Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá độ chính xác của iol master 700 trong dự đoán công suất kính nội nhãn t...

Tài liệu Đánh giá độ chính xác của iol master 700 trong dự đoán công suất kính nội nhãn tại bệnh viện mắt tiền giang

.PDF
93
1
136

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÙI NGỌC MINH TÚ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA IOL MASTER 700 TRONG DỰ ĐOÁN CÔNG SUẤT KÍNH NỘI NHÃN TẠI BỆNH VIỆN MẮT TIỀN GIANG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÙI NGỌC MINH TÚ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA IOL MASTER 700 TRONG DỰ ĐOÁN CÔNG SUẤT KÍNH NỘI NHÃN TẠI BỆNH VIỆN MẮT TIỀN GIANG Chuyên ngành: Nhãn khoa Mã số: CK. 62 72 56 01 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. NGUYỄN CÔNG KIỆT BSCKII VÕ THỊ CHINH NGA Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá độ chính xác của IOL Master 700 trong dự đoán công suất kính nội nhãn tại Bệnh viện Mắt Tiền Giang” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Bùi Ngọc Minh Tú . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4 1.1. Bệnh lý đục thủy tinh thể ........................................................................... 4 1.2. Kính nội nhãn ............................................................................................. 8 1.3. Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài ................................... 21 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 2.3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu .......................................................... 25 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 37 3.1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ............................ 37 3.2. So sánh các thông số đo lường giữa máy IOL Master 700 và siêu âm A tiếp xúc ............................................................................................................ 40 3.3. Độ chính xác trong dự đoán công suất kính nội nhãn của máy IOL Master 700 ................................................................................................................... 49 Chƣơng 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 53 4.1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ............................ 53 4.2. So sánh các thông số đo lường giữa máy IOL Master 700 và siêu âm A . . tiếp xúc ............................................................................................................ 58 4.3. Đánh giá độ chính xác trong dự đoán công suất kính nội nhãn của máy IOL Master 700 ............................................................................................... 66 KẾT LUẬN .................................................................................................... 72 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CSKNN Công suất kính nội nhãn TIẾNG ANH AL Axial length (Chiều dài trục nhãn cầu) ACD Anterior chamber depth (Độ sâu tiền phòng) ECCE Extracapsular cataract extraction (Lấy thủy tinh thể ngoài bao) ELP Estimated lens position (Vị trí kính nội nhãn đặt vào) ICCE Intracapsular cataract extraction (Lấy thủy tinh thể trong bao) IOL Intraocular lens (Kính nội nhãn) K Keratometry (Công suất giác mạc) LOCS Lens Opacities Classification System III (Hệ thống phân loại đục III thủy tinh thể III) LT Lens thickness (Độ dày thủy tinh thể) MM Moving mirror (Gương di chuyển) PCI Partical Coherence Interferometry (Giao thoa kết hợp từng phần) RSE Refractive sphere equivalent (Độ cầu tương đương) SM Stationary mirror (Gương cố định) SF Surgeon factor (Yếu tố phẫu thuật viên) WtW White to white (Đường kính ngang giác mạc) . . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thang điểm đánh giá Thị lực.......................................................... 29 Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi .......................................................... 37 Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới tính ................................................... 38 Bảng 3.3: Phân bố thị lực của hai nhóm trước mổ .......................................... 39 Bảng 3.4: Thị lực LogMar của hai nhóm trước mổ ........................................ 40 Bảng 3.5: Chỉ số sinh trắc nhãn cầu ................................................................ 41 Bảng 3.6: Phân loại kính nội nhãn .................................................................. 42 Bảng 3.7: Công thức chọn kính nội nhãn........................................................ 43 Bảng 3.8: Công suất kính nội nhãn của nhóm IOL Master và siêu âm A ...... 43 Bảng 3.9: Khúc xạ tồn dư sau phẫu thuật ở hai nhóm nghiên cứu ................. 49 Bảng 3.10: Sai biệt đại số của của khúc xạ dự đoán và tồn dư ....................... 49 Bảng 3.11: Sai biệt tuyệt đối của khúc xạ dự đoán và tồn dư sau mổ giữa hai nhóm nghiên cứu............................................................................. 50 Bảng 4.1: Chiều dài trục nhãn cầu giữa các nghiên cứu ................................. 58 Bảng 4.2: Công suất giác mạc giữa các nghiên cứu ....................................... 59 Bảng 4.3: Độ sâu tiền phòng (ACD) đo bởi các máy giữa các nghiên cứu .... 61 Bảng 4.4: CSKNN hai nhóm giữa các nghiên cứu ......................................... 61 Bảng 4.5: Khúc xạ tồn dư sau phẫu thuật giữa các nghiên cứu ...................... 65 Bảng 4.6: Sai biệt khúc xạ dự đoán và tồn dư đo bởi IOL Master và siêu âm A giữa các nghiên cứu ........................................................................ 67 Bảng 4.7: Phần trăm sai biệt tuyệt đối của khúc xạ dự đoán và tồn dư đạt ≤ 0,5D; ≤ 1,0D; ≤ 1,5D đo bởi hai máy giữa các nghiên cứu ............ 69 . . DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Sơ đồ cắt ngang thể thủy tinh thể và các cấu trúc liên quan ............. 4 Hình 1.2: Các hình thái đục thủy tinh thể ......................................................... 7 Hình 1.3: Hình ảnh tiêu chuẩn của hệ thống phân loại đục thủy tinh thể III ........ 7 Hình 1.4: Công thức tính công suất kính nội nhãn theo từng chiều dài trục nhãn cầu........................................................................................ 11 Hình 1.5: Kỹ thuật đo chiều dài trục nhãn cầu bằng siêu âm A tiếp xúc (A) và nhúng (B)...................................................................................... 12 Hình 1.6: Sơ đồ nguyên lý đo giao thoa từng phần ........................................ 16 Hình 1.7: Đo công suất giác mạc bằng máy IOL Master................................ 16 Hình 1.8: Hình ảnh chiều dài toàn bộ nhãn cầu trên IOLMaster 700 ............. 18 Hình 1.9: Định thị tốt, thấy được hố hoàng điểm (T) và định thị kém, không thấy hố hoàng điểm (P) ................................................................ 20 Hình 1.10: Vị trí và độ nghiêng của TTT trước phẫu thuật (trên), vị trí ........ 21 Hình 2.1: Bảng thị lực Snellen ........................................................................ 25 Hình 2.2: Siêu âm A-B Accutome ................................................................... 25 Hình 2.3: Giác mạc kế Topcon ....................................................................... 26 Hình 2.4: Máy IOL Master 700 ...................................................................... 26 Hình 2.5: Đo sinh trắc, tính CSKNN theo máy IOL Master 700.................... 33 Hình 2.6: Đo sinh trắc, tính CSKNN theo siêu âm A ..................................... 34 Sơ đồ 2.7: Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 35 Biểu đồ 3.1: Phân bố độ đục thủy tinh thể theo phân loại LOCS III của nhóm siêu âm A và nhóm IOL Master ................................................... 38 Biểu đồ 3.2: Phân nhóm chiều dài trục nhãn cầu đo bởi hai máy .................. 40 Biểu đồ 3.3: Biểu đồ Bland-Altman đánh giá sự tương hợp giữa máy IOL Master và siêu âm A trong đo lường các chỉ số sinh trắc nhãn cầu ...................................................................................................... 41 . . Biểu đồ 3.4: Sự cải thiện thị lực sau mổ ở hai nhóm nghiên cứu ................... 44 Biểu đồ 3.5: Thị lực logMAR không chỉnh kính của hai nhóm nghiên cứu sau mổ 1 tháng và 3 tháng .................................................................. 45 Biểu đồ 3.6: Biểu đồ phân tán thị lực sau mổ 3 tháng không kính và thị lực trước mổ không kính của nhóm IOL Master và siêu âm A ......... 46 Biểu đồ 3.7: Biểu đồ phân tán thị lực sau mổ 3 tháng không kính và có kính nhóm IOL Master và siêu âm A ................................................... 47 Biểu đồ 3.8: Biểu đồ phân tán CSKNN dự kiến và CSKNN tối ưu ............... 48 Biểu đồ 3.9: Phân bố sai biệt đại số của khúc xạ dự đoán và tồn dư sau mổ 3 tháng ở hai nhóm nghiên cứu ....................................................... 50 Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ sai biệt tuyệt đối của khúc xạ dự đoán và tồn dư sau mổ 3 tháng giữa hai nhóm nghiên cứu .................................................. 51 Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ sai biệt tuyệt đối ≤ 0,5D; ≤ 1,0D; ≤ 1,5D sau mổ 3 tháng ở hai nhóm nghiên cứu .................................................................... 51 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới. Theo kết quả điều tra nhanh tiến hành năm 2007 tại Việt Nam, mù do đục thủy tinh thể chiếm 66,1% các nguyên nhân gây mù. Trong các nguyên nhân đục thủy tinh thể thì đục thủy tinh thể do tuổi già chiếm đa số [3]. Đây là nguyên nhân gây mù có thể điều trị được bằng phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể hiện nay là phẫu thuật phaco đặt kính nội nhãn, ngày càng được cải tiến sao cho an toàn và đem lại thị lực tối ưu cho bệnh nhân. Vết mổ ngày càng nhỏ để giảm tình trạng loạn thị, các loại kính mới ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa đạng của bệnh nhân. Việc dự đoán công suất kính nội nhãn chính xác là một yếu tố rất quan trọng nhằm đem lại thị lực tối ưu cho bệnh nhân, giúp họ có thể sinh hoạt và làm việc bình thường, nâng cao chất lượng sống. Do đó, nhiều thiết bị đo sinh trắc nhãn cầu đã ra đời, gồm hai nhóm: phương pháp đo bằng siêu âm A đã được sử dụng từ lâu và sau đó là phương pháp đo bằng quang học. Tại Việt Nam, các thiết bị đo sinh trắc bằng quang học sử dụng phương pháp giao thoa kết hợp từng phần (IOL Master) đã được sử dụng ở nhiều nơi. Hiện nay, thế hệ máy IOL Master 700 mới với công nghệ Swept-source OCT đã dần được sử dụng tại các bệnh viện. Swept-source OCT sử dụng tia laser có bước sóng dài 1.055nm và thu được 2.000 lát cắt mỗi giây để đo toàn bộ chiều dài trục nhãn cầu [72]. Việc chụp với tốc độ cao, không xâm lấn giúp bệnh nhân hợp tác và định thị tốt hơn, cho phép thu thập dữ liệu hai và ba chiều nhanh chóng, với độ phân giải cao. Bước sóng dài hơn của công nghệ swept-source OCT có thể xuyên thấu mô tốt hơn, giảm thiểu tán xạ ánh sáng khi đục thủy tinh thể mức độ nhiều. Do đó, IOL Master 700 có thể đo ở nhiều trường hợp đục thủy tinh thể nâu, đục dưới bao sau, đục cực sau, chín trắng . . với dầu silicone,… giúp tăng đáng kể khả năng đo thành công [14]. Các tính năng mới của IOL Master 700 giúp tối ưu hóa kết quả khúc xạ cho bệnh nhân [14], [72], [46] Thiết bị IOL Master 700 được đưa vào sử dụng tại Bệnh viện Mắt Tiền Giang từ tháng 4/2019. Qua thời gian sử dụng trên lâm sàng, so với siêu âm A, máy IOL Master 700 cho thấy ưu điểm vượt trội trong dự đoán công suất kính nội nhãn có độ chính xác cao hơn và tiết kiệm thời gian hơn [10, 16]. Tuy nhiên, tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào so sánh độ chính xác trong việc dự đoán công suất kính nội nhãn giữa hai thiết bị này. Do đó, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá độ chính xác của IOL Master 700 trong dự đoán công suất kính nội nhãn tại Bệnh viện Mắt Tiền Giang” nhằm cung cấp cho các bác sĩ lâm sàng thêm gợi ý khi lựa chọn công suất kính nội nhãn được chính xác hơn, giúp bệnh nhân đạt được thị lực tốt sau phẫu thuật lấy thủy tinh thể đặt kính nội nhãn. . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả dự đoán công suất thủy tinh thể nhân tạo trên máy IOL Master 700 Mục tiêu chuyên biệt 1. So sánh các thông số đo lường giữa máy IOL Master 700 và siêu âm A tiếp xúc. 2. Đánh giá độ chính xác trong dự đoán công suất kính nội nhãn của máy IOL Master 700. . . Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh lý đục thủy tinh thể 1.1.1. Giải phẫu và chức năng của thủy tinh thể 1.1.1.1. Giải phẫu Thủy tinh thể bình thường là 1 thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, có công suất khúc xạ khoảng 20 diop trong tổng công suất khúc xạ hội tụ của mắt, chỉ số khúc xạ 1,43. Thủy tinh thể nằm sau mống mắt, cách giác mạc từ 3-4mm, là một cấu trúc vô mạch và được treo bằng một vòng dây Zinn từ thể mi tới bám vào bao trước và bao sau của thủy tinh thể khoảng 1mm [8]. Hình 1.1: Sơ đồ cắt ngang thể thủy tinh thể và các cấu trúc liên quan Nguồn: Bobrow J.C và cộng sự, 2014 [18] Thủy tinh thể bao gồm: - Bao: là một màng đáy trong suốt và đàn hồi, dày nhất ở vùng xích đạo của bao trước, mỏng nhất ở vùng trung tâm bao sau (2-4 µm). Biểu mô thủy tinh thể nằm ngay sau bao trước thủy tinh thể (là một lớp đơn tế bào). Các tế bào biểu mô thủy tinh thể này chuyển hóa tích cực và sinh sản ra các tế bào mới biệt hóa thành các sợi thủy tinh thể. Sau khi phẫu thuật nhũ tương hóa thủy tinh thể, lớp tế bào này có thể di chuyển ra bao sau gây đục bao sau. - Vỏ thủy tinh thể: không có ranh giới hình thái rõ rệt cho phép phân biệt vỏ và nhân, sự chuyển tiếp từ vùng này sang vùng khác là dần dần. - Nhân thủy tinh thể: có nhân phôi thai và nhân trưởng thành [8]. . . 1.1.1.2. Chức năng Mắt có khả năng thay đổi độ hội tụ của thủy tinh thể để ảnh của vật luôn hội tụ trên võng mạc giúp mắt luôn nhìn rõ nét ở nhiều khoảng cách khác nhau [2]. Điều tiết là khả năng mắt thay đổi vị trí tiêu điểm ảnh giúp nhìn rõ vật ở các khoảng cách xa gần khác nhau. Cơ chế điều tiết: - Thuyết Helmholtz: bao và chất thủy tinh thể có tính đàn hồi cao, bao thủy tinh thể có bề dầy không đồng nhất, mỏng ở trung tâm và dày ở chu biên. Ở trạng thái không điều tiết, dây chằng Zinn gây căng co kéo bao thủy tinh thể làm chèn ép chất thủy tinh thể. Khi điều tiết, cơ vòng thể mi co làm chùng dây chằng Zinn, lực đàn hồi của chất thủy tinh thể tác động lên bao làm bao phồng ra ở nơi mỏng nhất, đặc biệt là ở cực trước. Cực sau của bao thủy tinh thể ít phồng do dịch kính bị xê dịch về phía trước do tác động kéo của cơ thể mi lên hắc mạc khi cơ vòng cơ thể mi co [2]. - Thuyết hiện đại: chất gian bào của thủy tinh thể có tính đàn hồi cao để giữ một hình thể mỏng trong trạng thái không điều tiết. Khi điều tiết độ đàn hồi của bao thủy tinh thể vượt qua độ đàn hồi của chất thủy tinh thể làm thủy tinh thể gia tăng bề dày và giảm đường kính, phồng về phía trước ở trung tâm và hẹp tương đối ở chu biên [2]. - Cơ chế thần kinh: dưới sự chi phối của thần kinh phó giao cảm, các sợi cơ vòng thể mi co gây nên điều tiết khi nhìn gần. Ngược lại, khi nhìn xa, thần kinh giao cảm tác động lên cơ dọc thể mi gây điều tiết hoạt tính (chứ không phải điều tiết thụ động do sự buông thả điều tiết đã được huy động trong thị giác gần) [2]. Thủy tinh thể đảm nhiệm khoảng +20D trong tổng công suất khúc xạ hội tụ của mắt. Công suất khúc xạ của thủy tinh thể có vai trò quan trọng trong hệ thống khúc xạ, giúp tiêu điểm ảnh hội tụ đúng trên võng mạc. Tuổi càng cao, độ dày của lớp vỏ và độ cong của thủy tinh thể càng tăng khiến cho công suất khúc xạ tăng dần [4]. . . 1.1.2. Cơ chế bệnh sinh của đục thủy tinh thể Đục thủy tinh thể trên người già là do sự tương tác giữa protein của thủy tinh thể và các yếu tố môi trường như tia cực tím, các chất oxy hóa, tình trạng lão hóa, dinh dưỡng, yếu tố di truyền, bất thường trong phân chia tế bào biểu mô thủy tinh thể,… cũng như khả năng chống đỡ của cơ thể với các yếu tố này [3]. 1.1.3. Phân loại đục thủy tinh thể Có nhiều cách phân loại đục thủy tinh thể. Phân loại theo nguyên nhân: - Đục thủy tinh thể bẩm sinh - Đục thủy tinh thể già - Đục thủy tinh thể do chấn thương - Đục thủy tinh thể chuyển hóa - Đục thủy tinh thể do corticoid Phân loại theo giải phẫu: - Đục bao - Đục dưới bao - Đục nhân - Đục vỏ Phân loại theo độ chín thủy tinh thể: - Đục chưa hoàn toàn - Đục chín - Đục thủy tinh thể phồng - Đục quá chín - Đục Morgani Phân loại theo độ cứng nhân: dùng trong phẫu thuật nhũ tương hóa để chỉ định, lựa chọn kỹ thuật mổ [8]. . . Hình 1.2: Các hình thái đục thủy tinh thể Nguồn: Duane's Ophthalmology, 2010 [50] Hình 1.3: Hình ảnh tiêu chuẩn của hệ thống phân loại đục thủy tinh thể III Nguồn: Chylack và cộng sự, 1993 [22] . . 1.1.4. Điều trị đục thủy tinh thể Điều trị nội khoa: dùng thuốc nhỏ trong các trường hợp khởi phát, đục thủy tinh thể tiến triển, chờ đến giai đoạn phẫu thuật. Có nhiều thuốc của nhiều hãng khác nhau, nhưng chưa có thuốc nào chứng minh làm tan được đục thủy tinh thể [8]. Điều trị ngoại khoa: điều trị triệt để là phẫu thuật lấy thủy tinh thể đục đeo kính ngoài hay thay thủy tinh thể nhân tạo. Phẫu thuật đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho cả bệnh nhân, gia đình, thầy thuốc và xã hội vì sau khi phẫu thuật, bệnh nhân mù có thể sáng ra và trở lại cuộc sống, sinh hoạt, lao động bình thường [8]. Phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể ngày nay đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, vết mổ ngày càng nhỏ đi cùng với sự phát triển của các loại máy phẫu thuật, dụng cụ phẫu thuật và các loại kính mềm có thể đưa qua vết mổ nhỏ. Từ phương pháp phẫu thuật lấy thủy tinh thể trong bao kết hợp đeo kính gọng (ICCE) đến phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao (ECCE), và hiện nay, phẫu thuật nhũ tương hóa thủy tinh thể (phaco) được xem là phương pháp tiên tiến nhất. Phẫu thuật nhũ tương hóa thủy tinh thể hoạt động theo cơ chế dùng tần số siêu âm làm nhũ tương hóa và sau đó hút thủy tinh thể ra ngoài. Phương pháp này có nhiều ưu điểm: làm giảm biến chứng liên quan đến vết mổ, lành vết thương và cải thiện thị lực nhanh hơn so với các phương pháp cũ [3], [18]. Do đó, phẫu thuật nhũ tương hóa thủy tinh thể kết hợp đặt kính nội nhãn được sử dụng trong hầu hết các phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể hiện nay. 1.2. Kính nội nhãn Có nhiều cách phân loại kính nội nhãn: theo chất liệu kính (như polymethylmethacrylate, silicone, acrylic, collamer, hydrogel), theo tính chất (kỵ nước, ưa nước), theo vị trí đặt vào nhãn cầu (như kính đặt hậu phòng, đặt tiền phòng, kính treo củng mạc, kính kẹp mống mắt,…), theo số lượng tiêu cự (như kính đơn tiêu, hai tiêu, đa tiêu)… Lựa chọn kính nội nhãn phù hợp với . . từng bệnh nhân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi tác, công việc, nhu cầu trong cuộc sống,…Tuy nhiên, lựa chọn đúng công suất kính nội nhãn là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chung của phẫu thuật đó là khúc xạ sau phẫu thuật và sự hài lòng của bệnh nhân. Đo lường chính xác các thông số sinh trắc nhãn cầu và chọn lựa công thức tính công suất kính nội nhãn thích hợp với hằng số kính được chuẩn hóa, là hai yếu tố quan trọng góp phần dự đoán chính xác công suất kính nội nhãn [63], từ đó giúp đạt được khúc xạ tối ưu sau phẫu thuật đục thủy tinh thể. 1.2.1. Các thông số sinh trắc liên quan đến tính công suất kính nội nhãn Chiều dài trục nhãn cầu là khoảng cách từ cực trước của giác mạc cho đến hoàng điểm, có thể được đo bằng siêu âm A hoặc thiết bị đo sinh trắc bằng quang học. Trong các thông số sinh trắc, chiều dài trục nhãn cầu nếu đo không chính xác là yếu tố quan trọng nhất gây ra sai biệt khúc xạ sau phẫu thuật. Sự sai biệt 0,1mm của chiều dài trục nhãn cầu có thể dẫn đến 0,28D sai biệt khúc xạ sau phẫu thuật [59]. Ngoài chiều dài trục nhãn cầu, độ sâu tiền phòng và công suất giác mạc nếu đo không chính xác cũng góp phần vào sai biệt khúc xạ sau phẫu thuật [60]. Độ sâu tiền phòng được đo bằng các thiết bị đo sinh trắc bằng quang học, là khoảng cách từ cực trước của giác mạc đến mặt trước của thủy tinh thể. Sai biệt 1mm trong đo độ sâu tiền phòng ảnh hưởng đến khúc xạ sau phẫu thuật khoảng 1D ở mắt cận thị, 1,5D ở mắt bình thường và đến 2,5D ở mắt viễn thị. Sai biệt 1D của công suất giác mạc ảnh hưởng đến khúc xạ sau phẫu thuật tương tự với độ sâu tiền phòng [66]. 1.2.2. Công thức tính công suất kính nội nhãn Sử dụng công thức tính công suất kính nội nhãn nào cũng rất quan trọng trong việc dự đoán chính xác công suất kính nội nhãn. Hiện nay, có rất nhiều công thức đang được áp dụng. Tuy nhiên, để dự đoán chính xác khúc xạ sau phẫu thuật vẫn còn là một thách thức lớn với các phẫu thuật viên. Một số . 0. công thức ước tính tốt hơn so với số khác, tùy thuộc vào đặc điểm của nhãn cầu và đặc tính của từng loại kính nội nhãn được sử dụng [33]. Như vậy, các công thức khác nhau có thể thích hợp cho các loại mắt khác nhau. Công thức lý thuyết tính công suất kính nội nhãn thế hệ thứ ba, đó là SRK/T, Hoffer Q và Holladay 1, dự đoán vị trí kính nội nhãn đặt vào (Estimated lens position - ELP) dựa trên chiều dài trục nhãn cầu và công suất giác mạc nhưng khác nhau trong cách tính [60]. Hạn chế chính của những công thức này là các giả định dựa trên các thông số của mắt bình thường mà không thể áp dụng được cho tất cả các loại mắt [49]. Hiện nay, có 3 hằng số đang được sử dụng: SRK/T sử dụng “Hằng số A” (A-constant), Holladay 1 sử dụng “Yếu tố phẫu thuật viên” (SF) và Hoffer Q sử dụng “Hằng số tiền phòng” (ACD-constant). “Hằng số A” là một hằng số phẫu thuật theo từng cá nhân với một loại kính nội nhãn đặt vào, có được nhờ các công thức hồi quy và được tính từ công suất kính nội nhãn trung bình để đạt được chính thị cho mắt có chiều dài trục nhãn cầu trung bình và công suất giác mạc trung bình. “Yếu tố phẫu thuật viên” là sự khác biệt giữa độ sâu tiền phòng ước tính và khoảng cách tính từ mặt trước giác mạc đến mặt phẳng mống mắt. “Hằng số tiền phòng” là độ sâu tiền phòng ước tính sau phẫu thuật, dựa trên giả thuyết kính nội nhãn nằm ở một khoảng cách cố định từ mặt phẳng mống mắt được tính [63]. Các công thức nêu trên giả định rằng khoảng cách từ giác mạc đến kính nội nhãn tỷ lệ với chiều dài trục nhãn cầu, ví dụ như nhãn cầu ngắn có tiền phòng nông và nhãn cầu dài có tiền phòng sâu. Các công thức mới hơn, bao gồm Haigis, Holladay 2, Olsen và Barrett Universal II, sử dụng nhiều biến hơn để dự đoán vị trí kính nội nhãn đặt vào. Công thức Haigis giả định vị trí sau phẫu thuật của kính nội nhãn lý thuyết như một chức năng của ba hằng số (a0, a1 và a2), kết hợp với các thông số đo trước phẫu thuật gồm chiều dài trục nhãn cầu và độ sâu tiền phòng [32]. Công . 1. thức Holladay 2 sử dụng bảy biến gồm chiều dài trục nhãn cầu (AL), công suất giác mạc (K), độ sâu tiền phòng (ACD), đường kính ngang giác mạc (WtW), độ dày thủy tinh thể (LT), khúc xạ trước phẫu thuật và tuổi của bệnh nhân [38]. Công thức Olsen sử dụng năm biến gồm AL, ACD, K, LT và tuổi của bệnh nhân [60]. Nó cũng tùy chọn sử dụng chỉ hai biến là ACD và LT để tính toán vị trí kính nội nhãn đặt vào (C-constant). Công thức Barrett Universal II tính đến sự thay đổi trong những mặt phẳng nguyên lý với từng công suất kính nội nhãn khác nhau. Nó có các tùy chọn để sử dụng lên đến năm biến gồm AL, K, ACD, LT và WtW [16]. Hình 1.4: Công thức tính công suất kính nội nhãn theo từng chiều dài trục nhãn cầu Nguồn: Hill W., 2013 [33] Qua thực tế lâm sàng, kết quả thu được sau phẫu thuật phản ánh tính ứng dụng cũng như hạn chế của từng công thức. Một nghiên cứu của Hoffer [35] khuyến cáo sử dụng công thức Hoffer Q hoặc Holladay 2 cho mắt có chiều dài trục nhãn cầu ngắn (< 22mm), Hoffer Q hoặc Holladay 1 cho mắt có chiều dài trục nhãn cầu trung bình (22-24,5mm), công thức SRK/T có lợi .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất