Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểmhình thái tổn thương độngmạch vành ở bệnh nhân bệnh độngmạch chi dưới có...

Tài liệu đặc điểmhình thái tổn thương độngmạch vành ở bệnh nhân bệnh độngmạch chi dưới có chỉ định can thiệp tái tưới máu

.PDF
106
1
117

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN PHƯỚC LỘC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI CÓ CHỈ ĐỊNH CAN THIỆP TÁI TƯỚI MÁU Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 60720140 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG BÌNH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................... 4 1.1 XƠ VỮA MẠCH MÁU.......................................................................... 4 1.1.1 Định nghĩa ...................................................................................... 4 1.1.2 Cơ chế bệnh sinh ............................................................................ 4 1.1.3 Yếu tố nguy cơ xơ vữa mạch máu ................................................... 7 1.2 BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƢỚI ....................................................... 11 1.2.1 Dịch tễ........................................................................................... 11 1.2.2 Chẩn đoán BĐMCD ..................................................................... 11 1.3 BỆNH MẠCH VÀNH .......................................................................... 21 1.3.1 Dịch tễ ............................................................................................ 21 1.3.2 Chẩn đoán ..................................................................................... 21 1.4 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH MẠCH VÀNH VÀ BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƢỚI................................................................................ 23 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 27 2.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................... 27 2.2 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................... 27 . . 2.2.1 Dân số mục tiêu ............................................................................27 2.2.2 Dân số nghiên cứu.........................................................................27 2.3 CỠ MẪU ...................................................................................... 27 2.4 PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU ................................................... 28 2.4.1 Kỹ thuật lấy mẫu ...........................................................................28 2.4.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu ....................................................................28 2.4.3 Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................28 2.5 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ......................................... 29 2.6 LIỆT KÊ VÀ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ ........................................... 31 2.6.1 Đặc điểm chung ............................................................................31 2.6.2 Yếu tố nguy cơ – bệnh đồng mắc .................................................32 2.6.3 Đặc điểm tổn thƣơng mạch vành ..................................................33 2.6.4 Đặc điểm tổn thƣơng động mạch chi dƣới: ..................................35 PHƢƠNG PHÁP THỐNG KÊ ..................................................... 35 2.7 2.8 VẤN ĐỀ Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ..................................... 36 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 37 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ..................... 37 3.1 3.1.1 Giới tính ........................................................................................37 3.1.2 Tuổi ...............................................................................................38 3.1.3 BMI ...............................................................................................39 3.1.4 Creatinin: .......................................................................................40 3.1.5 Bệnh đi kèm và yếu tố nguy cơ ....................................................41 3.1.6 Đặc điểm tổn thƣơng động mạch chi dƣới ...................................42 3.1.7 Chỉ định can thiệp tái tƣới máu chi dƣới: .....................................43 3.1.8 Chỉ định chụp mạch vành: ............................................................43 TỈ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔN THƢƠNG ĐMV Ở BỆNH NHÂN 3.2 BĐMCD CÓ CHỈ ĐỊNH CAN THIỆP TÁI TƢỚI MÁU ........... 44 . . 3.2.1 Tỉ lệ tổn thƣơng động mạch vành ............................................. 44 3.2.2 Đặc điểm tổn thƣơng động mạch vành ..................................... 45 MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH 3.3 VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔN THƢƠNG ĐMV Ở BỆNH NHÂN BĐMCD CÓ CHỈ ĐỊNH CAN THIỆP TÁI TƢỚI MÁU ........... 46 3.3.1 Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch và BMV ở bệnh nhân BĐMCD ...............................................................................46 3.3.2 Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch và bệnh nhiều nhánh ĐMV ở bệnh nhân BĐMCD .............................................48 3.3.3 Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch và điểm Gensini ở bệnh nhân BĐMCD...................................................................50 3.3.4 Mối liên quan giữa kiểu tổn thƣơng ĐMCD và tổn thƣơng mạch vành ...............................................................................................52 CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN .......................................................................... 54 ĐẶC ĐIỂM CHUNG ................................................................... 54 4.1 4.1.1 Giới tính ........................................................................................54 4.1.2 Tuổi ...............................................................................................55 4.1.3 BMI ...............................................................................................56 4.1.4 Creatinin ........................................................................................58 4.1.5 Các yếu tố nguy cơ tim mạch .......................................................58 4.1.6 Đặc điểm tổn thƣơng động mạch chi dƣới ...................................60 TỈ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔN THƢƠNG ĐMV Ở BỆNH NHÂN 4.2 BĐMCD CÓ CHỈ ĐỊNH CAN THIỆP TÁI TƢỚI MÁU ........... 61 MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH 4.3 VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔN THƢƠNG ĐMV Ở BỆNH NHÂN BĐMCD CÓ CHỈ ĐỊNH CAN THIỆP TÁI TƢỚI MÁU ........... 63 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ............................................... 67 4.4 . . KẾT LUẬN ................................................................................................ 68 KIẾN NGHỊ............................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU PHIẾU CHẤP NHẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU DANH SÁCH BỆNH NHÂN . . DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt BĐMNB Bệnh động mạch ngoại biên BĐMCD Bệnh động mạch chi dƣới ĐMCD Động mạch chi dƣới ĐM Động mạch ĐMV Động mạch vành ĐTĐ Đái tháo đƣờng KTC Khoảng tin cậy MV Mạch vành RLLM Rối loạn chuyển hóa lipid máu THA Tăng huyết áp . . Tiếng Anh ABI Ankle brachial index Chỉ số cổ chân cánh tay ACC/AHA American college of cardiology/ Trƣờng môn tim American Heart Association mạch Hoa Kì/ Hội tim mạch Hoa Kì ADA American Diabetes Association Hội đái tháo đƣờng Hoa Kì ATP Adenosine triphosphat Adenosine triphosphat CRP C- reactive protein Protein phản ứng C CTA Computed tomography angiography Chụp cắt lớp vi tính mạch máu DSA Digital subtraction angiography Chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền . . ECG Electrocardiography Điện tâm đồ HbA1c Hemoglobin A1c Hemoglobin A1c HDL High-density lipoprotein Lipoprotein tỉ trọng cao ICA Invasive coronary angiography Chụp mạch vành xâm lấn LAD Left Anterior Descending Branch Nhánh xuống trƣớc trái LCx Left Circumplex Nhánh mũ LDL Low-density lipoprotein Lipoprotein tỉ trọng thấp PTP Pre-test probability Tiên đoán khả năng mắc bệnh MRA Magnetic resonance angiography Cộng hƣởng từ mạch máu RCA Right coronary artery Động mạch vành phải ROSE ROSE angina questionnaire Bảng câu hỏi đau thắt ngực ROSE TBI Toe brachial index Chỉ số ngón chân cánh tay . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Yếu tố nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên theo ACC/AHA2016 ......................................................................... 12 Bảng 1.2: Phân loại Fontain ............................................................................ 18 Bảng 2.1 Phân loại chỉ số khối cơ thể. ............................................................ 31 Bảng 3.1 Đặc điểm mức độ hẹp các nhánh mạch vành .................................. 45 Bảng 3.5 Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch và khả năng mắc BMV ở bệnh nhân BĐMCD ................................................................. 47 Bảng 3.6 Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch và BMV ở bệnh nhân BĐMCD (phân tích hồi quy logistic đa biến)............................. 48 Bảng 3.7 Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch và bệnh nhiều nhánh mạch vành ở bệnh nhân BĐMCD............................................... 49 Bảng 3.8 Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch và bệnh nhiều nhánh mạch vành ở bệnh nhân BĐMCD.............................................. 50 Bảng 3.9 Liên quan giữa các biến định tính và điểm Gensini ở bệnh nhân BĐMCD ...................................................................................... 51 Bảng 3.10 Tƣơng quan giữa các biến định lƣợng và điểm Gensini ở bệnh nhân BĐMCD ............................................................................. 52 Bảng 3.2 Liên quan giữa kiểu tổn thƣơng ĐMCD và bệnh mạch vành ........ 52 Bảng 3.3 Liên quan giữa kiểu tổn thƣơng ĐMCD và bệnh nhiều nhánh động mạch vành ................................................................................... 53 Bảng 3.4 Liên quan giữa kiểu tổn thƣơng ĐMCD và tổn thƣơng mạch vành theo thang điểm Gensini ............................................................. 53 Bảng 4.1 So sánh tuổi trung bình giữa các nghiên cứu................................... 55 . . DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Lƣu đồ nghiên cứu .............................................................. 20 Sơ đồ 2.2 Quy trình đánh giá nguy cơ tim mạch chu phẫu theo hƣớng dẫn của Hội Tim Hoa Kỳ 2014 ........................................... 29 . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Các giai đoạn tiến triển của xơ vữa ĐM ................................ 6 Hình 1.2 Hoại tử ngón chân do tắc động mạch................................... 14 Hình 1.3 Các giá trị ABI ..................................................................... 14 Hình 1.4 Cách đo ABI. A: đo huyết áp động mạch chày. B: đo huyết áp động mạch cánh tay ........................................................... 15 Hình 1.5 Chụp ĐMV cản quang (A) ĐMV Trái; (B) ĐMV Phải....... 23 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Sự phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu ............................ 37 Biểu đồ 3.2 Đặc điểm phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu ........................... 38 Biểu đồ 3.3 Sự phân bố BMI của mẫu nghiên cứu .................................... 39 Biểu đồ 3.4 Đặc điểm BMI của mẫu nghiên cứu ........................................ 40 Biểu đồ 3.5 Đặc điểm Creatinin của mẫu nghiên cứu ................................ 40 Biểu đồ 3.6 Các bệnh đi kèm và yếu tố nguy cơ ........................................ 41 Biểu đồ 3.7 Đặc điểm kiểu tổn thƣơng động mạch chi dƣới ...................... 42 Biểu đồ 3.8 Chỉ định can thiệp tái tƣới máu động mạch chi dƣới .............. 43 Biểu đồ 3.9 Tỉ lệ tổn thƣơng động mạch vành............................................ 44 Biểu đồ 3.10 Đặc điểm tổn thƣơng mạch vành theo thang điểm Gensini .. 46 . . 1 MỞ ĐẦU Xơ vữa mạch máu là bệnh lý toàn thể và là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh lý tim mạch[8]. Ở Mỹ, mỗi 42 giây có 1 ngƣời bị nhồi máu cơ tim, cứ 7 ngƣời có 1 ngƣời chết do bệnh mạch vành (BMV)[55].Tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở các nƣớc thu nhập thấp - trung bình có xu hƣớng gia tăng trong 20 năm qua, chiếm khoảng 30% so với tử vong chung[75]. Bên cạnh BMV, bệnh động mạch ngoại biên đang là vấn đề quan tâm trong những năm gần đây, với số bệnh nhân tăng gần gấp đôi từ 1990 – 2010[54]. Trong đó, đáng chú ý là bệnh động mạch chi dƣới (BĐMCD), tăng 23% trong thập kỷ qua, là hậu quả của lối sống thụ động, hút thuốc lá, tỉ lệ mắc đái tháo đƣờng (ĐTĐ) gia tăng ở các nƣớc thu nhập thấp – trung bình[25]. Nhiều ca đồng mắc BĐMCD và BMV đƣợc mô tả từ 50 năm trƣớc[38]. Ở bệnh nhân BĐMCD, 25 -75% có kèm theo BMV[8]. Hầu hết bệnh nhân BĐMCD có nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch và đột quỵ cao hơn nhóm không bệnh, kể cả khi chƣa có triệu chứng[8], do khó đánh giá chức năng tim mạch gắng sức, đồng thời những bệnh nhân này thƣờng kèm theo BMV thầm lặng, không đƣợc phát hiện sớm[62],[68]. Sau 5 năm, 20% bệnh nhân có triệu chứng đau cách hồi bị nhồi máu cơ tim[77]. Biến chứng BMV là nguyên nhân chính tử vong ở bệnh nhân sau phẫu thuật BĐMCD[32]. Do đó, chụp động mạch vành trƣớc phẫu thuật động mạch chi dƣới ở bệnh nhân nguy cơ cao đã đƣợc đƣa vào thực hành lâm sàng[21]. Một số nghiên cứu ghi nhận, hơn 50% bệnh nhân BĐMCD có hẹp động mạch vành có ý nghĩa (>70%), 92% bệnh nhân BĐMNB nặng phải đoạn chi có ít nhất 1 nhánh mạch vành (MV) hẹp > 75%; 45% bệnh nhân có bệnh đa nhánh MV và tiên lƣợng bệnh cải thiện nếu bệnh mạch vành đƣợc phát hiện sớm trên những bệnh [37], [50], [72]. . nhân này[34], [35], . 2 Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về BMV trên bệnh nhân BĐMCD với chẩn đoán BĐMCD bằng chụp mạch máu cản quang. Trong khi đó, tại Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu đồng thời hai bệnh này chỉ khảo sát BĐMCD bằng phƣơng tiện tầm soát đơn giản là ABI trên nhóm bệnh nhân đã biết có BMV [1], [4], [5], [6]; chƣa có nghiên khảo sát BMV trên nhóm bệnh nhân có BĐMCD. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài ―Đặc điểm hình thái tổn thƣơng động mạch vành ở bệnh nhân bệnh động mạch chi dƣới có chỉ định can thiệp tái tƣới máu‖, trong đó BĐMCD đƣợc khảo sát bằng phƣơng pháp chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA) hay chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền (DSA) có độ nhạy và đặc hiệu cao. Từ đó gợi ý với các nhà lâm sàng cái nhìn bao quát về đánh giá bệnh lý xơ vữa mạch máu, nhằm đánh giá toàn diện và tiên lƣợng bệnh tốt hơn cho bệnh nhân trƣớc khi can thiệp tái tƣới máu chi dƣới. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu tổng quát Khảo sát đặc điểm hình thái tổn thƣơng động mạch vành ở bệnh nhân bệnh động mạch chi dƣới có chỉ định can thiệp tái tƣới máu 2. Mục tiêu cụ thể 2.1.Khảo sát tỉ lệ và đặc điểm tổn thƣơng động mạch vành ở bệnh nhân bệnh động mạch chi dƣới có chỉ định can thiệp tái tƣới máu 2.2.Khảo sát mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch và đặc điểm tổn thƣơng động mạch vành ở bệnh nhân bệnh động mạch chi dƣới có chỉ định can thiệp tái tƣới máu . . 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 XƠ VỮA MẠCH MÁU 1.1.1 Định nghĩa Xơ vữa mạch máu là tình trạng bệnh lý viêm lan tỏa mạn tính của các động mạch có kích thƣớc trung bình và lớn nhƣ động mạch vành, ĐM cảnh, ĐM chi dƣới và ĐM chủ[47]. Xơ vữa mạch máu là quá trình bệnh lý phức tạp, phối hợp bởi nhiều hiện tƣợng bao gồm rối loạn chức năng nội mô, rối loạn lipid, kích hoạt tiểu cầu, thành lập huyết khối, stress oxy hóa, kích hoạt tế bào cơ trơn, thay đổi chuyển hóa chất nền, tái cấu trúc và viêm mạn tính. Tất cả các hiện tƣợng này làm thay đổi cấu trúc nội mạc và trung mạc của thành động mạch [93],[103] 1.1.2 Cơ chế bệnh sinh 1.1.2.1 Cấu trúc và sinh lý của thành động mạch bình thƣờng [2], [86], [97] Thành động mạch gồm 3 lớp từ trong ra ngoài: lớp nội mạc, lớp trung mạc và lớp ngoại mạc.  Lớp nội mạc Bao gồm một lớp tế bào nội mô và vùng dƣới nội mạc. Giữa lớp nội mạc và lớp áo giữa còn có lớp đàn hồi trong. Lớp nội mạc có 2 chức năng cơ bản: Lớp tế bào nội mô tiếp xúc trực tiếp với dòng máu tuần hoàn, giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa sự đông cầm máu, ngăn cản sự hình thành cục máu đông bằng cách duy trì một điện thế âm cần thiết trên bề mặt. Ngăn cản các phân tử lớn và các tế bào máu thấm qua. . . 5  Lớp trung mạc Bao gồm lớp sợi cơ trơn đồng tâm phía trong và lớp sợi cơ trơn xếp dọc bên ngoài, bao bọc bởi lớp chất nền đàn hồi. Các lớp tế bào cơ trơn của lớp áo giữa có 2 chức năng chính:  Co thắt, đảm bảo tính vận mạch và trƣơng lực mạch máu.  Tổng hợp các thành phần của khung sợi lớp áo giữa.  Lớp ngoại mạc Chủ yếu là mô liên kết tạo bởi các nguyên bào sợi, các tế bào mỡ, các sợi collagen, chứa đựng các sợi thần kinh tự động đi sâu vào lớp trung mạc. Lớp này đƣợc nuôi dƣỡng bởi hệ mạch vasa vasorum. 1.1.2.2 Quá trình tiến triển xơ vữa động mạch [102] Mảng xơ vữa động mạch đƣợc tạo thành do sự dày lên của thành động mạch. Mảng xơ vữa bao gồm mạng lƣới mô sợi bao bọc chung quanh bởi lớp mỡ phát xuất từ khoảng dƣới nội mạc của bao trong. Mảng xơ vữa động mạch thƣờng hình thành chủ yếu ở các thân động mạch lớn (ĐM chủ bụng, ĐM vành, ĐM chậu đùi, ĐM cảnh và ĐM chủ xuống) đặc biệt hay gặp ở những vùng xoáy máu nhƣ những chỗ uốn cong hay chia đôi. Mảng xơ vữa động mạch xuất hiện sau nhiều năm với những cơ chế mà ngày nay dần dần đã đƣợc biết rõ hơn. Giai đoạn đầu: do rối loạn huyết động tại chỗ (hiện tƣợng xoáy máu) gây tổn thƣơng lớp tế bào nội mô, làm biến đổi cấu trúc bình thƣờng của lớp áo trong. Các tế bào bạch cầu lƣu hành trong máu gắn kết vào lớp tế bào nội mô bị biến đổi và di chuyển vào lớp nội mạc thành mạch. Tổn thƣơng xuất hiện sớm nhất là tình trạng phù nề không có mỡ, về sau xuất hiện các tế bào đơn nhân biệt hóa thành đại thực bào, thực bào lipid và trở thành các tế bào bọt, tụ . . 6 lại thành đám dƣới tế bào nội mô. Giai đoạn này thành mạch bị rối loạn tạo điều kiện cho lắng đọng lipid. Tiếp theo là sự hình thành những vệt mỡ trên bề mặt nội mạc. Giai đoạn hai: Mảng vữa đơn thuần xuất hiện. Mảng xơ vữa dày ở giữa có vùng hoại tử là lõi lipid nằm trong một vỏ xơ. Vùng hoại tử chứa rất nhiều acid béo và cholesterol. Mảng vữa xơ tiến triển nhanh làm cho động mạch hẹp dần. Giai đoạn sau cùng: Là sự biến đổi thành mảng vữa gây biến chứng, làm tắc nghẽn khẩu kính động mạch và gây thiếu máu cục bộ. Hiện tƣợng chủ yếu của quá trình này là sự loét của lớp áo trong, nghĩa là lớp tế bào nội mạc bị xé rách, máu sẽ chảy vào qua chỗ loét tạo nên cục máu tụ. Sự rách lớp nội mạc gây thúc đẩy sự kết dính của tiều cầu, khởi phát quá trình đông máu, và tạo thành huyết khối. Huyết khối sẽ bao phủ chỗ loét. Đây là khởi đầu của các biến chứng về sau. Các mảng vữa xơ phát triển ngày càng nhiều, các mảng canxi gắn liền nhau, tổ chức xơ phát triển nhiều hơn gây bít tắc động mạch. Hình 1.1 Các giai đoạn tiến triển của xơ vữa ĐM [46] . . 7 1.1.3 Yếu tố nguy cơ xơ vữa mạch máu Xơ vữa mạch máu là tình trạng bệnh lý toàn thân, gồm nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động. Các yếu tố này đƣợc xem nhƣ là yếu tố nguy cơ của bệnh. Các yếu tố nguy cơ của xơ vữa mạch máu đƣợc đúc kết từ kết quả của nhiều nghiên cứu quan sát trên bệnh lý mạch vành[98], [120][123] Các yếu tố nguy cơ này đƣợc xem nhƣ các yếu tố nguy cơ kinh điển. Hiện nay với sự tiến bộ của y học, nhiều yếu tố nguy cơ mới đã đƣợc phát hiện. Tuổi Tuổi là yếu tố nguy không thay đổi đƣợc của xơ vữa ĐM. Tuổi càng cao thì nguy cơ xơ vữa ĐM càng tăng. Sau tuổi 20, cứ mỗi 10 năm tiếp theo nguy cơ xơ vữa ĐM cảnh gây hẹp dƣới 50 % tiến triển nặng gây hẹp trên 50% tăng gấp hai lần[88]. Giới tính Nam giới là yếu tố nguy cơ của bệnh lý xơ vữa ĐM, nhất là bệnh lý mạch vành. Phụ nữ có nguy cơ thấp hơn do vai trò bảo vệ của oestrogene ở phụ nữ trƣớc tuổi mãn kinh. Yếu tố bảo vệ này mất dần sau khi mãn kinh. Nghiên cứu Cardiovascular Health Study cho thấy trên đối tƣợng ngƣời cao tuổi trên 65 tuổi nữ giới có tỉ lệ xơ vữa ĐM cảnh thấp hơn nam giới[111], [112]. Nghiên cứu The Atherosclerosis Risk in Communities (ARIC) cũng cho thấy tỉ lệ xơ vữa tiền lâm sàng cao hơn ở nam giới so với nữ giới trong độ tuổi 45 – 60tuổi [123] Hút thuốc lá Hút thuốc lá từ lâu đã đƣợc xem nhƣ là nguyên nhân của nhiều loại bệnh tật. Trên 50% các trƣờng hơp tử vong do bệnh tật trên ngƣời hút thuốc lá có thể phòng tránh đƣợc, trong số này hơn phân nửa là bệnh lý tim mạch . Hút .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất