Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đặc điểm vi khuẩn học ở bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn t...

Tài liệu Đặc điểm vi khuẩn học ở bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa khu vực củ chi

.PDF
108
1
97

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ************ TRẦN VĂN MINH ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC Ở BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN VÌ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA II Thành phố Hồ Chí Minh –Năm 2020 . . . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ************ TRẦN VĂN MINH ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌCỞ BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN VÌ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI Chuyên ngành: LAO Mã số: CK 62 72 24 01 LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA II Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: BS CKII. TRẦN MINH TRÚC HẰNG Thành phố Hồ Chí Minh –Năm 2020 . . i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào. Tác giả Trần Văn Minh . . ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Mục lục ii Danh mục các chữ viết tắt iv Danh mục các bảng vi Danh mục các biểu đồ viii ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................................3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4 1.1 Tông quan về BPTNMT ........................................................................... 4 1.2 Đợt cấp BPTNMT ..................................................................................... 7 1.2.1 Định nghĩa đợt cấp BPTNMT ............................................................. 7 1.2.2 Yếu tố khởi phát đợt cấp BPTNMT- Yếu tố nhiễm khuẩn ................... 7 1.2.3 Đánh giá độ nặng đợt cấp BPTNMT ................................................ 13 1.2.4 Vai trò của kháng sinh trong điều trị đợt cấp BPTNMT ................ 15 1.2.5 Tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn .................................. 19 1.2.6 Lựa chọn kháng sinh trong đợt cấp BPTNMT .................................... 20 1.2.7 Điều trị đợt cấp BPTNMT ...................................................................... 22 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 23 2.1 Dân số nghiên cứu ........................................................................................ 23 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 23 2.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 23 2.4 Tiêu chuẩn chọn mẫu và loại trừ .................................................................... 23 2.5 Các biến số vàđịnh nghĩa biến số dùng trong nghiên cứu ................................. 24 . . iii 2.6 Kỹ thuật đo lường biến số ............................................................................. 25 2.7 Tiến hành nghiên cứu ................................................................................... 28 2.8 Xử lý và phân tích số liệu.............................................................................. 29 2.9 Vấn đề y đức trong nghiên cứu ...................................................................... 29 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................... 30 3.1 Đặc điểm về dân số mẫu nghiên cứu .............................................................. 30 3.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và độ nặng đợt cấp BPTNMT ............. 32 3.3 Đặc điểm vi khuẩn trong mẫu cấy đàm ở đợt cấp BPTNMT .................... 35 3.4 Mối liên quan đặc điểm dân số nền, lâm sàng và cận lâm sàng với kết quả cấy đàm trong đợt cấp BPTNMT ........................................................... 40 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN................................................................................................ 45 4.1 Đặc điểm về dân số mẫu nghiên cứu và tình trạng BPTNMT nền............ 45 4.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và độ nặng đợt cấp BPTNMT ............. 49 4.3 Đặc điểm vi khuẩn trong mẫu cấy đàm ở đợt cấp BPTNMT .................... 52 4.4. Liên quan đặc điểm dân số nền, lâm sàng và cận lâm sàng với kết quả cấy đàm trong đợt cấp BPTNMT ........................................................................... 61 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................. 70 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 71 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................ 73 Tài liệu tham khảo Phụ lục Phụ lục 1:Phiếu thu thập số liệu Phụ lục 2: Phiếu cung cấp thông tin và chấp thuận tham gia nghiên cứu Phụ lục 3: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu Phụ lục 4: Quyết định phê duyệt và cho phép thực hiện đề tài . . iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh ATS American Thoracic Tiếng Việt Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ Society BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể Bệnh phổi tắc nghẽn mạn BPTNMT tính BTS British Thoracic Society ĐKKV Hội Lồng Ngực Anh Quốc Đa khoa khu vực COPD ERS Chronic Obstructive Bệnh phổi tắc nghẽn mạn Pulmonary Disease tính European Respiratory Hội Lồng Ngực Châu Âu Society ERV Expiratory Reserved Thể tích khí dự trữ thở ra Volume FEF25-75% FEV1 Forced Expiratory Flow Lưu lượng thở ra khoảng 25-75% giữa 25-75%. Forced Expiratory Thể tích thở ra tôi đa trong Volume in 1 second 1 giây đ ầu FEV1/FVC Chỉ sốGeansler FEV1/VC Chỉ sốTiffeneau FRC Functional Residual Dung tích cặn chưc năng Capacity FVC Forced Vital Capacity . Dung tích sống gắng sức . v Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Global Initiative for Chiến lược toàn cầu về Chronic Obstructive bệnh phổi tắc nghẽn mạn Lung Disease tính IC Inspiratory Capacity Dung tích hít vào ICS Inhaled Corticosteroide Corticosteroide dạng hít ICU Intensive Care Unit Khoa hồi sức tích cực IRV Inspiratory Reserved Thể tích khí dự trữ hít vao GOLD Volume mMRC modified Medical Bộ câu hỏi khó thở cải biên Research Council Hội đồng nghiên cứu y khoa PEF Peak Expiratory Flow Lưu lượng đỉnh thở ra RV Residual Volume Thể tích khí cặn TLC Total Lung Capacity Tổng dung tích phổi TV Tidal Volume Thể tích khí lưu thông VC Vital Capacity Dung tích sng WHO World Health Tổ chưc Y tế thế giới Organization . . vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1.Phân chia giai đoạn BPTNMT theo ATS, BTS, ERS.........................................6 Bảng 1.2.Phân loại giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2019 ................................................6 Bảng 1.3 Đánh giá mức độ khó thở theo thang điểm mMRC ............................................6 Bảng 1.5: Phân loại độ nặng đợt cấp BPTNMT theo Bộ Y Tế Việt Nam ..................... 14 Bảng 1.6: Mức độ nặng BPTNMT theo Antonisen .......................................................... 15 Bảng 3.1 Đặc điểm về dân số nghiên cứu ......................................................................... 30 Bảng 3.2 Đặc điểm về tình trạng BPTNMT nền trước đợt cấp ..................................... 31 Bảng 3.3 Đặc điểm lâm sàng của đợt cấp BPTNMT ...................................................... 32 Bảng 3.4 Đặc điểm cận lâm sàng đợt cấp BPTNMT ...................................................... 33 Bảng 3.5 Độ nặng của đợt cấp BPTNMT ......................................................................... 34 Bảng 3.6 Liên quan giữa độ nặng đợt cấp BPTNMT và dân số nền............................... 34 Bảng 3.7 Tỷ lệ cấy đàm mọc vi khuẩn ............................................................................... 35 Bảng 3.8 Tỷ lệ định danh vi khuẩn trong mẫu cấy đàm ................................................... 35 Bảng 3.9 Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn gram dương phân lập được trong mẫu cấy đàm ......................................................................................................................... 36 Bảng 3.10 Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh của Morraxella catarrhalis phân lập được trong mẫu cấy đàm ......................................................................................................................... 37 Bảng 3.11 Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh của Enterobacteriaceae phân lập được trong mẫu cấy đàm ......................................................................................................................... 38 Bảng 3.12 Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh của non-Enterobacteriaceae phân lập được trong mẫu cấy đàm ......................................................................................................................... 39 Bảng 3.13 Mối liên quan giữa đặc điểm dân số nềnvới cấy đàm dương trong đợt cấp BPTNMT ..................................................................................................................... 40 Bảng 3.14 Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàngvới cấy đàm dương trong đợt cấp BPTNMT .................................................................................................. 41 . . vii Bảng 3.15 Mối liên quan giữa đặc điểm dân số nềnvới cấy đàm phân lập gram âm và gram dương trong đợt cấp BPTNMT ................................................................... 42 Bảng 3.16 Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng với cấy đàm phân lập gram âm và gram dương trong đợt cấp BPTNMT .............................. 43 Biểu đồ 3.2: Liên quan giữa cấy đàm mọc vi khuẩn gram âm-dương và độ nặng của đợt cấp .................................................................................................................................... 44 Bảng 4.1 Tỷ lệ định danh loài vi khuẩn trong đợt cấp BPTNMT trong một số nghiên cứu .......................................................................................................................................... 55 . . viii DANH MỤC CÁC BIỄU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Sơ đồ tiến hành nghiên cứu........................................................................... 29 Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ lý do nhập viện đợt cấp BPTNMT ...................................................... 32 Biểu đồ 3.2: Liên quan giữa cấy đàm mọc vi khuẩn gram âm-dương và độ nặng của đợt cấp .................................................................................................................................... 44 . . ix . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngày nay được xem là vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu, theo tổ chức y tế thế giới (WHO) BPTNMT là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới và dự đoán sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3, gây tàn phế đứng hàng thứ năm trên thế giới vào năm 2030[82]. Đợt cấp BPTNMT là tình trạng thay đổi cấp tính các biểu hiện lâm sàng: khó thở tăng, ho tăng, khạc đàm tăng và hoặc thay đổi màu sắc của đàm. Những biến đổi này đòi hỏi phải có thay đổi trong điều trị. Tần suất bệnh nhân BPTNMT vào đợt cấp và nhập viện ngày càng tăng làm tăng cao chi phí chăm sóc và điều trị, làm suy giảm nhanh chức năng hô hấp, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và tăng tỷ lệ tử vong[41]. Nhiễm khuẩn hô hấp dưới là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra đợt cấp BPTNMT [34]. Mặc dù đa số các nghiên cứu xác nhận tác nhân vi khuẩn gây ra đợt cấp là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis[41] nhưng tỷ lệ vẫn có khác nhau ở từng khu vực cũng như đã xuất hiện thêm những tác nhân vi khuẩn khác nữa nhưAcinetobacter baumanii, Pseudomonas aeruginosa…[53]. Hơn nữa, với tình trạng vi khuẩn gia tăng đề kháng kháng sinh như hiện nay, việc điều trị đợt cấp BPTNMTdo vi khuẩn ngày càng khó khăn và tốn kém, chọn lựa kháng sinh ban đầu trong đợt cấp BPTNMTkhông phù hợp làm tăng thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ tử vong và làm trầm trọng hơn tình trạng đề kháng kháng sinh hơn nữa[13]. Tại Việt Nam, một số tác giả nghiên cứu về đặc điểm vi khuẩn trong đàm ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT tại một số địa điểm khác nhau và vào những thời điểm khác nhau đã cho . . 2 thấy có sự thay đổi về chủng loại vi khuẩn và thay đổi về sự đề kháng kháng sinh của chúng[6], [7], [17]. Cấy đàm là phương pháp đơn giản, không xâm lấn, dễ thực hiện, và thực hiện được nhiều lần để tìm vi khuẩn gây bệnh, đã được chứng minh có hiệu quả cao trong việc xác định tác nhân vi khuẩn trong đàm ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT[2]. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trong đợt cấp BPTNMT ở từng cơ sở điều trị là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Câu hỏi được đặt ra là tỷ lệ các loại vi khuẩn gây bệnh và tính nhạy cảm kháng sinh của các loại vi khuẩn gây đợt cấp BPTNMT tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi là như thế nào? Nghiên cứu này giúp thầy thuốc đánh giá đúng tình trạng bệnh nhân, đồng thời đưa ra hướng điều trị phù hợp không chỉ trong điều trị đợt cấp BPTNMTmà còn trong quản lý và điều trị bệnh nhân BPTNMT giai đoạn ổn định để đạt được hiệu quả mong muốn. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Khảo sát đặc điểm vi khuẩn học trên bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp BPTNMT tại bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi. Từ tháng 12/2019 đến tháng 05/ 2020 Mục tiêu chuyên biệt 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp BPTNMT tại Bệnh Viện ĐKKV Củ Chi. 2. Xác định tỷ lệ các vi khuẩn gây bệnh trên nhóm bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp BPTNMT qua xét nghiệm cấy đàm định lượng. 3. Xác định tình trạng đề kháng kháng sinhcủa các tác nhân vikhuẩn gây bệnh phân lập được với các kháng sinh. 4. Xác định mối liên quan về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng với kết quả cấy vi sinh trong đàm của đợt cấp BPTNMT . . 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH 1.1.1 Định nghĩa BPTNMT Năm 2019, GOLD định nghĩa BPTNMT là một bệnh thường gặp có thể phòng ngừa và điều trị được, đặc trưng bởi triệu chứng hô hấp và giới hạn luồng khí dai dẳng do bất thường ở đường thở và/hoặc phế nang, thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại[41]. 1.1.2 Dịch tễ học BPTNMT BPTNMT là một trong những bệnh tật chính gây tử vong cao trên thế giới và là gánh nặng về kinh tế - xã hội cho toàn cầu. Tỉ lệ mắc bệnh, mức độ trầm trọng và tỉ lệ tử vong khác nhau giữa các quốc gia. Tại Mỹ (2004), có khoảng 11,4 triệu người mắc BPTNMT, chiếm tỉ lệ 12% dân số chung và tỉ lệ tử vong do BPTNMT đứng hàng thứ tư về các nguyên nhân tử vong. Năm 2009, BPTNMT ảnh hưởng đến khoảng 24 triệu người tại Mỹ, gây tử vong khoảng 120,00 ca mỗi năm và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trong số các bệnh tật[46]. Nghiên cứu PLATINO (2005) cho thấy, tần suất BPTNMT ở Mexico là 7,8%, Uruguay là 17,9%và tỉ lệ cao nhất ở lứa tuổi trên 60[50]. Theo nghiên cứu BOLD (2007), tỉ lệ mắc BPTNMT ở người không hút thuốc từ 3%11%[28]. Nghiên cứu tại 12 nước ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (năm 2003) của Tan W.C. và cộng sự cho thấy, tần suất BPTNMT ở người trên 30 tuổi là 6,3% trong đó Hồng Kông, Singapore khoảng 3,5%[76]. Tại Việt Nam, nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT ở thành phố Hà Nội cho thấy tỉ lệ mắc bệnh chung ở cả hai giới là 2%, trong đó ở nam là 3,4% và nữ là 0,7%[3], [4]. Nghiên cứu của Phan Thu Phương và cộng sự ở 1012 người trên 40 tuổi cho thấy tần suất BPTNMT là 3,85% (trong đó nam giới là 6,9% và nữ . . 5 giới là 1,4%)[17]. Tần suất BPTNMT này tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuyên và cộng sự là 4,2% ở người trên 40 tuổi tại Việt Nam (trong đó nam giới là 7,1%, và nữ giới là 1,9%), nông thôn là 4,7%, thành thị là 3,3% và miền núi là 3,6%[15]. Nghiên cứu của Tan W.C. và cộng sự (2003) cho thấy, tần suất BPTNMT ở người trên 30 tuổi ở Việt Nam là 6,3%[76]. Bệnh nhân đợt cấp BPTNMT cần điều trị nội trú chiếm 25% số giường bệnh trong các khoa hô hấp[3], [10]. Như vậy, BPTNMT có tần suất mắc cao, được dự báo là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ 5 năm 2020 và thứ 7 năm 2030[49]. Diễn biến tự nhiên của bệnh và với sự thúc đẩy của những đợt cấp trong tiến trình của BPTNMT, đã có những tác động lớn đến bệnh nhân nói riêng và cả hệ thống chăm sóc sức khỏe của quốc gia nói chung. Đợt cấp BPTNMT tạo ra gánh nặng đáng kể cho hệ thống y tế trên toàn thế giới, là một trong bệnh tật tử vong và nghèo khó[33]. Hơn nữa, phần lớn bệnh nhân BPTNMT vào đợt cấp cần phải nhập viện và hơn 50% tổng số chi phí cũng như các dịch vụ liên quan của BPTNMT đều liên quan đến đợt cấp[41]. Mặc dù y học có nhiều tiến bộ nhưng đợt cấp BPTNMT đã nhập khoa cấp cứu thì có đến 1/3 các trường hợp có đợt cấp tái phát trong vòng 14 ngày và 17% trong số đó cần phải nhập viện trở lại[21], [41]. 1.1.3 Chẩn đoán BPTNMT Chẩn đoán xác định khi kết quả đo chức năng thông khí rối loạn tắc nghẽnkhông hồi phục hoàn toàn sau dùng thuốc giản phế quăn chỉ số FEV1/FVC<70% 1.1.4 Phân độ BPTNMT Việc phân chia giai đoạn BPTNMT giúp ích rất nhiều cho thực hành cũng như nghiên cứu lâm sàng và các nghiên cứu dịch tễ học, thông thường, các giai đoạn bệnh được chia trên phần trăm FEV1 so với dự đoán. Tuy nhiên chưa có sự thống nhất trong việc trọn lựa các điểm cắt FEV1. ATS, BTS [73], ERS[72] và GOLD[41] đã đề nghị những điễm cắt FEV1 khác nhau. . . 6 Theo ATS,BTS, ERS: FEV1 so với dự đoán: Bảng 1.1.Phân chia giai đoạn BPTNMT theo ATS, BTS, ERS Giai đoạn ATS (1995) BTS (1997) ERS (1995) I (nhẹ) FEV1≥50% FEV1=60- 79% FEV1≥70% II (vừa) FEV1=35-49% FEV1=40- 59% FEV1=50 -69% II (năng) FEV1<35% FEV1< 40% FEV1<50% Theo GOLD 2019: Bảng phân loại các giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2019 có 4 giai đoạn Tất cả FEV1 là FEV1 sau khi đã dùng thuốc giãn phế quản. Bảng 1.2.Phân loại giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2019 Các giai đoạn Đặc điểm I (nhẹ) FEV1/FVC<70%, FEV1≥ 80% II (trung bình) FEV1/FVC<70%,50%≤FEV1<80% III (nặng) FEV1/FVC<70%, 30%≤FEV1<50% IV (rắt nặng) FEV1/FVC<70%,FEV1<30% Bảng 1.3 Đánh giá mức độ khó thở theo thang điểm mMRC Độ Mức độ khó thở 0 Khó thở khi vận động gắng sức 1 Khó thở khi đi nhanh hay khi leo dóc 2 Đi chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở, hay phải dừng lại để thở khi đi với tốc độ của riêng tôi. 3 Tôi phải dừng lại để thở sau khi đi bộ khoãng 100 mét hoặc sau 1 vài phút trên mặt đất. 4 Tôi rất khố thở khi ra khỏi nhà hay khi mặc quần áo. . . 7 Phân nhóm theo GOLD 2019 Bảng 1.4Phân nhóm BPTNMT theo GOLD 2019 1.2 ĐỢT CẤP BPTNMT 1.2.1 Định nghĩa đợt cấp BPTNMT Theo Anthonisen (1987) đợt cấp BPTNMT dựa vào triệu chứng tăng khó thở, tăng lượng đàm khạc và khạc đàm mủ, có hay không có nhiễm khuẩn đường hô hấp trên[23]. Theo GOLD (2019), đợt cấp BPTNMT là tình trạng thay đổi cấp tính, các biểu hiện lâm sàng : khó thở tăng, ho tăng, khạc đàm tăng, hoặc thay đổi màu sắc của đàm. Những biến đổi này đòi hỏi phải có thay đổi trong điều trị[41]. 1.2.2 Yếu tố khởi phát đợt cấp BPTNMT Các đợt cấp thường xảy ra vào mùa lạnh. Yếu tố khởi phát đợt cấp thường là nhiễm khuẩn của hệ thống khí phế quản và ô nhiễm không khí[34]. Tuy nhiên có đến 1/3 trường hợp không tìm được nguyên nhân, hay không có triệu chứng nhiễm khuẩn. . . 8 1.2.2.1 Vai trò của vi khuẩn trong nhiễm khuẩn hô hấp trong đợt cấp BPTNMT Vai trò của yếu tố nhiễm khuẩn còn đang bàn cãi, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều điều quan trọng về yếu tố nhiễm khuẩn trong đợt cấp. chỉ có khoảng 50% các trường hợp nhiễm khuẩn tiến triển vào đợt cấp. các nguyên nhân nhiễm khuẩn có liên quan đến nhiệt độ môi trường, điều kiện thời tiết và sự gia tăng của các yếu tố gây ô nhiễm[40]. Các nghiên cứu qua nội soi phế quản cho thấy ít nhât 50% bệnh nhân có vi khuẩn tại đường dẫn khí trong các đợt cấp. Có một số nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của đợt cấp là do sự gia tăng số lượng vi khuẩn trong đường dẫn khí, ngoài ra việc tìm ra các chủng vi khuẩn mới có liên quan đến đợt cấp, tăng đáp ứng của một số kháng thể đặc biệt với các chủng vi khuẩn gây bệnh, và mối liên quan giữa phản ứng viêm của bạch cầu đa nhân với đợt cấp do vi khuẩn[42], [67], [69], [81]. Tuy nhiên cũng có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân có vi khuẩn thường trú trên đường hô hấp dưới trong giai đoạn ổn định. Vi khuẩn thường trú tại đường hô hấp dưới chiếm khoảng 30%. Sự thường trú của vi khuẩn này thường có liên quan đến mức độ giới hạn lưu lượng của đường dẩn khí và tình trạng hút thuốc lá. Theo nghiên cứu của Solar cho rằng sự hiện diện của vi khuẩn trong dịch rửa phế quản trên các bệnh nhân BPTNMT có liên quan với mức độ viêm đường hô hấp. còn theo nghiên cứu của Hill cho rằng vi khuẩn trong đường dẫn khí liên quan các dấu ấn viêm. Họ tìm thấy nhiều loại vi khuẩn liên quan đến mức độ viêm và cho thấy chủng Pseudomonas aerunosa liên quan đến hoạt hóa myeloperoxidase(đánh giá gián tiếp của sự hoạt động của bạch cầu đa nhân). Vì thế vi khuẩn thường trú trên bệnh nhân là một đặc điểm quan trọng của viêm đường dẫn khí và một số nghiên cứu khác cho rằng vi khuẩn thường trú làm nặng hơn tình trạng giảm chức năng hô hấp. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất