hình 1.6. Cơ chế bệnh sinh của khô mắt ..................................................... 14 Hình 1.7. Phân loại khô mắt ......................................................................... 16 Hình 1.8. Test chẩn đoán khô mắt FBUT .................................................... 23 Hình 1.9. Test Schirmer ............................................................................... 24 Hình 1.10. Nhuộm xanh lissamine. ............................................................. 24 Hình 1.11. Nhuộm rose bengal ................................................................... 25 Hình 1.12. Nhuộm fluorescein .................................................................... 26 Hình 1.13. Giác mạc ký – Keratograph 5M ................................................ 27 Hình 1.14. Kết quả các test đo bằng giác mạc ký 5M ................................ 28 Hình 1.15. TMH sử dụng ánh sáng trắng.................................................... 29 Hình 1.16. TMH sử dụng ánh sáng hồng ngoại .......................................... 29 Hình 1.17. Các bƣớc điều chỉnh khi đo TMH............................................. 30 Hình 1.18. Vị trí khi đo TMH ..................................................................... 31 Hình 1.19. Kết quả NI-BUT bằng giác mạc ký – Keratograph 5M............ 32 Hình 1.20. Chi tiết kết quả NI-BUT bằng giác mạc ký. ............................. 33 Hình 1.21. Kết quả NI-BUT thể hiện qua biểu đồ mã hóa theo màu ......... 33 Hình 1.22. Kết quả NI-BUT thể hiện qua biểu đồ thể hiện đặc tính của sự vỡ phim nƣớc mắt ..................................................................... 34 Hình 1.23. Màn hình máy khi thực hiện đo NI_BUT ................................. 34 v Hình 2.1. Tƣ thế bệnh nhân khi đo giác mạc ký .......................................... 40 vi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................ 38 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khô mắt là bệnh lý của phim nƣớc mắt và bề mặt nhãn cầu do nhiều yếu tố gây nên, nó gây ra những triệu chứng khó chịu, rối loạn thị giác và mất ổn định phim nƣớc mắt có nguy cơ gây tổn thƣơng bề mặt nhãn cầu. Khô mắt đi cùng với sự gia tăng áp lực thẩm thấu của phim nƣớc mắt và quá trình viêm bề mặt nhãn cầu [5], [21]. Hội thảo khô mắt thế giới năm 2007 ghi nhận bệnh khô mắt chiếm tỷ lệ cao, tác động từ 14% đến 33% dân số thế giới [23]. Theo nghiên cứu của Moss SE và cộng sự tiến hành năm 2000 cho thấy khoảng 5% đến 30% ở ngƣời cao tuổi mắc bệnh khô mắt và tỷ lệ tăng dần theo tuổi [47], [37]. Khô mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã hội nhƣng đối tƣợng có nguy cơ cao là nhân viên văn phòng, ngƣời già, phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh [33], [51]. Khô mắt gây ra những triệu chứng khó chịu tại mắt nhƣ: bỏng rát, cộm xốn, đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, giảm thị lực...[13]. Nếu không đƣợc điều trị sẽ dẫn đến các rối loạn khác nhau của bề mặt nhãn cầu nhƣ: sừng hoá kết giác mạc, viêm giác mạc sợi, xơ mạch giác mạc...[4]. Chẩn đoán khô mắt, đặc biệt ở giai đoạn sớm thƣờng khó do các triệu chứng ban đầu không rõ ràng và bị bỏ qua không điều trị. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các đặc điểm lâm sàng của bệnh khô mắt, tuy nhiên đến nay vẫn chƣa có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh khô mắt [30]. Hiện tại có các test truyền thống để đánh giá bề mặt nhãn cầu và chẩn đoán khô mắt nhƣ: đánh giá sự ổn định của phim nƣớc mắt bằng cách đo thời gian vỡ phim nƣớc mắt bằng phƣơng pháp nhuộm fluorescein (FBUT), đánh giá sự bắt màu của bề mặt nhãn cầu với thuốc nhuộm rose bengal và fluorescein, đánh giá sự chế tiết nƣớc mắt bằng test Schirmer I… Tuy nhiên những phƣơng pháp kể trên thì mang tính chủ quan, xâm lấn với độ nhạy và độ đặc hiệu không cao [35], [39]. 2 Phim nƣớc mắt có vai trò quan trọng và thiết yếu để bảo vệ bề mặt nhãn cầu cũng nhƣ vai trò quan trọng trong quá trình quang học của mắt [43]. Do đó, sự mất ổn định của phim nƣớc mắt ảnh hƣởng đến sự cân bằng của bề mặt nhãn cầu và từ đó dẫn đến khô mắt. Trong thực hành lâm sàng, FBUT có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự ổn định của phim nƣớc mắt. Mặc dù việc đo lƣờng FBUT bằng cách nhuộm fluorescein thì ít xâm lấn và dễ làm, tuy nhiên chính fluorescein cũng ảnh hƣởng đến sự ổn định của phim nƣớc mắt [35]. Ngoài ra, Schirmer test cũng là phƣơng pháp thƣờng dùng để đánh giá sự sản xuất nƣớc mắt, tuy nhiên Schirmer test có tính tin cậy và chính xác không cao. Các nghiên cứu trƣớc đã cho thấy, Schirmer test thay đổi rất lớn trong việc đo lƣờng trên cùng một cá thể cũng nhƣ kết quả của thử nghiệm bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng và độ ẩm [39], [45]. Ngày nay những thử nghiệm không xâm lấn nhƣ: đo thời gian vỡ phim nƣớc mắt không xâm lấn (NI-BUT), đo chiều cao liềm nƣớc mắt (TMH) không xâm lấn bằng giác mạc ký – keratograph đã đƣợc nghiên cứu và đƣa vào sử dụng để đánh giá sự ổn định của phim nƣớc mắt trong chẩn đoán bệnh lý khô mắt [24]. Theo nghiên cứu của Tian L. và cộng sự tiến hành năm 2016 đã ghi nhận giác mạc ký cho kết quả nhanh, độ nhạy và độ đặc hiệu cao [51]. Ngoài ra, một trong những ƣu điểm của phƣơng pháp này so với các thử nghiệm chẩn đoán khác là không xâm lấn [28], [12]. Hiện tại, vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào tiến hành tại Việt Nam, nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá độ ổn định của phim nƣớc mắt bằng giác mạc ký (keratograph)”. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu. 2. Xác định thời gian vỡ phim nƣớc mắt không tiếp xúc (NI-BUT) và chiều cao liềm nƣớc mắt dƣới (TMH) bằng giác mạc ký (keratograph) trên bệnh nhân khô mắt. 3. Xác định mối tƣơng quan giữa NI-BUT với các test chẩn đoán bề mặt nhãn cầu và mức độ khô mắt của bệnh nhân. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỀU 1.1. GIẢI PHẪU BỘ LỆ 1.1.1. Tuyến lệ chính Tuyến lệ chính là một tuyến ngoại tiết có hình bầu dục, trục dài đo đƣợc khoảng 15mm, trục ngắn 10mm, dày 5mm, trọng lƣợng tuyến từ 0,6gram đến 1gram. Tuyến lệ chính nằm ở góc trên – ngoài của hốc mắt, ngay sau bờ của xƣơng trán [3]. Tuyến lệ chính gồm hai thùy: - Thùy hốc mắt: phần quan trọng nhất của tuyến lệ. Thùy này nằm trong một ổ có bốn thành: phía trên là hố lệ của xƣơng trán thuộc vòm hốc mắt, phía dƣới và trong là mặt ngoài cơ nâng mi trên, phía trƣớc là vách ngăn hốc mắt, phía sau là tổ chức mỡ của hốc mắt. Thùy hốc mắt của tuyến lệ có hai mặt (trên, dƣới), hai cực (trong, ngoài) và hai bờ (trƣớc, sau). - Thùy mi mắt: nhỏ với chiều dài 10mm, rộng 8mm và dày 2mm. Phần tuyến này nằm ở góc trên ngoài của mi trên, có từ 10 đến 40 thùy nhỏ. Các ống bài xuất của tuyến lệ: có hai loại ống tuyến - Các ống chính: có từ 3 đến 5 ống, đi từ phần hốc mắt của tuyến. Các ống này xuất hiện ở mắt dƣới của tuyến, đi chéo ra trƣớc và xuống dƣới xuyên qua phần mi của tuyến lệ. Trên đƣờng đi, các ống bài xuất của phần hốc mắt thuộc tuyến lệ sẽ nhận một số ống bài xuất của phần tuyến ở mi mắt. Các ống bài xuất đổ vào túi cùng kết mạc trên. Đƣờng kính mỗi ống là từ 0,3mm đến 0,5mm. - Các ống phụ: có từ 4 đến 6 ống. Các ống này nhỏ, xuất phát từ phần mi của tuyến lệ và đổ thẳng vào cùng đồ trên. Thần kinh điều khiển tuyến lệ: có 3 mạng thần kinh (hình 1.1) 5 - Thần kinh giao cảm: các sợi giao cảm của tuyến lệ đều xuất phát từ hạch cổ sau. Hình 1.1. Các đƣờng dẫn truyền thần kinh của tuyến lệ (Nguồn: Dry eye and ocular surface disorders, 2004 [60]) (các sợi thần kinh hƣớng tâm: afferent sensory fibers, các sợi thần kinh phó giao cảm ly tâm: efferent parasympathetic fibers, các sợi thần kinh giao cảm ly tâm: efferent sympathetic fibers, nhân thần kinh V: V Nucleus, nhân nƣớc bọt trên: Sup.Salivatory Nuc., nhân vận động thần kinh VII: VII Motor Nucleus, động mạch cảnh: Carotid Art, hạch gối: Geniculate Ganglion, hạch bƣớm khẩu: Sphenopalatine Ganglion) - Dây thần kinh sinh ba: là nhánh mắt WILLIS sau khi đi dọc theo bờ trên cơ thẳng ngoài đến cực sau tuyến lệ thì chia làm 3 nhánh, một nhánh đi từ tuyến lệ và một nhánh nối chắp với nhánh lệ - mi thuộc thần kinh hàm trên rồi phát ra những nhánh nhỏ đến tuyến lệ. Trong tuyến lệ các thần kinh cảm giác 6 kết thúc ở đáy của những tế bào chế tiết và những tế bào ở lớp đệm mạch nang. - Dây thần kinh mặt: nhánh tiết quan trọng là những nhánh thần kinh phó giao cảm đi theo một đƣờng khá phức tạp. Các nhánh xuất phát từ nhân lệ, nhân này ở trong cấu tạo võng – mô (lƣới) nằm sau nhân vận động của dây thần kinh mặt. Các nhánh phó giao cảm mƣợn đƣờng của dây thần kinh VII, rồi các dây thần kinh đá lớn nông, sau đó mƣợn đƣờng đến hạch bƣớm – khẩu cái rồi tới tuyến lệ. Kích thích dây thần kinh mặt có thể gây ra tăng tiết nƣớc mắt. Nhiều tác giả xem dây thần kinh mặt là dây thần kinh chính kích thích nƣớc mắt, đặc biệt là khi khóc. 1.1.2. Các tuyến lệ phụ và các tuyến tạo nên nƣớc mắt Các tuyến lệ phụ và tế bào đài có vai trò chủ yếu là duy trì sự tiết nƣớc mắt cơ bản (hình 1.2). Tuyến Krause: nằm trong túi cùng kết mạc mi trên khoảng 20 đến 40 tuyến và khoảng 6 đến 8 ở túi cùng kết mạc mi dƣới, thuộc tuyến nang có ống. Tuyến Wolfring: phần lớn tập trung ở rìa sụn mi trên khoảng 3 - 4 tuyến và 1 tuyến ở sụn mi dƣới. Tuyến Meibomius: là loại tuyến nang thuộc loại tuyến bã nhờn. Lỗ của tuyến nằm dọc theo bờ mi mắt, phía sau đƣờng xám. Tuyến Zeiss: là tuyến bã nhờn nằm ở vùng nang của chân mi. Tuyến Moll: là tuyến mồ hôi, nằm ở bờ mi và nang lông mi. Tuyến Manz: nằm thành một vòng tròn ở chu vi kết mạc rìa. Tuyến Henle: nằm dọc 1/3 trên của kết mạc sụn mi trên và 1/3 dƣới kết mạc sụn mi dƣới. Tế bào đài: tập trung nhiều nhất ở cùng đồ. 7 Hình 1.2. Các tuyến của mi mắt (Nguồn: The Tear Film, 2002 [19]) (Cơ vòng mắt: orbicularis muscle, tuyến mồ hôi: sweat gland, nang long: hair follicle, tuyến Zeis: gland of Zeis, cilium, tuyến Moll: gland of Moll, phần bờ của cơ vòng mắt: pars marginalis of orbicularis muscle, phần sụn mi của cơ vòng mắt: pars subtarsalis of orbicularis muscle, cung động mạch dƣới: inferior arterior arcade, tuyến meibomius: meibomian gland, tuyến Wolfring: gland of Wolfing, đƣờng hầm kết mạc: conjunctival crypts, cung động mạch trên: superior arterial arcade, tuyến Krause: gland of Krause, cơ Muller: Muller‟s muscle, levator palpebrae superioris, mỡ: fat) 1.2. PHIM NƢỚC MẮT 1.2.1. Cấu tạo và chức năng Phim nƣớc mắt là lớp màng cực mỏng phủ mắt, trƣớc giác mạc và kết mạc nhãn cầu (hình 1.3). Đây là thành phần của bề mặt nhãn cầu tiếp xúc trực tiếp với môi trƣờng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất