Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan của viêm ruộ...

Tài liệu đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan của viêm ruột hoại tử sơ sinh được phẫu thuật

.PDF
147
1
70

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------ PHAN THỊ CẨM LOAN ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA VIÊM RUỘT HOẠI TỬ SƠ SINH ĐƯỢC PHẪU THUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------ PHAN THỊ CẨM LOAN ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA VIÊM RUỘT HOẠI TỬ SƠ SINH ĐƯỢC PHẪU THUẬT CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI - NHI Mã số: NT 62 72 07 35 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ Người hướng dẫn khoa học: TS. BS. TRƯƠNG QUANG ĐỊNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. PHAN THỊ CẨM LOAN . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ............................................................ vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................................ vii DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ............................................................. viii ANH – VIỆT ........................................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ xi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xii DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. xiii ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4 1.1. Lịch sử ...........................................................................................................4 1.2. Dịch tễ học .....................................................................................................5 1.3. Sinh bệnh học ................................................................................................6 1.3.1. Hàng rào biểu mô ruột chưa trưởng thành ..............................................7 1.3.2. Vi khuẩn đường ruột ...............................................................................7 1.3.3. Nuôi ăn đường miệng .............................................................................8 1.3.4. Probiotics ................................................................................................8 1.3.5. Các chất trung gian gây viêm .................................................................8 1.4. Giải phẫu bệnh ...............................................................................................8 1.5. Chẩn đoán ......................................................................................................9 1.5.1. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................10 1.5.2. Cận lâm sàng .........................................................................................11 1.5.2.1. Xét nghiệm máu .............................................................................11 a. Công thức máu ......................................................................................11 b. Khí máu động mạch - sinh hóa máu .....................................................12 . . c. Xét nghiệm vi sinh ................................................................................13 1.5.2.2. Hình ảnh học ..................................................................................13 a. X-quang bụng không sửa soạn..............................................................14 b. X-quang đường tiêu hóa cản quang ......................................................15 c. Siêu âm bụng ........................................................................................15 1.6. Giai đoạn......................................................................................................17 1.7. Chẩn đoán phân biệt ....................................................................................18 1.8. Điều trị .........................................................................................................19 1.8.1. Điều trị nội khoa ...................................................................................19 1.8.2. Điều trị ngoại khoa ...............................................................................20 1.8.2.1. Chỉ định phẫu thuật ........................................................................20 1.8.2.2. Phương pháp phẫu thuật.................................................................22 1.9. Biến chứng ...................................................................................................24 1.9.1. Tiêu hóa ................................................................................................24 1.9.1.1. Chít hẹp ruột...................................................................................24 1.9.1.2. Ruột kém hấp thu và hội chứng ruột ngắn .....................................25 1.9.1.3. Bệnh gan mật .................................................................................25 1.9.1.4. Viêm ruột hoại tử tái phát ..............................................................25 1.9.1.5. Loét miệng nối ...............................................................................26 1.9.2. Phát triển tâm vận .................................................................................26 1.9.3. Tử vong .................................................................................................26 1.10. Tình hình nghiên cứu ...............................................................................26 1.10.1. Ngoài nước ............................................................................................26 1.10.2. Trong nước ............................................................................................27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................29 2.1. Thiêt kế nghiên cứu .....................................................................................29 2.2. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ..................................................29 2.3. Cỡ mẫu.........................................................................................................29 2.4. Phương pháp chọn mẫu ...............................................................................29 . . i 2.4.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................................29 2.4.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................29 2.5. Thu thập số liệu ...........................................................................................29 2.5.1. Các bước tiến hành ...............................................................................29 2.5.2. Công cụ thu thập ...................................................................................30 2.6. Xử lý số liệu, trình bày kết quả ...................................................................39 2.7. Vấn đề y đức ................................................................................................40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................41 3.1. Đặc điểm dịch tễ ..........................................................................................41 3.1.1. Giới tính....................................................................................................41 3.1.2. Tuổi thai ...................................................................................................41 3.1.3. Cân nặng lúc sinh .....................................................................................42 3.2. Đặc điểm lâm sàng ......................................................................................42 3.2.1. Tuổi khởi phát .......................................................................................42 3.2.1.1. Theo tuổi thai .................................................................................42 3.2.1.2. Theo cân nặng lúc sinh...................................................................43 3.2.2. Triệu chứng khởi phát ...........................................................................44 3.2.3. Bệnh kèm theo ......................................................................................45 3.2.4. Chế độ ăn trước khởi phát.....................................................................46 3.2.5. Phương pháp thở ...................................................................................47 3.2.6. Sự phân bố các triệu chứng lâm sàng ...................................................47 3.3. Các đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ...............................49 3.3.1. Xét nghiệm máu ....................................................................................49 3.3.1.1. Tổng phân tích tế bào máu .............................................................49 3.3.1.2. Đông máu .......................................................................................51 3.3.1.3. Sinh hóa máu ..................................................................................51 3.3.1.4. Vi sinh ............................................................................................53 3.3.2. Hình ảnh học .........................................................................................54 3.3.2.1. Siêu âm bụng ..................................................................................54 . . 3.3.2.2. X-quang bụng không sửa soạn .......................................................55 3.4. Giai đoạn viêm ruột hoại tử .........................................................................55 3.5. Kết quả phẫu thuật .......................................................................................56 3.5.1. Dẫn lưu ổ bụng trước mổ ......................................................................56 3.5.2. Tuổi lúc phẫu thuật ...............................................................................56 3.5.3. Cân nặng lúc phẫu thuật........................................................................56 3.5.4. Chỉ định phẫu thuật ...............................................................................56 3.5.5. Vị trí ruột bị tổn thương ........................................................................57 3.5.6. Tính chất sang thương ..........................................................................57 3.5.7. Tình trạng ruột trong lúc mổ .................................................................58 3.5.8. Xử trí .....................................................................................................58 3.5.9. Kết quả giải phẫu bệnh .........................................................................59 3.6. Kết quả sớm sau mổ ....................................................................................59 3.6.1. 3.7. Kết quả sớm ..........................................................................................59 Phân tích các mối liên quan .........................................................................60 3.7.1. Mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng với tình trạng thủng ruột............................................................................................................60 3.7.1.1. Mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng và thủng ruột ..................60 3.7.1.2. Mối liên quan giữa các đặc điểm trên hình ảnh học và thủng ruột 61 3.7.1.3. Mối liên quan giữa các xét nghiệm máu và thủng ruột..................62 3.7.2. Mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng với các kết quả sớm...............................................................................................................64 3.7.2.1. Mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng và kết quả sớm ...............64 3.7.2.2. Mối liên quan giữa các xét nghiệm máu và kết quả sớm ...............67 3.7.2.3. Mối liên quan giữa tình trạng ruột trong lúc mổ và kết quả sớm ..69 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................70 4.1. Các đặc điểm dịch tễ học .............................................................................70 4.1.1. Giới tính ................................................................................................70 4.1.2. Tuổi thai và cân nặng lúc sinh ..............................................................71 4.2. Các đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ......................................73 . . 4.2.1. Chế độ ăn trước khởi phát.....................................................................73 4.2.2. Bệnh kèm theo ......................................................................................74 4.2.3. Phương pháp thở ...................................................................................76 4.2.4. Tuổi khởi phát .......................................................................................76 4.2.5. Tuổi khởi phát theo tuổi thai và cân nặng lúc sinh ...............................77 4.2.6. Triệu chứng khởi phát ...........................................................................77 4.2.7. Triệu chứng toàn thân ...........................................................................78 4.2.8. Triệu chứng tiêu hóa .............................................................................80 4.3. Các đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ...............................82 4.3.1. Xét nghiệm máu ....................................................................................82 4.3.2. Hình ảnh học .........................................................................................88 4.4. Giai đoạn viêm ruột hoại tử .........................................................................93 4.5. Kết quả phẫu thuật .......................................................................................94 4.6. Kết quả giải phẫu bệnh ................................................................................97 4.7. Kết quả sớm sau mổ ....................................................................................97 KẾT LUẬN ...............................................................................................................99 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC - Bảng thu thập số liệu viêm ruột hoại tử - Giá trị bình thường của các chỉ số đông máu - Một số hình ảnh thực tế . i. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CB Con bà CNLS Cân nặng lúc sinh CTM Công thức máu DLOB Dẫn lưu ổ bụng ĐLC Độ lệch chuẩn HAĐMTB Huyết áp động mạch trung bình TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VRHT Viêm ruột hoại tử . . i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH CRP C-Reactive Protein EGF Epithelial Growth Factor IL Interleukin I-FABP Intestinal fatty acid-binding proteins OR Odd Ratio PAF Platelet - Activating Factor TNF Tumor Necrosis Factor . . ii DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT Necrotizing Enterocolitis . Viêm ruột hoại tử . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tương quan giữa hình ảnh trên X-quang và siêu âm theo giai đoạn bệnh ...................................................................................................................................16 Bảng 1.2: Xếp giai đoạn viêm ruột hoại tử theo Bell (đã hiệu chỉnh) ......................17 Bảng 1.3: Phân loại các yếu tố chỉ điểm phẫu thuật ở trẻ VRHT .............................21 Bảng 2.1: Liệt kê, định nghĩa các biến số cần thu thập.............................................30 Bảng 3.1. Tỉ lệ VRHT theo từng nhóm tuổi thai ......................................................41 Bảng 3.2. Tỉ lệ VRHT theo từng nhóm CNLS .........................................................42 Bảng 3.3. Các phương pháp thở ................................................................................47 Bảng 3.4. Đặc điểm các triệu chứng toàn thân .........................................................47 Bảng 3.5. Đặc điểm các triệu chứng tiêu hóa ...........................................................48 Bảng 3.6. Giá trị của các chỉ số trong tổng phân tích tế bào máu .............................49 Bảng 3.7. Tỉ lệ của các mức độ giảm tiểu cầu ..........................................................51 Bảng 3.8. Giá trị của nồng độ natri, kali trong máu vào ngày mổ ............................51 Bảng 3.9. Giá trị của nồng độ lactate, đường, CRP trong máu vào ngày mổ ...........51 Bảng 3.10. Đặc điểm các chỉ số sinh hóa máu vào ngày mổ ....................................53 Bảng 3.11. Tỉ lệ của kết quả các xét nghiệm vi sinh.................................................53 Bảng 3.12. Đặc điểm các hình ảnh siêu âm bụng bất thường ...................................54 Bảng 3.13. Đặc điểm các hình ảnh X-quang bụng bất thường .................................55 Bảng 3.14. Tỉ lệ từng giai đoạn VRHT theo Bell cải tiến.........................................55 Bảng 3.15. Các xử trí trong lúc mổ ...........................................................................58 Bảng 3.16. Các đặc điểm vi thể.................................................................................59 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng và thủng ruột ...........................60 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa các đặc điểm trên hình ảnh học với thủng ruột .......61 Bảng 3.19. Giá trị của CRP giữa hai nhóm VRHT ...................................................63 Bảng 3.20. Liên quan giữa các yếu tố sinh hóa, huyết học, vi sinh và thủng ruột ....63 Bảng 3.21. Mối liên hệ giữa tuổi thai và kết quả sớm ..............................................64 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa CNLS và kết quả sớm .............................................65 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng và kết quả sớm ........................66 . . Bảng 3.24. Mối liên quan giữa các xét nghiệm máu và kết quả sớm .......................67 Bảng 3.25. Giá trị CRP giữa hai nhóm kết quả sớm .................................................68 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa các giai đoạn theo Bell và kết quả sớm ...................68 Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tình trạng ruột trong lúc mổ và kết quả sớm ...........69 Bảng 4.1. Đặc điểm về giới tính trong các nghiên cứu .............................................70 Bảng 4.2. Tuổi thai trung bình và CNLS trung bình giữa các nghiên cứu ...............71 Bảng 4.3. So sánh các nhóm tuổi thai và CNLS giữa các nghiên cứu ......................72 Bảng 4.4. So sánh chế độ dinh dưỡng trước khởi phát bệnh ....................................73 Bảng 4.5. Tỉ lệ bệnh kèm theo VRHT của các nghiên cứu.......................................74 Bảng 4.6. So sánh tuổi khởi phát trung bình giữa các nghiên cứu ...........................76 Bảng 4.7. Triệu chứng toàn thân giữa các nghiên cứu..............................................78 Bảng 4.8. Triệu chứng tiêu hóa của các nghiên cứu .................................................80 Bảng 4.9. So sánh tình trạng rối loạn đông máu giữa các nghiên cứu ......................84 Bảng 4.10. So sánh đặc điểm các yếu tố sinh hóa máu giữa các nghiên cứu ...........84 Bảng 4.11. So sánh các hình ảnh X-quang giữa các nghiên cứu ..............................88 Bảng 4.12. So sánh đặc điểm các hình ảnh siêu âm bụng.........................................91 Bảng 4.13. Giai đoạn VRHT của các nghiên cứu .....................................................94 Bảng 4.14. Chỉ định phẫu thuật của các nghiên cứu .................................................95 Bảng 4.15. Cách xử trí trong lúc mổ của các nghiên cứu .........................................97 Bảng 4.16. So sánh kết quả sớm giữa các nghiên cứu ..............................................98 . i. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tuổi thai và tuổi khởi phát. .................................43 Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa CNLS và tuổi khởi phát. ..........................................44 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ các triệu chứng tiêu hóa đầu tiên. ................................................45 Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ các bệnh kèm theo. .......................................................................45 Biểu đồ 3.5. Biểu đồ phân bố chế độ ăn trước khởi phát. .........................................46 Biểu đồ 3.6. Diễn tiến của bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính và huyết sắc tố trong máu...................................................................................................................50 Biểu đồ 3.7. Diễn tiến của dung tích hồng cầu và tiểu cầu. ......................................50 Biểu đồ 3.8. Diễn tiến của đường huyết, CRP và natri trong máu............................52 Biểu đồ 3.9. Diễn tiến của kali và lactate trong máu ................................................52 Biểu đồ 3.10. Tỉ lệ các chỉ định mổ. .........................................................................56 Biểu đồ 3.11. Tỉ lệ vị trí ruột bị tổn thương. .............................................................57 Biểu đồ 3.12. Tỉ lệ sang thương ................................................................................57 Biểu đồ 3.13. Tỉ lệ các tình trạng ruột trong lúc mổ. ................................................58 Biểu đồ 3.14. Tỉ lệ các kết quả sớm sau mổ .............................................................59 . . i DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Bụng trướng và da thành bụng nề đỏ .........................................................11 . . ii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tóm tắt sinh bệnh học của VRHT. ....................................................7 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm ruột hoại tử (VRHT) là bệnh viêm đường tiêu hóa mắc phải ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ nhẹ cân, non tháng [18],[29],[66]. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm và phá hủy các lớp của ruột từ niêm mạc đến thanh mạc gây ra thủng ruột, viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết và dẫn đến tử vong. Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc nhiều đoạn ruột và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ ruột (> 75% ruột), khi đó phần lớn trẻ đều tử vong. VRHT có bệnh suất và tử suất cao hàng đầu ở khoa Hồi sức sơ sinh với tỉ lệ hiện mắc khoảng 5 – 10% và tăng lên 10 – 12% ở trẻ nhẹ cân, non tháng [66]. Mặc dù bệnh đã được báo cáo từ lâu, khoảng giữa thế kỉ XIX, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhưng cơ chế bệnh sinh vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Ba yếu tố kinh điển góp phần vào quá trình hình thành VRHT được chấp nhận hiện nay là: sự tổn thương niêm mạc ruột, vi khuẩn gây bệnh và nuôi ăn đường tiêu hóa [61]. Biểu hiện của bệnh gồm các triệu chứng toàn thân không đặc hiệu và triệu chứng của đường tiêu hóa tương đối đặc hiệu hơn. Hiện tại vẫn chưa có một tiêu chuẩn vàng nào để chẩn đoán bệnh trên lâm sàng. Cận lâm sàng chính trong chẩn đoán bệnh là Xquang bụng không sửa soạn và hiện nay, siêu âm ngày càng được sử dụng phổ biến vì những điểm vượt trội hơn X-quang. Tuy nhiều trường hợp VRHT có thể điều trị nội khoa nhưng có khoảng 20 – 40% bệnh nhi cần được phẫu thuật [66]. Khi đó tử suất sẽ tăng lên và tỉ lệ thuận với thời gian trì hoãn can thiệp. Trong hơn 20 năm qua, kết quả sau phẫu thuật dường như vẫn không cải thiện dù hồi sức sơ sinh đã phát triển. Thế nên việc phát hiện sớm những trẻ bị viêm ruột hoại tử có chỉ định phẫu thuật có ý nghĩa rất lớn để cải thiện kết quả sau mổ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về chỉ định, thời điểm can thiệp và phương pháp phẫu thuật. Chỉ định được đồng thuận nhiều nhất là có hơi tự do trong ổ bụng, hình ảnh này chứng tỏ VRHT nặng gây thủng ruột. Tuy nhiên, có những trường . . 2 hợp viêm phúc mạc, hoại tử ruột tiến triển hay thủng ruột xảy ra nhưng không có hình ảnh của hơi tự do trên X-quang. Vì thế, việc xác định được những trường hợp VRHT tiến triển có nguy cơ thủng và cần phẫu thuật là điều các nhà lâm sàng trên toàn thế giới mong muốn. Từ đó các tác giả đã nghiên cứu để tìm ra các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học, các xét nghiệm máu liên quan đến tình trạng nặng của VRHT và xác định trường hợp nào cần phẫu thuật với mục đích cuối cùng là cải thiện kết quả điều trị [27], [55], [68], [77]. Cùng với mục tiêu trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi “Tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của VRHT sơ sinh được phẫu thuật là bao nhiêu và yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng nào có liên quan đến VRHT có biến chứng thủng?”. Từ đó đưa ra các yếu tố gợi ý chỉ định phẫu thuật. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan của VRHT sơ sinh được phẫu thuật. MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT. 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của những bệnh nhi sơ sinh có chẩn đoán sau mổ là VRHT. 2. Tìm mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng với VRHT có biến chứng thủng. 3. Tìm mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng với kết quả sớm. . . 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Viêm ruột hoại tử (VRHT) sơ sinh là bệnh viêm đường tiêu hóa mắc phải ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ nhẹ cân non tháng [18],[29],[66]. Đây là một cấp cứu ngoại khoa có bệnh suất và tử suất cao hàng đầu ở khoa Hồi sức sơ sinh [66]. Tuy không phải mới gặp nhưng bệnh hiện vẫn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới vì cơ chế bệnh sinh vẫn chưa rõ ràng dù đã được nghiên cứu qua nhiều thập niên. Biểu hiện lâm sàng của bệnh gồm những triệu chứng toàn thân không đặc hiệu và triệu chứng ở đường tiêu hóa tương đối đặc hiệu hơn. Mặc dù nhiều bệnh nhi có thể vượt qua nhờ điều trị nội khoa nhưng vẫn có một tỉ lệ không nhỏ trường hợp cần can thiệp ngoại khoa [24]. Khi đó, tử suất sẽ tăng lên và tỉ lệ thuận với thời gian trì hoãn can thiệp. Ngoài ra, những trẻ sống sót có nguy cơ cao bị các biến chứng về đường tiêu hóa cũng như thần kinh [18]. Các nghiên cứu hiện nay tập trung vào phòng ngừa và phát hiện sớm những bệnh nhi có nguy cơ mắc bệnh cao hay những bệnh nhi có bệnh đang tiến triển [66]. 1.1. Lịch sử Từ những năm 1820, đặc điểm lâm sàng của bệnh VRHT đã được mô tả tại một số bệnh viện ở Pháp. Đến năm 1943, Agerty lần đầu tiên báo cáo một ca thủng ruột nghi do VRHT được điều trị thành công. Khoảng 10 năm sau thuật ngữ “Viêm ruột hoại tử” đã được sử dụng. Năm 1964, Berdon báo cáo những đặc điểm lâm sàng và các dấu hiệu trên Xquang ở 21 trẻ bị VRHT [13]. Sau đó, vào năm 1975, Santulli và cộng sự đã đặt ra giả thuyết về 3 yếu tố chính góp phần trong sự tiến triển của bệnh, đó là sự phá hủy niêm mạc ruột, sự hiện diện của vi trùng và chế độ ăn [61]. Đến nay, đây vẫn là giả thuyết kinh điển trong thực hành lâm sàng và thời gian gần đây người ta còn đề cập đến vai .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất