Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái n...

Tài liệu đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2019

.PDF
69
16
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN MỸ TRANG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ , TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 -2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên, năm 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN MỸ TRANG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ , TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 -2019 Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 8.44.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lợi Thái Nguyên - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái nguyên, ngày tháng năm 2020 Học viên Trần Mỹ Trang ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành báo cáo này, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội được học tập và nghiên cứu tại Trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô khoa Môi trường, Phòng Đào tạo – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo TS.Nguyễn Thị Lợi – cán bộ hướng dẫn khoa học, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ UBND huyện Đồng Hỷ; phòng Tài nguyên môi trường huyện Đồng Hỷ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hỗ trợ thu thập các tài liệu phục vụ cho luận văn. Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và các anh chị em bạn bè đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Thái Nguyên, ngày tháng Tác giả năm 2020 Trần Mỹ Trang iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. ................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài. ........................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài. ............................................................................................. 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................... 3 1.1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 3 1.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về CTRSH ......................................................... 5 1.2. Tình hình quản lý CTRSH trên Thế giới và ở Việt Nam ............................. 10 1.2.1 Tình hình quản lý chất thải trên thế giới. ................................................... 10 1.2.2. Tình hình phát sinh CTRSH tại Việt Nam ................................................ 15 1.2.3. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Thái Nguyên. ................ 21 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................... 22 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ............................................................... 22 2.3. Nội dung nghiên cứu. ................................................................................... 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 22 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ....................................................... 22 2.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn.............................................................. 23 2.4.3. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần CTR sinh hoạt: ........... 23 2.4.4. Phương pháp dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trong tương lai ........ 25 2.4.5. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu .................................................... 25 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. ........................... 26 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến phát sinh chất thải rắn................................................................. 26 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 26 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ......................................................................... 30 3.2. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. ......................................................................................... 33 3.2.1. Nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. ............................................................. 33 3.2.2. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Đồng Hỷ. ....................... 36 3.2.3. Điều tra đánh giá sự hiểu biết của nhà quản lý, công nhân thu gom, hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt ................................................. 48 iv 3.3. Dự báo phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ năm 2025. .................................................................................................................... 50 3.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ .................................................................................................. 52 3.4.1. Về cơ chế chính sách ................................................................................. 52 3.4.2. Biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt ......................................................... 52 3.4.3. Về thu phí BVMT ..................................................................................... 53 3.4.4. Xã hội hoá công tác thu gom rác thải........................................................ 54 3.4.5. Nâng cao nhận thức của người dân ........................................................... 55 3.4.6. Biện pháp công nghệ ................................................................................. 56 3.4.7. Sử dụng biện pháp làm phân ủ. ................................................................. 56 3.4.8. Có thể sản xuất khí sinh học tại hộ gia đình. ............................................ 56 3.4.9. Biện pháp chôn lấp. ................................................................................... 56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 57 1. Kết luận. .......................................................................................................... 57 2. Kiến nghị. ........................................................................................................ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO. ............................................................................... 59 Phụ lục : Danh mục các bảng hỏi ........................ Error! Bookmark not defined. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thành phần chất thải sinh hoạt ............................................................. 4 Bảng 1.2. Phát sinh CTR đô thị ở một số nước Châu Á. .................................... 12 Bảng 1.3. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn toàn quốc ...................................... 15 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ năm 2019. .................... 32 Bảng 3.2. thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đồng Hỷ. ..................... 34 Bảng 3.3. Lượng CTRSH phát sinh từ khu dân cư ở các xã............................... 36 Bảng 3.4. Tỷ lệ sử dụng dụng cụ đựng rác tại các hộ gia đình. .......................... 40 Bảng 3.5. Tần suất thu gom rác thải sinh hoạt. ................................................... 41 Bảng 3.6. Thống kê nguồn nhân lực, tần suất hoạt hoạt thu gom CTRSH tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. ............................................................ 41 Bảng 3.7. ý kiến hộ gia đình về mức thu phí vệ sinh môi trường. ...................... 42 Bảng 3.8. tỷ lệ cách xử lý chất thải rắn sinh hoạt của người dân huyện Đồng Hỷ. 46 Bảng 3.10. Hiệu quả thu gom CTRSH trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. ................ 47 Bảng 3.11. dự báo dân số đến năm 2025 ............................................................ 50 Bảng 3.12. Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh từ năm 2018 – 2025 ............. 51 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Biểu đồ thành phần CTR toàn quốc năm 2017, xu hướng năm 2020 16 Hình 1.2. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt, Nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn, Hà Nội ................................................................................................................. 19 Hình 3.1. bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ. .................................................... 27 Hình 3.2 Nguồn phát sinh rác thải tại xã Hóa Thượng, Nam Hòa và TT.Trại Cau ............................................................................................................................. 34 Hình 3.4. Sơ đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đồng Hỷ .................. 37 Hình 3.5. biểu đồ tỷ lệ sử dụng dụng cụ đựng rác của các hộ dân. .................... 40 Hình 3.6. sơ đồ thu gom CTRSH. ....................................................................... 40 Hình 3.7 Đánh giá của người dân về mức thu phí thu gom rác thải trên địa bàn huyện. .................................................................................................................. 43 Hình 3.8. công nhân đang cải tạo,đổ đất đá vào các chỗ trũng tại bãi rác Phúc Thành. .................................................................................................................. 45 Hình 3.9 biểu đồ tỷ lệ % cách xử lý chất thải sinh hoạt của người dân huyện Đồng Hỷ. ............................................................................................................. 46 Hình 3.10 Đánh giá của người dân về mức thu phí tại các xã và thị trấn .......... 49 Hình 3.11 Đánh giá của người dân về chất lượng thu gom RTSH .................... 49 Hình 3.12 Cấu tạo thùng chứa rác 3R - W .......................................................... 55 vii STT DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu Tên ký hiệu Bộ Tài nguyên môi trường 1 BTNMT 2 CT 3 CTRSH 4 CN Công nghiệp 5 CTR Chất thải rắn 6 CP Chính phủ 7 NĐ Nghị định 8 9 10 11 TTg TTCN TTLT UBND Chỉ thị Chất thải rắn sinh hoạt Thủ tướng Tiểu thủ công nghiệp Thông tư liên tịch Ủy ban nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay, trên bất cứ quốc gia nào trên thế giới, công tác quản lý chất thải rắn hiệu quả hiện đang là trọng tâm của những chính sách phát triển môi trường bền vững. Là một trong những nước đông dân, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức và áp lực về môi trường, trong đó quản lý chất thải rắn là một trong những vấn đề môi trường cấp bách của nước ta. Bức tranh toàn cảnh về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên phạm vi cả nước cho thấy, khối lượng chất CTRSH tại các địa phương trong cả nước gia tăng rất nhanh nhưng cho đến nay thực sự chưa có một mô hình xử lý CTRSH nào đơn giản, hiệu quả, đạt yêu cầu về vệ sinh môi trường. Các biện pháp xử lý CTRSH hiện nay chủ yếu là chôn lấp, tuy nhiên phương pháp này bộc lộ nhiều hạn chế do nhu cầu về sử dụng đất rất lớn và nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các các khu vực bãi chôn lấp luôn luôn hiện hữu. Một số đô thị đã áp dụng phương pháp chôn lấp, đổ đống, kết hợp với đốt hở, tuy nhiên những biện pháp này đang gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường (mùi hôi, nước rỉ rác ...) mà đến nay vẫn chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả. Một số địa phương đã và đang áp dụng công nghệ xử lý CTRSH kết hợp sản xuất phân vi sinh. Biện pháp này đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, chi phí đầu tư tương đối cao, chất lượng sản phẩm chưa ổn định nên thị trường tiêu thụ còn hạn chế. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên là một trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ diễn ra nhanh chóng trong những năm gần đây. Tuy nhiên giống như các tỉnh có nền công nghiệp hình thành từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước khi phát triển kinh tế xã hội đang được ưu tiên hàng đầu mà chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức về môi trường, hiện nay huyện cũng đã phải đối mặt với nhiều thách thức, áp lực về ô nhiễm môi trường. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay trên địa bàn khu vực huyện Đồng Hỷ là CTRSH. Huyện Đồng Hỷ là một huyện giáp với thành phố Thái Nguyên, có Bộ tư lệnh quân khu 1 đóng trên địa bàn. Trong những năm gần đây kinh tế huyện Đồng Hỷ liên tục tăng trưởng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế to lớn về mặt kinh tế, xã hội đó lại kéo theo nhu cầu tiêu dùng và sử dụng sản phẩm tăng lên mạnh, làm lượng chất thải sinh hoạt phát sinh nhiều, gây ô nhiễm môi trường tăng mạnh. 2 Vì chưa có một biện pháp quản lý đúng cách nên tình trạng người dân xả rác bừa bãi vẫn diễn ra phổ biến quá sức chịu tải của môi trường. Vì vậy làm thế nào để có một biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thật tốt là một đòi hỏi tất yếu vào lúc này. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đồng Hỷ , tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 -2019 2. Mục tiêu của đề tài. - Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý và nguồn thải rác sinh hoạt, tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2019; - Đề xuất giải pháp hiệu quả trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, góp phần nâng cao đời sống người dân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra. 3. Ý nghĩa của đề tài. * Ý nghĩa nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin và rút ra những kinh nghiêm thực tế phục vụ công tác chuyên môn tư vấn môi trường sau này. - Vận dụng và phát huy những kiến thức đã được thầy cô truyền đạt trong quá trình học tập và nghiên cứu. * Ý nghĩa trong thực tiễn - Đánh giá được hiện trạng môi trường, thực trạng thu gom, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp để cải thiện chất lượng môi trường một cách khoa học và phù hợp với điều kiện của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 1.1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1.1. Khái niệm về chất thải Có nhiều khái niệm khác nhau về chất thải, nhưng khái niệm tổng quan nhất đó là:“chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra môi trường”. Chất thải là các chất hoặc vật liệu mà người chủ hay đối tượng thải ra chúng hiện tại không sử dụng và chúng bị thải bỏ. - Chất thải: là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông. Chất thải là kim loại, hóa chất và từ các loại vật liệu khác. - Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. - Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải ở trạng thái rắn phát sinh trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người từ các khu dân cư, làng mạc, trường học... Chất thải sinh hoạt hay còn gọi là rác thải sinh hoạt cần được phân loại và có biện pháp là tái sử dụng, tái chế, xử lý hợp lí để thu hồi năng lượng và bảo vệ môi trường. - Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại tới môi trường và sức khỏe con người. - Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. - Lưu giữ chất thải rắn: là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý. - Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ. Trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. 4 - Xử lý chất thải rắn: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn, (Luật bảo vệ môi trường, 2014). 1.1.1.2. Thành phần chất thải rắn. Thành phần của RTSH rất khác nhau tùy thuộc từng địa phương, tính chất tiêu dùng, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thông thường thành phần của RTSH bao gồm các hợp phần sau: chất thải thực phẩm, giấy, catton, vải vụn, sản phẩm vườn, gỗ, thủy tinh, nhựa, bụi tro, cát đá, gạch vụn... Bảng 1.1. Thành phần chất thải sinh hoạt Thành phần Định nghĩa 1. Các chất cháy được Các vật liệu làm từ giấy bột và a. Giấy giấy. b. Hàng dệt Có nguồn gốc từ các sợi. Các chất thải từ đồ ăn thực c. Thực phẩm phẩm. Ví dụ Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ sinh... Vải, len, nilon... Cọng rau, vỏ quả, thân cây, lỗi ngô... Đồ dùng bằng gỗ như d. Cỏ, gỗ củi, rơm Các vật liệu và sản phẩm được bàn, ghế, đồ chơi, vỏ rạ chế tạo từ gỗ, tre, rơm... dừa... Phim cuộn, túi chất Các vật liệu và sản phẩm được e. Chất dẻo dẻo, chai, lọ. Chất dẻo, chế tạo từ chất dẻo. các đầu vòi, dây điện... Các vật liệu và sản phẩm được Bóng, giày, ví, băng f. Da và cao su chế tạo từ da và cao su. cao su... 2. Các chất không cháy Các vật liệu và sản phẩm được Vỏ hộp, dây điện, hàng a. Các kim loại sắt chế tạo từ sắt mà dễ bị nam rào, dao, nắp lọ... châm hút. b. Các kim loại phi Các vật liệu không bị nam Vỏ nhôm, giấy bao gói, sắt châm hút. đồ đựng... Các vật liệu và sản phẩm được Chai lọ, đồ đựng bằng c. Thuỷ tinh chế tạo từ thuỷ tinh. thuỷ tinh, bóng đèn... Bất kỳ các loại vật liệu không Vỏ chai, ốc, xương, d. Đá và sành sứ cháy khác ngoài kim loại và gạch, đá, gốm... thuỷ tinh. (Nguồn: điều tra thực tế) 5 1.1.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn (CTR). RTSH được thải ra từ hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng trong đời sống xã hội, trong đó lượng rác thải chiếm khối lượng lớn chủ yểu ở khu dân cư và các nhà máy, xí nghiệp. Các nguồn phát sinh CTR chủ yếu từ các hoạt động: - Hộ gia đình (nhà ở riêng, khu chung cư, khu tập thể): chất thải phát sinh từ nguồn này bao gồm các loại như thực phẩm thừa, thùng carton, hộp nhựa, vỏ chai, lọ thủy tinh… và các chất độc hại được sử dụng trong gia đình như: dược phẩm bị thải bỏ, ác quy. - Cơ quan, trường học, khu hành chính, chất thải rắn thường là giấy, túi nilong, vỏ lon, hộp nhựa… - Nông nghiệp xử lý rác thải, thu hoạch vụ mùa, khu chăn nuôi: các chất rắn thường là vỏ bao, lọ thuốc BVTV,… - Du lịch giải trí như các khu công viên, tượng đài, chất thải rắn là các cành cây, túi nilong và đồ hộp. - Bệnh viện cơ sở y tế chất thải rắn thường là túi nilong, kim tiêm, ống nhựa, thùng carton… - Giao thông xây dựng, di dời, sửa chữa nhà cửa, đường xá, công trình… các chất thải rắn thường là gạch ngói vỡ vụn, bê tông, sắt thép…( Cơ quan trường học Nơi vui chơi, giải trí Chợ, bến xe, nhà ga Rác thải Bệnh viện, cơ sở y tế Giao thông, Chính quyền xây dựng địa phương Nhà dân, khu dân cư Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp 1.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về CTRSH 1.1.2.1. Các quy định pháp lý về CTRSH Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến và quản lý chất thải: 6 Trong nước, những năm gần đây vấn đề quản lý rác thải rắn đô thị nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng đã được Quốc hội, Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chức năng cụ thể hóa bằng các văn bản pháp lý. Hàng loạt các văn bản ra đời quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm và phương thức quản lý nguồn rác thải sinh hoạt đô thị. - Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Luật bảo vệ môi trường 2014, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/4/2014 có hiệu lực từ ngày 01/001/2015. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật BVMT 2014. - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 29/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu. - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại, chính thức ban hành có hiệu lực vào ngày 01 tháng 09 năm 2015. - Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. 1.1.2.2. Phân loại chất thải rắn. * Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải sinh ra từ các hoạt động hằng ngày của con người… Theo phương diện khoa học có thể phân hủy các loại chất thải rắn như sau: - Chất thải thực phẩm bao gồm các loại thức ăn dư thừa, rau, quả… được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn… Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ các gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể của trường học bệnh viện, ký túc xá, chợ… Loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, trong quá trình phân hủy tạo ra mùi gây khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. - Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các loại động vật khác. - Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga, cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. - Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá cây… ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhá máy, xí nghiệp. - Các chất thải rắn từ đường phố như lá cây, củi, nilon, vở bao gói… 7 * Chất thải rắn công nghiệp Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn được phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp bao gồm: - Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện. - Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ sản xuất . Các phế thải trong quá trình công nghệ sản xuất. - Bao bì đóng gói sản phẩm. * Chất thải xây dựng. Chất thải xây dựng là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình… Chất thải xây dựng bao gồm: - Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng. - Đất đá do việc đào móng trong xây dựng. - Các vật liệu như kim loại, chất dẻo. * Chất thải từ nhà máy xử lý. Chất thải từ nhà máy xử lý là chất thải rắn từ hệ thống xử lý nước, nước thải nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. * Chất thải nông nghiệp. Chất thải nông nghiệp bao gồm các vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật. * Chất thải y tế. Chất thải y tế nguy hại là chất thải có chứa các chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người. Theo quy chế quản lý chất thải y tế, các loại chất thải y tế được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và các trạm y tế. Các nguồn phát sinh chất thải bệnh viện bao gồm: - Các loại bông băng, gạc, nẹp, dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật. - Các loại kim tiêm, ống tiêm. - Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ. - Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân. - Các chất thải có chứa các chất có nống độ cao sau đây: Chì, thủy ngân, cadimi, asen, cianua… - Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện. (Lê Văn Khoa – 2011) 8 1.1.2.3.Tình hình thực tiễn của CTRSH * Thực tiễn về công tác phân loại CTRSH - Lợi ích kinh tế. Phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nó tạo ra nguồn nhiên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Giảm khối lượng rác mang đi chôn lấp, diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp rác cũng sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ giảm được gánh nặng chi phí trong việc xử lý nước rỉ rác cũng như xử lý mùi. - Lợi ích môi trường. Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại chất thải rắn tại nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Khi giảm được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm. Nhờ đó, các tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt… Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí của bãi chôn lấp. Ở các bãi chôn lấp, các khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính gồm CH4, CO2, NH3. Việc tận dụng các chất thải rắn có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp. - Lợi ích xã hội. Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Để công tác phân loại này đạt được hiệu quả như mong đợi, các ngành các cấp phải triệt để thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng. Lâu dần, mỗi người dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cũng như tác động của nó đối với môi trường sống. Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường sống. *. Khó khăn trong phân loại chất thải rắn. - Thói quen vứt đổ rác bừa bãi của người dân, khả năng phân loại của người dân kém. - Lực lượng thu gom rác chưa đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu với yêu cầu của chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn. - Ý thức của người dân chưa cao. (Lê Văn Khoa – 2011) 9 * Những tác động của CTRSH đến môi trường. - Ô nhiễm môi trường nước: Rác sinh hoạt không được thu gom, thải vào kênh, rạch, sông, hồ... gây ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân chúng. Rác nặng lắng làm nghẽn đường lưu thông, rác nhẹ làm đục nước, nylon làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí, giảm DO trong nước, làm mất mỹ quan, gây tác động cảm quan xấu đối với người sử dụng nguồn nước. Chất hữu cơ phân hủy gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng hóa nguồn nước. Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, photpho cao, chảy vào sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. - Ô nhiễm môi trường không khí: Mùi hôi thối của RTSH với các thành phần hữu cơ được thải ra trong quá trình sinh hoạt của con người luôn là vấn đề đáng lo ngại, ở nhiều vùng nông thôn và một số thành thị việc xả trực tiếp rác thải ra các khu công cộng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên, rác thải thường được tập kết ngay trên các trục đường giao thông công cộng gây hiện tượng ô nhiễm rất nhiều. Bụi trong quá trình vận chuyển lưu trữ rác gây ô nhiễm không khí. Rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Trong môi trường hiếu khí, kị khí có độ ẩm cao, rác phân hủy sinh ra SO2, CO, CO2, H2S, NH3... ngay từ khâu thu gom đến chôn lấp. CH4 là chất thải thứ cấp nguy hại, gây cháy nổ. - Ô nhiễm môi trường đất: Trong thành phần rác thải có đựng rộng rãi các chất độc, vì thế lúc rác thải được đưa vào môi trường thì những chất độc thâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật hữu ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái ... làm cho môi trường đất bị giảm tính phổ biến sinh học và phát sinh phổ thông sâu bọ phá hoại cây trồng. Ngày nay dùng tràn lan những loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, lúc thâm nhập vào đất cần đến 50- 60 năm mới phân huỷ hết và bởi thế chúng tạo thành những "bức tường ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến giai đoạn phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm đất giảm độ màu mỡ, đất bị chua và năng suất cây trồng sút giảm. - Gây hại sức khỏe RTSH có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường tốt cho các loài gây bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián... qua các trung gian có thể phát triển mạnh thành dịch. 10 Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thường ngày hàm lượng hữu chiếm tỉ lệ lớn. Dòng rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được lượm lặt, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ tác động đến sức khoẻ con người sống xung quanh. chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như các người khiến cho công tác lượm lặt các truất phế liệu từ bãi rác dễ mắc những bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế toàn cầu, trên thế giới sở hữu 5 triệu người chết và sở hữu gần 40 triệu trẻ con mắc các bệnh mang liên quan đến rác thải. đa dạng tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và những chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành trong khoảng sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây tác động xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch. Những bãi rác công cộng là những nguồn sở hữu dịch bệnh. Những kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: trong những bãi rác, vi khuẩn thương hàn mang thể còn đó trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các vi trùng gây bệnh thực thụ phát huy tác dụng khi có những vật chủ trung gian gây bệnh còn đó trong những bãi rác như những ổ cất chuột, ruồi, muỗi... và nhiều mẫu ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh tiêu biểu do những trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng.ruồi, gián truyền bệnh các con phố tiêu hoá; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết... - Làm giảm mỹ quan đô thị. Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý hoặc thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên... gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm. Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ. (Lê Văn Khoa – 2011) 1.2. Tình hình quản lý CTRSH trên Thế giới và ở Việt Nam 1.2.1 Tình hình quản lý chất thải trên thế giới. Nhìn chung, lượng rác thải sinh hoạt ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân nước đó. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng 11 GDP tính theo đầu người. Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu người ở một số thành phố trên thế giới như sau: Băng Cốc (Thái Lan) là 1,6kg/người/ngày; Singapo là 2kg/người/ngày; Hồng Kông là 2,2kg/người/ngày; NewYork (Mỹ) là 2,65kg/người/ngày. Tỷ lệ chất thải sinh hoạt trong dòng chất thải rắn đô thị rất khác nhau giữa các nước. Theo ước tính, tỷ lệ này chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc (Gao et al.2002); chiếm 78% ở Hồng Kông; 48% ở Philipin và 37% ở Nhật Bản, và chiếm 80% ở Việt Nam. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, các nước có thu nhập cao chỉ có khoảng 25-35% chất thải sinh hoạt trong toàn bộ dòng chất thải rắn đô thị. - Các số liệu thống kê gần đây về tổng lượng chất thải cho thấy: Tại Anh lượng rác thải phát sinh ra khoảng 307 triệu tấn/năm. Trong đó, 60% số này được chôn lấp, 34% được tái chế và 6% được thiêu đốt. Cũng theo thống kê ở đây lượng rác thải thực phẩm của hộ gia đình khoảng khoảng 6,7 triệu tấn/năm, như vậy trung bình mỗi hộ gia đình thải ra 276 kg/năm hay 5,3 kg/tuần. - Theo số liệu thống kê mới đây của Bộ Môi trường Nhật Bản, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Với rác thải sinh hoạt của các gia đình, khoảng 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón . - Mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở Singapore được phân loại tại nguồn. Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) quay lại các nhà máy để tái chế. Khoảng 41% (7.000 tấn) được đưa vào bốn nhà máy thiêu rác để đốt thành tro, nhiệt năng tạo ra được sử dụng để chạy phát điện cung cấp điện cho 3% hộ dân. - Ở Nga, mỗi người bình quân thải vào môi trường 300kg rác thải sinh hoạt/người/năm. Vì vậy, trung bình một năm nước này thải vào môi trường khoảng 50 triệu tấn rác, riêng thủ đô Matxcova là 5 triệu tấn/năm. - Theo Ngân hàng Thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm 2025, dự tính con số này sẽ tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày. Theo Ngân hàng Thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm 2025, dự tính con số này sẽ tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng