Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá biểu hiện dấu ấn sinh học ki 67 bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch...

Tài liệu Đánh giá biểu hiện dấu ấn sinh học ki 67 bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch trên bệnh nhân được phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc (2)

.PDF
116
1
66

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN ĐỖ HỮU TOÀN ĐÁNH GIÁ BIỂU HIỆN DẤU ẤN SINH HỌC Ki-67 BẰNG PHƢƠNG PHÁP NHUỘM HÓA MÔ MIỄN DỊCH TRÊN BỆNH NHÂN ĐƢỢC PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT TẬN GỐC LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN ĐỖ HỮU TOÀN ĐÁNH GIÁ BIỂU HIỆN DẤU ẤN SINH HỌC Ki-67 BẰNG PHƢƠNG PHÁP NHUỘM HÓA MÔ MIỄN DỊCH TRÊN BỆNH NHÂN ĐƢỢC PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT TẬN GỐC Chuyên ngành: Ngoại – Tiết niệu Mã số: NT 62 72 07 15 LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN PHÚC CẨM HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020 . . LỜI CAM ĐOAN “Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa ai công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác.” Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2020 Tác giả luận văn Trần Đỗ Hữu Toàn . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4 1.1. Sơ lƣợc về ung thƣ tuyến tiền liệt ............................................................................. 4 1.2. Giải phẫu học tuyến tiền liệt ..................................................................................... 5 1.3. Giải phẫu bệnh ung thƣ tuyến tiền liệt ...................................................................... 8 1.4. Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật trong ung thƣ tuyến tiền liệt............................... 13 1.5. Tổng quan về protein Ki-67 và vai trò trong ung thƣ tuyến tiền liệt ...................... 24 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 31 2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................. 31 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................................. 31 2.3. Các biến số nghiên cứu............................................................................................ 32 2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................... 33 2.5. Phƣơng pháp tiến hành............................................................................................ 33 2.6. Quy trình nhuộm và đánh giá biểu hiện dấu ấn Ki-67 bằng nhuộm hóa mô miễn dịch ........................................................................................................................ 34 2.7. Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................................... 39 2.8. Vấn đề y đức ........................................................................................................... 39 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 40 3.1. Đặc điểm bệnh nhân ung thƣ tuyến tiền liệt trong nghiên cứu ............................... 40 3.2. Phân tích mối liên quan các biến số ........................................................................ 55 . . Chương 4 BÀN LUẬN ..................................................................................... 64 4.1 Bàn luận về đặc điểm bệnh nhân ung thƣ tuyến tiền liệt trong nghiên cứu ............. 64 4.2. Bàn luận về đặc điểm biểu hiện dấu ấn sinh học Ki-67 ở bệnh nhân ung thƣ tuyến tiền liệt trong nghiên cứu ..................................................................................... 79 KẾT LUẬN...................................................................................................... 88 KIẾN NGHỊ..................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ BN Bệnh nhân BV Bệnh viện CLS Cận lâm sàng GPB Giải phẫu bệnh HMMD Hóa mô miễn dịch PT Phẫu thuật PTNS Phẫu thuật nội soi TH Trƣờng hợp TSLTTTL Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt TTL Tuyến tiền liệt UTTTL Ung thƣ tuyến tiền liệt . . DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Active surveillance Giám sát tích cực Alkaline Phosphatase (ALP) Phosphatase kiềm Bone scan Xạ hình xƣơng Chemotherapy Hóa trị Computed tomography scan (CT-Scan) Chụp cắt lớp vi tính Digital rectal examination (DRE) Thăm khám trực tràng European Association of Urology (EAU) Hiệp hội Tiết Niệu học châu Âu Gleason grading system Hệ thống phân độ Gleason Gleason score (GS) Điểm số Gleason Hormonal therapy Liệu pháp nội tiết International Agency for Research on Cancer (IARC) Cơ quan Thế giới nghiên cứu Ung thƣ International Society of Urological Pathology (ISUP) Hiệp hội Giải phẫu bệnh Tiết niệu quốc tế Laparoscopic radical prostatectomy PTNS cắt TTL tận gốc Localized prostate cancer Ung thƣ TTL khu trú Locally advanced prostate cancer Ung thƣ TTL tiến triển tại chỗ Lower urinary tract symptoms (LUTS) Triệu chứng đƣờng tiết niệu dƣới Magnetic resonance imaging (MRI) Chụp cộng hƣởng từ hạt nhân Metastatic prostate cancer Ung thƣ TTL di căn National Comprehensive Cancer Network (NCCN) Mạng lƣới ung thƣ toàn diện quốc gia Hoa Kỳ Overall survival Sống còn toàn bộ Perineal radical prostatectomy PT mở ngả đáy chậu cắt TTL tận gốc Prostate health index (PHI) Chỉ số sức khỏe TTL Prostate specific antigen (PSA) Kháng nguyên đặc hiệu TTL Prostatic Intra-epithelia Neoplasia . . TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT (PIN) Tân sinh trong biểu mô TTL Radical prostatectomy PT cắt TTL tận gốc Radiotherapy Xạ trị Retropubic radical prostatectomy PT mở ngả sau xƣơng mu cắt TTL tận gốc Robot-assisted laparoscopic radical prostatectomy PTNS với sự hỗ trợ Robot cắt TTL tận gốc Transrectal ultrasound (TRUS) Siêu âm ngả trực tràng Vietnam Urology-Nephrology Association (VUNA) Hội Tiết Niệu – Thận học Việt Nam Watchful waiting Theo dõi chờ đợi . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân độ ISUP 2014 ...................................................................................10 Bảng 1.2. Phân loại TNM ung thƣ TTL theo AJCC 2017 ........................................11 Bảng 1.3. Phân nhóm nguy cơ ung thƣ TTL theo D'Amico .....................................12 Bảng 1.4. Phân nhóm nguy cơ theo Hiệp hội Tiết niệu học châu Âu EAU 2020.....12 Bảng 1.5. Phân nhóm nguy cơ theo Mạng lƣới ung thƣ toàn diện Quốc gia Hoa Kỳ NCCN 2019 ...............................................................................................13 Bảng 3.6. Lý do nhập viện ........................................................................................41 Bảng 3.7. Kết quả thăm khám trực tràng ..................................................................41 Bảng 3.8. Nồng độ PSA huyết thanh ........................................................................42 Bảng 3.9. Phân bố thể tích TTL của bệnh nhân ........................................................43 Bảng 3.10. Điểm số Gleason trƣớc PT......................................................................43 Bảng 3.11. Điểm số Gleason sau PT .........................................................................44 Bảng 3.12. Giai đoạn cT ...........................................................................................47 Bảng 3.13. Giai đoạn cN ...........................................................................................47 Bảng 3.14. Giai đoạn pT ...........................................................................................49 Bảng 3.15. Giai đoạn pN ...........................................................................................49 Bảng 3.16. Phân nhóm nguy cơ ung thƣ TTL ...........................................................51 Bảng 3.17. Mức độ biểu hiện Ki-67 trên các nhóm PSA huyết thanh ......................56 Bảng 3.18. So sánh mức độ biểu hiện Ki-67 giữa từng cặp nhóm nồng độ PSA .....57 Bảng 3.19. Mức độ biểu hiện Ki-67 trên các nhóm điểm số Gleason ......................58 Bảng 3.20. So sánh mức độ biểu hiện Ki-67 giữa từng cặp nhóm điểm số Gleason 59 Bảng 3.21. Mức độ biểu hiện Ki-67 theo giai đoạn pT ............................................60 Bảng 3.22. Mức độ biểu hiện Ki-67 và di căn hạch chậu .........................................61 Bảng 3.23. Liên quan giữa biểu hiện Ki-67 và tình trạng di căn hạch .....................61 Bảng 3.24. Mức độ biểu hiện Ki-67 và ung thƣ giai đoạn khu trú hay tiến tiển tại chỗ ..............................................................................................................62 . . Bảng 3.25. Mức độ biểu hiện Ki-67 theo nhóm nguy cơ ..........................................63 Bảng 4.26. So sánh tuổi BN so với các nghiên cứu về PT cắt TTL tận gốc .............64 Bảng 4.27. So sánh lý do nhập viện với nghiên cứu trong nƣớc ..............................65 Bảng 4.28. So sánh nồng độ PSA huyết thanh qua các nghiên cứu..........................67 Bảng 4.29. So sánh mức độ biểu hiện Ki-67 qua các nghiên cứu ............................80 Bảng 4.30. So sánh kết quả các nghiên cứu về mối liên quan giữa biểu hiện Ki-67 và nồng độ PSA huyết thanh ...................................................................82 Bảng 4.31. So sánh kết quả các nghiên cứu về mối liên quan giữa biểu hiện Ki-67 và điểm số Gleason (GS) .........................................................................83 Bảng 4.32. So sánh kết quả các nghiên cứu về mối liên quan giữa biểu hiện Ki-67 và giai đoạn T ung thƣ TTL .....................................................................85 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ......................................................40 Biểu đồ 3.2. So sánh điểm số Gleason trƣớc và sau phẫu thuật ...............................45 Biểu đồ 3.3. So sánh giai đoạn T trƣớc và sau phẫu thuật ........................................48 Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ giai đoạn tiến triển ung thƣ TTL ..................................................50 Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ các phƣơng pháp PT cắt TTL tận gốc ..........................................52 Biểu đồ 3.6. Phân bố mức độ biểu hiện dấu ấn Ki-67 ..............................................53 Biểu đồ 3.7. Mức độ biểu hiện Ki-67 và tuổi BN .....................................................55 Biểu đồ 3.8. Mức độ biểu hiện Ki-67 và nồng độ PSA huyết thanh ........................56 Biểu đồ 3.9. Mức độ biểu hiện Ki-67 trên từng nhóm nồng độ PSA .......................57 Biểu đồ 3.10. Mức độ biểu hiện Ki-67 và thể tích TTL ...........................................58 Biểu đồ 3.11. Mức độ biểu hiện Ki-67 trên từng nhóm điểm số Gleason ................59 Biểu đồ 3.12. Mức độ biểu hiện Ki-67 theo giai đoạn pT ........................................60 Biểu đồ 3.13. Xác suất tiên đoán di căn hạch theo mức độ biểu hiện Ki-67 ............62 Biểu đồ 4.14. Tỉ lệ thăm khám trực tràng nghi ngờ ..................................................66 Biểu đồ 4.15. Đặc điểm nồng độ PSA huyết thanh qua các nghiên cứu...................68 Biểu đồ 4.16. Thể tích TTL trung bình của các nghiên cứu .....................................69 Biểu đồ 4.17. So sánh đặc điểm điểm số Gleason qua các nghiên cứu ....................71 Biểu đồ 4.18. So sánh giai đoạn pT qua các nghiên cứu ..........................................73 Biểu đồ 4.19. So sánh giai đoạn pN qua các nghiên cứu ..........................................75 Biểu đồ 4.20. So sánh giai đoạn ung thƣ giữa các nghiên cứu .................................77 Biểu đồ 4.21. So sánh giai đoạn ung thƣ giữa các nghiên cứu .................................78 Biểu đồ 4.22. So sánh biểu hiện Ki-67 giữa carcinom TTL và carcinom tuyến vú .79 . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Giải phẫu tuyến tiền liệt ..............................................................................5 Hình 1.2: Sơ đồ sự phân chia các vùng của tuyến tiền liệt theo McNeal ...................7 Hình 1.3: Hệ thống phân độ Gleason ........................................................................10 Hình 1.4: Sự lƣu hành các dạng đồng phân PSA trong ung thƣ TTL. ......................17 Hình 1.5: Cấu trúc phân tử Protein Ki-67 ở ngƣời ...................................................25 Hình 1.6: Hình ảnh nhuộm hóa mô miễn dịch của Ki-67 qua các chu kỳ của quá trình phân bào. .........................................................................................27 Hình 2.7. (a) Hệ thống máy Ventana Benchmark XT tại BV Bình Dân (b) Chất tạo màu Ultraview Universal DAB (Diaminobenzidine) Detection Kit 36 Hình 2.8. Kháng thể đơn dòng từ thỏ CONFIRM anti-Ki-67 (30–9) .......................36 Hình 2.9. Minh họa hot – spot area của ung thƣ TTL quang trƣờng 10X ................38 Hình 2.10. Kết quả đánh giá biểu hiện Ki-67 bằng phần mềm ImmunoRatio .........38 Hình 3.11. BN Nguyễn Văn N.; 66 tuổi; PSA 85,84 ng/ml; Gleason 8 (4+4); pT2N0M0. Mức độ biểu hiện Ki-67 tại hot - spot: 7,1% - Số hồ sơ: 2019/04226 ..............................................................................................53 Hình 3.12. BN Lại Hữu T.; 55 tuổi; PSA 18,43 ng/ml; Gleason 6 (3+3); pT2N0M0. Mức độ biểu hiện Ki-67 tại hot - spot: 4,1% - Số hồ sơ: 2019/29988 ....54 Hình 3.13. BN Văn Xuân Đ.; 56 tuổi; PSA 151 ng/ml; Gleason 9 (4+5); pT3bN1M0. Mức độ biểu hiện Ki-67 tại hot - spot: 17,3% - Số hồ sơ: 2020/03102 ..............................................................................................54 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thƣ tuyến tiền liệt là ung thƣ phổ biến nhất ở nam giới tại Hoa Kỳ, với ƣớc tính 164.690 trƣờng hợp mới mắc và 29.430 trƣờng hợp tử vong năm 2018, ung thƣ tuyến tiền liệt đứng hàng thứ 2 trong các nguyên nhân gây chết do ung thƣ ở nam giới [16], [46]. Tại Việt Nam, ung thƣ tuyến tiền liệt đứng hàng thứ 10 trong các loại ung thƣ thƣờng gặp ở nam giới với ƣớc tính 1.275 trƣờng hợp mới mắc và 872 trƣờng hợp tử vong mỗi năm trong cả nƣớc [8], [46]. Hiện nay, trên thực hành lâm sàng, việc đánh giá giai đoạn và quyết định điều trị của ung thƣ tuyến tiền liệt đƣợc phân theo nhóm nguy cơ dựa trên các yếu tố bao gồm: nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) trong huyết thanh, điểm số Gleason trên mẫu mô sinh thiết tuyến tiền liệt, giai đoạn TNM dựa trên thăm khám lâm sàng và xét nghiệm hình ảnh học và kỳ vọng sống của bệnh nhân [71], [72]. Tuy nhiên, việc quyết định chiến lƣợc điều trị ung thƣ tuyến tiền liệt sẽ không đƣợc hoàn hảo nếu chỉ dựa vào nhóm nguy cơ vì các yếu tố nhƣ nồng độ PSA huyết thanh, điểm số Gleason dần bộc lộ những khuyết điểm [71]. Những thập niên gần đây, nhiều tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu cơ sở sinh học của ung thƣ đƣợc ghi nhận trên thế giới. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu các dấu ấn sinh học phát triển đánh dấu một bƣớc tiến lớn trong sự phát triển ngành ung thƣ học; trong đó dấu ấn sinh học có vai trò ứng dụng trong các phƣơng diện: điều trị, theo dõi sau điều trị và tiên lƣợng sống còn của ung thƣ [66]. Hiện nay, tại các trung tâm y khoa trên thế giới, nhiều dấu ấn sinh học nhƣ p53, PTEN, Ki-67, … đã và đang đƣợc nghiên cứu về vai trò và ứng dụng trong ung thƣ hệ tiết niệu nói chung và ung thƣ tuyến tiền liệt nói riêng. Nổi bật trong các dấu ấn sinh học kể trên, có dấu ấn sinh học Ki-67 đƣợc phát hiện lần đầu tiên trong nhân tế bào ung thƣ lymphoma Hodgkin bởi Gerdes và cộng sự vào năm 1983 [84], [91]. Ở ngƣời, protein Ki-67 đƣợc mã hóa bởi gene MKI67 [91]. Trong nhân tế bào, protein Ki-67 đƣợc tổng hợp và biểu hiện rõ rệt khi tế bào ở trong giai đoạn phân chia và bị ức chế biểu hiện khi tế bào chuyển sang . . giai đoạn pha nghỉ G0 [84], [91]. Dựa vào chính đặc tính quan trọng này, trong nhiều nghiên cứu ở các trung tâm lớn trên thế giới, protein Ki-67 đƣợc sử dụng nhƣ một dấu ấn sinh học cho sự tăng sinh tế bào và có giá trị tiên lƣợng ở nhiều loại ung thƣ khác nhau [91]. Đối với ung thƣ tuyến tiền liệt, mức độ biểu hiện của protein Ki-67 đã đƣợc chứng minh có liên quan với giai đoạn TNM và điểm số Gleason của ung thƣ [19], [47], [66]. Về mặt ứng dụng, theo nhiều nghiên cứu, protein Ki-67 có thể đƣợc sử dụng với vai trò là một dấu ấn tiên lƣợng nguy cơ tái phát sinh hóa ở những bệnh nhân đƣợc phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc, hoặc tiên lƣợng diễn tiến ung thƣ tuyến tiền liệt sau xạ trị [19], [71]. Các nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ biểu hiện protein Ki-67 trong ung thƣ tuyến tiền liệt đã đƣợc thực hiện và các kết quả đã đƣợc ứng dụng tại nhiều trung tâm trên thế giới. Tại Việt Nam, hiện đã có các nghiên cứu khảo sát biểu hiện protein Ki-67 trong các loại ung thƣ nhƣ ung thƣ ống tiêu hóa, ung thƣ gan, ung thƣ vú, … của các tác giả từ năm 2006 [4], [5], [9], [10]. Tuy nhiên, đối với ung thƣ tuyến tiền liệt, vẫn chƣa có nghiên cứu nào với mục đích khảo sát biểu hiện của dấu ấn Ki-67 đƣợc tiến hành. Do đó, nhằm mục đích xác nhận lại các kết quả nghiên cứu trên thế giới về biểu hiện dấu ấn Ki-67 trên mẫu mô ung thƣ tuyến tiền liệt; khảo sát mối liên quan giữa biểu hiện Ki-67 với điểm số Gleason, giai đoạn TNM, và phân nhóm nguy cơ; trên đối tƣợng bệnh nhân ngƣời Việt Nam, nghiên cứu “Đánh giá biểu hiện dấu ấn sinh học Ki-67 bằng phƣơng pháp nhuộm hóa mô miễn dịch trên bệnh nhân đƣợc phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc” đƣợc tiến hành với mục tiêu trả lời câu hỏi nghiên cứu “Bệnh nhân ung thƣ tuyến tiền liệt đƣợc phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc có biểu hiện dấu ấn sinh học Ki-67 nhƣ thế nào?” với các mục tiêu nhƣ sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thƣ tuyến tiền liệt đƣợc phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc tại bệnh viện Bình Dân . . 2. Xác định mức độ biểu hiện của dấu ấn sinh học Ki-67 trên mẫu mô ung thƣ tuyến tiền liệt sau phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc bằng phƣơng pháp nhuộm hóa mô miễn dịch 3. Khảo sát mối liên quan giữa mức độ biểu hiện dấu ấn Ki-67 và điểm số Gleason, giai đoạn TNM, phân nhóm nguy cơ tái phát sinh hóa của bệnh nhân ung thƣ tuyến tiền liệt Thông qua nghiên cứu này, hy vọng trong tƣơng lai, các nghiên cứu mở rộng hơn về việc ứng dụng Ki-67 nói riêng và các dấu ấn sinh học nói chung trong thực hành lâm sàng nhằm tiên lƣợng diễn tiến và kết cục ở những phân nhóm bệnh nhân ung thƣ tuyến tiền liệt sẽ đƣợc thực hiện, giúp nâng cao chất lƣợng điều trị bệnh nhân. . . Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lƣợc về ung thƣ tuyến tiền liệt 1.1.1. Dịch tễ ung thƣ tuyến tiền liệt 1.1.1.1. Trên thế giới Ung thƣ TTL là vấn đề sức khỏe toàn cầu vì tần suất mới mắc và tần suất tử vong cao, chất lƣợng sống của bệnh nhân (BN) bị giảm sút và gánh nặng chi phí điều trị chăm sóc nhiều. UTTTL hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi, có tỷ lệ mắc bệnh cao. Theo Cơ quan Thế giới nghiên cứu Ung thƣ IARC, UTTTL có tỷ lệ mắc bệnh cao đứng thứ 4 toàn cầu về ung thƣ chung ở cả hai giới sau ung thƣ phổi, vú, đại-trực tràng [16]. Tính riêng cho nam giới, UTTTL đứng hàng thứ 2 sau ung thƣ phổi, chiếm 15% tổng số ung thƣ các loại, ƣớc tính vào năm 2012 đã có 1,1 triệu nam giới đƣợc chẩn đoán ung thƣ tuyến tiền liệt [16], [46]. Tại châu Á, tỉ lệ mắc bệnh rất thấp ở một số nƣớc, ví dụ ở Nhật Bản là 3-4/100.000 nam giới, Hồng Kông: 1/100.000 nam giới [33], [46]. Trong khi tỷ lệ mắc bệnh của ngƣời Mỹ da trắng là 50-60/100.000 nam giới, thì ngƣời Mỹ da đen có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp 2 đến 3 lần, mặc dù họ sinh sống trong cùng một vùng địa lý [16]. Ở Mỹ, trong năm 1991 có 122.000 trƣờng hợp mắc UTTTL mới đƣợc chẩn đoán [16]. Tỷ lệ chết vì UTTTL đối với các chủng tộc ở Mỹ từ năm 1983 – 1984 là 22,7/100.000 nam giới, và tỷ lệ mắc bệnh UTTTL là 75,3/100.000 nam giới [16]. UTTTL rất ít gặp ở tuổi dƣới 50, trong khi đó lại tăng lên đột ngột cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở độ tuổi trên 80. Rất nhiều báo cáo thấy rằng tần số phát hiện ngẫu nhiên UTTTL trên khám nghiệm tử thi giống nhau ở nhiều nƣớc (30-50%), mặc dù các nƣớc này có tần số phát hiện bệnh trên lâm sàng rất khác nhau. Hơn nữa, những ngƣời Nhật di cƣ đến Mỹ và con cái của họ lại có tỷ lệ mắc bệnh UTTTL trên lâm sàng và tỷ lệ tử vong tăng gần bằng ngƣời Mỹ chính gốc [16]. . . 1.1.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, UTTTL có tần suất mới mắc và tần suất tử vong hiệu chỉnh theo tuổi lần lƣợt là 3,4 và 2,5 tính trên 100000 dân. Bệnh thƣờng gặp đứng hàng thứ 10 trong các ung thƣ ở cả 2 giới với 1275 trƣờng hợp mới mắc và 872 trƣờng hợp tử vong ƣớc tính hàng năm trên cả nƣớc [8], [46] . Nhìn chung, Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc châu Á có tỷ lệ UTTTL thấp (4,5–10,5/100.000) so với các khu vực có tỷ lệ trung bình nhƣ Nam Âu, Mỹ Latinh (60,1–79,8/100.000) và tỷ lệ cao nhƣ Úc, Bắc Mỹ, Bắc Âu (97,2–111,6/100.000) [1]. 1.2. Giải phẫu học TTL 1.2.1. Hình thể ngoài TTL là một tuyến sinh dục, nằm trong xƣơng chậu giữa cổ bàng quang và hoành niệu dục, phía sau xƣơng mu, phía trƣớc trực tràng. TTL là tuyến có cấu trúc đặc, hình nón lộn ngƣợc, đỉnh phía dƣới cụt tựa trực tiếp lên hoành niệu dục, đáy ở phía trên có các góc tù tiếp giáp với cổ bàng quang, kích thƣớc của đáy là 4 cm, dọc là 3 cm và kích thƣớc sau khoảng 2 cm [11]. TTL bao quanh đoạn đầu tiên của niệu đạo, nơi tiếp nối ngay dƣới bàng quang. Hình 1.1: Giải phẫu tuyến tiền liệt Nguồn: Drake R. L., Vogl A. W. and Mitchell A. W. M. (2019). "Pelvis and Perineum". Gray's Anatomy for Students. Elsevier. Philadelphia, 4th Edition, pp.415-524 [42]. . . 1.2.2. Cấu trúc giải phẫu Hệ thống ống bài xuất của TTL có cấu trúc nhánh (30–40 nhánh) và tận cùng là các tuyến dạng nang, đƣợc bao bọc trong một lớp mô đệm xơ cơ và sợi liên kết. Bề ngoài cấu trúc tuyến có vẻ là đồng nhất nhƣng thực chất đƣợc phân chia thành những vùng khác nhau, có những ống bài xuất tập trung đổ vào niệu đạo. Về cấu tạo, đây là mô hỗn hợp, gồm các tế bào tuyến (chiếm khoảng 65% khối lƣợng TTL), tế bào cơ (chiếm 30% khối lƣợng tuyến), còn lại là mô đệm với các tế bào xơ và các sợi [11]. Dựa trên những nghiên cứu về hình thái, chức năng và các biến đổi bệnh lý, McNeal (1981) chia TTL thành 5 vùng: Vùng đệm xơ-cơ phía trước: chiếm 1/3 tổng khối lƣợng của TTL, đây là vùng hoàn toàn không có cấu trúc tuyến, cấu trúc chủ yếu là chất đệm xơ - cơ, nằm ở toàn bộ mặt trƣớc của TTL. Khi tăng sinh tế bào ở vùng này thƣờng gây ra phì đại lành tính TTL kèm theo là những triệu chứng đƣờng tiết niệu dƣới (tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu phải rặn, tia nƣớc tiểu yếu, …) Vùng trung tâm: chiếm khoảng 1/4 thể tích TTL, nằm ở đáy lộn ngƣợc của hình nón tứ giác. Mô tuyến tiếp xúc với niệu đạo ở ụ núi. Những đƣờng ống của tuyến xếp thành vòng, đổ trực tiếp vào xung quanh các ống phóng tinh. Vùng này dễ viêm nhiễm và 8% ung thƣ TTL có nguồn gốc từ đây. Vùng chuyển tiếp: Chiếm khoảng 5% thể tích TTL, gồm những ống tuyến hợp lại với nhau ở điểm nối của các đoạn gần và xa của niệu đạo, tạo nên hai vùng nhỏ nằm 2 bên của niệu đạo. Các tuyến của vùng này ít quan trọng về chức năng nhƣng là vùng tăng sinh mạnh nhất khi TTL phì đại lành tính. Khoảng 15–20% ung thƣ TTL phát triển trong vùng này. Vùng ngoại vi: Chiếm 70% thể tích TTL bình thƣờng, bao bọc cả phần trung tâm và vùng chuyển tiếp tại phần đáy TTL. Chính vùng này chứa gần nhƣ toàn bộ (xấp xỉ 75%) các mô tuyến của TTL. Khoảng 70-75% ung thƣ biểu mô TTL xuất hiện ở vùng này. Vùng quanh niệu đạo: Đây là vùng nhỏ nhất và phức tạp với sự xếp kề nhau của các tế bào vừa là tuyến vừa không phải là tuyến. Các tuyến nằm xung quanh niệu . . đạo, có nguồn gốc từ xoang niệu dục, chiếm 1% thể tích của toàn bộ TTL. Phần không phải tuyến là khối cơ trơn hình trụ, nằm quanh niệu đạo có vai trò của một cơ thắt vào thời điểm phóng tinh. Vỏ bao TTL: vỏ bao TTL không phải là một bao thực sự mà do mô đệm xơ cơ của vùng ngoại vi nén ép lại tạo thành. Các tuyến nang tận cùng của vùng trung tâm và ngoại vi có thể vƣơn tới lớp vỏ bao, trong khi các tuyến nang của vùng chuyển tiếp lại nằm vùi trong mô đệm xơ - cơ phía trƣớc. Ở phần trƣớc tuyến, mô đệm của vỏ bao thƣờng hoà lẫn với mô đệm xơ - cơ phía trƣớc. Tại vùng đỉnh tuyến, gần nhƣ không thấy lớp vỏ bao. Lớp vỏ bao là một giới hạn quan trọng để đánh giá khả năng lan rộng ra ngoài tuyến của mô ung thƣ. Mặt khác, trong phẫu thuật bóc bƣớu tăng sinh lành tính TTL có thể bóc tách cả khối ra khỏi lớp vỏ bao một cách dễ dàng. Hình 1.2: Sơ đồ sự phân chia các vùng của tuyến tiền liệt theo McNeal Nguồn: Drake R. L., Vogl A. W. and Mitchell A. W. M. (2019). "Pelvis and Perineum". Gray's Anatomy for Students. Elsevier. Philadelphia, 4th Edition, pp.415-524 [42] . . 1.3. Giải phẫu bệnh ung thƣ TTL 1.3.1. Tổn thƣơng tiền ung thƣ Tổn thƣơng tiền ung thƣ thƣờng gặp là tân sinh trong biểu mô tuyến tiền liệt (PIN). Tổn thƣơng này gồm 2 loại: PIN độ mô học cao (High grade PIN) và PIN độ mô học thấp (Low grade PIN). Các tổn thƣơng của PIN độ cao có thể phá huỷ lớp màng đáy nhƣng chƣa xâm phạm lớp mô đệm, còn PIN độ thấp không nên đƣợc đƣa vào chẩn đoán do không thể phân biệt đƣợc với mô TTL lành tính [2]. Đối với bệnh nhân dƣới 60 tuổi, tổn thƣơng PIN gặp trong 87% ở những mô UTTTL và 38% ở những TTL tăng sinh lành tính, còn ở bệnh nhân trên 60 tuổi tổn thƣơng PIN gặp theo thứ tự trên là 69% và 65%. UTTTL có thể ở ngay bên cạnh PIN hoặc ở nơi khác của TTL. Tổn thƣơng PIN độ cao có tiên lƣợng xấu, nguy cơ mắc ung thƣ của những bệnh nhân này ở lần sinh thiết sau là 23–25%, tổn thƣơng này không làm tăng PSA. Sự phân biệt giữa tổn thƣơng PIN và ung thƣ biểu mô tuyến trong lòng ống là rất khó khăn, nhƣng có thể sử dụng phƣơng pháp ghi dấu hoá mô miễn dịch với kháng thể Ki-67 cho phép phân biệt chúng [2]. 1.3.2. Ung thƣ tuyến tiền liệt (UTTTL)  Phân loại UTTTL Hầu hết UTTTL là ung thƣ biểu mô tuyến (adenocarcinoma), chiếm trên 95% các loại [43], [72]. Những loại khác rất hiếm gặp, bao gồm: - Ung thƣ biểu mô tế bào chuyển tiếp. - Ung thƣ biểu mô tế bào gai. - Ung thƣ biểu mô không biệt hóa. - Ung thƣ có nguồn gốc từ trung mô. - Lymphoma.  Phân độ UTTTL Theo mô bệnh học, có nhiều cách phân độ UTTTL: .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất