Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm xẹp phổi ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1...

Tài liệu đặc điểm xẹp phổi ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1

.PDF
97
2
118

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- TRƯƠNG NGỌC TƯỜNG VY ĐẶC ĐIỂM XẸP PHỔI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019 . . i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- TRƯƠNG NGỌC TƯỜNG VY ĐẶC ĐIỂM XẸP PHỔI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NGÀNH: NHI KHOA Mã số: 8 72 01 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.BS. PHAN HỮU NGUYỆT DIỄM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019 . . ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Tác giả BS. Trương Ngọc Tường Vy . . iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA .......................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................ix DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................. x ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4 1.1 ĐỊNH NGHĨA XẸP PHỔI ...................................................................................4 1.2 SINH LÝ BỆNH HỌC CỦA XẸP PHỔI .............................................................4 1.3 PHÂN LOẠI XẸP PHỔI ......................................................................................5 1.4 ĐIỀU TRỊ XẸP PHỔI ........................................................................................25 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................27 2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................27 2.2 DÂN SỐ NGHIÊN CỨU ...................................................................................27 2.3 LƯU ĐỒ NGHIÊN CỨU ...................................................................................28 2.4 CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .........................................................................29 2.5 ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ..........................................................32 2.6 THU THẬP SỐ LIỆU ........................................................................................36 2.7 XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................................................36 2.8 TÍNH ỨNG DỤNG ............................................................................................37 2.9 VẤN ĐỀ Y ĐỨC ................................................................................................37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................38 3.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ ........................................................................................39 3.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ LÝ DO NHẬP VIỆN...............................................................40 . . iv 3.3 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ...................................................................................41 3.4 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH HỌC ..........................................................................42 3.5 PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ .....................................................48 3.6 MÔ TẢ NHỮNG TRƯỜNG HỢP XẸP PHỔI KÈM DÃN PHẾ QUẢN BÊN TRONG VÙNG XẸP ................................................................................................52 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................56 4.1 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NGHIÊN CỨU ...............................................................56 4.2 THỜI GIAN BỆNH TRƯỚC NHẬP VIỆN ......................................................57 4.3 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ...................................................................................57 4.4 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH HỌC ..........................................................................58 4.5 PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ .....................................................65 4.6 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU .......................................................................67 KẾT LUẬN ...............................................................................................................68 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh AFB Acid Fast Bacillus test Xét nghiệm trực khuẩn kháng acid BAL Bronchoalveolar Lavage Rửa phế quản CRP C-reactive protein Protein phản ứng C CT-Scan Computed Tomography Scan Chụp cắt lớp vi tính IDR Intradermal reaction Phản ứng trong da IMCI Integrated management of childhood illness Xử trí lồng ghép bệnh trẻ em LYM Lymphocytes Bạch cầu lympho NEU Neutrophils Bạch cầu đa nhân trung tính PaCO2 Partial pressure of carbon dioxide in the arterial blood Áp suất riêng phần của khí CO2 trong máu động mạch PaO2 Partial pressure of oxygen in the arterial blood Áp suất riêng phần của khí O2 trong máu động mạch SpO2 Saturation of peripheral oxygen Độ bão hòa oxy ngoại biên VATS Video-Assisted Thoracic Surgery Phẫu thuật lồng ngực có video hỗ trợ . . vi WBC White blood count Tổng số lượng bạch cầu WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới Tiếng Pháp VS Vitesse de Sédimentation Tốc độ lắng máu Tiếng Việt DLMP Dẫn lưu màng phổi KMĐM Khí máu động mạch SHH Suy hô hấp STT Số thứ tự VLTL Vật lý trị liệu . . vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1 Phân loại nguyên nhân xẹp phổi theo cơ chế bệnh sinh ....................... 7 2 Bảng 2.1 Biến số nghiên cứu. ............................................................................. 29 3 Bảng 3.1 Phân bố lý do nhập viện. ..................................................................... 40 4 Bảng 3.2 Bảng phân bố triệu chứng cơ năng. .................................................... 41 5 Bảng 3.3 Phân bố triệu chứng thực thể. ............................................................. 41 6 Bảng 3.4 Phân bố mức độ khó thở lâm sàng. ..................................................... 42 7 Bảng 3.5 Phân bố tần số chẩn đoán xẹp phổi trên X-quang ngực trước ............ 43 8 Bảng 3.6 Phân bố mức độ xẹp phổi trên CT-Scan ngực. ................................... 44 9 Bảng 3.7 Sự phân bố mức độ khó thở lâm sàng theo mức độ xẹp phổi. ............ 44 10 Bảng 3.8 Sự khác biệt mức độ khó thở lâm sàng theo mức độ xẹp phổi. .......... 45 11 Bảng 3.9 Phân bố xẹp phổi theo vị trí giải phẫu. ............................................... 46 12 Bảng 3.10 Phân bố xẹp phổi theo cơ chế bệnh sinh. .......................................... 47 13 Bảng 3.11 Can thiệp điều trị xẹp phổi. ............................................................... 49 14 Bảng 3.12 Diễn tiến xẹp phổi trên X-quang ngực sau can thiệp. ....................... 51 15 Bảng 3.13 Phân bố vị trí và nguyên nhân xẹp phổi trong các trường hợp xẹp phổi kèm dãn phế quản. .............................................................................................. 54 16 Bảng 4.1 Sự khác biệt về phân bố xẹp phổi theo giới tính trong các nghiên cứu ...................................................................................................................... 57 . . viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ STT Trang 1 Biểu đồ 3.1 Phân bố xẹp phổi nhóm tuổi. .......................................................... 39 2 Biểu đồ 3.2 Phân bố xẹp phổi theo giới tính. ..................................................... 39 3 Biểu đồ 3.3 Phân bố thời gian bệnh trước nhập viện. ........................................ 40 4 Biểu đồ 3.4 Phân bố hình ảnh viêm phổi............................................................ 42 . . ix DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 1.1 Xẹp thùy trên phổi phải. ........................................................................ 9 2 Hình 1.2 Xẹp thùy trên phổi phải với dấu móc bờ cơ hoành. ............................ 10 3 Hình 1.3 Xẹp phổi ngoại biên thùy trên phổi phải. ............................................ 10 4 Hình 1.4 Dấu hiệu chữ S trong xẹp thùy trên phổi phải thứ phát do u nội mạc phế quản. ................................................................................................................... 11 5 Hình 1.5 Xẹp thùy giữa phổi phải. ..................................................................... 12 6 Hình 1.6 Xẹp thùy giữa phổi phải trên Xquang ngực nghiêng. ......................... 12 7 Hình 1.7 Xẹp thùy giữa phổi phải trên CT-Scan ngực. ...................................... 13 8 Hình 1.8 Xẹp thùy dưới phổi phải. ..................................................................... 14 9 Hình 1.9 Xẹp thùy dưới phổi phải trên CT-Scan ngực. ..................................... 14 10 Hình 1.10 Xẹp thùy trên phổi trái. ...................................................................... 15 11 Hình 1.11 Xẹp thùy trên phổi trái trên Xquang ngực nghiêng. .......................... 16 12 Hình 1.12 Xẹp thùy trên phổi trái trên CT-Scan ngực. ...................................... 16 13 Hình 1.13 Xẹp thùy dưới phổi trái. .................................................................... 17 14 Hình 1.14 Xẹp thùy dưới phổi trái trên CT-Scan ngực. ..................................... 17 15 Hình 1.15 Xẹp thùy dưới phổi trái và xẹp phổi hình dĩa phẳng của thùy lưỡi. .. 18 16 Hình 1.16 Xẹp thùy giữa và thùy dưới phổi phải. .............................................. 19 17 Hình 1.17 Xẹp thùy trên và thùy giữa phổi phải. ............................................... 20 18 Hình 1.18 Xẹp thùy trên và thùy giữa phổi phải trên Xquang ngực nghiêng. ... 20 19 Hình 1.19 Xẹp thùy trên và thùy dưới phổi phải. ............................................... 21 20 Hình 1.20 Xẹp toàn bộ phổi phải. ....................................................................... 22 21 Hình 1.21 Xẹp toàn bộ phổi phải trên CT-Scan ngực. ....................................... 22 22 Hình 1.22 Xẹp phổi dạng tròn thùy giữa phổi phải. ........................................... 24 23 Hình 1.23 Xẹp phổi dạng tròn thùy dưới phổi phải trên CT-Scan ngực. ........... 24 24 Hình 3.1 Xẹp thùy trên phổi phải kèm dãn phế quản bên trong vùng xẹp. ........ 53 . . x DANH MỤC SƠ ĐỒ Tên sơ đồ STT 1 Trang Sơ đồ 3.1 Phân bố nguyên nhân xẹp phổi theo cơ chế bệnh sinh. ..................... 38 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xẹp phổi, một phần hay hoàn toàn một phổi hay thùy phổi, xuất hiện khi các phế nang trong phổi bị xẹp lại [1], [44], [76], [78]. Phế nang là đơn vị chức năng của hệ hô hấp [4]. Vì vậy, xẹp phổi có thể gây khó thở và giảm oxy máu [22], [42], [53], [55], [65], [66], [77], [78], [82]. Xẹp phổi thường không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nếu lượng lớn phế nang bị xẹp, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc cá thể có bệnh phổi nền khác thì xẹp phổi có thể nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ tử vong do suy hô hấp nặng nếu không được điều trị kịp thời [17], [77]. Ngoài ra, xẹp phổi nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến ứ đọng đàm nhớt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng phổi phát sinh [25], [27], [65]. Xẹp phổi có thể xuất hiện bẩm sinh hoặc mắc phải bởi nhiều nguyên nhân [74]. Tùy theo nguyên nhân khác nhau mà mức độ xẹp phổi thay đổi và ảnh hưởng chức năng trao đổi khí khác nhau. Việc điều trị xẹp phổi tùy thuộc vào nguyên nhân xẹp [25], [30], [38], [45], [54], [65], [70], [74], [75], [77]. Vì vậy, việc tìm nguyên nhân xẹp phổi rất quan trọng trong thực hành lâm sàng. Hình ảnh xẹp phổi được phát hiện trên X-quang ngực có thể là bằng chứng giúp bác sĩ củng cố chẩn đoán bệnh, đôi lúc có thể là thách thức buộc bác sĩ lâm sàng cần làm thêm cận lâm sàng hỗ trợ khác để tìm nguyên nhân xẹp phổi, nhằm điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trong vòng 20 năm qua, các nhà khoa học trên thế giới chủ yếu nghiên cứu về xẹp phổi hậu phẫu và xẹp phổi trên bệnh nhân hen với “hội chứng thùy giữa”, chỉ có 1 nghiên cứu được thực hiện năm 1997 mô tả về các nguyên nhân xẹp phổi ở trẻ em tại Ấn Độ và gần nhất vào năm 2010 có 1 nghiên cứu về nội soi ống mềm trong chẩn đoán và điều trị xẹp phổi trẻ em tại Trung Quốc [48], [73]. Tại Việt Nam, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về xẹp phổi ở trẻ em được thực hiện. Trước thực tế này, chúng tôi đặt ra câu hỏi “Đặc điểm xẹp phổi ở trẻ em Việt Nam là gì?” Trong điều kiện giới hạn về thời gian và không gian, chúng tôi tiến hành mô tả đặc điểm xẹp phổi ở trẻ em nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong thời gian 01/01/2018 – 30/04/2019 với các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng và nguyên nhân gây . . 2 xẹp phổi. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu này có thể hỗ trợ phần nào cho bác sĩ thực hành lâm sàng và làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, hình ảnh học và nguyên nhân gây xẹp phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến dưới 15 tuổi nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong thời gian 01/01/2018 – 30/04/2019. Mục tiêu cụ thể trên những bệnh nhi từ 2 tháng đến dưới 15 tuổi nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 1 có xẹp phổi 1. Xác định tỷ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng. 2. Xác định tỷ lệ các mức độ xẹp phổi và mức độ khó thở theo mức độ xẹp phổi. 3. Xác định tỷ lệ xẹp phổi theo vị trí giải phẫu. 4. Xác định tỷ lệ các nguyên nhân gây xẹp phổi theo cơ chế bệnh sinh. 5. Xác định tỷ lệ các phương pháp và kết quả điều trị xẹp phổi theo nguyên nhân gây xẹp phổi. . . 4 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 ĐỊNH NGHĨA XẸP PHỔI Xẹp phổi được định nghĩa là là tình trạng xẹp lại và không thông khí của một vùng nhu mô phổi, trong khi những vùng khác bình thường [45]. Xẹp phổi là một trong những bất thường phổ biến nhất trên X-quang ngực cũng như trên CT-Scan ngực [40], [68]. 1.2 SINH LÝ BỆNH HỌC CỦA XẸP PHỔI Để hiểu được sinh lý bệnh gây xẹp phổi đòi hỏi ta hiểu rõ cơ chế bình thường giúp cho phổi không bị xẹp. Bình thường, thành phế nang có những sợi co dãn tạo sức căng bề mặt hướng về phía lòng phế nang. Sức căng này được cân bằng bởi sức căng của thành ngực và sự tương tác giữa màng phổi thành và màng phổi tạng. Ngoài ra, surfactant (chất hoạt diện phế nang) là cơ chế sơ cấp giữ cho phổi không bị xẹp khi ở thể tích nhỏ nhất. Surfactant là một phức hợp gồm dipalmitolphosphatidylcholine (DPPC), lipid khác và protein, được sản xuất bởi phế bào loại II [10], [12]. Surfactant có chức năng tạo sức căng bề mặt nhỏ nhất được định nghĩa bởi định luật Laplace [4], [12]: Áp suất = 2 x (sức căng bề mặt) / bán kính đường thở Trong thì thở ra, thể tích phế nang giảm, sức căng bề mặt tăng đến mức độ nếu không có surfactant thì các phế nang sẽ bị xẹp lại hoàn toàn. Kiểu xẹp phổi áp lực này trở nên ý nghĩa trên lâm sàng trong những bệnh gây mất hoặc thiếu sản xuất surfactant hoặc bệnh lý gây mất sự ổn định nội mô của chất hoạt diện, bao gồm hội chứng suy hô hấp sơ sinh (bệnh màng trong), thiếu protein B của surfactan bẩm sinh và lắng đọng protein phế nang – phổi. Tuy vậy, một người dù có chất hoạt diện bình thường mà phản xạ ho bị ức chế thì vẫn có những vùng vi xẹp phổi và có thể tiến triển thành xẹp phổi diện rộng. Ngoài ra, người ta nghĩ rằng chúng ta thở dài trong lúc ngủ là để ngăn ngừa xẹp phổi [52]. Trẻ nhỏ (1 – 3 tuổi) có nguy cơ diễn tiến xẹp phổi cao hơn trẻ lớn và người lớn, bởi vì chúng có đường dẫn khí nhỏ hơn và kháng trở đường thở cao hơn so với người lớn . . 5 [18], [65]. Đặc biệt, phổi của trẻ nhỏ hầu như không có những lỗ Kohn và kênh Lambert, là những cấu trúc cần cho sự thông khí phụ của những phế nang bị xẹp, nên khi đường dẫn khí bị tắc nghẽn, khí trong các khoang phế nang bị tái hấp thu, và xẹp lại dễ dàng hơn so với người lớn [14], [18], [25], [45], [46], [53], [65], [78]. Ngoài ra, trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ dễ xẹp phổi hơn người lớn vì thành ngực đàn hồi và ít có lực kháng lại sự co rút của phổi [18], [46], [60]. 1.3 PHÂN LOẠI XẸP PHỔI 1.3.1 Theo cơ chế bệnh học Theo cơ chế bệnh học, xẹp phổi được chia thành nhóm xẹp phổi do tắc nghẽn đường dẫn khí và xẹp phổi không tắc nghẽn đường dẫn khí [17], [49], [50], [74], [75]. 1.3.1.1 Xẹp phổi tắc nghẽn đường dẫn khí [23], [24], [60], [74] Đây là loại xẹp phổi thường gặp nhất ở trẻ em bởi tắc nghẽn hoàn toàn hay một phần đường dẫn khí lớn. Xẹp phổi tắc nghẽn có thể phân loại dựa trên giải phẫu theo nguyên nhân trong lòng, nguyên nhân tại thành đường dẫn khí hoặc nguyên nhân bên ngoài. Ví dụ nguyên nhân trong lòng gây xẹp phổi bao gồm dị vật đường thở, huyết khối, nút đàm và khối u. Nút đàm là nguyên nhân thường gặp nhất gây xẹp phổi ở trẻ em có “Hội chứng thùy giữa bên phải” gặp ở bệnh nhân hen, xẹp thùy giữa phổi phải thường gặp trong cơn hen cấp. Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ với bệnh lý xơ nang là đối tượng đặc biệt dễ xẹp phổi. Nguyên nhân thường do cô đặc chất nhầy trong lòng đường dẫn khí dẫn đến xẹp phổi sau tắc nghẽn. Bệnh lý thành đường dẫn khí có thể gây nên xẹp phổi bao gồm mềm sụn khí quản và phì đại khí quản. Mềm sụn khí quản tiên phát do thiếu sự toàn vẹn cấu trúc thành đường dẫn khí và thường ít liên quan đến xẹp phổi. Ngược lại, mềm sụn khí quản thứ phát gây ra do mạch máu chèn ép có thể gây xẹp phổi. Phì đại khí quản có thể làm giảm khả năng tống xuất nhầy của lông chuyển dẫn đến xẹp phổi và xẹp phổi sau viêm phổi. Khí quản bị chèn ép từ bên ngoài có thể dẫn đến xẹp phổi, đặc biệt trong trường hợp có kèm theo tăng tiết của đường dẫn khí. Chèn ép bởi mạch máu có thể do phình động mạch phổi ở trẻ có bệnh lý van động mạch phổi, tăng áp động . . 6 mạch phổi hoặc lớn tim. Xẹp phổi do lớn tim thường khó chẩn đoán và có thể cần phải phẫu thuật để tách khí quản khỏi cấu trúc mạch máu bên cạnh. Nang phế quản hoặc những thương tổn choán chỗ (khối u) có thể gây chèn ép và tắc nghẽn phế quản, dẫn đến xẹp phổi do tắc nghẽn. 1.3.1.2 Xẹp phổi không tắc nghẽn đường dẫn khí [7], [14], [19], [74] a. Xẹp phổi do tái hấp thu Xẹp phổi do tái hấp thu là hậu quả của những phế nang bị tổn thương do lấp đầy, điển hình là xẹp phổi trong viêm phổi. Xẹp phổi do tái hấp thu khác so với xẹp phổi sau tắc nghẽn là những thương tổn gây xẹp phổi do tái hấp thu hiện diện chủ yếu ở khoảng phế nang hơn là ở đường dẫn khí. Xẹp phổi do tái hấp thu cũng có thể gặp ở trẻ bình thường. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở những bệnh nhân nhược cơ – đối tượng không có khả năng làm phồng lại vùng phổi bị xẹp. Những bệnh nhân yếu cơ hô hấp (như trong bệnh lý nhược cơ, teo cơ tủy, hoặc chấn thương cột sống) đều có nguy cơ hình thành nút đàm gây tắc nghẽn, viêm phổi và xẹp phổi. Xẹp phổi trên những bệnh nhân này đều do nhiều cơ chế kết hợp, nhưng nguyên nhân chính là do hạn chế khả năng hít thở sâu và làm phồng lại vùng phổi bị xẹp. Ngoài ra, xẹp phổi do tái hấp thu cũng đặc biệt phổ biến ở những bệnh nhân đau thành ngực sau chấn thương. Điều này liên quan với việc hạn chế ho và cử động thành ngực ở bệnh nhân có nẹp cố định. Nẹp cố định là một yếu tố nguy cơ của viêm phổi, do bệnh nhân bị hạn chế hít thở sâu và ho gắng sức. Trước thời đại của kháng sinh, viêm phổi sau gãy xương sườn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong. Xẹp phổi sau gây mê là một dạng đặc biệt của xẹp phổi do tái hấp thu, chiếm tỷ lệ 12 – 42% ở trẻ em được an thần không đặt nội khí quản và 68 – 100% ở trẻ em được gây mê toàn thân có đặt nội khí quản hoặc mặt nạ thanh quản. Những bệnh nhân được gây mê có nguy cơ cao xẹp phổi bởi nhiều nguyên nhân bao gồm: tính chất khí gây mê (sử dụng khí oxy 100%), bất động kéo dài, và giảm thể tích phổi cuối kỳ thở ra do dãn cơ thành ngực . . . 7 b. Xẹp phổi thụ động Xẹp phổi thụ động xảy ra khi liên kết giữa màng phổi thành và màng phổi tạng bị cản trở bởi tràn dịch màng phổi hay tràn khí màng phổi. Bình thường, tính đàn hồi của màng phổi giúp phổi giữ được hình dạng kể cả khi thể tích phổi giảm. Tuy nhiên những thùy phổi khác nhau độc lập với nhau, ví dụ thùy giữa và thùy dưới có thể rút lại nhiều hơn thùy trên khi có tràn dịch màng phổi, trong khi thùy trên lại bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi tràn khí màng phổi. c. Xẹp phổi do chèn ép nhu mô Xẹp phổi do chèn ép nhu mô phổi là một trong những loại xẹp phổi gặp ở trẻ em gây ra bởi những khối choán chỗ trong lồng ngực. Ví dụ như trường hợp phì đại nang hoặc sự thông khí quá mức của một thùy phổi có thể gây chèn ép và làm xẹp mô phổi kế cận. Tim lớn cũng là một nguyên nhân thường gặp khác gây xẹp phổi do chèn ép. Dạng xẹp phổi này cũng rất phổ biến ở những trẻ có khí phế thủng thùy bẩm sinh hoặc dị dạng đường dẫn khí bẩm sinh của phổi. Biến chứng xẹp phổi là một trong những chỉ định phẫu thuật ở trẻ có những bệnh lý này và tình trạng xẹp phổi sẽ được hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật. Bảng 1.1 Phân loại nguyên nhân xẹp phổi theo cơ chế bệnh sinh [14], [45]. Cơ chế bệnh sinh Nguyên nhân  Dị vật đường thở  Polyp/u nội phế quản  Lao nội mạc phế quản Tắc nghẽn đường dẫn khí  Viêm tiểu phế quản  Bệnh xơ nang  Dãn phế quản  Hen  Loạn sản phế quản phổi . . 8  Mềm sụn khí/phế quản  Khối u/hạch phì đại cạnh phế quản  Vòng mạch máu  Dãn đại động mạch  Viêm phổi  Xẹp phổi sau gây mê Tái hấp thu  Hạn chế cử động lồng ngực (do bệnh thần kinh – cơ, chấn thương ngực, …)  Tràn dịch màng phổi Không tắc nghẽn Thụ động đường dẫn khí  Tràn máu màng phổi  Tràn mủ màng phổi  Tràn khí màng phổi  Khí phế thủng Chèn ép nhu mô  U phổi  Tim lớn  U trung thất 1.3.2 Theo vị trí giải phẫu [28], [51], [68], [79], [80] Chẩn đoán và phân loại xẹp phổi theo vị trí giải phẫu thường được áp dụng trong chẩn đoán hình ảnh trên X-quang ngực và/hoặc CT-Scan ngực. Thông qua những dấu hiệu trực tiếp và gián tiếp, bác sĩ có thể chẩn đoán và định vị thùy phổi bị xẹp. Những dấu hiệu trực tiếp gồm: mờ vùng thùy phổi xẹp và di lệch rãnh liên thùy. Các dấu hiệu gián tiếp khác gợi ý xẹp phổi như: kéo lệch rốn phổi, trung thất bị kéo về phía phổi xẹp, giảm thể tích nửa lồng ngực cùng bên phổi xẹp, kéo xơ hoành cùng bên lên cao, hẹp khoang liên sườn, tăng sáng bù trừ những thùy phổi còn lại, dấu hiệu bóng đôi của cơ hoành hoặc bờ tim. Những dấu hiệu xẹp phổi trên CT-Scan rõ ràng hơn X-quang ngực thẳng. Những dấu hiệu xẹp phổi thùy có thể thấy được trên CT-Scan . . 9 ngực bao gồm: hẹp bất thường hoặc tắc nghẽn phế quản trong xẹp phổi do tắc nghẽn, thùy phổi thay đổi từ hình bán cầu thành hình bánh trên mặt cắt ngang, thùy phổi có cấu trúc chữ V với đỉnh hướng về gốc phế quản bị ảnh hưởng, tăng độ mờ của thùy phổi, xẹp phổi hậu quả của tràn dịch – tràn khí màng phổi. 1.3.2.1 Xẹp thùy trên phổi phải [8], [34] Thùy trên phổi phải được giới hạn ở phía trong bởi trung thất, phía trên bởi thành ngực, phía dưới bởi rãnh liên thùy bé và phía sau bởi phần trên của rãnh liên thùy lớn (rãnh chếch). Trong xẹp thùy trên phổi phải, thùy phổi xẹp có khuynh hướng kéo về phía đầu và trung thất, tạo nên một tam giác mờ trên X-quang ngực thẳng (Hình 1.1). Hình mờ này có thể khó phát hiện khi thùy trên phổi phải xẹp hoàn toàn (đặc biệt trong trường hợp mạn tính), có thể chỉ tạo nên một chóp nhọn mờ ở đỉnh phổi phải. Hình 1.1 Xẹp thùy trên phổi phải. “Nguồn: Stark P, 2019”[80]. Những dấu hiệu khác giúp nhận biết xẹp thùy trên phổi phải là: kéo rốn phổi phải và rãnh liên thùy bé bên phải lên trên. Dấu móc bờ cơ hoành (juxtaphrenic peak) cũng có thể hiện diện (Hình 1.2). .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất